Khenpo Chodrak

Đừng lãng phí cơ hội này

Việc có được cái mà ta gọi là một “thân người quý báu” có nghĩa là ta đã được sinh làm một con người và được cung cấp những tự do và thuận lợi nào đó. Không những ta phải có những tiền đề thuộc về vật lý (thân thể) cần thiết cho việc thực hành Pháp, ta cũng phải có một tâm thức bao gồm ba loại niềm tin.

“Những tự do” trong mạch văn này có nghĩa là ta hoàn toàn không bị bận tâm bởi những vấn đề khác. Ví dụ nếu bị sinh ra trong những cõi giới có quá nhiều nỗi khổ, ta sẽ hoàn toàn bị những tình huống đó chi phối đến nỗi không có chút cơ hội nào để thực hành Pháp hay dành hết thì giờ cho những việc tích cực khác.

Đức Phật đã giảng về tám cảnh giới khác nhau không có tự do để thực hành Pháp. Ngài giảng dạy trong một cách thế tương ứng với cách con người thời đại đó suy tưởng (thời đại Đức Phật còn tại thế). Tuy nhiên ngày nay chúng ta nên hiểu rằng những cõi giới đó không được coi như những nơi chốn đặc biệt, mà đúng hơn chúng là những loại kinh nghiệm mà chúng sinh có được như kết quả của nghiệp chín  của riêng họ.

TÁM TỰ DO

Ba cái đầu tiên trong tám tâm thái mà Đức Phật đã giảng dạy là ba cõi thấp: cõi hoang tưởng, cõi ma quỷ, và cõi súc sinh.

Khi kinh nghiệm những cõi hiện hữu này, ta sẽ đau khổ dữ dội đến nỗi không thể làm bất kỳ điều gì khác, hoặc ta hoàn toàn không đủ sáng suốt để làm việc với Pháp ở lãnh vực nào đó.

Trong một vài Kinh điển, Đức Phật đã mô tả những tâm thái này theo cách thế cho thấy chúng có thể là những thế giới tương tự thế giới của chúng ta. Những lời dạy này tương ứng với ý niệm mà người ta có về thế giới chúng ta vào lúc nào đó và được đặc biệt ban cho các hành giả Shravaka – những tín đồ của Thanh Văn thừa.

Tuy nhiên, nếu suy nghĩ về những trạng thái hoang tưởng này, ta sẽ nhận ra rằng có lẽ chúng không thể có nghĩa là một nơi chốn thực sự, bởi trong Kinh nói rằng kim loại nóng chảy khắp nơi. Nếu chúng ta hỏi rằng ai nấu chảy kim loại và nhiên liệu nào được dùng để đốt lửa thì ta thấy rằng chúng không thể hiện hữu theo nghĩa đen như cách chúng được miêu tả v.v.. Đúng hơn, đó là bởi mỗi cá nhân chúng sinh có duyên nghiệp với loại hiện hữu đó nên kinh nghiệm nó như hoàn toàn có thật. Bởi vô minh và lầm lạc, tâm thức của những chúng sinh đó đã khiến họ kinh nghiệm chính mình giữa một địa ngục.

