HUNGKAR DOJE

Thương yêu và bình an

Gửi bạn đạo của tôi khắp Đông Tây,

“Phải sống ra sao để hiển lộ trọn vẹn những phẩm hạnh đặc biệt, cao quý trong cuộc đời của một con người?”
Chúng ta mang thân người sinh vào thế giới này. Khi trải nghiệm sướng khổ kiếp người ta bộc lộ những niềm vui nỗi buồn muôn vẻ. Ta như đứa trẻ lang thang qua hạnh phúc, khổ đau, cười đó rồi lại khóc đó. Thử hỏi đâu là nguồn gốc của hạnh phúc, khổ đau vốn phù du vô thường như mây trên trời xanh vậy?

Có nhiều cách trả lời câu hỏi này, nhưng theo Đức Phật ta cần nhận ra rằng hạnh phúc, khổ đau là quả của nghiệp: thiện, ác và vô kí. Nếu phân tích và khảo sát câu trả lời này một cách đúng đắn, ta sẽ có được trí hiểu biết thâm diệu về chân tánh của vạn pháp. Vì vậy, đây là điều mà ta cần suy nghĩ, quán chiếu thật nghiêm túc. Điều này rất quan trọng vì con đường của chánh tư duy (tuệ tư) sẽ dẫn tới niềm tin vững chắc.

Như có nói trong kinh,  vũ trụ có sáu cõi. Loài trời và loài người được xem là sinh tồn ở cấp cao hơn là do cách họ suy nghĩ và hành động của họ. Chẳng hạn, ta có thể thấy sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động có liên quan tới chữ “sướng vui” giữa con người và súc sinh.

Vậy, phải sống ra sao để hiển lộ trọn vẹn những phẩm hạnh đặc biệt, cao quý trong cuộc đời của một con người?

“Vắng bóng tình yêu và tình thân, hạnh phúc của con người sẽ tiêu tan.”

Nếu trong cuộc đời này ta bó hẹp mục đích hành động của mình quẩn quanh với những việc ăn uống, lo toan gia đình, quan hệ tình dục và sân hận với nhau, thì chúng ta sẽ chẳng tốt đẹp gì hơn con vật. Vì như ta đều biết động vật cũng chăm sóc con cái, chúng duy trì sự sống bằng cách giết hại và ăn thịt lẫn nhau. Bởi vậy, là con người chúng ta cần phải sống đời sống cao quý hơn, nhờ động cơ và hành động thiện lành.

Cõi chúng ta được gọi là “cõi người”. Và vì là “cõi người” nên nó phải được trang nghiêm bởi tình yêu và bình an. Loài người lớn lên nhờ tình yêu thương, đặc biệt là tình yêu của mẹ. Vắng bóng tình yêu và tình thân, hạnh phúc của con người sẽ tiêu tan. Tình yêu thương giống như hạt giống, như ánh dương, nhờ đó mà bông hoa của hạnh phúc, bình an bừng nở. Vẻ đẹp và sức mạnh bắt nguồn từ nơi đó là cái chính yếu mà ta tìm kiếm trong cuộc đời.

Một đời người có nền tảng là tình yêu thương sẽ bình an, và cuộc đời bảo bọc trong tình thương yêu là cái mà chúng ta có thể nương cậy. Các nghiên cứu khoa học cho thấy trên đời có những kẻ hãm hại người, hủy phá của, và họ làm như vậy bởi chính họ đã không được nuôi dưỡng bằng tình thương và giáo dục thiện lành.

Các tôn giáo lớn mà con người tin tưởng đều dạy rằng có thiên đường, địa ngục và cõi người. Cõi người chẳng mấy dễ chịu nếu so với cõi thiên, nhưng so với địa ngục thì hạnh phúc hơn nhiều. Và chúng ta được dạy rằng cõi người là nơi ta có thể chuẩn bị cho một tái sinh ở thiên đường nhờ thiện hạnh.

Địa ngục khủng khiếp là nơi chúng sinh bị thiêu sống, đun sôi, lột da và băm vụn. Ở đó họ đau khổ khôn tả xiết vì bị lóc thịt, uống máu khi vẫn còn đang sống. Kiểu khổ đau đó không có ở thiên giới hay nhân gian.

