Duc Dilgo Khyentse

Quán chiếu về bản chất của tự do

Ở đây, nói một cách tổng quát thì “tự do” có nghĩa là có được cơ hội để hành trì Phật Pháp và không bị sinh vào một trong tám trạng thái thiếu vắng cơ hội đó. “Thiếu tự do” ám chỉ tám trạng thái dưới đây khi ta không có được cơ hội hành trì Phật Pháp:

Sinh ra trong cõi địa ngục hay cõi ngạ quỷ
Sinh ra làm thú vật, làm một vị trời trường thọ hay một kẻ man rợ, 
Có tà kiến, sinh ra ở nơi không có Phật, 
Hay sinh ra câm và điếc; đây là tám trạng thái không có tự do

Những chúng sinh bị tái sinh trong cõi địa ngục không có được cơ hội để hành trì Phật Pháp vì họ thường xuyên bị cái nóng hay cái lạnh khủng khiếp hành hạ dữ dội.

Ngạ quỷ (preta) không có được cơ hội hành trì Phật Pháp vì những nỗi thống khổ mà họ phải chịu đựng do đói và khát.

Súc sinh không có được cơ hội hành trì Phật Pháp bởi chúng phải sống đời nô lệ và chịu đựng những cuộc tấn công của những con thú khác.

Các vị trời trường thọ không có được cơ hội hành trì Phật Pháp bởi họ tiêu phí thời giờ của mình trong một trạng thái tâm thức trống không.

Những kẻ sinh ra ở các nơi biên địa không có được cơ hội hành trì Phật Pháp bởi giáo lý của Đức Phật không được biết tới ở những nơi như vậy.

Những kẻ sinh ra làm những kẻ ngoại đạo có các loại tà kiến tương tự như vậy cũng không có được cơ hội hành trì Phật Pháp vì tâm thức họ chịu ảnh hưởng nặng nề của những tin tưởng sai lầm đó.

Những kẻ sinh ra trong một Mạt Kiếp tối tăm không có được cơ hội hành trì Phật Pháp vì họ chưa từng được nghe đến Tam Bảo, và không thể phân biệt được tốt, xấu.

Những người sinh ra bị câm hoặc khiếm khuyết về tinh thần không có được cơ hội hành trì Phật Pháp vì các giác quan bẩm sinh của họ không được đầy đủ.

Những chúng sinh sống trong ba cõi thấp phải chịu đựng liên tục cái nóng, lạnh, đói, khát và những đau khổ khác, là kết quả của những hành động bất thiện trong quá khứ của họ; họ không có được cơ hội để thực hành Phật Pháp.

Những “kẻ man rợ” là những người sống ở ba mươi hai biên địa như Lo Khatha, và tất cả những ai coi việc làm tổn hại người khác như một đức tin, hoặc những người có niềm tin man rợ coi việc sát sinh là việc tốt lành. Những người này sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh, tuy có được thân người nhưng tâm trí họ thiếu sự định hướng đúng đắn và bản thân họ không thể hòa hợp với Pháp. Thừa kế từ tổ tiên của họ những phong tục đồi bại như cưới mẹ của mình, họ sống một cuộc đời thực sự đối nghịch với Pháp. Tất cả mọi việc họ làm đều xấu ác, và họ vượt trội trong các kỹ thuật tạo ra ác hạnh như giết hại côn trùng hoặc săn bắt thú hoang. Nhiều người trong số đó bị đọa ngay xuống những cõi thấp sau khi họ chết. Đối với loại người như thế thì không có được cơ hội để hành trì Phật Pháp.

Các vị Trời trường thọ là những vị Trời miệt mài trong một trạng thái tâm thức trống không. Chúng sinh phải bị sinh vào cõi này là do kết quả của việc họ tin rằng giải thoát là một trạng thái trong đó tất cả những hoạt động tâm thức, dù thiện hay ác, đều vắng bặt. Họ tin vào việc phải thiền định trong trạng thái tâm thức đó. Họ trụ trong trạng thái này liên tục trong nhiều đại kiếp. Nhưng một khi quả lành đưa đến trạng thái an định đó bị tiêu hao thì họ sẽ bị tái sinh vào những cõi thấp vì chính tà kiến của họ. Những chúng sinh này cũng không có bất kỳ cơ hội nào để thực hành Phật Pháp.

Nói chung, thuật ngữ “tà kiến” bao gồm niềm tin vào thuyết vĩnh cửu (eternalist) và thuyết hư vô(nihilist), là những quan niệm đối nghịch với giáo lý của Đức Phật và nằm ngoài giáo lý Phật Pháp. Những quan niệm như vậy làm băng hoại tâm thức và ngăn cản không cho niềm khao khát về Chánh Pháp phát triển trong ta, tới nỗi chúng ta sẽ không còn cơ hội nào để thực hành Pháp nữa. Ở đây nơi xứ Tây Tạng, bởi Đức Phật thứ hai, Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) của xứ Oddiyana, đã giao phó việc bảo vệ xứ sở cho mười hai Tenma, nên chính ngay cả những kẻ ngoại đạo cũng không thể nào có thể xâm nhập được. Tuy nhiên, bất kỳ những ai có hiểu biết giống như hiểu biết của những kẻ ngoại đạo, là những hiểu biết mâu thuẫn với hiểu biết của Chánh Pháp và của những vị chân sư, thì chính vì lý do đó mà họ bị tước mất cơ hội để có thể thực hành Pháp dựa trên những giáo huấn chân chínhTu sĩ Sunaksatra trải qua hai mươi lăm năm làm thị giả của Đức Phật, nhưng vì không có chút tín tâm nào và chỉ ôm giữ tà kiến trong lòng, nên cuối đời bị tái sinh làm ngạ quỷ trong một vườn hoa.