Tuy nhiên, cho dù nó không là một thế giới “có thật” theo ý nghĩa đó, chừng nào ta còn nghiệp phải chịu đựng trạng thái này thì nỗi khổ được kinh nghiệm sẽ không ngừng dứt. Hoàn toàn bị ảo tưởng áp chế, ta không có khả năng để thử chuyển hóa nó. Ta thực sự cho rằng ta đang ở trong cảnh giới địa ngục và do đó phải chịu đau khổ. Do bởi nỗi khổ khốc liệt này mà ta không thể suy niệm ý nghĩa của Giáo Pháp và không ngó ngàng gì tới việc thực hành Pháp. Cho dù ta có muốn làm những điều ấy cũng không được. Trái lại, có những tâm thái mà kinh nghiệm về hạnh phúc và niềm vui thì hết sức mãnh liệt khiến ta không nghĩ tới việc thực hành. Đó là cõi Trời. Những vị Trời có những cấp độ khác nhau trong dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Trong dục giới có sáu loại hiện hữu khác nhau, một trong sáu loại đó được gọi là cõi Trời. Một tái sinh trong cõi giới này là kết quả của việc tích tập một số lượng khổng lồ thiện nghiệp. Bởi thiện nghiệp này ta kinh nghiệm hạnh phúc và niềm vui bao la và ta hoàn toàn xao lãng trong đó. Ta muốn được hưởng lạc thú trong tất cả những trạng thái này và không phải trải qua chút phiền não nào. Không phải chịu đựng bất kỳ loại đau khổ nào, ta không quan tâm tới việc nỗ lực thoát khỏi trạng thái này. Đang sống trong niềm vui thú đó, ta cho rằng như thế là đủ và không có động lực để thực hành Pháp.

Sắc giới và vô sắc giới là kết quả của thiền định. Nếu ta bị dính mắc vào cảm giác lạc thú trong khi thực hành thiền định tĩnh, ta có thể kết thúc khóa thiền khi tâm thức hoàn toàn bị hỉ lạc của những trạng thái này chiếm lãnh. An trụ trong trạng thái thiền định sâu xa này, ta không cảm thấy bị ngoại vật cuốn hút, mà hoàn toàn phóng tâm trong niềm vui nội tâm. Không kinh nghiệm bất kỳ cảm xúc đau buồn nào, tâm thức trở nên hết sức an bình và không có động lực để chuyển hóa.

Tuy nhiên, ngay cả trong cõi người cũng có những tình trạng không có cơ hội để thực hành Pháp. Chẳng hạn như khi bị sinh ra ở một nơi con người không có ý niệm nào về những hành động tích cực và tiêu cực, ta không thể đi theo một con đường tốt và tránh con đường xấu. Đây là những trường hợp của các xã hội sơ khai nơi những loại người man dã sinh sống, họ có thể là những con người nhưng không luôn luôn cư xử theo cách thông thường.

Những người khác có thể được sinh ra làm người, nhưng họ hoàn toàn bị vướng mắc trong những tà kiến (những gì đối nghịch với Pháp) khiến họ cũng không thể thực hành. Ví dụ như có những người tin rằng phải thực hiện việc hiến tế những con vật bởi họ đoan chắc việc giết thú vật có thể đưa tới giải thoát. Tà kiến là một vấn đề rất nghiêm trọng, bởi chúng không chỉ cản trở ta trong việc thực hành Pháp, mà thậm chí có thể dẫn dắt ta thực hành một con đường xấu ác nữa. Vì thế đó là một trở ngại lớn cho sự thực hành bị vướng mắc trong các tà kiến.

Những người khác lại bị sinh ra với sự bất lực (bệnh hoạn) trong tâm thức. Họ không có khả năng thấu hiểu ý nghĩa của Pháp bằng cách lắng nghe Giáo lý. Ngay cả khi họ nhận được lời khuyên về điều gì nên làm và điều gì nên tránh, sự khuyên dạy ấy cũng không có ý nghĩa gì với họ. Họ hoàn toàn không thể hiểu điều đó. Từ ngữ Tây Tạng gọi một người như thế là “Kunga.” Mặc dù thuật ngữ cũng được dùng cho người câm điếc, trong mạch văn này nó có ý nghĩa chính yếu là sự bất lực trong tinh thần. Khả năng hiểu biết của những người này rất giới hạn và họ không thể phân biệt được giữa những điều tốt để làm và những điều xấu phải tránh.

Cuối cùng, ta có thể bị sinh ra trong một kỷ nguyên không có chư Phật xuất hiện và sinh ở nơi Phật Pháp hoàn toàn không được biết tới.

