C

An lạc và tự tại trong cuộc sống thường nhật

Hạnh phúc mà chúng ta khát khao, niềm an vui mà ta nỗ lực vươn tới, những khổ đau mà ta cố tận trừ, tất cả đều tới từ tâm của mỗi người, không tới từ môi trường bên ngoài, không tới từ người khác. Chúng sinh khổ đau bởi chưa điều phục được dòng tâm mình. Họ để cho những phiền não si mêbất mãn, ghanh tỵ, ích kỷ tự do hoành hành. Thay vì chiến thắng và điều phục chúng, họ lại nhận phần thất bại về mình. Đó là tất cả những gì đời sống hàng ngày của chúng sinh khổ đau đang trải qua.  Nếu nỗ lực rèn luyện tâm, chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc, niềm an lạc trong đời sống thường nhật và những khổ đau không mong muốn sẽ chấm dứt.

Nếu muốn có sự an vui trong đời sống thường nhật, thậm chí nếu như ta chưa hoàn toàn vượt trên được những mong muốn cá nhân, chưa trọn vẹn làm lợi ích hữu tình thì ít nhất ta cũng có thể rèn luyện tâm bình đẳng, thấu hiểu rằng ta và chúng sinh đều bình đẳng giống nhau ở mong cầu hạnh phúc. Ai cũng mong cầu hạnh phúc và niềm an lạc, chẳng ai muốn phải trải qua khổ đau dù là nhỏ nhất.

Nuôi dưỡng tâm Bình đẳng

Nếu tư duy kỹ càng bạn sẽ thấy bản thân mình, gia đình mình, bạn bè mình, những đồng nghiệp, tất thảy mọi người trên thế giới, cả những loài động vật, côn trùng nhỏ nhiệm, thực sự thì tất thảy chúng sinh đều mong cầu hạnh phúc và bình an, chẳng ai chẳng loài nào mong muốn khổ đau cả. Bởi vậy chẳng có một lý do hợp lý nào khi cho rằng hạnh phúc và bình an của mình quan trọng hơn của người khác và loài khác cả. Bạn hãy hướng tâm về những người mà mình không thích, những người từng nói xấu hay làm hại bạn, thực ra họ cũng bình đẳng giống bạn. Bạn không thể tìm thấy bất kỳ một lý do nào để chứng minh rằng hạnh phúc và khao khát được tự do khỏi khổ đau của người mà bạn thân yêu lại quan trọng hơn hạnh phúc của những người từng làm tổn hại bạn. Rồi hãy hướng tâm tới những người trong gia đình, nơi làm việc, mọi người trong xã hội, trong đất nước, toàn bộ thế giới và tất thảy chúng sinh. Dù cho có khác nhau về ngôn ngữvăn hóa, màu da thì họ cũng đều bình đẳng ở mong cầu hạnh phúc và tránh khổ đau. Bạn và những người từng làm phiền bạn cũng đều giống nhau như vậy. Và thêm nữa, bạn và tất cả mọi người đều xứng đáng được ân hưởng hạnh phúc và vượt trên khổ đau ở đời sống này. Trong đời sống bạn và mọi người đều cần sự giúp đỡ từ người khác và mọi người cũng cần tới bạn. Như thế thì chẳng có lý do gì bạn lại làm tổn hại người khác chỉ vì lợi ích vị kỷ và hạnh phúc của riêng mình. Nếu thật như vậy thì thật bất hạnh ta đã bị chi phối bởi một tâm thức nhỏ nhen và hạn hẹp.

Nếu trong gia đình, một đôi vợ chồng, ít nhất một người biết nuôi dưỡng dòng tâm bình đẳng thì sẽ có nhiều an lạc và hòa hợpBình đẳng mà tôi vừa nói tới ở trên là một thực tế, nhưng người đời thường hiểu sai lệch và luôn nghĩ: “tôi quan trọng hơn người khác, hơn tất cả chúng sinh khác”, mặc dù chẳng có lý do thuyết phục nào cho suy nghĩ đó cả. Thực sự “một cái tôi quan trọng hơn người khác” không tồn tại; đó là một tri kiến lầm lạc và nếu cứ bám chấp vào tri kiến đó sẽ rất nực cười, nhưng đó là là thứ chúng ta làm trong đời sống hàng ngày. Đó là nhân của mọi rắc rối và xung đột.

Những lầm sai của sự nuông chiều bản ngã

Tư tưởng ích kỷ bản ngã là nguồn cội của tất cả sự tham lam, thất bại, xung độtbất mãntranh đấu và mọi rắc rối của đời sống thường nhật. Tư tưởng ích kỷ càng lớn thì các rắc rối càng lớn theo, chúng tacàng ích kỷ tự lợi, chỉ chăm chăm cho hạnh phúc của riêng mình thì chúng ta càng bất an và thất bại. Chúng ta thậm chí tức giận một cách vô cớ với những chú chim đang hót líu lo ngoài khung cửa dù chúng chả có ý định làm phiền ta, trong khi những người khác lại thấy an lạc trước những âm thanh dễ chịu thì những người ích kỷ như chúng ta lại thấy khó chịu, bực dọng. Chúng ta thậm chí bực tức với những chú chó sủa ngoài đường hay cả với những luồng gió ở bụi cây! Nếu thức ăn mang tới cho ta có hơi nguội một chút, chúng ta cứ quan trọng hóa vấn đề lên và coi đó là rắc rối lớn.

