aug14dagmo18

Nữ Đạo sư Dagmola Jamyang Sakya

Nữ Đạo sư Dagmola Jamyang Sakya (Sakya Dagmo Kusho) – thường đượcblank các bạn hữu của bà gọi một cách trìu mến là Dagmola – sinh ở tỉnh Kham, miền Đông Tây Tạng. Những dấu hiệu tốt lành trước và trong khi Dagmola ra đời cho thấy đứa trẻ là một Lạt magia đình Dagmola đã bối rối khi đứa trẻ vừa chào đời là một bé gái. Là cháu của Deshung Rinpoche III (1906-1987), một trong những Đạo sư chứng ngộ cao cấp nhất của dòng Sakya trong thế kỷ 20, Dagmola có may mắn khác thường là được hấp thụ một nền giáo dục Phật Giáo tốt đẹp. Ngay từ thời thơ ấu Dagmola đã bắt đầu việc tu hành. Khi mới lên tám, bà đã nhận lãnh các giáo lý của cả bốn trường phái Phật Giáo Tây Tạng và hiển lộ nhiều khả năng đặc biệt. Bà có thể nhìn thấy và liên lạc với những địa thần và nổi danh nhờ những giấc mơ thường có tính chất tiên tri và sâu sắc.

Năm 15 tuổi, Dagmola kết hôn với một thanh niên của gia đình Sakya Khon, một trong những dòng truyền thừa tâm linh vương giả của Tây Tạng, trở thành Dagmo Kushog Sakya (Bà Mẹ Thiêng liêng Tôn kính), vợ của Đức Jigdal Dagchen Rinpoche, một trong những Lạt ma lãnh đạo của Dòng Sakya của Phật Giáo Tây Tạng, một truyền thống xuất phát từ thế kỷ 12 và vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Kết quả của cuộc hôn nhân này là bà đảm đương gánh nặng khi gia nhập vào hàng ngũ của tầng lớp quý tộc Tây Tạngđại diện cho truyền thống cổ xưa của dòng truyền thừa tâm linh này. Bà đã nhận lãnh những giáo lý rộng lớn và quán đảnh từ nhiều Lạt ma tôn kínhkiệt xuất kể cả Đức Dilgo Khyentse Rinpoche và Kalu Rinpoche. Bà đã làm thuần thục dòng tâm thức của mình bằng những khóa nhập thấtthực hành.

Năm 1959, Dagmola cùng chồng là Đức Jigdal Dagchen Sakya và gia đình đào thoát khỏi Tây Tạng. Trải qua những gian khổ và sợ hãi cùng cực trong chuyến đi, gia đìnhthường xuyên nương tựa vào việc cầu xin sự an toàn và tin vào những tiên tri cùng những điềm triệu dẫn dắt mọi người tới sự tự do. Trên đường đi, mẹ và người dì thân yêu của bà bị bắt giữ và đã chết trong nhà tù. Ngay cả trong những hoàn cảnh thảm khốc như thế gia đình bà đã biểu lộ sự kiên cường và can đảm thường có trong những người tị nạn Tây Tạng. Và như vậy chính định mệnh đã đưa người phụ nữ có nụ cười thanh thản và mái tóc đen nhánh này tới Hoa Kỳ để giảng dạy Phật Giáo Tây Tạng. Với niềm tin bất biến nơi Đức Phật và Đức Tara, tương lai không thể biết trước đã mang lại cơ hội cho Dagmola và gia đình bà. Năm 1961, dưới sự bảo trợ của Quỹ tài trợ Rockefeller, bà và gia đình rời trại tị nạn ở Ấn Độ tới Seattle để giảng dạy lịch sửvăn hóa Tây Tạng. Khi thời hạn ba năm trợ cấp đã hết, những người quý tộc thuộc giai cấp lãnh đạo của dòng Sakya phải lăn mình vào đời để có thể tồn tại. Chồng bà tìm được một công việc bán thời gian tại một viện bảo tàng của trường đại học, bà bắt đầu làm việc tại một ngân hàng máu, và năm cậu con trai đi cắt cỏ và rửa xe.