Có những thời kỳ khác nhau trong sự tiến hóa của một thế giới mà ta gọi là các “kalpa” (kiếp) hay các thời đại (eon). Giữa các hiển lộ của những Đức Phật lịch sử có những thời kỳ được gọi là “thời đại tăm tối”, khi ấy không có chư Phật xuất hiện. Bị sinh ra trong một thời kỳ như thế có nghĩa là ta không thể nối kết với Pháp và do đó không có may mắn để thực hành. Có “tám tự do” có nghĩa là không bị sinh ra trong một trong tám trạng thái này.

MƯỜI THUẬN LỢI (mười sở hữu)

Tuy nhiên, còn có những điều kiện cần thiết để thực hành Pháp. Đó là mười thuận lợi hay mười sở hữu. Ở đây ta phân biệt hai nhóm, mỗi nhóm gồm năm sở hữu. Nhóm đầu tùy thuộc vào chính nó, nhóm sau tùy thuộc vào những điều khác.

– Điều kiện thứ nhất là ta phải là một con người được trang bị đầy đủ, không khiếm khuyết và hoạt động tốt đẹp như một người nam hoặc người nữ.

– Ta phải có thể gặp được một Đạo sư và tham cầu Giáo lý nơi ngài.

– Sau khi thọ nhận Giáo lý, ta phải có khả năng thực hành Pháp.

– Trong một chừng mực nào đó, ta phải không bị bệnh hoạn trong thân xác hay tinh thần để việc thực hành Pháp không bị cản trở.

– Ta không được phạm một trong năm hành vi cực kỳ xấu ác. Là hậu quả của những việc: gây thương tích cho một vị Phật, giết hại một A La Hán, giết cha hay mẹ hoặc gây chia rẽ trong Tăng đoàn – kẻ mắc phạm sẽ rất khó đạt được bất kỳ cấp độ chứng ngộ nào trong đời này. Những hành vi này hoàn toàn xấu ác.

Bên cạnh năm điều kiện liên quan với chính nó này, còn có năm điều kiện khác liên quan tới những sự việc khác :

– Một vị Phật lịch sử phải hiển lộ trong thế giới này.
– Vị Phật này phải thuyết giảng.
– Giáo lý phải còn ảnh hưởng trong thời đại này.
– Phải còn những vị Thầy trao truyền những Giáo lý này.
– Các vị Thầy phải có khả năng thuyết giảng Pháp một cách thích đáng – nói cách khác là giảng dạy với lòng bi mẫn.

Được sinh ra làm một người được cung cấp mười sở hữu này là giả định tốt đẹp nhất để thực hành Pháp.

TÁI SINH LÀM NGƯỜI QUÝ BÁU

Bởi loại tái sinh này là thuận lợi tốt đẹp nhất để thực hành Pháp nên nó được gọi là “tái sinh làm người quý báu.” Thuật ngữ “rinpoche” trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là “quý báu” hay “viên ngọc quý.” Ở đây nó được dùng để mô tả thân người, bởi thật ra nó rất quý báu và cực kỳ khó được. Một khi đã có được thân người và sở hữu rất nhiều phẩm tính thì đó là một giá trị không thể nghĩ bàn.

Đây là lý do tại sao loại tái sinh này được gọi là “tái sinh quý báu” – có được một thân người mà ta có thể sử dụng trong cách thế đúng đắn để đạt được giải thoát. Thân người rất khó được là bởi tiền đề chính yếu của điều này là hành vi đúng đắn. Để được sinh ra làm một con người, ta phải tránh làm mười hành vi xấu trong những đời quá khứ. Tuy nhiên nếu nhìn quanh ta, ta sẽ nhận ra rằng trên thực tế không có bao nhiêu người từ bỏ được những hành vi xấu ác. So sánh với một thân người bình thường thì một thân người “quý báu” còn khó đạt được hơn nữa. Có cơ hội để thực hành Pháp trong đời này không phải là kết quả của hành vi hoàn toàn tốt đẹp, mà nó đến từ việc phát nguyện mạnh mẽ và có chủ ý được tái sinh theo cách đó, điều này khiến ta có thể phát triển và thực hành.

