Không có Kinh điển (Sutra), Mật điển (Tantra), hay Luận (Sastra) nào nói rằng đã từng có người đạt được Phật quả viên mãn mà không cần phải theo chân một vị Thầy tâm linh. Chúng ta có thể tự mình nhận ra rằng chưa từng có ai đạt được thành tựu của hai giai đoạn tu tập bằng phương tiện thiện xảo và lòng can đảm của riêng họ. Thực vậy, tất cả chúng sinh bao gồm chúng ta, đã phô bày rất nhiều tài năng đặc biệt trong việc khám phá ra những con đường sai lạc để noi theo – còn trong khi đi trên con đường dẫn đến giải thoát và toàn giác thì chúng ta lại bối rối như một người mù cô độc lang thang giữa bãi hoang.
Không ai có thể đem được châu báu về từ một kho tàng trên hải đảo mà không nhờ vào một hoa tiêu lão luyện (ám chỉ những nhà thám hiểm thời xưa khi đi tìm châu báu nơi những hòn đảo xa xôi). Tương tự như thế, một vị Thầy tâm linh, hay bạn đồng hành, là người hướng đạo đích thực có thể đưa chúng ta đạt đến giải thoát và toàn giác, và chúng ta phải đi theo Ngài với lòng tôn kính. Điều này có thể được noi theo trong ba giai đoạn: trước tiên, hãy quán sát vị Thầy, sau đó hãy theo chân Ngài, và cuối cùng, hãy noi gương những chứng ngộ và công hạnh của Ngài.
I . QUÁN SÁT THẦY
Phần lớn người bình thường như chúng ta dễ dàng bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh và những người quanh ta. Đó là lý do tại sao chúng ta phải luôn theo chân một vị Thầy, một thiện hữu tri thức.
Nơi khu rừng đàn hương trong rặng Malaya, khi một thân cây bình thường đổ xuống, gỗ của nó được thấm đẫm dần dần mùi hương dịu dàng của cây đàn hương. Sau vài năm, thân gỗ tầm thường đó có mùi thơm dịu như những cây đàn hương quanh nó. Cũng tương tự như thế, nếu bạn sống và học tập với một vị Thầy toàn hảo có đầy đủ những phẩm hạnh tốt lành, bạn sẽ được thấm nhuần hương thơm của những phẩm tính đó và tất cả những gì bạn làm cũng sẽ trở nên giống như Ngài.
Trong rừng núi Malaya
Thấm đượm mùi đàn hương từ những cành lá ẩm,
Cũng thế, bạn tương ưng được với bất kỳ ai bạn theo chân.
Khó tìm thấy được trong thời buổi suy đồi này.
Nhưng hãy tin tưởng vào vị Thầy, là vị tuyệt đối tuân giữ ba giới nguyện,
Với sở học uyên bác, lòng đại bi sâu thẳm,
Ngài thiện xảo trong nghi thức của vô lượng Tạng Kinh và Mật điển,
Trí tuệ bát nhã của Ngài đến từ những xả bỏ và chứng
ngộ, như quả ngọt trổ sanh,
Bốn phẩm hạnh rực rỡ của Ngài, như đoá hoa quyến rũ,
Những đệ tử may mắn sẽ tụ hội quanh Ngài như những đàn ong.
Đã thọ quán đảnh, gìn giữ mật nguyện, và luôn an bình;
Thấu suốt ý nghĩa của các Mật điển nền tảng, đạo và quả;
Có mọi dấu hiệu của phát triển và thành tựu, và đạt được
giải thoát nương vào chứng ngộ;
Có lòng bi mẫn vô hạn và chỉ quan tâm đến người khác;
Ít các hoạt động thế tục và chỉ kiên quyết nghĩ tưởng về Pháp;
Lão luyện trong phương tiện và nhận được những gia hộ của dòng truyền thừa.