Trên thế giới hiện nay ngày càng vắng bóng tình yêu thương yêu và an bình – cả trong ý nghĩ lẫn hành động. Trong khi đó tâm địa, hành vi xấu ác, tham lam thì cứ ngày một gia tăng ở khắp mọi nơi. Chúng ta cũng thấy trong những năm gần đây loài vật phải chịu nhiều đau khổ kinh hoàng. Chim chóc, chó, lợn và gia súc, rắn, ếch, cá tôm, nhện, bọ cạp, lạc đà và ngựa v. v. bị thiêu sống, luộc sống, lột da sống, nhai sống; máu chúng bị uống khi còn nóng ấm và da chúng dùng làm quần áo mặc.

Ở những vùng kém pháp luật và thiếu giáo dục, có những kẻ thiêu sống, chặt đầu người khác hay những việc độc ác tương tự, khiến nạn nhân khiếp sợ, đau đớn kinh hoàng trước khi chết. Đó không phải là hành vi của con người. Là con người thì xu hướng tự nhiên phải là yêu thương và quý trọng nhau.

Nếu con người hành xử thiếu tình thương và lòng bi, họ trở thành những kẻ sát hại con người, loài vật, và cuối cùng sẽ giống như đao phủ địa ngục hay loài cầm thú. Thần chết, kẻ sát nhân, loài cầm thú về bản chất là những kẻ hủy diệt cuộc sống con người và chẳng ăn gì khác ngoài thịt và máu ấm.

Trong Phật giáo, một số nói rằng có thể ăn thịt, và số khác nói rằng không nên. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu cẩn thận, chi tiết một cách trung thực các giáo huấn của Đức Thế Tôn, chúng ta thấy rằng, cả thừa thấp và thừa cao, cả Kinh điển và Mật điển, đều có chung quan điểm. Phật dạy rằng chúng ta cần phải y nghĩa chứ không y ngữ; và như vậy chúng ta thấy rằng Đức Phật đã kiên quyết ngăn cấm các đệ tử ăn thịt chúng sinh.

Trong Luật Tạng, có cả giáo lý về việc ăn thịt và không ăn thịt, nhưng trước hết có rất nhiều lời răn cho tăng già rằng các vị không nên ăn thịt. Phật cho phép ăn thịt chỉ khi có nạn đói hay khi ai đó bị bệnh. Và Ngài cũng cho một số người ăn thịt bởi nếu không họ chẳng thể đến với Phật Pháp. Ngoài những trường hợp đó, Phật nhấn mạnh rằng khi khỏe mạnh và điều kiện thuận lợi, tăng già không nên ăn thịt vì ham muốn.

Ở Tây Tạng xưa kia rau vô cùng quý hiếm và vì không có gì khác để ăn người ta thường ăn thịt gia súc và cừu. Trong giáo lý của Đức Phật, không có chỗ cho câu hỏi người ta có thể ăn thịt hay không, ngoại trừ khi việc đó là cần thiết để duy trì mạng sống. Vì thế, bạn có thể băn khoăn tại sao thậm chí ngày nay các lạt ma, tulku, khenpo và tu sĩ Tây Tạng vẫn ăn nhiều thịt như vậy. Đó là do thói quen từ quá khứ và thật khó để thay đổi tâm ham muốn hưởng thụ thịt.

Đại thừa dạy rằng chúng ta cần coi chúng sinh là cha mẹ mình và luôn chăm lo cho họ với tình yêu, lòng bi mẫn và tâm bồ đề. Lại nữa, giác ngộ không thể viên thành nếu thiếu thiền định về tình yêu thương đối với chúng sinh.

Bất bạo động là bản chất của Pháp và bạo động thì đối lập với tinh túy của Pháp. Vì thế, nếu bạn không chú tâm đến vấn đề ăn thịt, khoác da thú hay tương tự, thì đó cũng sẽ là việc gây hại cho chúng sinh.

Mục đích chính yếu của Giáo Pháp là đẩy lùi những ý nghĩ khởi từ năm độc trong tâm. Nếu tham, sân là nguồn gốc của hạnh phúc cho loài người thì sẽ chẳng cần Giáo Pháp. Thế nhưng, mọi bất hạnh đều đến từ phiền não. Bởi thế, chúng ta cần Giáo Pháp, phương thuốc tối thắng giúp giảm dần các vấn đề chúng ta gặp phải. Để đạt được mục đích hay sức mạnh của Pháp, chỉ giảng dạy thì chưa đủ, chúng ta cần đưa chúng vào thực hành.

“… nếu thực hành Đại thừa mà mang tâm đố kỵ
thì sẽ tạo ra ác nghiệp còn nhiều hơn nữa.”