Mọi rắc rối và bất an tới từ tâm ích kỷ. Nếu mang nó xuống phố, anh ta sẽ bất an, nếu ở nhà anh ta cũng sẽ bất an, dù đi đâu làm gì cũng không bao giờ được hài lòng và hạnh phúc. Bạn có thể thấy rõ điều này đặc biệt đúng với các cặp vợ chồng ích kỷ, họ tranh cãi suốt ngày. Họ tranh cãi trong vườn, trong phòng ăn, khi ăn trưa, lúc ăn tối. Thời gian duy nhất không tranh cãi chính là lúc họ không ở cạnh nhau. Nhưng nếu ít nhất chỉ một trong 2 người biết nhẫn nại, bỏ bớt những bám chấp một vài sự ích kỷcho riêng mình, chắc chắn mối quan hệ của họ sẽ trở nên bình an và hòa hợp. Càng biết buông xảbình an và hòa hợp càng lớn hơn.

Bởi vậy điều quan trọng trước hết là cần thay đổi tâm thứcthực hành bình đẳng tâmrèn luyện tâm để bớt dần đi sự ích kỷ chỉ quan tâm tới sự an vui của bản thân. Còn nếu tâm mình luôn bị chi phối bởi thái độ ích kỷ tự lợi, nếu ta không biết rèn luyện tâm, thì dù ta có sống một tỷ năm, một tỷ kỷ cũng sẽ chẳng có lợi lạc gì, chúng ta sẽ chẳng thể có được bất kỳ sự bình an nào mà chỉ có những chướng ngạibất mãn. Như thế càng sống lâu sẽ lại càng bất an và do bất an ta lại đổi người chồng khác, người vợ khác, thay đổi hoàn cảnh bên ngoài hàng triệu lần nhưng vẫn cứ bất anchúng ta không bao giờ tìm thấy niềm an vui đích thực trong đời sống làm người.

Bạn có thể thấy những lập luận trên rất lô-gic và rõ ràng. Nếu một ai đó đối xử tệ, phê phán bạn, soi mói và nó làm bạn tổn thương. Nhưng nếu không quá coi trọng mình, nếu không bám chấp vào những vui thích của bản thân thì dù họ có phê phán hay diễu cợt bạn cũng chẳng bao giờ bị tổn thương cả. Tâm bạn tổn thương là do mình quá coi trọng bản thân thôi.

Để có thể điều phục và tận trừ tư tưởng ích kỷ tự lợi, bạn nên coi nó như kẻ thù, giống như một kẻ gây phiền não bên ngoài vậy. Hãy không ngừng tư duy về những tác hại mà ích kỷ tự lợi mang lại. Thậm chí bạn thực hành Phật pháp, dù cho bất kỳ điều gì bạn làm bằng thân, khẩu, ý nhưng sẽ không thể trở thành Pháp, đó là tác hại mà ích kỷ mang lại. Hành động của bạn không trở thành Pháp bởi vì bạn bị ích kỷ chi phối. Thậm chí chúng ta thụ nhận rất nhiều giáo pháp từ các bậc thầy, khi phải đối mặt với chướng ngại chúng ta không thể nhớ tới giáo pháp để đưa vào thực hành. Khi một ai đó đối xử không tốt, phê phán ta, chúng ta thậm chí không thể nhớ được cần phải thực hành pháp thiền nào khi ấy. Tại sao? Bởi vì chúng ta bị tâm ích kỷ dẫn đường. Khi ấy thậm chí chư Phật ba đời có tới trước ta, ban chota giáo pháp trong hàng trăm năm thì giáo pháp cũng không mang lại lợi lạc gì bởi vì giáo pháp đã không làm ta chuyển tâm. Nếu ta không tự nỗ lực từ phía mình thì dù cho có bậc thầy vĩ đại tới cỡ nào, cũng sẽ chẳng có chuyển biến nào xảy ra, sự an lạc nội tâm không bao giờ có.

Dù cho ta có đang thực hành Phật pháp và thụ nhận rất nhiều giới nguyện, giới Biệt giải thoát, giới Bồ tát, giới Mật thừa, nhưng ta không thể giữ giới nguyện nào thanh tịnh và viên mãn cả. Khi ấy những mong nguyện cho bản thân ta cũng sẽ chẳng bao giờ được viên mãn, những hành động chúng ta làm cho bản thân cũng không trọn vẹnÍch kỷ không chỉ ngăn trở chúng ta thành công thế tục mà còn ngăn trở chúng ta tiến bộ trên con đường tâm linh và trải nghiệm sự an lạc giải thoát. Nó ngăn trở chúng talàm lợi ích cho tha nhân và cũng có thể nói rằng chúng ta đang làm tổn hại cho chúng sinh.

Nếu tư duy kỹ càng bạn sẽ thấy rằng ích kỷ tự lợi chắc chắn làm tổn hại chúng sinhNếu không có sự chứng ngộchúng ta không thể làm lợi ích cho mọi người, không thể dẫn dắt mọi người một cách chân xác và thanh tịnhchúng ta không thể giúp họ thoát khỏi khổ đau và đưa họ tới hạnh phúc viên mãn. Bởi vậy, bản thân việc giữ thái độ ích kỷ mang lại tổn hại to lớn cho khả năng làm lợi ích chúng sinh của chính chúng ta. Điều này rất rõ ràng.

