10428119_883638991649450_996724432144806504_o

Những giới luật của Bồ đề tâm hạnh

Thứ hai, những giới luật của bồ đề tâm hạnh sẽ được giải thích dưới ba điểm: (1) Mười điều bất thiện cần bỏ (2), Mười hành động thiện là những đối trị, (3) Mười ba la mật để dấn thân vào.

Mười Bất Thiện

Trong mười điều ác, ba cái đầu tiên là hành động thuộc về thân: sát sinh, lấy những gì không được cho, và tà dâm.

Sát Sinh

Tính chất của sát sinh là cắt đứt sự liên tục của đời sống. Có ba loại sát sinh được thực hiện bởi ba độc.

  1. Sát sinh vì tham, bằng cách giết thú vật vì thèm thịt, da, v.v.. của chúng.
  2. Sát sinh vì sân, chẳng hạn như giết với ý định tàn ác.
  3. Sát sinh vì si mê, có nghĩa giết không cố ý, ví dụ; khi một đứa trẻ giết một con chim hay con kiến bằng cách giẫm lên..

Chúng sanh không thoát khỏi ba độc thì không có hạnh phúc.

Hành vi giết hại hoàn tất khi vi phạm bằng phương tiện có đủ bốn chi phần sau:

  1. Ý tưởng dự định có trước “Tôi sẽ làm việc xấu này!”
  2. Cố ý đi vào hành động và nỗ lực theo đuổi hành vi.
  3. Hành động giết hại thật sự, trải qua trong hành động.
  4. Kết thúc bằng sự hoan hỷ với hành vi mà không hối hận.

Kết quả của sát sinh xuất hiện trong ba cách:

  1. Kết quả khi chín thì sát sinh vì tham, chủ yếu đọa vào cõi ngạ quỷ, sát vì sân phần lớn đọa vào cõi địa ngục, sát vì si chủ yếu đọa vào cõi súc sinh.
  2. Quả của hành động nổi trội là bị hành động bất thiện lúc trước khống chế sẽ bị nhiều bệnh tật, tuổi thọ ngắn nếu được tái sanh làm người.
  3. Quả tương ứng với nguyên nhân là sẽ thích thú trong hành vi giết hại do tập khí trước.

Tsogyal, vì thế chúng ta không nên phạm những hành động này. Kinh điển dạy rằng nếu nỗ lực từ bỏ những hành động này con sẽ thoát khỏi quả khi chín, quả tương ứng với nguyên nhân, và quả nổi trội. Do vậy con sẽ đạt được hạnh phúc dồi dào của Trời và người.

Lấy Những Gì Không Được Cho

Tính chất bất thiện thứ hai của thân, lấy những gì không được cho là hành vi lấy những sở hữu của người khác làm của mình.

Sự bất thiện này bao gồm việc lấy bằng vũ lực, ví dụ như ăn cướp vào ban ngày, lấy trộm như ăn cắp lúc không bị để ý, và lấy bằng sự lừa gạt, ví dụ như không trung thực trong việc cân, đo lường.

Tsogyal, người không bỏ tính tham sở hữu thì không có hạnh phúc.

Cũng y như trước, hành vi này hoàn tất khi đủ bốn chi phần, và kết quả lại cũng là ba loại.

  1. Quả khi chín sẽ rơi vào ba cõi thấp tùy theo mức độ hành động là lớn, trung bình hay nhỏ. Đặc biệt, sẽ bị đọa vào cõi ngạ quỷ.
  2. Quả nổi trội là cho dù được sinh làm người, sẽ nghèo khó và hay bị trộm cướp.
  3. Quả tương ứng với nguyên nhân, vì tập khí xấu được tích lũy trong tiềm thức nên trong những kiếp sau sẽ vui thích lấy những gì không được cho.

Tsogyal, nếu con từ bỏ vi phạm những hành động này, con sẽ được ba kết quả ngược với những quả trên như được sinh vào cõi Trời, người, có nhiều của cải, v.v..

Tà Dâm

Tính chất bất thiện thứ ba của thân, tà dâm; là hành vi thực hiện giao hợp với một đối tượng dục vọng mà họ không có quyền làm như vậy.

Khi phân chia, có những loại sau:

  1. Không thích hợp cho một người bình dân giao hợp với người được sự bảo vệ của một vị vua, như hoàng hậu.
  2. Không thích hợp khi giao hợp với người bị luật pháp cấm đoán.
  3. Ở Ấn Độ, không thích hợp cho việc giao hợp với người được cha mẹ bảo hộ, vì nam, nữ khi chưa có gia đình riêng thì được bảo vệ bởi cha mẹ.
  4. Không thích hợp để giao hợp với người được “những nguyên tắc văn minh” bảo vệ, nghĩa là việc ấy là nỗi ô nhục, như mẹ và chị em gái.
  5. Không thích hợp để giao hợp với người được Giáo Pháp thiêng liêng bảo vệ, như vị phối ngẫu của guru, người đã thọ giới, v.v..

Người dâm dục không đi vào con đường giải thoát, Tsogyal, hãy áp dụng sự đối trị.

Cũng có những lúc không thích hợp để giao hợp cho dù với người bạn đời hợp pháp.

  1. Không thích hợp để giao hợp vào thời điểm không thuận lợi như ngày rằm, mồng một và mồng tám.
  2. Không thích hợp để giao hợp ở một nơi không thích đáng như trước bàn thờ Tam Bảo.
  3. Không thích hợp để giao hợp vào một chỗ không thích đáng như thực hiện theo cách của thú vật.

Tsogyal, nơi người thường, những người không bỏ đời sống chủ nhà đều bị giam giữ trong nhà tù của Ma Vương.

Như trước, hành vi tà dâm được xem là vi phạm khi hoàn tất đủ bốn chi phần và cũng có ba loại kết quả.