Cứ xem số lượng người so với số thú vật thì ta rất dễ thấy. Ví dụ như ta có thể và không khó khăn lắm khi tính đếm dân số của một quốc gia. Trái lại, nếu ta muốn đếm số lượng khổng lồ các thú vật thì đó là điều không thể được bởi chúng nhiều vô kể. Điều này cho ta một ý niệm về số người ít ỏi thế nào so với số lượng thú vật.

Hơn nữa, khi thấy rằng chỉ ít người gặp được mười tám điều kiện – tám tự do và mười thuận lợi để thực hành Pháp, ta sẽ nhận ra là cơ hội này thật hy hữu ra sao. Lấy một thành phố lớn có năm triệu dân làm ví dụ, nếu chỉ có một ngàn hoặc mười ngàn người trong số đó thực hành Pháp thì đã là nhiều rồi. Tuy nhiên đây hầu như là trường hợp còn lâu mới xảy ra. Chỉ riêng điều này cho ta thấy thân người quý báu thì hiếm hoi thế nào. Hãy nhìn dân số khổng lồ của thế giới và xem thử số người đã chấm dứt không mắc phạm mười hành vi tiêu cực, không chỉ trong số Phật tử mà còn trong các hành giả của mọi tôn giáo và những người không theo bất cứ tôn giáo nào, ta sẽ thấy số đó ít ỏi nếu so với tổng số người sống trong thế giới. Rồi ta xem thử có bao nhiêu người biết cách phát nguyện vì lợi ích của người khác, thì số người đó cũng không nhiều.

Nhờ truy xét những yếu tố này, ta sẽ trở nên tỉnh giác trong việc ta có thuận lợi và may mắn ra sao khi được làm người trong một hoàn cảnh có thể thực hành Pháp. Nhờ đó ta có thể thấy được rằng sự may mắn này thì cực kỳ hi hữu biết bao. Điều này khuyến khích ta định hướng đời mình vào một con đường đúng đắn, quyết định không bỏ phí cơ hội này bởi như đã đề cập ở trên, đời người này vô cùng khó được.

Ta phải nhận thức rằng sự sống hiện tại của ta thì thực sự ưu việt ra sao và hãy nỗ lực sử dụng nó để đạt được giác ngộ trong đời này. Nếu ta tu tập tốt đẹp, thì mặc dù không hẳn là siêu xuất nhất, ta có thể trở thành các vị Bồ Tát trong đời này. Nếu ta tu tập không tốt lắm, ta có thể trở thành các Pratyekabuddha* (*Pratyekabuddha: “Phật Độc Giác,” bậc tu hành không cầu thỉnh một vị Thầy và nguyện ước đạt giác ngộ mà không cần Thầy). Nếu không thể làm như thế, ta vẫn có thể thực hành con đường tích tập và nối kết** (**Năm con đường: con đường tích tập, con đường nối kết, con đường của cái thấy, con đường tu tập, con đường vô học – một mô tả về sự phát triển tâm linh tiệm thứ cho tới khi giác ngộ ). Ít nhất ta nên cố gắng không phí phạm cuộc đời này, mà thay vào đó sử dụng nó trong cách thế tốt đẹp nhất có thể được. Với quyết định này trong tâm, chắc chắn ta có thể tránh không bị thối chuyển, có thể giữ vững mức độ của ta, và thậm chí còn phát triển xa rộng hơn nữa. Điều đó cho thấy hoàn cảnh của ta ưu việt như thế nào. Ta nên thực sự cảm kích về điều đó.