Hạnh Nhẫn – pháp thực hành tâm yếu trong đời sống

Bởi vậy, điều đầu tiên chúng ta cần làm trong đời sống thường nhật là thay đổi động cơ và thái độ sống của mình, và khi phải đối mặt với một kẻ thù, với những người gây tổn hại và phiền não tới ta, hãy thực hành hạnh nhẫn với họ. Khi một ai làm phiền ta chính là lúc ta có cơ hội hành hạnh nhẫn. Ít nhất ta cũng có thể thực hành tâm bình đẳng, vượt trên những ích kỷ bản thân và biết trân trọng mọi người, hãy tư duy về lòng tốt của mọi người và những hạn hẹp của tâm vị kỷ. Một trái tim nồng ấm là điều ta cần nuôi dưỡng trước hết.

Dù cho ta có tích lũy bao tiền của vật chất, sự sang giàu, dù cho ta đã tích lũy bao vốn tri thức, dù cho ta có danh tiếng bao nhiêu, địa vịtri thức nhiều như thế nào, có bao nhiêu người theo, sùng kính ta, ngợi ca ta thì nếu như chúng ta không thực hành hạnh nhẫn và từ tâm thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được sự bình an nội tâm đích thực. Thậm chí nếu ta có tiêu hàng tỷ đô la để mua những căn hộ sang trọng nhất trên thế giới nhưng nếu tâm ta vẫn vị kỷ tự lợi thì chắc chắn không bao giờ ta có được an lạcnội tâm đích thực cả.

Vậy thì niềm an lạc nội tâm tới từ đâu? Tới từ kẻ thù của chúng ta. Trong sự thực hành, những ai làm ta phiền não lại chính lại là đối tượng mang lại cho ta bình an nội tâm. Khi ta thực hành hạnh nhẫn và khởi phát từ bi tâm tới họ, sự sân hận trong ta sẽ giảm thiểuDần dần qua năm tháng, ta sẽ khó có thể sân hận và chắc chắn nếu có thì nó sẽ không kéo dài. Bằng hữu ít mang lại cho ta cơ hội thực hành hạnh nhẫn và từ bi tâm. Thường thì chúng ta phải dựa vào kẻ thù để nuôi dưỡng và phát triển hạnh nhẫn.

  Nhiều người sau khi mất 50 năm tìm kiếm hạnh phúc và sự bình an, họ tiêu hàng tỷ đô la cho việc học hành và mua sắm nhưng nếu không thực hành hạnh nhẫn, nuôi dưỡng một trái tim thiện lành và thay đổi tri kiến về đời sống, thì chắc chắn họ không bao giờ có được sự an lạc. Tất cả những rắc rối dường như vẫn không thay đổi nếu như không muốn nói là nhiều hơn và tồi tệ hơn những rắc rối trước khi ta được học hànhgiáo dục, khi ta còn nhỏ. Đây là một trải nghiệm, các bạn có thể tư duy và so sánh với trải nghiệm của mình xem.

Nhưng nếu ta hành hạnh nhẫn, nuôi dưỡng từ bi tâm với kẻ thù, với những kẻ từng gây khó chịu, phiền não cho ta, chỉ trích ta hàng ngày, chúng ta sẽ phát triển được sự thành tựu lớn lao và sẽ dần đạt tới sự tĩnh tại trong dòng tâm. Bởi vậy, bạn sẽ thấy những bình an và an lạc nội tâm lại xuất phát từ chính kẻ thù của mình. Nếu người đó không có những tư tưởng xấu với mình, sân hận mình, chỉ trích mình thì mình sẽ ít có cơ hội được thực hành hạnh nhẫn và bởi vậy sẽ ít có cơ hội rèn luyệnnuôi dưỡng sự an lạc và tĩnh tại nội tâm. Sự an lạc nội tâm tới từ người đó. Bởi vậy, người đang sân với bạn, không thích hay chỉ trích bạn thực ra chính là rất đáng trân quý.

Như tôi đã nhắc tới lúc trước, những năm trước khi bạn thực hành hạnh nhẫn, bất kỳ khi nào bạn sân giận một ai đó, cơn giận có thể kéo dài rất lâu, trong nhiều tuần, nhiều tháng. Chỉ nhìn thấy bức hình của người đó hay thậm chí nhớ tới người đó, cơn giận sẽ khởi lên trong dòng tâm bạn. Nhưng sau nhiều năm thực hành hạnh nhẫn, khi cơn giận nổi lên, nó có thể chỉ kéo dài đôi chút, trong một vài giây và sau đó biến mất. Tâm của bạn đã hoàn toàn thay đổi. Trước khi hành hạnh nhẫn, bạn thấy người từng chỉ trích, sân giận mình rất tiêu cựcxấu xa , ích kỷ và cục cằn nhưng nay bạn sẽ phát hiện ra vẻ đẹp, sự trân quý và lòng từ nơi họ. Bạn sẽ thấy họ cũng thực sự ấm áp, như người mẹ của mình, người từng nâng đỡtừ tâm với bạn. Thậm chí bạn thực sự cảm thấy từ bi với kẻ thù hơn cả với chính người mẹ của mình.

Bởi vậy bạn thấy đấy, khi thực hành hạnh nhẫn với kẻ thù, bạn sẽ ngay lập tức có được sự an lạc nội tâm mà nhiều năm tháng học hành hay tiêu phí rất nhiều tiền của bạn đã không có được; khoảnh khắc bạn thực hành hạnh nhẫn, bạn sẽ có sự an lạc nội tâm mà mình đã không thể có khi đã tích lũy được vô số tiền của vật chất. Bởi vậy bạn sẽ thấy thật trân quý và quan trọng khi thực hành một trái tim nồng âm của từ bi tâm, nó không tốn lấy một xu chi phí nào.