Bản chất của luân hồi là điều cát tường sẽ luôn đi kèm chướng ngại. Trong ta luôn nuôi ngọn lửa đố kỵ với những người mà ta biết, ta có kết nối, những người ngang bằng hay cao hơn ta một chút, hoặc dễ nhìn hơn ta, nổi tiếng hơn ta vân vân. Bầu không khí đố kỵ đầy nhiễm ô xuất hiện và những chiếc gai độc của đố kỵ mọc lên ở các vị lãnh đạo, lạt ma, đạo sư, khenpo, đàn ông, đàn bà, người giàu và những tên trộm.

Chúng ta có thể thấy Phật giáo Tây Tạng cùng các truyền thống Phật giáo khác đang phát triển rộng rãi trên khắp thế giới. Cùng lúc đó, chúng ta cũng nhận ra những dấu hiệu cho thấy rằng các truyền thống và dòng phái đang ngày càng lo sợ về việc phạm vi ảnh hưởng bị suy yếu và đệ tử giảm dần về số lượng. Và khi do tuổi tác các vị thầy chỉ trích người khác và nói những điều không hay, đó là bởi họ không thể kiểm soát nổi hành vi bất thiện do tâm đã bị ô nhiễm bởi chất độc của đố kỵ.

Đức Bổn Sư Từ Bi thường dạy rằng khi tham, sân và đố kỵ lan tràn, đó là thời đại suy đồi. Đó là lúc mà chúng sinh rơi vào tầm ảnh hưởng của phiền não, vô minh và tà kiến. Vì thế, lúc này càng không thể lơi lỏng việc tu tâm, để ta có thể điều phục được tham và sân. Đức Phật dạy phải rời xa ác hạnh, vốn sinh từ tam độc, phải tu thiện hạnh, vốn có bản chất từ bi, và phải tu luyện tâm, kho chứa của phiền não. Đó là cách thức đúng đắn để thực hành Pháp.

Nếu hai người nữ là pháp lữ đồng tu sinh tâm ganh ghét nhau thì muôn lần tệ hại hơn hai người nữ bình thường khởi tâm đố kỵ. Và nếu thực hành Đại thừa mà mang tâm đố kỵ thì sẽ tạo ra ác nghiệp còn nhiều hơn nữa. Dù đó là một đạo sư, tulku, một nhà lãnh đạo, dù là ai chăng nữa thì tâm họ chắc chắn đang đầy cấu uế do tật đố. Cả Kinh điển Đại thừa và Mật điển đều dạy rằng bất kỳ ai đố kỵ và thiếu kính trọng, nói năng sai trái, xúc phạm hay chỉ trích một vị Bồ Tát, một hành giả đang tu Bồ đề tâm thâm diệu, thì kẻ đó đang tạo ra ác nghiệp to lớn.

“Bậc Thầy là cội nguồn của đạo,
là cây trổ quả địa vị, là địa nuôi dưỡng hoa thiện hạnh.”

Liễu ngộ chân lí: Bậc Thầy là cội nguồn của đạo, là cây trổ quả vị và địa, là địa nuôi dưỡng hoa thiện hạnh, là nắm được tinh túy lời dạy Đức Thế Tôn cùng luận giảng.

Chúng ta được dạy rằng bậc Thầy là người phát lộ cho học trò con đường thiện lành, hạnh phúc, vì thế cần xem Ngài cao hơn tất cả. Vì vậy, nếu một bậc thầy truyền cho ta Quy y giới, Đại thừa giới, hoặc giáo huấn Bồ đề tâm, thì thiện tri thức đó trở thành Thầy của ta. Và ta cần chăm sóc Ngài như cách ta làm với mắt, tim mình, hết lòng tôn kính Ngài. Nếu ta không kính trọng một bậc Thầy như vậy và nói những điều không xứng với Ngài, thì ta sẽ tạo vô lượng ác nghiệp trong kiếp này và các kiếp vị lai; nó sẽ khiến chúng ta đọa lạc. Đó là quan điểm của mọi Kinh điển và Mật điển, bởi thế đây là điều mà bạn không được phép quên.

Những lời ngắn gọn về Giáo Pháp này đến từ sâu thẳm trái tim tôi, đặc biệt dành cho tất cả những người mà tôi có kết nối Pháp ở cả phương Đông và phương Tây, được viết với động cơ chân thật, thiện lành, tại California xinh đẹp, miền Tây nước Mỹ, vào ngày 19 tháng 5 năm 2016, bởi một người mang tên Rigdzin Hungkar Dorje.