  1. Quả khi chín sẽ bị đọa vào ba cõi thấp. Ngay cả dù được tái sanh ở những cõi cao sẽ phải bất hòa với vợ hay chồng,v.v..
  2. Quả nổi trội là trong các kiếp sau, những người giúp việc, vợ hay chồng sẽ không hợp ý và biểu lộ nhiều hành động vô ơn.
  3. Quả tương ứng với nguyên nhân là khuynh hướng thói quen xấu khiến con ham thích làm chuyện tà dâm.

Tsogyal, nếu con từ bỏ những hành động này và kiềm chế không thực hiện, con sẽ có kết quả ngược lại, vậy hãy từ bỏ chúng là điều rất quan trọng.

Thứ hai, là bốn loại hành động bất thiện của khẩu.

Nói Dối

Tính chất của cái đầu tiên , là điều gì không thật mà nói là thật.

Khi phân chia, có những loại sau.

  1. Nói dối không có lợi cũng không hại, như lời nói dối của người già, lão suy.
  2. Nói dối thật sự có lợi hoặc gây hại như nói dối làm lợi cho một người trong lúc gây hại cho người khác.
  3. “Nói dối mình có phẩm tính siêu phàm” là con tuyên bố mình có tri giác cao cấp trong khi không có.

Tsogyal, không nên nói những lời thiếu suy nghĩ.

Như trước, hành vi nói dối hoàn tất khi đủ bốn chi, và cũng có ba loại quả.

  1. Quả khi chín sẽ đọa vào những cõi thấp.
  2. Quả nổi trội cho dù được tái sanh làm người, tiếng nói của con cũng không có năng lực.
  3. Quả tương ứng với nguyên nhân là trong những kiếp tới con sẽ thích thú trong việc nói dối.

Tsogyal, nếu con từ bỏ những hành động này, con sẽ đạt được những kết quả nghịch lại, vậy hãy từ bỏ chúng là điều rất quan trọng.

Nói Chia Rẽ

Tính chất bất thiện thứ hai của khẩu là nói gây chia rẽ, nghĩa là hành động chia rẽ những người bạn tốt.

Khi phân chia có những loại sau:

  1. Nói chia rẽ công khai bằng cách nói trực tiếp trước mặt người nào đó.
  2. Nói chia rẽ gián tiếp bằng cách nói quanh co.
  3. Nói chia rẽ riêng tư bằng cách nói riêng với người nào đó.

Tsogyal, người không giữ kín được miệng mình sẽ không có hạnh phúc.

Cũng đủ bốn chi như trước, và cũng có ba loại quả.

  1. Quả khi chín sẽ đọa vào ba cõi thấp.
  2. Quả nổi trội là cho dù được tái sanh làm người, con sẽ có ít bạn bè và hay tranh cãi. Con sẽ luôn có nhiều hối tiếc, bị mọi người ghét, và bất kỳ những gì con nói đều không hiệu quả.
  3. Quả tương ứng với nguyên nhân là trong những kiếp tương lai con sẽ lại thích thú trong việc nói chia rẽ.

Tsogyal, nếu con từ bỏ những hành động này, con sẽ đạt được những kết quả nghịch lại, vậy hãy từ bỏ chúng là điều rất quan trọng.

Nói chuyện phiếm

Tính chất bất thiện thứ ba của khẩu, nói chuyện phiếm, là lãng phí thời gian.

Khi phân chia có những loại sau:

  1. Niệm chú của thầy pháp.
  2. Kể chuyện và chơi đố chữ
  3. Đàm luận đùa giỡn.

Như trước, bị vi phạm khi đủ bốn chi phần, và có ba loại quả

  1. Quả khi chín sẽ bị đọa vào ba cõi thấp.
  2. Quả nổi trội là cho dù được sinh làm người, lời nói của con sẽ vụng về, nói nhiều và không mạch lạc.
  3. Quả tương ứng với nguyên nhân là trong những kiếp tương lai con sẽ lại thích nói chuyện phiếm.

Tsogyal, nếu con từ bỏ những hành động này, con sẽ đạt được những kết quả ngược lại, vậy đừng thích nói chuyện vô mục đích.

Nói lời thô ác

Tính chất bất thiện thứ tư của khẩu, nói thô ác là lời nói làm tổn thương người khác.

Khi phân chia có những loại sau:

  1. Vạch lỗi người khác giữa chỗ đông người.
  2. Gián tiếp làm tổn thương người khác.
  3. Nói riêng điều gì sẽ làm tổn hại người khác.

Tsogyal, ngọn lửa của lời nói thô ác sẽ thiêu đốt trái tim của con và người khác. Vũ khí của lời nói thô ác giết chết sinh lực giải thoát.

Như trước, bị vi phạm khi đủ bốn chi phần, và có ba loại quả

  1. Quả khi chín sẽ bị đọa vào ba cõi thấp.
  2. Quả nổi trội là cho dù được tái sanh làm người, bất cứ những gì con nói đều làm người khác khó chịu và sự xuất hiện của con sẽ luôn làm họ nổi giận.
  3. Quả tương ứng với nguyên nhân là con sẽ thích nói những lời thô tục.

Tsogyal, nếu con từ bỏ những hành động này, con sẽ đạt được những kết quả ngược lại. Chúng sanh của thời đại đen tối này không có hạnh phúc. (vì hay nói lời thô ác)

Thứ ba, có ba bất thiện thuộc ý.

Tham lam

Tính chất của cái đầu tiên, tham lam là bám luyến vào những gì tốt đẹp.

Khi phân chia có những loại sau:

  1. Kiềm chế không cho tài sản của mình.
  2. Tham muốn tài sản người khác thuôc về mình.
  3. Bám luyến những gì tốt đẹp không phải của mình cũng không phải của người khác.

Tsogyal, đừng bám giữ những sở hữu vật chất. Người thực hành Giáo Pháp mà không hiểu lẽ vô thường thì không hạnh phúc.

Hành động này vi phạm khi đủ bốn chi phần và có ba loại quả.