Hãy đi theo một vị Thầy như thế, và đạo quả thành tựu sẽ đến thật chóng vánh.
Mặt khác, có vài loại Thầy mà ta nên tránh. Những đặc tính của họ như sau.
Vị Thầy như cối xay bằng gỗ. Những vị Thầy này không có dấu hiệu của những phẩm hạnh phát khởi từ sự học hỏi, quán chiếu, và thiền định. Cho rằng mình là con hay cháu tôn quý của một lạt ma nào đó nên họ và con cháu họ phải siêu việt hơn bất kỳ ai khác, và họ bảo vệ giai cấp của họ như những người bà la môn. Ngay cả nếu họ đã học hỏi, quán chiếu và thiền định chút ít, họ không làm những điều đó với bất kỳ ý hướng thanh tịnh nào để đem lại lợi lạc cho những đời tương lai mà làm vì những lý do thế tục nhiều hơn. Riêng khả năng của họ đối với việc đào tạo đệ tử thì họ cũng gần giống như một chiếc cối xay bằng gỗ.
Vị Thầy giống như ếch ngồi đáy giếng. Những vị Thầy thuộc loại này không có bất kỳ phẩm hạnh đặc biệt nào để có thể phân biệt với người thường. Nhưng người khác lại sùng bái họ với lòng tin mù quáng, hoàn toàn không quán sát họ. Dương dương tự đắc bởi thanh danh và lợi dưỡng nhận được, bản thân họ hoàn toàn không biết tới những phẩm tính thực sự của một vị Thầy vĩ đại. Họ như con ếch sống trong một cái giếng.
Một ngày nọ, một con ếch sống trên bờ một đại dương tới thăm con ếch già luôn luôn sống trong một cái giếng.
“Bạn từ đâu đến?” con ếch sống trong giếng hỏi.
“Tôi từ đại dương tới,” ếch khách trả lời.
“Đại dương của bạn lớn như thế nào?” con ếch dưới giếng hỏi.
“Thật vĩ đại,” con ếch kia trả lời.
“Có bằng một phần tư cái giếng của tôi không?” ếch dưới giếng hỏi.
“Ồ! Lớn hơn nhiều!” con ếch ở đại dương kêu lên.
“Bằng phân nửa không?”
“Không, lớn hơn vậy,”
“Vậy bằng cái giếng này không?”
“Không, không, lớn hơn nhiều, hơn nhiều lắm!”
“Không thể được!” con ếch sống dưới giếng nói. “Tôi phải thấy tận mắt.”
Vì thế, hai con ếch cùng đi, và câu chuyện tiếp tục rằng khi con ếch ở giếng nhìn thấy đại dương, nó ngất đi, bể đầu ra mà chết.
Những người dẫn đường điên rồ. Đó là những vị Thầy có rất ít kiến thức, chưa bao giờ nỗ lực theo chân một vị Thầy uyên bác nào và chưa tu tập các pháp môn theo Kinh điển và Mật điển. Những cảm xúc bất thiện cùng với chánh niệm và tỉnh giác rất yếu ớt của họ khiến họ lơ là trong việc gìn giữ giới nguyện. Mặc dù trí lực thấp kém hơn người thường, họ bắt chước những vị thành tựu giả và cư xử như thể hành động của họ còn cao hơn bầu trời. Tràn ngập sân hận và ghen tị, họ phá vỡ huyết mạch của lòng từ bi. Những thiện hữu tri thức tâm linh như thế được gọi là những người hướng dẫn điên rồ, và đưa dẫn bất kỳ ai theo họ rơi xuống con đường lầm lạc.
Những người hướng dẫn mù quáng. Đặc biệt, một vị Thầy mà phẩm hạnh không hơn được bạn và thiếu lòng từ bi của Bồ Đề Tâm thì sẽ không bao giờ có thể khai mở cho bạn về những gì nên làm và không nên làm. Các vị Thầy như vậy được gọi là những người hướng dẫn mù quáng.