Đức Rigdzin Hungkar Dorje Rinpoche
Việt dịch: Hiếu Thiện (Lotsawa), tháng 6, 2016
BBT LHQ biên tập và giới thiệu. 
Tựa đề là do người dịch dùng để người đọc tiện theo dõi.

Bản gốc Tiếng Anh

To all my Dharma friends in the East and West,

At this time, we have obtained a human body that has a human existence in this world. When we have the pleasant and unpleasant experiences of human beings we express different states of happiness and unhappiness. We are like children who wander through happiness and unhappiness, laughing and smiling one moment and crying the next.

What is the cause of our happiness and unhappiness that change like the clouds in the sky?

There are many ways to answer that question, but according to Buddha Śākyamuni we should recognize that these various states of happiness and unhappiness are results from good, bad, or neutral karma. If we analyze and investigate this answer correctly we will gain a profound understanding that is in accord with the true nature of things, and therefore this is something that everyone should seriously think about. It is important to do so because the path of correct reasoning brings us certainty.

It is said that in this universe there are six realms of existence such as the hells. The devas and us humans are considered to have higher or better existences because of the thoughts and behavior we have, just as we cane see the difference in thought, conduct, and happiness between us humans and those in the animal realm.

How do we bring out the specific qualities and special attributes of a human existence?

If in our human existence the specific qualities of our motivation and conduct are limited to eating food, taking care of families, having sexual intercourse, and being angry with each other, then we will not be any better than animals. We can see that animals also take care of their offspring, and they sustain

their lives by killing and eating each other. Therefore, we as humans should have a superior existence through our good motivation and good conduct.

This world of ours is said to be a human world, the realm of human beings, and as it is a human realm it should be a realm that is brightly colored by love and peace. The human race has grown through love, especially the love of mothers. Without thoughts of love and friendliness the face of human happiness would vanish.

Love is like a seed and love is like sunlight, through which the flowers of happiness and peace grow. The beauty and power that results is the most important thing for us to seek.

A human life that has love as its foundation will be serene and a life spent within the walls of love is life that we can trust.

It has been established through research that those who in this world cause harm to people and bring ruin and destruction to wealth and property are like that because they were deprived in their lives of a loving upbringing and did not receive a loving and well-motivated education.

The great religions that humans believe in and have faith in all teach that there are paradises and hells as well as the human world. In comparison to a paradise this human world is not so pleasant but compared to the hell realms it is rich in happiness.

Isn’t it taught that this human world is a place where one can plan for rebirth in paradise through doing good actions?

The hells are terrifying places where beings are burned alive, boiled alive, flayed alive, and cut to pieces while alive. It is a world where beings suffer unendurably through their flesh being torn and their blood being drunk while they are still alive. That kind of suffering of the hell realms should not be found in the paradises or in the human world.

In this present time in our human world there is an increasing lack of thoughts and actions of love and peace, while every day the thoughts and actions of greed and malevolence become more widespread.

We can all see in recent years how everywhere in the world animals are made to suffer terribly. We have all seen how animals such as birds and dogs, pigs and cattle, snakes and frogs, fish and shrimps, spiders and scorpions, camels and horses, and so on, are burned alive, boiled alive, flayed alive, chewed on while alive, their blood drunk while still warm, and their skins are worn as clothing.

In places devoid of good law and without education there are those who burn people alive, cut off their heads, and so on, causing people to experience inconceivable fear and suffering before they die.

That is not acting like a human being. Human beings should be drawn towards love and mutual respect.

If human beings act without love and compassion they become killers of animals and beings and will eventually become the same as the torturers in the hells or the same as wild beasts. The lords of the dead, killers, wild beasts are in essence those who destroy the lives of others, and who consume nothing but warm flesh and warm blood.

It is evident that within Buddhism there are those who say one can eat meat and those who say that one should not. However, through honest, careful detailed examination of the Buddha’s teachings one can see that both the higher and lower yānas, the sutras and the tantras, have the same viewpoint. It is taught that one should rely on the meaning and not the words, and accordingly one can see that the Buddha forcefully prohibited his followers from eating the flesh of beings.

In the vinaya there are both teachings on eating meat and not eating meat, but primarily there are many admonitions to the sangha that they should not eat

meat. He primarily gave his permission to eat meat only when there was a famine or when someone was ill and also gave some people permission to eat meat because otherwise they would not be able to enter the Dharma. Other than that he emphasized that when they were healthy and in good circumstances the sangha should not eat any meat because they wished to.