  1. Quả khi chín sẽ bị đọa vào ba cõi thấp.
  2. Quả nổi trội là dù tái sanh làm người, con sẽ bị sống nơi vùng không thoải mái ở đó luôn bị đói khát.
  3. Quả tương ứng với nguyên nhân là trong những kiếp tới con sẽ thích thú sự tham lam.

Tsogyal, điều thiết yếu là từ bỏ những hành động này.

Ác ý

Bản chất của bất thiện thứ hai thuộc ý, sân hận là thái độ thù hận.

Khi phân chia có những loại sau:

  1. Ác ý do giận dữ.
  2. Ác ý do oán ghét.
  3. Ác ý do ghen tỵ

Tsogyal, đừng phạm những hành vi thuộc ý khiến tổn thương mình và làm hại người khác.

Hành động này xem là vi phạm khi đủ bốn chi phần, và có ba loại quả.

  1. Quả khi chín sẽ bị đọa vào ba cõi thấp.
  2. Quả nổi trội là dù tái sanh làm người, người khác sẽ xung khắc với con một cách vô lý và con luôn gặp thù hằn, kiện cáo.
  3. Quả tương ứng với nguyên nhân là trong những kiếp tới con sẽ phát triển một trạng thái tâm hiểm độc.

Tsogyal, nếu con không từ bỏ sân hận con sẽ chẳng thực hành được Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa.

Những Tà Kiến

Tính chất bất thiện thứ ba của ý; tà kiến, là phóng đại và phỉ báng.

Khi phân chia có những loại sau:

  1. Tà kiến chủ trương chủ nghĩa Hư vô và Vĩnh cửu. (Thường kiến và Đoạn kiến) phi Phật giáo.
  2. Tà kiến chủ trương có một thực thể “ngã” trong thân, một điều luật hay nghi thức là tối cao như “Sự tu khổ hạnh của chó và gà.”[18]
  3. Tà kiến chủ trương có một thực thể bản ngã trong thân.

Tsogyal, chỉ có ít người hiểu được sự khác nhau của Giáo Pháp và phi-Giáo Pháp.

Hành động này xem là vi phạm khi đủ bốn chi, và có ba loại quả.

  1. Quả khi chín sẽ bị đọa vào ba cõi thấp.
  2. Quả nổi trội là dù tái sanh làm người, con sẽ sinh vào nơi biên địa, bộ tộc không văn minh, ở đó thậm chí sẽ không được nghe danh hiệu của Tam Bảo.
  3. Quả tương ứng với nguyên nhân là những khuynh hướng thói quen nắm giữ tà kiến sẽ kiên cố trong tiềm thức con sau đó con sẽ thích thú nắm giữ tà kiến.

Tsogyal, tất cả các đấng tôn quý đều lên án mười điều bất thiện này. Chúng bị những người có học từ bỏ. Ngay cả những người tìm kiếm việc đạt được sự rạng rỡ đặc biệt và giàu có của cõi Thiên và cõi người cũng không vi phạm, vậy, hãy từ bỏ chúng.

Có nhiều người không nhận ra được điều tốt, xấu, nhưng người đã đi vào giáo lý của Đức Phật thì không như vậy. Vi phạm điều ác trong khi biết rõ nhân quả của hành động bất thiện thì không khác gì thú vật.

Công Chúa Tsogyal hỏi: Khi từ bỏ những hành động này, người ta sẽ đạt được kết quả gì?

Vị Thầy đáp: Quả khi chín, con sẽ sinh vào cõi Trời, và người. Giống như Trời Phạm Thiên, giọng nói của con sẽ du dương, giống như Trời Đế Thích; thân con sẽ đẹp hơn người khác, và giống như một vị vua của hoàn vũ con sẽ rất giàu có.

Như một quả nổi trội con sẽ có được sự uyên bác lớn lao, con sẽ rất thông minh và sẽ gặp Giáo Pháp Của Đức Phật. Cuối cùng con sẽ đạt được ba cấp độ giác ngộ.

Như quả tương ứng với nguyên nhân, trong tất cả kiếp tương lai con sẽ tự nỗ lực từ bỏ mười điều bất thiện.

Công Chúa Tsogyal hỏi: Về mười bất thiện này có khác biệt nào trong tính nghiêm trọng của cái xấu không?

Vị Thầy đáp: Có. Nói chung, có sự phân chia theo phiền não.

  1. Do sân hận mà vi phạm mười bất thiện, con sẽ tái sanh vào địa ngục.
  2. Khi vi phạm mười bất thiện vì tham lam, con sẽ tái sanh là ngạ quỷ.
  3. Khi vi phạm vì si mê, con sẽ tái sanh làm súc sinh.

Cũng có những khác biệt trong sự nghiêm trọng về mặt đối tượng.

  1. Do phạm mười điều bất thiện với một đối tượng đặc biệt, con sẽ sinh vào địa ngục.
  1. Do phạm mười điều bất thiện với một đối tượng bình thường, con sẽ sinh làm ngạ quỷ.
  2. Do phạm mười điều bất thiện với một đối tượng thấp hơn, con sẽ sinh làm súc vật.

Đặc biệt, trong những loại sát sinh khác nhau, quả chín xấu trầm trọng nhất là giết một vị bồ tát đã phát triển bồ đề tâm.

Trong những loại lấy những gì không được cho, tội lớn nhất là ăn trộm của Tam Bảo.

Trong những loại tà dâm, tội lớn nhất là cưỡng ép một vị a la hán giao hợp.

Trong những loại nói dối, tội lớn nhất là lừa gạt một vị Thầy hay một thành viên tôn kính của Tăng Đoàn.

Trong những loại nói chia rẽ, tội lớn nhất là gây bất hòa trong Tăng Đoàn.

Trong những loại nói lời thô ác, tội lớn nhất là nói lời khó chịu với một tu sĩ.

Trong những loại nói chuyện phiếm, tội lớn nhất là quấy phá tâm của tu sĩ hoặc người đang thiền định về bản tánh của bất nhị.