Giáo pháp đã dạy, bằng việc coi kẻ thù của mình, người từng chỉ trích hay sân hận mình là Thầy, là người bạn đức hạnh đã giúp mình thực hành trọn vẹn hạnh nhẫn, khi ấy bạn sẽ có năng lực tận trừ tất cả các phiền não và dần tới quả vị cao của đạo lộ giải thoát. Khi ấy, một cách tự nhiên, bạn có năng lựcvà đức hạnh hướng đạo cho tất thảy chúng sinh mà không dính mắc bất kỳ lầm sai dù là nhỏ nhiệm nhất nào.

Tất cả những năng lực hướng đạo cho tất thảy chúng sinh tới tự do khỏi khổ đau và đạt tới hạnh phúcđích thực không chút lầm sai đều bắt nguồn từ kẻ thù của mình, từ chúng sinh đã sân giận với bạn. Bởi vậy những chúng sinh này vô cùng đáng trân quý.

Nếu không thực hành hạnh nhẫn với kẻ thù, khi ấy bạn sẽ rất dễ bị sân giận chi phối và khi ấy sẽ đọa lạc; nếu hành hạnh nhẫn với kẻ thù, sẽ tiến tới giải thoát giác ngộ. Thậm chí nếu một ai tặng cho bạn một tỷ đô la hay tất cả kim cương trên trái đất này, bạn vẫn không thể mua được sự an lạctự tại mà mình có như khi thực hành từ bi, hạnh nhẫn với chúng sinh từng sân hận bạn.

Chúng ta chưa muốn nói tới những lợi lạc to lớn mà bạn nhận được từ phía kẻ thù, chỉ cần nói về sự giảm thiểu sân giận hay an lạc nội tâm mà bạn nhận được trong đời sống thường nhật, nếu bạn có thể ban tặng cho kẻ thù vô số của cải châu báu thế gian trong mọi lúc liên tục trong hàng ngàn năm thì cũng không có giá trị gì so với lợi lạc mà bạn có được khi thực hành hạnh nhẫn với họ. Thậm chí ban tặngcho người đó rất nhiều châu báu cũng không bao giờ đáp lại lòng tốt của họ đã mang tới cho bạn cơ hội thực hành hạnh nhẫn và nhiều phẩm hạnh cao quý khác của dòng tâm.

Khi bạn hướng tâm tới những chúng sinh trong pháp giới, trong bầu trời, dưới mặt nước, trong bụi cây, bạn sẽ thấy họ không ngừng tìm cầu hạnh phúc. Tất cả mọi người trong thành phố, làng quê, chúng sinh trong không gian, ở mặt nước, ai ai cũng không ngừng tìm cầu hạnh phúc. Nhưng bạn phải hiểu rằng điều trước nhất đảm bảo cho hạnh phúc và sự an lạc là thực hành hạnh nhẫn trong đời sống hàng ngày, là thực hành tâm từtâm bi và tâm Bồ đề.

Và bạn cũng phải hiểu rằng để tìm cầu sự an bình nội tâm, bạn không nhất thiết phải đi khắp thế gian, không phải tiêu nhiều tiền bạc, để tìm kẻ thùKẻ thù ở khắp mọi nơi! Ngay ở đây trong gia đình mình. Bạn không phải tới văn phòng du lịch: xin hãy chỉ cho tôi tới kẻ thù để thực hành hạnh nhẫn.  Kẻ thù có thể ở khắp xung quanh bạn, hàng ngày, trong nhà, văn phòng, trên được phố, ở ngay tại nơi đây. Họ rất từ bi. Bạn không phải tiêu hàng triệu đô la để tìm họ để thực hành hạnh nhẫn, để tìm kiếm sự an lạc nội tâm. Họ rất tốt lành, họ đã tới trước bạn. Giống như là tình cờ tìm được một triệu đô la trong thùng rác, giống như tìm thấy một vật báu ngay phía trước bạn mà chẳng cần phải đi đâu xa.

Thực ra nếu quán xét kỹ càng, người đó không phải là kẻ thù của bạn trong mọi lúc. Nếu người đó không ngừng sân giận, hàng ngày, hàng tháng hàng năm với bạn thì bạn chắc chắn vô cùng may mắnbởi vì bạn có thể thực hành hạnh nhẫn trong mọi lúc, hàng ngày, hàng năm. Nhưng không phải như vậy, chẳng có ai lúc nào cũng luôn sân giận và chỉ trích mình cả và khi ấy bạn không có cơ hội thực hành. Bởi vậy nếu bạn không tận dụng cơ hội thực hành hạnh nhẫn khi người đó đang nổi đóa với bạn thì có nghĩa là bạn đã lỡ một cơ hội phát triển dòng tâm mình, phát triển một trái tim thiện lành.

Nếu không dù chúng ta có nhận bao nhiêu giáo pháp về hạnh nhẫn và rèn luyện tâm, ngày qua ngày chúng ta không thực sự thực hành, rồi tới môt lúc vô thường ập tới, chúng ta từ giã cõi đời này. Và cuộc đời chấm dứtchúng ta không thực hành và chẳng bao giờ có cơ hội trải nghiệm sự an lạctự tại khi hành hạnh nhẫn.

Bởi vậy bạn có thể thấy người từng sân giận, chỉ trích hay thậm chí làm tổn hại bạn thực sự tốt lành, trân quý và hy hữu tới mức nào. Chúng ta cần biết nhận ra phương diện tốt lành của họ và đừng bỏ lỡ cơ hội thực hành hạnh nhẫn mà họ ban tặng dù cho có khó khăn tới cỡ nào.