Ngài Shantideva (Tịch Thiên) đã giảng dạy điều này bằng cách dùng ví dụ về một vị Thầy và người hầu cận. Nếu vị Thầy trả công hậu hĩnh và đối xử tốt với người hầu, anh ta sẽ vui vẻ và làm việc tốt. Điều này cũng làm ích lợi cho vị Thầy. Trái lại, nếu vị Thầy xử tệ với người hầu, thì tự nhiên là anh ta sẽ làm việc kém cỏi, và vị Thầy sẽ không được hưởng lợi lạc.

Tương tự như thế, ta nên đối xử tốt đẹp với chính mình. Như vậy, về sau ta sẽ thấy mình trong điều kiện vật lý tốt đẹp và có thể phát triển tâm thức một cách tích cực.

Ta không nên bỏ phí chút thời gian nào. Thay vào đó, giờ đây ta nên thực hành Pháp và đừng trì hoãn điều đó, bởi ta có thể chết vào một lúc nào đó và mất đi cơ hội này. Từ giây phút sinh ra, ta tiến gần tới cái chết một cách vững chắc và không thể quả quyết khi nào ta chết. Mọi điều kiện đều có thể gây nên cái chết và ta không biết bao giờ nó xảy ra. Một cách chắc chắn, cái chết tới gần trong từng giây phút. Chính bởi yếu tố này mà khoảnh khắc hiện tại thì hết sức quan trọng và ta nên sử dụng tốt nhất thời gian của ta ngay tại đây và ngay bây giờ.

BA LOẠI NIỀM TIN KHÁC NHAU

Để có thể thực hành, ta cần mười tám điều kiện đem lại thân người quý báu và phải phát triển niềm tin đúng đắn. Loại niềm tin này – đôi khi được gọi là đức tin hoặc lòng sùng mộ, tiếng Tây Tạng là “dapa” lại được phân loại thành ba loại niềm tin:

– niềm tin của sự xác tín,
– niềm tin của sự ước muốn hay khát khao, và
– niềm tin của sự mở trống hay đức tin chân thật.

Căn bản của bất kỳ niềm tin nào là sự xác tín. Loại niềm tin đầu tiên là loại quan trọng nhất, bởi nó được phát triển qua biện luận trong sáng rõ ràng. Ta không nên đi theo bất kỳ điều gì với đức tin mù quáng, mà ta phải tìm ra được một lý lẽ có tính thuyết phục. Ví dụ như có những người tin rằng tham dự vào một cuộc thánh chiến và giết hại người khác sẽ chắc chắn được tái sinh trên thiên đàng. Nếu tin tưởng mù quáng vào điều này mà không có bất kỳ lý lẽ thuyết phục nào thì hàng triệu người có thể bị mê muội, lạc lối.

Đức Phật luôn khuyên rằng đừng tuân theo một vị Thầy chỉ vì sự thu hút của ông ta mà trước tiên phải khảo sát lại những giáo lý của vị Thầy. Bằng cách xem xét kỹ lưỡng giáo lý, ta sẽ khám phá chúng có thật đúng không, và nếu đúng như thế thì ta có thể tuân thủ giáo lý. Ví dụ như nếu ta mua vàng, ta cũng sẽ kiểm tra xem nó có phải là vàng thật không. Giáo Pháp có đặc điểm là càng phân tích nó thì ta càng xác quyết là nó đúng đắn. Tuy nhiên, Đức Phật cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mỗi người phải tự mình khám phá Giáo Pháp.

Khi ta được giáo lý thuyết phục thì loại niềm tin thứ hai tự động theo sau: ta ước muốn chính mình đạt được giác ngộ. Ta sẽ nhận ra rằng đó là điều đúng đắn và muốn thành tựu nó.

Loại niềm tin thứ ba đòi hỏi sự tinh thông cái thấy thanh tịnh và thấu suốt các phẩm tính của sự giác ngộ. Nếu tất cả những điều kiện này cùng hội tụ: mười tám điều kiện cần thiết cho loại tái sinh đúng đắn, các điều kiện tinh thần cũng như ba loại niềm tin, thì đây là một tình trạng hoàn hảo để việc thực hành Giáo Pháp thực sự có kết quả. Nhờ đó, ta có thể phát triển động cơ đúng đắn, có nghĩa là sử dụng Pháp để làm lợi lạc chúng sinh, và không gặp những trở ngại trên con đường.