Trong những loại tham, tội lớn nhất là tham quỹ cúng dường Tam Bảo.

Trong những loại ác ý, tội lớn nhất là có ý phạm năm tội có hậu quả tức khắc (ngũ nghịch: giết cha, mẹ, một vị A La Hán, chia rẽ Tăng Đoàn, làm thân Phật chảy máu.)

Trong những loại tà kiến, tội lớn nhất là chê bai thực nghĩa.

Tsogyal, con không nên vi phạm bất kỳ cái nào trong những hành động này cho dù phải mất mạng.

Nói chung, cũng có những khác biệt trong mười bất thiện.

  1. Do sát sinh, nói chia rẽ, nói thô tục, và ác ý sẽ đọa địa ngục.
  2. Do tà dâm ,trộm cướp và tham lam, sẽ bị tái sanh làm ngạ quỷ.
  3. Do nói dối, nói chuyện phiếm và chấp thủ tà kiến sẽ sinh làm súc sinh.

THẬP THIỆN

Công Chúa Tsogyal hỏi vị Thầy: Người ta nên thực hành thập thiện như thế nào, thực hiện những đối trị ra sao?

Vị Thầy đáp: Mười điều thiện có bốn chủ đề.

  1. Bản chất là một hành động thanh tịnh của thân, khẩu, và ý khiến sinh ra sự cao cả thật sự.[19]
  2. Định nghĩa thiện hạnh là khi một người có tự do và giàu có thực hiện hành động đúng đắn, sẽ sinh ra kết quả được hạnh phúc mong muốn.
  3. Sự phân biệt là những thiện hạnh ngược lại với mười bất thiện: phóng sinh, rất rộng lượng, sống trong sạch, lời nói chân thật, nỗ lực hòa giải tranh chấp, lời nói dịu dàng dễ nghe và tự chủ, nói lời có ý nghĩa, yêu thương mọi người, không bám luyến, và không nghi ngờ luật nhân quả và ý nghĩa quyết định.
  4. Sau đây là mười hỗ trợ tạo ra những thiện hạnh trong dòng tâm thức con: tin tưởng vào những giáo lý chân chính, giữ lòng tự trọng và lương tâm trong sạch, kiềm chế không cờ bạc, không tranh cãi, không xem họp chợ, luôn hành động một cách chu đáo tận tình, từ bỏ lười biếng, không giao thiệp với bạn xấu, tu hành thân, khẩu, ý nhu hòa, trau dồi bốn bậc hoạt động của tri giác, và nhất là chú tâm vào con đường của các đấng tôn quý.

Tsogyal, nhờ hành động theo cách này, nhất định con sẽ đạt được những cõi cao thật sự.

MƯỜI PARAMITA (BA LA MẬT)

Thứ ba, để dấn thân vào những hành động của mười ba la mật, có năm chủ đề.

  1. Bản chất chung là những hành động có tính chất con đường đưa đến giác ngộ vô thượng.
  2. Định nghĩa paramita: là điều làm cho con đến (ita) đại niết bàn, bờ bên kia (param) của biển sinh tử luân hồi.
  3. Nhiệm vụ là hoàn thiện hai tích lũy và hoàn thành sự lợi lạc cho chúng sanh.
  4. Có hai loại; thông thường và đặc biệt. Thông thường là sáu ba la mật: bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, và trí tuệ phân biệt.

Đặc biệt, bố thí có ba loại: Pháp thí, tài thí, và vô úy thí.

Trì giới cũng có ba loại: Cố gắng không làm ác, cố gắng thu thập những phẩm tính thiện, và giới nguyện làm lợi ích chúng sanh. Nói khác đi, giữ được những giới luật này là nhờ cố gắng không làm mười bất thiện, nhờ sáu ba la mật, và nhờ tứ nhiếp pháp.

Nhẫn nhục cũng có ba loại: Không màng đau khổ khi từ bỏ luân hồi, kiên nhẫn chịu gian khổ vì lợi ích chúng sanh, và kiên trì giữ niềm tin trong Giáo Pháp, nghĩa là cố gắng không sợ hãi những trạng thái thâm sâu.

Tinh tấn cũng có ba loại: Tinh tấn áp dụng giáo lý Đại Thừa, tinh tấn như áo giáp chống lại nghịch cảnh, và tinh tấn không ngừng để thành tựu quả Phật toàn giác.

Thiền định cũng có ba loại: Thiền định tập trung vào con đường thế gian đúng đắn, thiền định tập trung vào con đường xuất thế gian, thiền định tổng quát tập trung vào cả hai.

Trí tuệ cũng lại có ba loại: Trí tuệ nhận biết sự vật hữu vi thì vượt khỏi tập trung, trí tuệ nhận biết bản tánh vượt khỏi tập trung, và trí tuệ nhận biết rằng mọi hiện tượng đều siêu vượt nhị nguyên và vượt khỏi lời nói, suy nghĩ và mô tả.

Con nên biết rằng để thu nhập mỗi phương pháp vào dòng tâm thức, con phải có đầy đủ bốn ba la mật nữa.

Để vượt qua tính bủn xỉn và nghèo khó thì bằng sự bố thí không cầu báo đáp là sức mạnh ba la mật.

Bố thí mà thoát khỏi mục đích của người thường và người Tiểu Thừa là phương tiện ba la mật.

Bố thí với ý tưởng: mong cho con ngăn chặn sự nghèo khó của chính con và mọi chúng sanh! là nguyện ba la mật.

Bố thí với ba phạm vi[20] hoàn toàn thanh tịnh là trí ba la mật.

Tương tự, khắc phục bất thiện bằng giới luật không tham muốn kết quả của sanh tử là lực ba la mật.

Duy trì những giới nguyện trong khi thoát khỏi tám mối quan tâm thế gian là phương tiện ba la mật.

Mong ước rằng sự cư xử bất thiện của mọi chúng sanh được chấm dứt trong lúc không mong muốn quả báo nhân thiên cho chính con, là nguyện ba la mật.