An lạc và tự tại trong đời sống thường nhật

Theo cách này, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu, ở nhà với cha mẹ và người thân hay đang ở một mình, bạn cũng sẽ luôn hạnh phúc và an lạc. Nếu bạn thực hành một trái tim thiện lành, biết vượt trên những lợi ích bản ngã và mang lại an vui cho mọi người thì chắc chắn bạn sẽ có an lạc tự tại trong đời sống. Dù ở thành phố hay ẩn tu trên núi cao, bạn cũng sẽ an lạc. Khi bạn tới nơi làm việc sẽ chẳng có ai để bạn sân giận với họ, sẽ chẳng có ai có thể làm phiền não bạn. Dù tới bất kỳ nơi đâu, hạnh phúc cũng sẽ tràn đầy quanh bạn. Mọi người sẽ thấy bình an khi nhìn thấy bạn và mong muốn được gặp gỡ bạn. Thậm chí nếu bạn không quan tâm tới danh tiếng, nhưng bởi vì bạn có một trái tim thiện lành nên tiếng thơm của bạn sẽ tỏa khắp. Thậm chí  bạn không muốn có sự giúp đỡ nhưng nhiều người mong muốn trợ giúp bạn. Đời sống của bạn tràn đầy an lạc và hạnh phúc và những đời sống kế tiếp thậm chí còn nhiều gấp bội.

Bởi vậy khi đi làm, hãy luôn nhớ tới lòng tốt của các đồng nghiệp hàng ngày. Thái độ này rất quan trọng. Hay ít nhất hãy nhớ tới lòng tốt của ông chủ bạn, người đã mang lại công ăn việc làm cho bạn.Tất nhiên bạn được trả công cho công việc của mình nhưng vẫn rất cần giữ thái độ trân trọng và tri ân. Những khó khăn rắc rối hàng ngày xuất hiện là do ta thiếu chính kiến. Những suy nghĩ lầm sai là nhân dẫn đến khổ đau, chính kiến mang lại an lạc và hòa hợp. Bởi vậy khi tới nơi làm việc hãy nhớ tới lòng tốt của mọi người xung quanhđặc biệt những người đã mang lại cho bạn những nhu yếu phẩm đảm bảo đời sống.  Cũng nhờ các duyên đó mà bạn có thể thực hành giáo pháp và nuôi dưỡng một trái tim thiện lành. Nếu còn chưa nhớ nghĩ được rộng khắp tất thảy chúng sinh thì ít nhất ở nơi làm việc, hãy nhớ nghĩ cho lợi lạc của đồng nghiệp, những người xung quanh, thay vì suy nghĩ: tôi đi làm để mang lại hạnh phúc cho mình, để kiếm tiền và hưởng niềm vui cho riêng mình.

Tương tự như vậy, khi dùng bữa ăn, uống nước, đi ngủ hay làm bất kỳ điều gì, hãy làm với tâm nguyệnvì lợi ích hết thảy hữu tình.  Hãy khởi phát suy nghĩmục đích đời sống sinh ra làm người của tôi là tận trừ mọi khổ đau cho chúng sinh và đưa họ tới bến bờ hạnh phúcMục đích đời làm người của tôi là phụng sự mọi ngườiphụng sự chúng sinh. Như thế, khi tôi dùng thức ăn này, khoác lên mình bộ quấn áo này…bất kỳ điều gì tôi làm đều mang lợi ích giải thoát cho chúng sinh.

Giáo pháp đã dạy rằng: Khi ngước nhìn, hãy nhìn bằng Bồ đề tâm; Khi ăn hãy ăn bằng Bồ đề tâm; Khi nói chuyện hãy nói bằng Bồ đề tâm, khi tư duy hãy tư duy bằng Bồ đề tâm. Bất kỳ điều gì chúng ta làm, hãy làm với Bồ đề tâm. Khi ấy niềm an lạc tự tại sẽ tới không chỉ trong đời này mà vô số đời kế tiếp.

 FIND PEACE IN EVERY DAY LIFE

The happiness we desire, the suffering we do not want, the happiness we try to get, the suffering we try to eliminate all come from the mind—not from somebody else’s mind but from our own.

For example, how does the everyday, unwanted suffering that we try to prevent come from our own mind? It arises because our mind is not under our control; we’re under the control of our mind, which in turn is under the control of our disturbing thoughts. This is the mistake we make. We allow our mind to be controlled by the inner enemy; we offer the victory to the disturbing thoughts, we always give liberation to the disturbing thoughts—ignorance, dissatisfaction, anger and selfishness. Instead of defeating and trying to get freedom from them we give them complete freedom and take defeat upon ourselves. That’s the whole problem. That’s it. That’s our everyday life.

If we make an effort to put our disturbing thoughts under the control of our mind, we’ll find happiness and peace in our everyday life and our unwanted suffering will cease. But as long as we allow ourselves to be controlled by our disturbing thoughts, we’ll always experience problems and suffering.

If we want peace of mind in our everyday life, then even if we can’t renounce ourself and completely single-pointedly cherish other sentient beings, if we can’t change that much, at least we should practice equanimity, understanding that we and other sentient beings are exactly equal in not desiring even the slightest discomfort and not being happy and satisfied. In this, we’re exactly equal.