Năm 1974, Đức Jigdal Dagchen Sakya và Dagmola thành lập Tu viện Sakya ở Seattle. Không lâu sau đó, nhiều hành giả Hoa Kỳ tìm đến không chỉ khẩn cầu giáo lý và những sự ban phước mà còn xin những chỉ dẫn về các vấn đề hôn nhân và những chuyện khác – là những vấn đề chẳng bao giờ họ hỏi các Lạt ma của họ. “Tôi không biết – bà trả lời cho họ!” các Lạt ma nói với bà bằng tiếng Tây Tạng, và bà bắt đầu đóng một vai trò không chính thức như một cố vấn tâm linh. Bà tiếp tục kháng cự lại những lời khẩn nài bà chính thức giảng dạy mãi cho tới năm 1985. Khi ấy, khi một nhóm nữ hành giả thỉnh cầu chú của bà (Deshung Rinpoche III) ở Ấn Độ cho phép bà giảng dạy. Vị Thầy này đã đồng ý và Dagmola quyết định rằng bà không thể từ chối được nữa. Bà nói: “Tôi nhận ra rằng Đức Tara muốn tôi làm điều này, và có vẻ như giáo lý mang lại cho mọi người sự cứu giúp, chữa lành và đáp ứng vô cùng to lớn theo ước nguyện của họ.”

Như thế, bà đã được một trong những Đạo sư Phật Giáo Tây Tạng lỗi lạc nhất của Dòng Sakya và những Lạt ma Tây Tạng tôn quý khác cho phép đảm đương vai trò của Lạt ma (Đạo sư).

Teresa Watanabe thuật lại như sau trong tờ Los Angeles Times, thứ Bảy 27 tháng Năm 2000: “Ngồi giữa một tranh thanka Tara Tây Tạng và một chiếc bàn chất đầy trái cây cúng dường, bà Sakya, 66 tuổi, nói: ‘Đức Tara như bà mẹ hiền chăm sóc tất cả chúng sinh. Khi bạn kêu cầu, ngài sẽ che chở bạn.’ (…) Về sau, trong một cuộc phỏng vấn, Sakya giải thích rằng Đức Tara tượng trưng cho những phẩm tính tương tự như lòng nhân từ và bi mẫn của Kuan Yin (Đức Quán Thế Âm) trong Phật Giáo Trung Hoa, Kannon (Đức Quan Âm) của Phật Giáo Nhật Bản và ngay cả Đức Mẹ Đồng Trinh của Thiên Chúa Giáo. Có lần Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng Mẹ Teresa quá cố cũng là một hiện thân của Đức Tara.”

Từ khi tới Hoa Kỳ, trong nhiều năm, Dagmola và chồng đã thiết lập một tu viện trung tâm văn hóa Tây Tạng hoạt động hữu hiệu ở Seattle, Washington. Trong khi chờ đợi, với sự sâu thẳm của nội tâm, Dagmola đã lặng lẽ hiến mình cho việc thực hành tâm linh dưới sự dẫn dắt của người chú tôn kính của bà là Deshung Rinpoche quá cố. Dagmola duyên dáng, nhân từ, sâu sắc, nói tiếng Anh lưu loát và rất dễ gần. Bà đã hết lòng nuôi dạy năm người con trai và giúp đỡ chồng trong nhiều Phật sự.

Hạnh nguyện của Dagmola

Dagmola ban quán đảnh và giảng dạy đều đặn tại Tu viện Sakya. Bà đã sáng lập Trung tâm Mother Tara Sakya tại Pasadena, California và đã thiết lập các trung tâm tại Kona, Hawaii, Flagstaff, Arizona, và Mexico City. Dagmola là một mẫu mực đầy cảm hứng của một cuộc đời thấm đẫm Giáo Pháp – bà đã hiến mình cho việc nghiên cứu, thực hành, và giảng dạy Phật Pháp với kinh nghiệm sâu rộng về Đức Tara. Dagmola là đồng tác giả quyển Princess in the Land of Snows (Công chúa Xứ Tuyết), một quyển sách làm say đắm lòng người, viết về đời bà ở Tây Tạng và cuộc đào thoát của gia đình bà khi vượt qua Rặng Himalaya vào năm 1959.