In Tibet in earlier times vegetables and so on were very rare and as there was nothing else to eat people were accustomed to eating the flesh of cattle and sheep. In the Buddha’s teaching there is no question as to whether one can or cannot eat meat apart from when it is a necessity for sustaining life. So, you might wonder why even now Tibetan lamas, tulkus, khenpos, and monks eat so much meat. It is because of their strong habit from the past and it is difficult to change the frame of mind of enjoying and desiring meat.

The mahāyāna teaches that we should see all beings as our parents and we should always care from them with love, compassion, and the precious bodhicitta. Moreover, it teaches that the attainment of liberation and enlightenment cannot be attained except through meditation on love for all beings.

Also, non-violence is the nature of the Dharma and violence is the opposite of the essence of the Dharma. Therefore, if you do not pay any heed or give importance to the subject of eating meat, wearing skins and so on, then that will also have the nature of harming beings.

The principal goal of the Dharma is the suppression and elimination in ones heart of thoughts that come from the five poisons. If desire, anger, and so on were the source of happiness for the human race then there would be no need for the Dharma in this world. However, all our unhappiness and problems come from craving, resentment, and other thoughts from the mental afflictions. Therefore, there is a great need for the Dharma, which is the supreme remedy that will diminish the problems that we have as humans. In order to

accomplish the purpose or the power of the Dharma it is not enough to teach it, we must also put it into practice.

It is the nature of samsara that when there is something auspicious there will be an obstacle to it. There are unceasing flames of envy towards those we know, those we are connected with, who are equal to us, or a little higher, or a little more good looking, or a little more famous, and so on. The poisonous air of envy rises and the poisonous thorns of envy grow between leaders, lamas, masters, khenpos, men, women, the rich, and thieves.

We have seen how Tibetan and other kinds of Buddhism are spreading widely throughout this world. At the same time, we can observe the signs that various traditions and schools are becoming increasingly worried and afraid on seeing their own domains shrinking and their pupils diminishing in number and when Dharma masters afflicted with old age criticize others and say many unpleasant things about them, it is because they have lost control of their bad behavior as a result of becoming intoxicated by the poisonous drink of envy.

The kind Buddha taught again and again that the era when desire, anger, and envy are widespread is a degenerate era. It is a time when beings fall under the power of mental afflictions, ignorance and wrong views, and therefore during this time we should never stray from the training that subjugates desire and anger. The Buddha taught that we should reject bad actions, which arise from desire, anger, and ignorance, and we should practice good actions, which have love and compassion as their nature, and we should tame the mind that contains desire, anger and ignorance. This is the true way of practicing for those who have faith in the Dharma.

If two women who follow the Dharma are envious of each other, that is worse bad karma than if just two ordinary women were envious of each other, and it is an even greater bad karma for someone who is practicing the mahāyāna to have envy. Whether someone is a Dharma master, a tulku, a leader, or so on, whoever they are they will certainly become stained by envy. It is extensively

taught within both the mahāyāna sutras and the tantras that anyone who with envy and disrespect speaks wrongly, speaks badly, or criticizes a bodhisattva or someone who is practicing in their heart the view of the profound bodhicitta, then that person will have enormously bad karma.

To declare that the kalyāṇamitra is the source of the path, is the tree that bears the fruit of the paths and bhūmis and is the ground on which the flowers of good actions grow is to grasp the essence of all the Buddha’s words and their commentaries.

It is taught that the lama, the kalyāṇamitra, is the one who reveals to pupils the path to all goodness and happiness, and therefore he should be considered more important than anyone. Therefore, if a lama gives us the refuge vow, or gives us the mahāyāna vows, or gives us the instructions for developing the bodhicitta, then that kalyāṇamitra has become our lama and we should cherish him like we do our eyes and heart and revere him respectfully. If we do not respect such a kalyāṇamitra, and say unworthy things to him, and so on, then we will have such a great bad karma that in this life or in all our future lives it will hurl us into the pit of the lower existences. This is the viewpoint of all the sutras and tantras and therefore it is something you should not forget.

These brief words on the subject of the Dharma have come from the depth of my heart, particularly for all the men and women that I have a Dharma connection with in the East and West of this world and were written with a genuine, good motivation in beautiful California in the west of America on the 19th of May 2016 by the one who is called Rigdzin Hungkar Dorje.

On Rinpoche’s FB 19.05.2017.