The tantric teaching, Guru Puja, explains that simply knowing or understanding the words of the teachings is not enough—the purpose of the words is that they be put into practice. If we don’t practice what we know, we will not experience peace of mind. So here, if we can’t practice exchanging ourself for others—renouncing ourself and completely cherishing other sentient beings—we should at least try to practice equanimity.

Equanimity

It’s very logical. If you check carefully, you will see that you yourself, your family, friends and workmates, everybody in the country and indeed all sentient beings are all exactly equal in wanting happiness and not wanting suffering. Therefore there’s not the slightest reason that your own happiness and freedom from suffering are more important than anybody else’s.

First, think of your spouse and somebody you hate, your enemy: they’re exactly equal. You can’t find a single reason to prove that the freedom from suffering and happiness of the person you love are more important than those of the person who disturbs you. Then think in the same way about the rest of your family, your workmates, the people in your society, your country, the whole earth, and then all the other sentient beings. They’re all exactly equal, even though they speak different languages, dress differently and have different colored skins. However different they are, they’re exactly the same in this.

So you and the person who disturbs you, your enemy, are exactly equal in longing for happiness and not desiring the slightest discomfort and not wanting to hear even two unpleasant words. Furthermore, you and any other person are also exactly equal in having the right to obtain happiness and eliminate suffering. You and others are also exactly the same in that you need others’ help and they need yours. So if, while this is the actual situation, you give harm to others for no valid reason other than you want happiness for yourself and don’t care about that of others, that’s very upsetting, most ungenerous; such a person has a very poor mind, a most upsetting character.

On the other hand, if, in a family, or even a couple, at least one person practices equanimity, there’ll be much peace and harmony in that relationship.

Actually, the equality I’ve been talking about is a fact, but our wrong conception fabricates that “I’m more important than others, than my enemy, than all sentient beings,” even though there’s not the slightest shred of evidence for that. In fact, the I that is more important than others does not even exist; it’s a hallucination. So clinging to a hallucination is rather funny, but it’s what we do all the time in our everyday life. And from that, all confusion arises.

The faults of self-cherishing

This selfish attitude is the source of all our depression, aggression, nervous breakdowns, lack of success, encountering undesirable things, life’s ups and downs and everyday problems. The stronger our selfish attitude, the greater the problems we experience, and the stronger our self-concern, our desire for self-happiness, the easier we find discomfort. We even get angry at birds chirping outside our window. Even though they have no intention of disturbing us and other people find their sound charming, their singing becomes a big disturbance for selfish people like us. We get angry at dogs barking and even the wind in the trees! If we’re served cooked food that’s even a little bit cold, we make it a huge problem. Many upsetting things like this happen. For other people, the many things that bother the selfish person are never a problem.

So you can see from just these few examples, it all comes from the selfish person’s mind. If he goes into town, he gets disturbed; if he stays at home, he gets disturbed. Wherever he goes he gets disturbed.

And you see this especially with selfish couples—they fight all the time. They fight in the garden, they fight inside; in the bedroom, the dining room, at breakfast and at lunch. The only time they don’t fight is when they’re apart. What we see others going through and what we experience ourselves is exactly what the Buddha explained in his teachings.

But if at least one of the two renounces his or her own happiness in favor of the other’s, their relationship becomes peaceful and harmonious—the greater the renunciation, the greater the peace and harmony.

So simply from this you can understand how incredibly important it is to change the mind, to practice equanimity, to develop the mind—to change the old mind, which cherishes only oneself, to the mind that cherishes others. Even for everyday peace, leaving aside the question of ultimate happiness, it’s extremely important to practice the good heart.

If we always allow our mind to remain under the control of the selfish attitude, if we don’t make some change in our mind, even if we were to live a billion eons, it wouldn’t matter: we wouldn’t have any peace of mind, we’d always experience problems. The longer we lived, the more problems we’d experience. That’s what would happen. And even if out of dissatisfaction we were to change husbands, wives, companions a million times, we’d still not be satisfied; we’d still not find peace of mind.

You can see how logical and fact-based this is. It’s so clear. For example, if you and another person are starving and the other person finds some food and offers it to you, giving up his happiness for yours, how happy it makes you. That shows how abandoning self-cherishing causes happiness.

If other people treat you badly, criticize you and point out your mistakes and it hurts your mind, that itself is a shortcoming of the selfish attitude. If you weren’t clinging to yourself, cherishing yourself, whatever bad things other people said about you won’t hurt you. Criticism hurts only if you cherish yourself.

In order to defeat and destroy the selfish attitude you have to see it as an enemy, just as you identify certain other beings as external enemies. In order to see self-cherishing as an enemy you have to be constantly aware of its shortcomings. For example, if you’re trying to practice Dharma but whatever you do with your body, speech and mind does not become Dharma, that’s the fault of the selfish attitude; your actions do not become Dharma because you’re following the selfish attitude.

Even though we receive all kinds of thought training teachings from many different lamas, when we encounter problems we can’t even remember the teachings we’ve received let alone put them into practice. When somebody treats us badly or abuses us, we can’t even remember what meditation we should practice at that time. Why is that? It’s because we’re following the selfish attitude. As long as we do this, even if the buddhas of the three times were to come before us and give us teachings for a hundred eons, as long as we haven’t changed our attitude, as long as we haven’t practiced the instructions we’ve received, those buddhas’ teachings would be of no benefit; they would not change our mind. If we don’t make an effort from our side, no matter who gives us teachings, even Jesus himself, nothing happens; there’s no peace of mind.