Đây là câu chuyện của bà:

«Tôi sinh ra ở Tây Tạng. Ngay từ thời thơ ấu tôi đã được chú tôi là ngài Deshung Rinpoche dẫn dắt vào Phật Giáo Tây Tạng. Tôi đã sống nhiều năm ở ba quốc gia khác nhau và đã chứng kiến nhiều cuộc đổi dời kể cả việc đất nước tôi bị mất vào tay Trung quốc, chuyến du hành của con người lên mặt trăng, sự sụp đổ của Liên Bang Xô viết vĩ đại và vô số những sự kiện khác mà bề ngoài dường như không thể xảy ra. Tuy nhiên, một điều luôn luôn bất biến trong đời tôi là niềm tin của tôi nơi Phật Pháp.

Có nhiều vị Phật, Bồ Tát và Bổn Tôn trong Phật Giáo Tây Tạng. Bổn Tôn riêng của tôi là Đức Tara, là vị mà tôi đã thực hành trong nhiều năm. Đức Tara là một nữ Bồ Tát hay một đấng giác ngộ. Tôi đã thọ nhận những nhập môn, giáo lý và những khẩu truyền về Đức Tara từ nhiều Đạo sư uyên báccuối cùng do sự khẩn nài của các vị Thầy và của chồng tôi, Đức Dagchen Rinpoche, tôi đã bắt đầu giảng dạy. Là một trong số ít những nữ Đạo sư Phật Giáo Tây Tạng, tôi cảm thấy mình thật may mắn được đứng ở một vị trí làm lợi lạc cho người khác ở khắp nơi trên thế giới. Đồng thời, đó là một kinh nghiệm khiêm tốn về việc tôi thường được nhắc đến như một hiện thân của Đức Tara. Là những Phật tử, một trong những điều trước tiên chúng ta cần phải học là tánh khiêm tốn. Bởi cái tôi hay bản ngã là gốc rễ của mọi đau khổ trong thế gian nên điều quan trọng là phải hạn chế cái tôi đó. Tuy nhiên, bởi các đệ tử của tôi cứ khăng khăng ám chỉ tôi là một hiện thân của Tara nên tôi phải gánh thêm trách nhiệm là đóng vai trò của Đức Tara trong mọi phẩm tính tốt lành của ngài.

Lúc ban đầu, tôi hơi do dự trong việc giảng dạy cho những đệ tử có nền giáo dục cao cấp, nhưng không lâu sau đó tôi đã nhận ra rằng tôi có thể thực sự chìa tay ra cho mọi người và chạm vào cuộc đời của họ để làm lợi lạc cho họ theo cách thế mà không có nền giáo dục hay của cải nào có thể mang lại được. Điều có thể thực sự đúc kết được là niềm tin. Tôi đã nhìn thấy những điều thần diệu xảy ra trong đời tôi, và rõ ràngniềm tin tự nó đã là một điều nhiệm màu. Nhiều đệ tử của tôi là những bác sĩ, khi thì là những người thực hành y khoa, khi khác lại là những thầy thuốc. Họ tới gặp tôi, nhận các nhập môn, giáo lýthực hành Tara, và tôi thấy niềm tin của họ phản chiếu trong công việc và những mối quan hệ của họ với các bệnh nhân. Với sự hiểu biết về những nguyên lý căn bản của Phật Pháp và với một cam kết kiên quyết thực hành Tara, tôi đã cảm nhận được lòng bi mẫn của những bác sĩ này đối với bệnh nhân của họ. Tôi đã nhìn thấy sự nhẫn nại của những nhà trị liệu này trong khi chữa trị cho bệnh nhân, và tôi cảm nhận được lòng bi mẫn của những thầy thuốc này khi họ sử dụng tài năng đặc biệt của họ để chữa bệnh. Tôi đã gặp các phụ nữ có những vấn đề trong việc mang thai và sau khi thực hành Tara họ may mắn có được một đứa con. Có những người bị rối loạn tinh thần đã cảm thấy thư thản hơn nhờ tập trung trì tụng các thần chú tán thán Đức Tara. Những điều huyền nhiệm như thế không xảy ra mỗi ngày trong đời tôi, nhưng khi xảy tới chúng mang lại cho tôi niềm vui và sự mãn nguyện.

