news_feature3-1

Lịch sử truyền thống Shambhala

Đức Sakyong Mipham Rinpoche đã nói rằng: “Lịch sử và truyền thuyết của truyền thống Shambhala dựa trên một cộng đồng vĩ đại có khả năng đạt được mức độ cao của sự tỉnh thức. Cộng đồng này được lập ra nhờ có sự đóng góp của mỗi thành viên trong việc tham gia tạo dựng một nền văn hóa của lòng từ bi, rộng lượng và can đảm”.

Kết quả hình ảnh cho Cây Truyền thừa Shambhala

                                                            Cây truyền thừa Shambhala

Các vương quốc cổ xưa của Shambhala được biết đến với lòng Từ Bi và Trí Huệ của những người trị vì và những chúng sinh sống trong đó. Theo truyền thuyết của Shambhala, những phẩm tính này là kết quả của những giáo lý đặc trưng của một xã hội tỉnh thức mà Đức Phật đã đích thân truyền cho Vua Dawa Sangpo, bậc trì giữ đầu tiên của Shambhala.

Kết quả hình ảnh cho Cây Truyền thừa Shambhala

                                                                  Vua Dawa Sangpo

Những chỉ dẫn này vẫn luôn được trì giữ qua hàng thế kỷ và được hộ trì bởi những bậc Thầy kế nhiệm của dòng truyền thừa, được biết đến với danh hiệu cao quý “Sakyong”, có nghĩa là “Người bảo vệ trái đất”.

Vị hộ trì dòng truyền thừa hiện nay là Sakyong, Jampal Trinley Dradul. Được tấn phong năm 1995, Ngài tham gia đào tạo chuyên sâu ở cả phương Đông và phương Tây và có một cái nhìn sâu sắc về giá trị chung về Tâm linh con người.

Đức Sakyong Mipham được xác nhận trong truyền thống Tây Tạng là Hóa thân của Đức Mipham Vĩ Đại, một trong số những bậc thiền sư tôn kính nhất của Tây Tạng. Hai tác phẩm của Ngài là: “Biến tâm thành một đồng minh” (Turn mind into an Ally) và “Thống trị thế giới” (Ruling the world)

Great-Sakyong-Mipham

                                                Đức Sakyong Mipham Rinpoche                                

Những giáo lý của Sakyong nhấn mạnh tới những cảm xúc bị chi phối rộng rãi mà nhân loại đang ở ngã ba đường. Ngài thúc giục chúng ta cần có sự nhìn nhận bản thân toàn diện về những nguyên tắc cốt lõi và tin rằng cách mà nhân loại cảm nhận về bản thân mình  rất quan trọng đối với tương lai và hành tinh của chúng ta. Tầm nhìn về một xã hội tin tưởng vào sự xứng đáng được thừa hưởng vốn có của nó là nền tảng mà Dòng truyền thừa Shambhala gọi là xã hội giác ngộ.

Vị Sakyong đầu tiên trong thời hiện đại là bậc thiền sư Tây Tạng, Chogyam Trungpa Rinpoche (Danh hiệu Tây Tạng, Rinpoche nghĩa là “Bậc tôn quý” và bao hàm cả nghĩa một bậc đạo sư hiếm thấy và uyên thâm). Trước khi rời khỏi Tây Tạng năm 1959, Ngài là vị hộ trì của nhiều Dòng truyền thừa thiền định và là người đứng đầu của một hệ thống tu viện rộng lớn.

Kết quả hình ảnh cho Chogyam Trungpa Rinpoche & Sakyong Mipham Rinpoche

                               Đức Chogyam Trungpa Rinpoche & Đức Sakyong Mipham Rinpoche 

“Thế giới đang trong tình trạng hỗn loạn tuyệt đối. Những giáo lý của Shambhala được hình thành dựa trên nền tảng rằng trí tuệ cơ bản của con người có thể giúp giải quyết những vấn đề mà thế giới đang đối mặt… Tầm nhìn của những giáo lý Shambhala chỉ ra rằng, để đối mặt với những vấn đề của thế giới, chúng ta hãy trở nên can đảm và từ bi”.

Sau khi chứng kiến nền văn hóa của chính mình suy tàn và cảnh tượng thế giới hỗn loạn và chìm ngập trong đau khổ như thế nào, Đức Chogyam Trungpa đã bước vào giai đoạn thiền định và suy ngẫm. Ngài đã nhận ra rằng những giáo lý Shambhala cổ xưa phù hợp và cần thiết hơn bao giờ hết, chỉ ra được những thách thức to lớn đối mặt với hành tinh này. Bắt đầu vào những năm 1970, Ngài bắt đầu thể hiện tầm nhìn xã hội hóa dựa trên những đạo lý Shambala đề cao sự tốt lành vốn có của nhân loại.

Đức Chogyam Trungpa cảm thấy rằng nhân loại đang ở ngã ba đường. Để tạo ra thế giới tốt đẹp hơn thì cần chú trọng vào việc tôn trọng phẩm giá căn bản của con người. Đó là thông điệp cốt lõi của Shambhala. Những giáo lý của Ngài được tập hợp trong cuốn sách bán chạy nhất của Shambhala: Con đường linh thiêng của những chiến binh, và rất nhiều những tác phẩm, phim ảnh và những bản thu âm khác.

Nguyên tác: Sakyong Mipham Rinpoche

Việt dịch: Nhóm Viet Rigpa Lotsawas

Hiệu đính: Giác Nhiên

Nguồn: Shambhala.org