Even though we think we’re practicing Dharma and have taken the various levels of vow—pratimoksha, bodhisattva and tantric—we can point to none of our vows as clean, pure. Our vows are like rags riddled with holes. Our pratimoksha vows are full of holes; our bodhisattva vows are full of holes; our tantric vows are full of holes. All this is because we insist on following the selfish attitude. As long as we do so, even our wishes for our own happiness don’t get fulfilled; the actions we do for our own benefit do not succeed.

Not only does selfishness prevent our accomplishing activities done for ourself and experiencing temporary happiness, it also prevents us from ceasing all our obscurations and experiencing ultimate happiness. And the selfish attitude also prevents us from completing perfect activities for others, from completing the realizations that lead to the omniscient mind. In other words, simply harboring the selfish attitude itself is harming all other sentient beings.

If you think about it properly you will see that one’s selfishness definitely harms all sentient beings. Without completing the realizations, we cannot work properly for others, we cannot guide every sentient being perfectly; we cannot free them from suffering and lead them into the peerless happiness of enlightenment. Therefore, simply harboring the selfish attitude itself greatly harms our ability to fulfill our work for other sentient beings. This is very clear.

You can see how incredibly important it is to understand how this works, even for those who don’t understand or have faith in reincarnation. To experience even everyday happiness we have to overcome self-cherishing. Everything we’ve done throughout our entire life has been to achieve happiness. As children we went to primary and secondary school; as young adults we went to college; we learned many different languages, studied many different topics—what was it all for? It was to make our life happy, that’s all. That’s clear; it’s very simple. We’ve put so much effort into this, for thirty or forty years, to accumulate wealth, enjoy a good reputation and so forth. We’ve even risked our life for happiness. So you can see how incredibly important it is to understand what actually brings happiness.

The answer: practicing patience

Therefore, the first thing we have to do in our everyday life is to change our attitude and, when we have an enemy, practice patience with that person. When somebody disturbs us we have to take that opportunity to practice patience. We have to generate equanimity, renouncing ourself and cherishing others, by thinking of the kindness of others and the shortcomings of self-cherishing. At the very least we have to practice equanimity. So you can see that developing a good heart is the very first thing we need to do.

No matter how much wealth and material we have accumulated, no matter how many decades we’ve studied, no matter how good our reputation, no matter how many people we have below us, working for us, if we don’t practice patience and the good heart we’ll have no peace of mind at all. Even if we have spent millions of dollars on houses all over the world, as long as we haven’t dealt with the self-cherishing mind we’ll have no peace of mind.
Where does peace of mind actually come from? It comes from the enemy. In practice, the person who disturbs us is the one who offers us peace of mind. By practicing patience and generating loving kindness and compassion for this person, our anger diminishes. Year by year we find it harder and harder to get angry, and when we do it lasts for shorter and shorter periods of time. Friends and helpers don’t give us the opportunity to practice patience, loving kindness and compassion. We have to rely on enemies for that.

So you can see now, after spending up to fifty years in search of a happy life and peace of mind, spending millions of dollars obtaining a good education and buying things, if we don’t practice patience and the good heart and try to change our mind, we’ll have no peace at all. All our problems will remain the same if not worse . . . worse than the ones we had before we were educated, when we were children. This is our experience; we can see this even now.

But if right now we practice patience, loving kindness and compassion with our enemy, the person who disturbs and criticizes us in everyday life, we’ll develop great realizations and incredible tranquility of mind. So you can see, whatever peace of mind you’re experiencing this minute, this hour, has come from your enemy. If that person hadn’t had thoughts of dislike toward you, anger for you, if he hadn’t wanted to harm you, you wouldn’t have had the opportunity to practice patience and therefore wouldn’t have the mental peace and tranquility that you do. Your peace of mind comes from that person. Therefore, the person who is angry with you, who dislikes and wants to harm you is incredibly precious and kind.

As I just mentioned, some years ago, before you practiced patience, whenever you were angry with somebody, it would last for weeks and months. Just seeing a photo of that person or even remembering him would be painful. But after years of practice, when anger does arise it lasts for only a few seconds, then disappears. Your mind definitely changes. Before practicing thought training, you saw the person who disturbed and criticized you as very ugly, very undesirable, completely negative and painful, but now you see that angry, critical person as extremely precious and kind. You see that person in a warm aspect, like your mother, somebody who has helped you and been very kind to you. Actually, you feel even warmer toward your enemy than you do toward your mother.

So now you can see, as soon as you practice patience with your enemy, you immediately get the peace of mind that you didn’t get by studying and spending lots of money for many years; the moment you practice patience, you get the peace of mind you didn’t get from your vast collection of material possessions. So you can see how incredibly precious and important it is to practice the good heart and it doesn’t cost a dime.

As it says in the Kadampa teaching, Eight Verses of Thought Transformation, by seeing your enemy, the person who is angry with you, as your guru, your virtuous friend who helps you complete the practice of the perfection of patience, you are able to eradicate all obscurations and complete all realizations and achieve the state of omniscience.1 Then, with no effort at all, you are able to guide all sentient beings without the slightest mistake.

So all these advantages—achieving the omniscient mind, guiding each and every sentient being to freedom from suffering and peerless happiness without mistake—derive from your enemy, from the sentient being who is angry with you. Therefore this being is incredibly precious.

If you don’t practice patience with your enemy you get hell; if you do, you get enlightened.

Even if somebody were to give you a billion dollars, or every diamond on earth, you still couldn’t buy the tranquility and peace of mind that you get by practicing loving kindness, compassion and patience with the sentient being who is angry with you.