Không khởi ý niệm phân biệt ba lãnh vực (chủ thể, đối tượng và hành động) là trí ba la mật.

Chiến thắng sân hận nhờ cư xử bình đẳng với mọi người là lực ba la mật.

Không bám giữ ý định thế gian như sự lừa gạt và đạo đức giả là phương tiện ba la mật.

Không tham cầu mình được tái sanh với thân thể đẹp đẽ của cõi nhân, thiên, mà mong ước sự xấu xí của tất cả chúng sanh được chấm dứt là nguyện ba la mật.

Không khởi ý niệm phân biệt của ba lãnh vực là trí ba la mật.

Khắc phục sự lười biếng với sự tinh tấn suy niệm những tính tốt và xấu là lực ba la mật.

Không bám giữ ý định thế tục như hy vọng được người khác tin tưởng là phương tiện ba la mật.

Mong cầu cho mọi chúng sanh hết lười biếng và nỗ lực trên con đường là nguyện ba la mật.

Không khởi ý niệm phân biệt ba lãnh vực là trí ba la mật.

Khắc phục tán tâm nhờ thiền định vượt khỏi cõi vô sắc là lực ba la mật.

Thực hành vì lợi ích thành tựu những phẩm tính của giác ngộ vô thượng, không mong cầu những trạng thái của cõi nhân, thiên, là phương tiện ba la mật.

Mong cầu cho sự phóng tâm của mọi chúng sanh được kết thúc là nguyện ba la mật.

Không khởi ý niệm phân biệt ba lãnh vực (chủ thể, đối tượng, hành vi) là trí ba la mật.

Chiến thắng những tạo tác phân biệt bằng trí tuệ tánh Không chẳng tách lìa bản tánh của lòng bi là lực ba la mật.

Chẳng lìa bản tánh của trí tuệ và lòng bi suốt ba thời là phương tiện ba la mật.

Mong cầu cho con và mọi người nhận ra được thực nghĩa là nguyện ba la mật.

Nhận ra rằng từ vô thủy, tâm con sẵn có bản tánh trí tuệ này là trí ba la mật.

Tsogyal, hãy thực hành theo cách này không xao lãng.

  1. Quả của việc thực hành mười ba la mật là con sẽ giải thoát khỏi những cõi thấp, và đạt được những cấp đặc biệt của cõi nhân, thiên, con sẽ hoàn thiện những con đường và nhanh chóng đạt Phật quả, sau đó con sẽ trở thành một người hướng dẫn vĩ đại giải thoát chúng sanh khỏi luân hồi.

RANH GIỚI PHÂN CHIA GIỮA ĐƯỢC VÀ MẤT GIỚI NGUYỆN

Giây phút có được bồ đề tâm nguyện như sau: đã tích lũy rất nhiều công đức, khi con phát sinh tư tưởng phải hoàn thành hạnh phúc đích thực của chúng sanh nhờ sự tịnh hóa hoàn toàn dòng tâm thức của con, con đắc Bồ đề tâm nguyện vào lúc cuối lần bày tỏ thứ ba của nghi thức trọn vẹn.

Lúc mất bồ đề tâm nguyện là khi phát sinh tà kiến hay xúc phạm Tam Bảo do vậy làm hư sự tu hành. Do vậy điều cốt lõi là nỗ lực giữ tâm chánh niệm tỉnh giác.

PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI NGUYỆN VI PHẠM

Nếu con làm hư hại các giới nguyện gốc, phải thọ giới nguyện lại như hướng dẫn trước. Nếu hư hại giới nguyện nhánh con phải sám hối trước vị Thầy hay Tam Bảo.

GIÁO HUẤN DAKINI – Do YESHE TSOGYAL ghi lại và chôn giấu
Phát lộ bởi : NYANG RAL NYIMA OSER và SANGYE LINGPA


The precepts of the bodhicitta of application

Secondly, the precepts of the bodhicitta of application will be explained under
three points: (1) the ten nonvirtues to be abandoned, (2) the ten virtuous actions that
are the antidotes, and (3) the ten paramitas that are to be engaged in.

The Ten Nonvirtues

Among the ten nonvirtues, there are first the three physical deeds: killing, taking what is not given, and engaging in sexual misconduct.

Killing

The essence of killing is to interrupt the continuation of life. There are three types enacted by the three poisons.

  1. Killing out of desire means to slaughter animals due to desire for their meat, skin, and so forth.
  1. Killing out of anger means, for example, to murder another with a vicious intention.
  1. Killing out of delusion means to kill without intention, for example, when a child kills a bird or an ant dies by being trodden on.

Sentient beings who are not free from the three poisons have no happiness.

The act of killing is completed when committed by means of the following four aspects.

  1. The preceding thought of intending “I will do such a misdeed!”
  2. The deliberate engagement in the act and pursuing it with effort
  3. The actual deed of killing, experiencing the act
  4. The conclusion of rejoicing in the act without feeling regret

The results of killing appear in three ways.

  1. The result of ripening is that by killing out of desire you will mainly be reborn as a hungry ghost, by killing out of anger you will mostly be reborn in the hells, and by killing out of delusion you will mainly be reborn as an animal.
  1. The result of the dominant action is that, dominated by the former unvirtuous action, you will have a short life span and much sickness even if you take rebirth as a human being.
  1. The result corresponding to the cause is that you will take pleasure in the act of killing, due to your former habitual tendencies.

Tsogyal, therefore we should not commit these actions. The sutras teach that if you put effort into abandoning these actions you will turn away from the previous result of ripening, the result corresponding to the cause, and the dominant result.

Then you will attain the abundant happiness of gods and men.

Taking What Is Not Given

The essence of the second physical nonvirtue, taking what is not given, is the act of making another person’s possession your own.

This nonvirtue includes taking by force, for example robbing in open daylight, taking by sneak such as stealing unnoticed, and taking by deceit, for example dishonesty with weights and scales.

Tsogyal, people who have not turned away from desire possess no happiness.