Sinh trong một đại kiếp tối tăm có nghĩa là bị tái sinh vào một thời đại không có Phật. Trong một vũ trụ không có Phật xuất hiện, thậm chí chưa ai từng được nghe đến Tam Bảo. Bởi không có Pháp, nên không có cơ hội để hành trì Pháp.

Tâm thức của người câm điếc không thể hoạt động đúng đắn. Đối với người câm điếc, tiến trình lắng nghe Giáo Phápdiễn giảiquán chiếu về Pháp, và đưa Pháp vào thực hành sẽ gặp trở ngại. Định nghĩa “câm, điếc” thường để ám chỉ một khuyết tật về tiếng nói, ngôn ngữ. Khả năng thông thường của con người là khả năng sử dụng và hiểu biết ngôn ngữ. Khi không có được khả năng đó thì người ta cũng không có được cơ hội để đến với Pháp. Thế nên, phạm trù này cũng bao gồm những người có bệnh tâm thần khiến họ không thể nào thấu hiểu được Giáo Pháp và vì vậy họ cũng bị tước mất cơ hội để thực hành Pháp.

Reflecting on the nature of freedom

In general, here, “freedom” means to have the opportunity to practise Dharma and not to be born in one of the eight states without that opportunity. “Lack of freedom” refers to those eight states where there is no such opportunity:

THE ORDINARY OR OUTER PRELIMINARIES

Being born in the hells, in the preta realm,
As an animal, a long-lived god or a barbarian,
Having wrong views, being born when there is no Buddha
Or being born deaf and mute; these are the eight states without freedom.

Beings reborn in hell have no opportunity to practise the Dharma because they are constantly tormented by intense heat or cold.

The pretas have no opportunity to practise the Dharma because of the suffering they experience from hunger and thirst.

Animals have no opportunity to practise the Dharma because they undergo slavery and suffer from the attacks of other animals.

The long-lived gods have no opportunity to practise the Dharma because they spend their time in a state of mental blankness.

Those born in border countries have no opportunity to practise the Dharma because the doctrine of the Buddha is unknown in such places.

Those born as tirthikas* or with similar wrong views have no opportunity to practise the Dharma because their minds are so influenced by those mistaken beliefs.

Those born during a dark kalpa have no opportunity to practise the Dharma because they never even hear of the Three Jewels, and cannot distinguish good from bad.

Those born mute or mentally deficient have no opportunity to practise the Dharma because their faculties are incomplete.

The inhabitants of the three lower realms suffer constantly from heat, cold, hunger, thirst and other torments, as a result of their past negative actions; they have no opportunity to practise the Dharma.

“Barbarians” means those who live in the thirty-two border countries, such as Lo Khaha, and all those who consider harming others an act of faith or whose savage beliefs see taking life as good. These people inhabiting the outlying territories have human form, but their minds lack the right orientation and they cannot attune themselves to the Dharma. Inheriting from their forefathers such pernicious customs as marriage to their mothers, they live in a way that is the very opposite of Dharma practice. Everything they do is evil, and it is in techniques of such harmful activities as killing insects and hunting wild beasts that they truly excel.

Tirthika, (mu rtegs pa): an adherent of non-Buddhist religious or philosophical traditions, implying the wrong views described on page

THE FREEDOMS AND ADVANTAGES

Many of them fall into lower realms as soon as they die. For such people there is no opportunity to practise the Dharma.

The long-lived gods are those gods who are absorbed in a state of mental blankness. Beings are born in this realm as a result of believing that liberation is a state in which all mental activities, good or bad, are absent, and of meditating upon that state. They remain in such states of concentration for great kalpas on end. But once the effect of the past actions that produced that condition has exhausted itself they are reborn in the lower realms because of their wrong views. They, too, lack any opportunity to practise the Dharma.

The term “wrong views” includes, in general, eternalist and nihilist beliefs, which are views contrary to, and outside, the teaching of the Buddha. Such views spoil our minds and prevent us from aspiring to the authentic Dharma, to the extent that we no longer have the opportunity to practise it. Here in Tibet, because the second Buddha, Padmasambhava of Oc,lc,liyana, entrusted the protection of the land to the twelve Tenma, the tirthikas themselves have not really been able to penetrate. However, anyone whose understanding is like that of the tirthikas, and contrary to that of the authentic Dharma and authentic masters, will thereby be deprived of the opportunity to practise according to those true teachings. The monk Sunakatra spent twenty-five years as Lord Buddha’s attendant, and yet, because he did not have the slightest faith and held only wrong views, ended up being reborn as a preta in a flower-garden.

Birth in a dark kalpa means to be reborn in a period during which there is no Buddha. In a universe where no Buddha has appeared, no-one has ever even heard of the Three Jewels. As there is no Dharma, there is no opportunity to practise it.

The mind of a person born deaf and mute cannot function properly and the process of listening to the teachings, expounding them, reflecting oll’them and putting them into practice is impeded. The description “deaf mute” usually refers to a speech dysfunction. It becomes a condition without the opportunity for Dharma when the usual human ability to use and understand language is absent. This category therefore also includes those whose mental disability makes them unable to comprehend the teachings and thus deprives them of the opportunity to practise them.

Đức Patrul Rinpoche
Trích: Lời Vàng Của Thầy Tôi