So, you see, even without talking about enlightenment or all the other ultimate benefits you get from the enemy, just talking about the diminishing anger and everyday peace of mind you receive, if you were to offer your enemy the whole earth filled with jewels every hour of every day for a hundred eons, that would be nothing compared to the benefit you get from practicing patience on him. Even giving him that many jewels can never repay his kindness in offering you the chance to practice patience and the advantages, the great peace of mind, you get from that.

When we look around we see living beings everywhere—in the sky, in the water, in the bushes—all keeping busy in a never-ending quest for happiness. All those people keeping busy in cities, in villages, in space, underwater, it’s all for happiness. But you now understand that the first thing to ensure that such quests are successful is to practice patience in everyday life, the thought of living kindness and compassion, bodhicitta. That’s the first thing to be concerned about, the most important thing.

And you also understand that to find peace of mind, to practice patience, you don’t have to travel the world, you don’t have to spend a lot of money, looking for an enemy, trying to find an enemy. Enemies are everywhere! Right there in your family, for example. You don’t have go to the tourist office: “Please, can you direct me to an enemy? I have to practice patience.” Enemies are all around you, every day—in your home, in your office, on the street. Right there. They’re so kind. You don’t have to spend millions of dollars to find them in order to practice patience, to find peace of mind, to develop a good heart. They’re so kind; they come to you. It’s like accidentally finding a million dollars in the garbage, like finding a precious treasure right in front of you without having to seek afar.

Also, that person isn’t your enemy all the time. If he were, if he were constantly angry with you, every day, month and year, you’d be incredibly fortunate because you’d be able to practice patience all the time, every day, year after year. But it’s not like that—sometimes he’s not angry with you and there’s no opportunity to practice. So if you don’t take the opportunity to practice when he’s mad at you, you lose that great chance of developing your mind, a good heart.

So without delay, we should practice the moment that that precious treasure found without effort—the angry person—appears before us. That should be our plan. Otherwise, even though we receive many teachings on patience and thought training, years go by without practice. Then one day, all of a sudden, we die, and that’s it. Our life is over and we never practiced.

Thus you can see how rare, kind and precious are those who are angry with us. We should always remember their kindness and never miss the opportunity of practicing patience when they give it to us, as difficult as that may be. In fact, this should be our heart practice. It’s easy to practice with other sentient beings; we should make our heart practice that which is the most difficult. If we can remember the kindness of the enemy and practice patience and develop bodhicitta with him, we’ll find it easy to practice with other sentient beings.

In this way, then, wherever you are—at home with your parents and family or living alone—you’re happy, you always enjoy your life. If you practice the good heart—renouncing yourself and cherishing others—you’re happy wherever you live. If you live in the city, you’re happy; if you live in the mountains, you’re happy there as well. When you go to work in your office there’s nobody there to whom you have to show an angry face or feel uptight with. Wherever you go, much happiness surrounds you. Not only are you happy but you also make the people you meet happy. Others are always happy to see you and want to meet you. Even if you don’t particularly want a good reputation, because of your good heart you automatically get one. Even if you don’t need help, others want to help you. Your life is happy and your future lives are even happier.

So when you go to work, remember the kindness of others every day. This is extremely important. You should at least remember the kindness of your employer, the person who gives you your job. Even though you get paid for your work you should still have the right attitude of gratitude. Everyday life problems come from not having the right attitude. Thinking in the wrong way brings problems; thinking in the right way brings much peace and harmony. It all depends on attitude. So when you go to work in the morning you should go with the attitude remembering the kindness of those who give you your job. Your being able to afford all life’s necessities, comforts and pleasures is due to their kindness. Because of this you are also able to practice Dharma and develop a good heart.

Therefore, remembering your employers’ kindness, go to work in order to alleviate their suffering and bring them happiness. If you can’t manage to think of all sentient beings you should at least remember your employers. Instead of thinking, “I’m going to work for my own happiness, for my food, for my comfort,” go with the attitude that you’re working for others.

Similarly, whenever you eat, drink, go to bed or do anything else enjoyable, do it for the sake of other sentient beings. Think, “The purpose of my having been born human is to eliminate the suffering of other sentient beings and to bring them happiness. The purpose of my human life is to serve others, to use myself for others. Therefore I’m going to eat this food . . . wear these clothes . . . go to sleep.” Do whatever you do as the servant of other sentient beings.

As the great bodhisattva Khunu Lama Tenzin Gyaltsen, His Holiness the Dalai Lama’s guru, said, “If you look, look with bodhicitta; if you eat, eat with bodhicitta; if you speak, speak with bodhicitta; if you examine, examine with bodhicitta.” Whatever you do, as much as possible do it with the thought of benefiting others.

One more thing: when you see somebody who’s angry with you, remember that that person has no freedom at all. He’s completely overwhelmed by anger, like a crazy person under the control of drugs or spirits. He has no freedom at all; he’s completely possessed by anger. Think how pitiful he is and generate the thought of compassion. If you think about the situation carefully you will see that his lack of freedom itself is reason enough to generate compassion.

I’ll stop here, but I hope that you’ve found something beneficial in what I’ve said; something useful that you can apply in your everyday life to find peace of mind. Thank you very much.
1  Verse 6: “When someone whom I have benefited and in whom I have great hopes gives me terrible harm, I shall regard that person as my holy guru.”

Lama Zopa Rinpoche
La Sơn Phúc Cường dịch từ www.Fmpt.org, Lama Zopa, Find peace in every day life.