Khenpo Chodrak Rinpoche

Nguyên tác: “We Should Not Waste this Opportunity” – BUDDHISM TODAY, Vol.3, 1997 

Việt dịch: Thanh Liên

 

We Should Not Waste this Opportunity.
Khenpo Chodrak Rinpoche talks about the Precious Human Body.

Having what we call a “precious human body” means that one has been born as a human and provided with certain freedoms and assets. Not only must one have the physical preconditions needed for Dharma practice, but also one must have a mind which includes the three different kinds of confidence.

“Freedoms” in this context means that one is not completely preoccupied by other things. If, for example, one is born in realms of existence which contain much suffering, one will be so thoroughly engrossed by those circumstances that there will not be the smallest chance to practice the Dharma or devote time to other positive things.

In this context, the Buddha explained about the eight different realms of existence without freedom for practice. He explained it in a way which corresponds to the way people were thinking at that time. Today, however, we should understand that these realms are not to be seen as specific places, but rather as sorts of experiences beings can have as a result of the ripening of their own karma.

The Eight Freedoms

The first three of the eight states of mind the Buddha explained are the three lower realms of existence: the paranoia realm, the ghost realm, and the animal realm.

Experiencing these kinds of existences, we either suffer so intensely that we are not able to do anything else, or our mind is simply not clear enough to work with the Dharma in any way.

In some sutras the Buddha describes these states of mind in a way that indicates they might be worlds similar to ours. These explanations corresponded to the idea people had about our world at the time and were given especially to the Shravaka practitioners – followers of the vehicle of the “listeners.”

Yet, if we think about these paranoia states, we will see that they cannot possibly mean an actual place, since it is said that there is burning metal everywhere. If we question that – asking who is burning the metal and what material is being used for the fire etc. – we see that they cannot literally exist in the way they are described. Rather, it is that every individual being, having the karma for that kind of existence, experiences it as totally real. It is the special way the mind of those beings, being confused and deluded, makes them experience themselves in the middle of a hell.

Still, even if it is not a “real” world in that sense, as long as one has the karma to endure this state, the suffering experienced will not cease. Completely caught by the illusion, one is not able to just change it. One really thinks one is in a hell realm and suffers accordingly. Due to this severe suffering it is not possible to contemplate the meaning of Dharma let alone practice it. Even if one wanted to, it would be impossible.

On the other hand, there are states of mind where the experience of happiness and joy is so intense, that one does not come to think about practice. This is the god realm.

There are different levels of gods in the desire, the form, and the formless realm. Within the desire realm there are six different kinds of existence, one of which is called the god realm. A rebirth in this realm is the result of the accumulation of a huge amount of good karma. Due to this good karma, one experiences immense happiness and joy and is entirely distracted by it. One wants to take pleasure in all these states and suffers not the smallest discomfort. Not enduring any kind of distress, one does not consider trying to get out of this state. Being that happy, one thinks this is sufficient and has no motivation to practice the Dharma.

The form realm and the formless realm are the results of meditation. If one is attached to pleasant feelings while doing calm abiding meditation, one can end up being entirely caught by the enjoyment of these states. Remaining in this state of deep meditation one does not feel attracted by outer objects any more, but is completely distracted by inner joy. Not experiencing any unpleasant feelings, mind becomes very peaceful and has no motivation to change.

However, even in the human realm there are states without the opportunity for practicing the Dharma. For instance, being born at a place where people do not have the slightest idea about positive and negative actions, one cannot follow a good path and avoid a bad one. These are the cases of primitive societies, where barbarian types live who might be human beings, but do not always behave as such.