Just as before, this action is consummated when four aspects are complete, and the results are again of three types.

  1. The result of ripening is that you fall into the three lower realms according to whether the act is done to a greater, medium, or lesser degree. In particular, you will be reborn as a hungry ghost.
  1. The dominant result will be that, even if you are reborn as a human being, you will have few possessions and encounter a lot of thievery and robbery.
  1. The result corresponding to the cause is that, due to this unwholesome habitual tendency being accumulated in the all-ground, you will delight in taking what is not given in future lives.

Tsogyal, if you give up committing such actions you will have three results. You will obtain the opposite of the previous three results, such as being reborn in the forms of gods and men, having much wealth and so forth.

Sexual Misconduct

The essence of the third physical nonvirtue, sexual misconduct, is the act of engaging in intercourse with an object of desire with whom one has no authority to do so.

When divided, there are the following kinds.

  1. It is unsuitable for a commoner to have intercourse with someone under the guardianship of a king, such as his queen.
  1. It is unsuitable to have intercourse with someone prohibited by the law.
  2. In India, it is unsuitable to have casual intercourse with someone under the guardianship of parents, since men and women not in their own household are protected by their parents.
  1. It is unsuitable to have intercourse with someone protected by “civilized principles,” which means someone with whom it is shameful, such as a mother or a sister.
  1. It is unsuitable to have intercourse with someone under the guardianship of the sacred Dharma, such as the guru’s consort, an ordained person, and so forth.

Lustful people do not enter the path of liberation. Tsogyal, apply the antidote.

There are also occasions on which it is unsuitable to have intercourse even with your rightful companion.

  1. It is unsuitable to have intercourse at an inappropriate time such as on the full moon, new moon, and the eighth day.
  1. It is unsuitable to have intercourse in an inappropriate location, such as in the presence of a shrine for the Three Jewels.
  1. It is unsuitable to have intercourse in an inappropriate orifice, such as engaging in the manner of animals.

Tsogyal, in general people who have not abandoned the life of householders are trapped in the prison of Mara.

As before, the act of sexual misconduct is consummated by means of the four completing aspects, and again there are three types of results.

  1. Through the result of ripening you will be reborn in the three lower realms.

Even if you do take rebirth in the higher realms, you will have fights with your spouse and so forth.

  1. The dominant result is that even in future lives your helpers, spouse, and so forth will be unresponsive and show various acts of ingratitude.
  1. The result corresponding to the cause is that your unwholesome habitual tendencies will cause you to take pleasure in sexual misconduct.

Tsogyal, if you give up these acts and refrain from engaging in them, you will obtain the opposites of their results, so abandoning them is of great importance.

Secondly, there are four types of verbal nonvirtues.

Telling Lies

The essence of the first, telling lies, is to verbally state that something untrue is true.When divided, there are the following kinds.

  1. There are lies that neither benefit nor harm, such as the lies of an old, senile man.
  1. There are lies that do benefit or harm, such as benefiting one person while harming another.
  1. The “lie of having supreme human qualities” means that you claim to possess qualities in your stream of being such as higher perceptions, when you do not.

Tsogyal, do not utter a lot of thoughtless words.

As before, the act of telling lies is consummated by means of the four completing aspects, and again there are three types of results.

  1. The result of ripening is that you fall into the lower realms.
  2. The dominant result is that even if you are reborn as a human, your voice will hold no power.
  3. The result corresponding to the cause is that in future lives you will again delight in telling lies.

Tsogyal, if you give up these acts you will obtain the opposites of their results, so abandoning them is of great importance.

Divisive Talk

The essence of the second verbal nonvirtue, divisive talk, is the act of separating people who are good friends.

When divided, there are the following types.

  1. Public divisive talk by talking directly to someone’s face
  2. Indirect divisive talk by talking in a roundabout way
  3. Private divisive talk by talking to others individually

Tsogyal, people who cannot keep their lips tight will have no happiness.

The four completing aspects are just as before, and there are again three types of results.

  1. The result of ripening is that you will fall into the three lower realms.
  2. The dominant result is that, even if you take rebirth as a human being, you will have few friends and many arguments. You will always have many regrets, be disliked by everyone, and whatever you utter will be ineffective.
  3. The result corresponding to the cause is that in future lives you will again take pleasure in divisive talk.

Tsogyal, if we abandon such acts we will attain the opposites of their results, so it is important to abandon them.

Idle Gossip

The essence of the third verbal nonvirtue, idle gossip, is to waste free time.

When divided, there are the following types:

  1. Shamanistic incantations
  2. Storytelling and word games
  3. Bantering conversation

Just as before, it is consummated by the four aspects, and will have these three types of results.

  1. The result of ripening is that you will fall into the three lower realms.
  2. The dominant result is that, even if you are reborn as a human being, your words will be undignified, babbling, and unconnected.
  3. The result corresponding to the cause is that in future lives you will again take pleasure in uttering idle gossip.

Tsogyal, if you give up these acts you will attain the opposite of their results, so do not be fond of pointless chatter.

Harsh Words

The essence of the fourth verbal nonvirtue, harsh words, is talk that hurts another person.

When divided, there are the following kinds.

  1. Exposing someone’s faults in public
  2. Hurting someone indirectly
  3. Uttering in private something that will hurt another person

Tsogyal, the fire of harsh words burns the heart of both yourself and others. The weapon of harsh words kills the life force of liberation.

This act is consummated by the four completing aspects, and has the following three types of results.

  1. The result of ripening is to be reborn in the three lower realms.
  2. The dominant result is that, even if you take rebirth as a human being, whatever you say will be offensive to others and you will always appear to irritate them.
  3. The result corresponding to the cause is that you will be fond of speaking harsh words.

Tsogyal, if you abandon these actions you will attain the results of their opposites. The sentient beings of the dark age have no happiness.

Thirdly, there are three mental nonvirtues.

Covetousness

The essence of the first, covetousness, is attachment to something excellent.