Hoặc trong vực thẳm lo âu cho sự sống còn của danh vọng,
Họ tự đắm mình trong cái học và cái quán chiếu hư ngụy;
Những người dẫn đường như vậy giống cái cối xay bằng gỗ.Một số người, dù chẳng khác gì những kẻ bình thường,
Sống dựa trên niềm tin ngu dại của người khác,
Kiêu căng vì lợi lộc, phẩm vật cúng dường và danh tiếng,
Những người bạn như vậy giống như ếch ngồi đáy giếng.
Một số người, có rất ít hiểu biết, lại bỏ bê những mật nguyện và giới nguyện của họ,
Trí lực thấp kém mà hành xử lại cao hơn trái đất,
Họ phá vỡ huyết mạch của lòng từ và bi –
Những người dẫn đường điên rồ như vậy chỉ có thể truyền bá cái ác nhiều hơn.
Đặc biệt nếu đi theo những người chẳng hơn gì chính bạn,
Những kẻ không có Bồ Đề Tâm, bị thu hút chỉ bởi danh vọng –
Sẽ là một lỗi lầm to lớn; nhận những kẻ gian manh như vậy
Làm những người dẫn đường mù quáng, bạn sẽ lang thang vào sâu hơn trong vũng lầy bóng tối.
Thì giống như uống thuốc độc;
Không quán sát đệ tử
Thì giống như lao xuống từ vách đá.
Những kẻ sùng kính đã lãng phí công đức tích lũy,
Giống như nhận lầm rắn độc là bóng cây,
Bị lừa gạt, họ đánh mất tự do mà cuối cùng họ đã tìm thấy.
Chính là trí tuệä và lòng đại bi của tất cả chư Phật,
Xuất hiện trong thân người để phổ độ chúng sinh.
Ngài là suối nguồn vô song của thành tựu.
giống tất cả chúng ta.
Nhưng thực ra Ngài hoàn toàn khác biệt.
Sự Giác Ngộ của Ngài khiến Ngài là bậc tôn quý nhất.
Khéo léo chặt đứt những hoài nghi của chúng ta, Ngài
chịu đựng với sự nhẫn nại
Mọi sự ngã lòng và vô ơn của chúng ta.
Là vị hoa tiêu lão luyện, không chút sai lạc vạch ra con đường vi diệu,
Là trận mưa cam lồ làm mát dịu bao phiền não của những
xúc cảm và hành động bất thiện,
Là mặt trời, mặt trăng xua tan bóng tối vô minh.
Ngài là mặt đất, nhẫn nại vô biên,
Là cây như ý, suối nguồn của mọi ơn gia trì và hạnh phúc,
Là chiếc bình toàn hảo chứa đựng kho tàng Giáo Pháp.
Ngài ban cho tất cả, còn hơn cả một viên ngọc như ý.
Ngài là cha và mẹ, yêu thương tất cả ngang bằng.
Lòng đại bi của Ngài bao la và thần tốc như con sông lớn.
Tâm hoan hỷ thì bất biến như vị sơn vương.
Không gì có thể nhiễu loạn tâm vô phân biệt của Ngài,
giống như trận mưa đổ xuống từ một đám mây.
Nếu ngay cả những kẻ gây tổn hại cho Ngài vẫn được
dẫn dắt trên con đường hạnh phúc,
Thì đối với những người chân thành tin tưởng nơi Ngài
Sẽ có những cõi tịnh độ và giải thoát ban rải như mưa. Đức Patrul Rinpoche
Nguồn: Trích từ Tác phẩm Lời Vàng Của Thầy Tôi
Anh dịch: Padmakara Translation Group
Bản dịch Việt ngữ đầu tiên (2004): Nhóm Longchenpa Thanh Liên – Tuệ Pháp
Hiệu đính toàn bộ (2008): Tâm Bảo Đàn với sự đóng góp của Từ Bi Hoa