Other people might be born as humans, yet they are so completely caught in their wrong views (those opposing the Dharma) that they are also not able to practice. There are, for example, people who believe that animal sacrifices have to be performed because they are convinced that killing animals can lead to liberation. Wrong views are quite a serious problem, since they not only keep one from practicing the Dharma, but might even lead one to practice a negative path. It is therefore a big obstacle for practice to be caught in wrong views.

Others again are born mentally disabled. They do not have the ability to understand the meaning of Dharma by listening to teachings. Even if such a person gets advice about what should be done and what should be avoided, it does not make sense to him or her. He or she simply cannot understand it. The Tibetan word for such a person is “Kungpa.” Even though the term is used for deaf and mute people as well, in this context it mainly means mental disability. The capacity for these people to understand is very limited and they cannot differentiate between good things to do and bad things to be avoided.

Finally, it is possible to be born in an era where no buddhas appear and where the Buddhist teachings are completely unknown.

There are different periods in the evolution of a universe we call “kalpas” or eons. In between the manifestations of historical Buddhas there are the so-called “dark eons” where no Buddha appears. To be born in such a period means that one cannot connect with the Dharma and has consequently no chance to practice. To have the “eight freedoms” means not to be born in one of these eight states.

The Ten Assets

Yet, there are more conditions needed to practice the Dharma. These are the ten kinds of richness or the ten assets. Here, we distinguish two groups of five assets. One depends on oneself, the second depends on others.

  • The first condition is that one is a fully equipped human being, intact and functioning well as either a man or a woman.
  • One has to be able to meet a Dharma teacher and ask him or her for teachings.
  • Having received the teachings, one has to have the capability to practice the Dharma.
  • One must not be physically or mentally disabled to an extent that prevents Dharma practice.
  • One must not have committed one of the five extremely negative actions. As a result of these – wounding a buddha, killing an arhat, killing one’s father or mother or splitting the sangha – it would be very difficult to attain any level of realization in this life. These actions are simply too negative.

Besides these five conditions related to oneself, there are five more conditions related to others:

  • A historical Buddha must have manifested in this world.
  • This Buddha must have taught.
  • The teachings must still be accessible today.
  • There must still be teachers to pass on those teachings.
  • The teachers must be able to teach the Dharma appropriately – that is to say with compassion.

Being born as a human provided with these ten assets is the best presupposition to practice the Dharma.

The Precious Human Rebirth

Since this kind of rebirth is the most favorable for practicing the Dharma, it is called the “precious human rebirth.” The Tibetan term “rinpoche” means “precious” or “jewel.” It is used here to describe the human body, since it is in fact very precious and very difficult to get. Once it is obtained, possessing so many qualities, it is of inestimable value.

This is why this kind of rebirth is called the “precious human rebirth” – having a human body which we can use in the right way to attain enlightenment. The reason for it being so difficult to obtain is that the main precondition is correct behavior. To be born as a human being, one has to have avoided the ten negative actions in past lives. Looking around however, we will see that there are actually not so many people who have abandoned negative actions. Compared to an ordinary human body, a “precious” human body is yet more difficult to obtain. Having the opportunity to practice the Dharma in this life is not the result of just good conduct, but comes from strong and consciously made wishes to be reborn in that way, which makes one able to develop and practice.

Examining how many humans there are compared to animals is easy. It is possible, for example, and not too difficult, to count the population of a country. If, on the contrary, one wants to count the vast amount of animals, it is impossible. They are innumerable. This gives us an idea of how few human beings there are compared to the number of animals.

Moreover, looking at how few people meet the eighteen conditions – the eight freedoms and ten assets to practice the Dharma, we see how rare this opportunity is. Taking a big city with five million inhabitants as an example, if only one thousand or ten thousand of them would practice the Dharma, it would be a lot. Yet this is probably nowhere near the case. This alone shows us how rare the precious human body is. Looking at the enormous world population and considering the number of people who stopped committing the ten negative actions, not only among Buddhists but among practitoners of all religions and those who do not follow any religion, they are few compared to the total number of people living in the world. If, then, we look at how many people know how to make wishes for the benefit of all beings, there are also not many.