Là một nữ Đạo sư, tôi cảm thấy các phụ nữ có thể gắn bó trực tiếp và thẳng thắn với tôi hơn nữa và nhờ đó đã giúp cho tôi củng cố nhiều tình bạn với một vài phụ nữ kỳ diệu, tốt lành và tràn đầy bi mẫn, và tới lượt họ, họ đã hộ trì để quảng bá thông điệp của Đức Tara. Là những chúng sinh, tất cả chúng ta đều tùy thuộc vào những người khác. Giống như các đệ tử của tôi nương tựa nơi tôi để nhận được sự hướng dẫn và các giải pháp, tôi phụ thuộc vào họ để thực hành lòng kiên nhẫn và bi mẫn. Tôi học được rất nhiều từ cuộc đời và những kinh nghiệm của họ, và tôi dành dụm một mẩu nhỏ của những điều ấy trong trái tim tôi để nhớ tới họ và cầu nguyện cho hạnh phúc của họ.

Tôi là mẹ của năm cậu con trai và có bảy đứa cháu, và vì thế tôi tiếp tục học tập những điều mới mẻ vào mỗi bước ngoặt của đời tôi. Việc thực hành Phật Pháp đặc biệtthực hành Tara đã làm cuộc đời tôi thêm phong phú, và ước nguyện thiết tha nhất của tôi là muốn được chia sẻ cảm xúc quý báu này với tất cả những ai đến với tôi.. »

Trung tâm Mother Tara Sakya “Tara Ling”

Sau 33 năm làm việc tại ngân hàng máu ở Seattle, Dagmola mơ tới việc thành lập một Trung tâm Tara tại Los Angeles. Một nhóm người ủng hộ đã bắt đầu nỗ lực thiết lập một địa điểm để bà có thể giảng dạy, hướng dẫn việc thực hành và tổ chức các khóa nhập thất về Đức Tara. Trong số những người ủng hộ này có cả trưởng nam của bà là David Minzu Khon – người có thể trở thành nhà lãnh đạo của Dòng Sakya, giờ đây đang sống ở Beverly Hills. Ông đã tìm ra con đường để giúp đỡ Tây Tạng không phải bằng cách trùm lên đầu chiếc mũ Lạt Ma mà như một giám đốc ngân hàng và hiện nay là nhà tài trợ cho cuộn phim có ngân sách khổng lồ “Bảy Năm ở Tây Tạng,” trong số những đề án khác. Trung tâm Mother Tara Sakya do Dagmo Kusho Sakya thành lập vào ngày 30 tháng Sáu năm 2000 với những điều tốt lành và sự ban phước của Đức Đạt Lai Lạt Ma và chồng bà – Đức Jigdal Dagchen Sakya (Dagchen Rinpoche).

Dagchen Rinpoche đã đặt tên cho trung tâm là “Mother Tara Sakya Center” và Đức Đạt Lai Lạt Ma ban tặng danh hiệu là “Tara Ling”. Dagmola đã mang giáo lý và sự ban phước đến cho nhiều đệ tử của bà khắp mọi nơi trên thế giớiTrung tâm Mother Tara Sakya là một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng được tổ
chức trên căn bản tự nguyện, không bộ phái, phi lợi nhuận, có hai địa điểm tại Pasadena và Los Angeles thuộc tiểu bang California. Đức Sakya Trizin đã ban phước cho trung tâm và giảng dạy giáo lý. Dagchen Rinpoche cũng ban phước, ban các quán đảnh và một giáo lý Ngon-dro.

Sứ mệnh của “Tara Ling” là góp phần vào việc bảo tồn và giảng dạy văn hóa và triết học Tây Tạng cho tất cả những ai quan tâm.

Thông tin liên lạc

Mother Tara Sakya Center “Tara-Ling”
65 N. Raymond Avenue, # B001, Pasadena, CA 91103
Jamyang (323) 254-7805
Sue Hall (310) 985-0181
E-mail: info@taraling.org
Website: http://www.taraling.org
Yujean Kang, President (714) 662-1098
Steve Gomberg-Sunday Chenrezi Practice Leading Monk

Việt dịch: Thanh Liên

Nguồn:
– “Lamas”
http://sakya.org/Lamas.htm
– Mother Tara Sskya Center “Tara-Ling”
http://www.sakya.org/Other_Sakya_Centers.htm
– “Jamyang Sakya : General Reviews”
http://www.devaworld.com/index.cfm/fuseaction/review.general/review_id/214