When divided, there are the following types:

  1. Refraining from giving away your own possessions
  2. Desiring to make others’ possessions belong to yourself
  3. Attachment to something excellent that belongs neither to oneself nor to others

Tsogyal, do not hold on to ownership of material things. Dharma practitioners with no understanding of impermanence have no happiness.

This action is consummated by the four aspects, and has the following three results.

  1. The result of ripening is rebirth in the three lower realms.
  2. The dominant result is that, even if you take rebirth as a human being, you will always live in an unpleasant area where there is hunger and thirst.
  3. The result corresponding to the cause is that in future lives you will take pleasure in covetousness.

Tsogyal, it is therefore essential to abandon these actions.

Ill Will

The essence of the second mental nonvirtue, ill will, is an attitude of hostility.

When divided, there are the following types:

  1. Ill will resulting from anger
  2. Ill will resulting from resentment
  3. Ill will resulting from jealousy

Tsogyal, do not commit mental actions that hurt yourself and harm others.

This act is consummated by the four aspects, and has the following three types of results.

  1. The result of ripening is to take rebirth in the lower realms.
  2. The dominant result is that, even if you are reborn as a human, others are unjustifiably hostile toward you and constantly you meet with enmity and lawsuits.
  3. The result corresponding to the cause is that you will develop a malicious frame of mind.

Tsogyal, if you do not give up ill will you can practice neither Hinayana nor Mahayana.

Wrong Views

The essence of the third mental nonvirtue, wrong views, is to exaggerate or denigrate.

When divided, there are the following kinds.

  1. The wrong view of holding the non-Buddhist beliefs of eternalism or nihilism
  1. The wrong view of holding a rule or ritual to be paramount, such as “asceticism of dogs and chickens”3
  1. The wrong view of holding the belief of the “transitory collection”4

Tsogyal, there are few who understand the difference between Dharma and non- Dharma.

These actions are consummated by the four aspects, and produce the following three results.

  1. The result of ripening is to take rebirth in the three lower realms.
  2. The dominant result is that, even if you are reborn as a human being, you will take birth in a place such as in an uncivilized border tribe, where you will not even hear the name of the Three Jewels.
  3. The result corresponding to the cause is that the habitual tendencies of holding wrong views will solidify in your all-ground, after which you will be fond of holding wrong views.

Tsogyal, all noble beings denounce these ten nonvirtues. They are renounced by all learned people. They are not to be committed even by those who seek to attain the special splendor and wealth of gods and humans, so give them up.

There are many people who do not recognize good from evil, but those who do have entered the Buddha’s teachings. To commit nonvirtue while knowing well the cause and effect of virtuous actions and misdeeds is to be no different from an animal.

Lady Tsogyal asked: When abandoning these actions, what are the results one will attain?

The master replied: As the result of ripening you will be reborn among gods and humans. Like Brahma your voice will be melodious, like Indra your body will be more beautiful than that of others, and like a universal monarch you will have great wealth.

As the dominant result you will hold great learning, you will be very intelligent, and you will meet with the Dharma of the Buddha’s teachings. Ultimately you will attain the three levels of enlightenment.

As the result corresponding to the cause you will, in all future lifetimes, exert yourself in abandoning the ten nonvirtues.

Lady Tsogyal asked: Concerning these ten nonvirtues, is there any difference in the severity of evil?

The master replied: Yes, there are differences. In general, there is the division in terms of the disturbing emotion.

  1. Through committing the ten nonvirtues out of anger, you will be reborn as a hell-being.
  1. When the nonvirtues are committed out of desire, you will be reborn as a hungry ghost.
  1. When the nonvirtues are committed out of delusion, you will be reborn as an animal.

There is also a difference in severity in terms of the object.

  1. By committing the ten nonvirtues toward a special object, you will be reborn as a hell-being.
  1. By committing them toward an ordinary object, you will be reborn as a hungry ghost.
  1. By committing them toward an inferior object, you will be reborn as an animal.

In particular, among the different types of killing, the most severe evil ripening stems from taking the life of a bodhisattva who has developed bodhicitta.

Among the different types of taking what is not given, the greatest misdeed is to steal that which belongs to the Three Jewels.

Among the different types of sexual misconduct, the greatest misdeed is to have forced intercourse with an arhant.

Among the different types of telling lies, the greatest misdeed is to deceive a master or a venerable member of the sangha.

Among the different types of divisive talk, the greatest misdeed is to cause a schism in the sangha.

Among the different types of harsh words, the greatest misdeed is to speak unpleasantly to a member of the sangha.

Among the different types of idle gossip, the greatest misdeed is to disturb the mind of a monk or someone practicing the nature of nondual meditaion.

Among the different types of covetousness, the greatest misdeed is to crave the funds donated to the Three Jewels.

Among the different types of ill will, the greatest misdeed is to plan committing the “five deeds with immediate results.”

Among the different types of wrong views, the greatest misdeed is to disparage the true meaning.

Tsogyal, you should not commit any of these actions even at the cost of your life.

Generally speaking, there are also differences among the ten nonvirtues.

  1. Through killing, divisive talk, harsh words, and ill will, you will be reborn as a hell-being.
  1. Through sexual misconduct, taking what is not given, and covetousness, you will be reborn as a hungry ghost.
  1. Through telling lies, idle gossip, and holding wrong views, you will be reborn as an animal.

The Ten Virtues

Lady Tsogyal asked the master: How should one practice the ten virtues, the antidotes that are to be adopted?

The master replied: The ten virtues have four topics.

  1. The essence is a pure action of body, speech, or mind that produces the truly high.5
  1. The definition of virtuous action is that action which, when correctly committed by a person who has obtained the freedoms and riches, yields the result of a desired happiness.
  1. The divisions are the virtues that are the opposites of the ten nonvirtues: to save lives, to be tremendously generous, to abide in pure living, to speak truthfully, to reconcile strife, to speak gently and with discipline, to speak meaningfully, to be loving toward all beings, to be unattached, and to be free from doubt about the results of actions and the definitive meaning.
  1. The following are the ten supports that cause the virtues to remain in your stream of being: to have faith in the true teachings, to keep self-respect and pure conscience, to refrain from gambling and quarreling, to refrain from watching market gatherings, to always act conscientiously, to cast away laziness, to not associate with immoral friends, to train in the pliancy of body, speech, and mind, to cultivate the four-fold spheres of perception, and in particular to focus your mind on the path of noble beings.