Considering these facts, we become aware of how fortunate and lucky we are; being humans we are in a situation where we can practice the Dharma. So we can understand how extremely rare this chance is. This should encourage us to lead our lives in a sensible way and decide not to waste this opportunity, since it is, as mentioned before, extraordinarily difficult to obtain.

We should be aware how truly powerful our present existence is and try to use it to attain enlightenment in this life. If we do a good job, though not necessarily the best, we can become bodhisattvas in this life. If we do not so well we can become Pratyekabuddhas(1) If we are not able to do that, we might still practice the path of accumulation and junction(2). At least we should try not to waste this life, but instead use it in the best possible way. With this in mind, we can surely avoid stepping back in our development and be able to hold our level or develop even further. That shows how powerful our situation is. We should really appreciate that.

Shantideva explained this using the following example of a master and a servant. If the master pays fair wages and treats the servant well, the servant will be happy and do a good job. This in turn helps the master as well. On the contrary, if the master treats his servant poorly, the servant will naturally work less, and the master will not make a profit.

Similarly, we should treat ourselves well so later we will find ourselves in good physical condition and be able to develop our minds positively.

We should not waste any time. Instead, we should practice the Dharma now and do not postpone it, since we can at any time die and lose this opportunity. From the moment of birth we steadily approach death. There is no certainty about when we will die. Death can be caused by all kinds of conditions and we do not know when it will happen. Inevitably, death comes closer every single moment. Due to this fact, this very moment is so important and we should make the best use of our time here and now.

The Three Different Kinds of Confidence

To be able to practice, we need the eighteen conditions defining the precious human body and have to develop the right kind of confidence. This sort of confidence – sometimes called faith or devotion, “dapa” in Tibetan – is again classified into three different kinds of confidence:

  • the confidence of conviction
  • the confidence of wish or aspiration, and
  • the confidence of openness or of true faith

The basis of any kind of confidence is conviction. The first kind of confidence is the most important one, since it is developed through clear argumentation. One should not follow anything with blind faith, but there should be a convincing reason. As a proof to the contrary, one can look at Islam. The Muslims claim that Allah – living in a kind of paradise in a golden house with seven floors – proclaimed that the teachings have to be spread and therefore his followers have to fight a holy war. Everybody taking part in this holy war and killing other people will surely be reborn in paradise. Blindly believing this, without any convincing reason, millions of people can be misled.

The Buddha always gave the advice not to follow a teacher for his charisma but to check his teachings first. By scrutinizing the teachings, one will find out whether they are correct and, if this is the case, one can follow them. If for example, one buys gold, one would also check whether it is really gold. The Dharma has the quality that the more one analyzes it, the more one will be sure that it is right. Yet, the Buddha also stressed the importance of everybody finding this out for themselves.

As one is convinced by the teachings, the second kind of confidence follows automatically: one wishes to attain enlightenment oneself. One sees that it is the right thing and wants to get there.

The third kind of confidence requires the mastery of the pure view and the understanding of the qualities of enlightenment. If all these conditions come together, the eighteen conditions for the right kind of rebirth, the mental conditions as well as the three kinds of confidence, this is a perfect situation for truly successful Dharma practice. Hence, one can develop the right motivation, that is to say, to use the Dharma for the benefit of other beings, and encounter no obstacles on the way.

(1) Prathyekabuddhas, “Self Victorious,” claim not to have a teacher and make wishes to become enlightened without a teacher.

(2) The fife paths: path of accumulation, path of junction, path of seeing, path of cultivation, path of no more learning – a description for the progressive spiritual development until enlightenment.

BUDDHISM TODAY, Vol.3, 1997. Copyright ©1997 Diamond Way Buddhist Centers USA