Tsogyal, by acting in these ways, there is no doubt that you will attain the results of the truly high.

The Ten Paramitas

Thirdly, for engaging in the actions of the ten paramitas, there are five topics.

  1. The general essence is that which has the nature of the path for accomplishing unexcelled enlightenment.
  1. The definition of paramita is that which causes you to reach (ita) to the great nirvana, the other shore (param) of the ocean of samsara.
  1. The function is to perfect the two accumulations and accomplish the welfare of sentient beings.
  1. There are two kinds of divisions; general and specific. The general division is the six paramitas of generosity, discipline, patience, diligence, concentration, and discriminating knowledge.

Specifically, generosity has three types: the giving of Dharma teachings, the giving of material things, and the giving of protection against fear.

Discipline also has three types: the discipline of refraining from misdeeds, the discipline of gathering virtuous qualities, and the discipline of benefiting sentient beings. In other words, these disciplines are observed by refraining from the ten nonvirtues, by the six paramitas, and by the four means of magnetizing.

Patience also has three types: the patience of being unconcerned about undergoing suffering when renouncing samsara, the patience of undertaking hardship in order to benefit beings, and the patience of keeping confidence in the Dharma, which means to refrain from fearing the profound nature.

Diligence also has three types: the diligence of applying the Mahayana teachings, the armorlike diligence of repelling adversity, and the relentless diligence of accomplishing the buddhahood of perfect omniscience.

Meditation also has three types: the meditation that focuses on the correct mundane path, the meditation that focuses on the supramundane path, and the general meditation that takes both as focus.

Knowledge again has three types: the knowledge that realizes conditioned things to be beyond focus, the knowledge that realizes the innate nature to be beyond focus, and the knowledge that realizes that all phenomena are beyond duality and transcend words, thought, and description.

You should know that in order to assimilate each method within your stream of being, you must have four paramitas complete.

To vanquish stinginess and poverty through the generosity of not expecting a reward is the paramita of strength.

To give while being free from the intentions of ordinary people and the Hinayana is the paramita of method.

To give with the thought, May I interrupt the poverty of myself and all sentient beings! is the paramita of aspiration.

To give with the total purity of the three spheres is the paramita of wisdom.6

Similarly, to vanquish nonvirtue with the discipline of not desiring samsaric results is the paramita of strength.

To observe your vows while being free from the eight worldly concerns is the paramita of method.

To wish, May the immoral behavior of all sentient beings be interrupted! while not desiring the states of gods and men for yourself alone, is the paramita of aspiration.

To embrace that with the non conceptualization of the three spheres is the paramita of wisdom.

To vanquish anger by behaving equally to everyone is the paramita of strength.

Not to hold a worldly purpose such as deceit and hypocrisy is the paramita of method.

Not to desire rebirth in a beautiful body of gods or humans for yourself alone, but to wish, May the ugliness of all sentient beings be pacified! is the paramita of aspiration.

To embrace that with the non conceptualization of the three spheres is the paramita of wisdom.

To vanquish laziness with the diligence of keeping the faults and qualities in mind is the paramita of strength.

Not to hold a worldly purpose, such as expecting to be held in faith by others, is the paramita of method.

To wish, May all beings bring an end to laziness and exert themselves on the true path! is the paramita of aspiration.

To embrace that with the non conceptualization of the three spheres is the paramita of wisdom.

To vanquish distraction through the concentration that has transcended the formless realms is the paramita of strength.

To practice for the sake of accomplishing the qualities of unexcelled enlightenment, with no desire for the states of gods or men, is the paramita of method.

To wish, May the distraction of all sentient beings be interrupted! is the paramita of aspiration.

To refrain from conceptualizing the three spheres is the paramita of wisdom.

To vanquish the constructs of distinguishing attributes with the knowledge of emptiness endowed with the nature of compassion is the paramita of strength.

To be inseparable from that throughout the three times is the paramita of method.

To wish, May I and all others realize the true meaning! is the paramita of aspiration.

To recognize the fact that since the beginning, your mind essence has had the nature of this knowledge is the paramita of wisdom.

Tsogyal, practice in this way undistractedly.

  1. The result of practicing the ten paramitas is that you will be liberated from the lower realms and, attaining the special level of gods or men, you will perfect the paths and swiftly attain buddhahood, after which you will become a great guide liberating sentient beings from samsara.
  1. THE DIVIDING LINE BETWEEN LOSING AND POSSESSING THE VOW

The moment of obtaining the bodhicitta vow is as follows. Having gathered a vast accumulation of merit, when you give rise to the thought that you must accomplish the genuine welfare of beings through fully purifying your mind, you obtain the bodhicitta vow at the end of the third utterance of the complete ritual.

The moment of losing the bodhicitta vow is when you give rise to wrong views or denounce the Three Jewels, thus violating the trainings. It is therefore essential to exert yourself while keeping mindfulness and conscientiousness on guard.

  1. THE METHOD FOR REPAIRING WHEN DAMAGED

If you damage the root precepts, you must retake the vow as instructed before. If you have damaged the branch precepts, you must confess that in the presence of the master or the Three Jewels.

Dakini Teachings: Padmasambhava’s Oral Instructions to Lady Tsogyal

From the revelations of Nyang Ral Nyima Özer, Sangye Lingpa and Dorje Lingpa.

Translated from the Tibetan according to the teachings of Kyabje Tulku Urgyen Rinpoche by Erik Perna Kunsang (Erik Hein Schmidt).

Edited by Marcia Binder Schmidt.