21271373_1166371873507202_6337909061820302486_n

Lợi ích của sự giải thoát – The benefits of liberation

Được chư thiện tri thức và thành tựu giả siêu phàm dẫn dắt,  

Ngài đã tu tập và trực nghiệm giáo huấn của chư Bổn Sư.  

Ngài chỉ ra con đường cao cả không sai trật cho kẻ khác.  

Bậc Thầy Vô Song, con đảnh lễ dưới chân Ngài.

Giải thoát là gì? Đó là tìm được tự do thoát khỏi đại dương đau khổ được gọi là luân hồi này, và đạt được quả vị của một Thanh Văn (Sravaka), một vị Độc Giác Phật (Pratyekabuddha), hay một vị Phật Toàn Giác.

NHỮNG NHÂN TỐ ĐƯA ĐẾN GIẢI THOÁT

Những nhân tố đưa bạn đến được với giải thoát gồm có như sau: (1) trước tiên, hãy làm cho tâm bạn nhu nhuyễn nương vào bốn pháp chuyển tâm để bạn có thể xoay lưng lại với luân hồi, bắt đầu bằng những hiểu biết về sự khó khăn để tìm được những điều kiện tự do và những thuận duyên (của đời ngườihiếm quý); và (2) thứ hai, là thực hành tất cả những pháp tu, bắt đầu bằng pháp quy y, vì đây làø nền tảng của mọi con đường tu, cho đến khi nào hoàn tất trọn vẹn pháp môn chính yếu.92

Lợi lạc của mỗi một pháp tu đã được giải thích trong những chương có liên quan đến những pháp tu này.

KẾT QUẢ: BA QUẢ VỊ GIÁC NGỘ

Dù bạn sẽ chứng đắc trong quả vị của một Thanh Văn, một vị Phật Độc Giác, hay một vị Phật Toàn Giác, thì kết quả sẽ là một sự an lạc, khinh an, thoát khỏi những nẻo đường tràn đầy nguy hiểm và đau khổ của cõi luân hồi. Thật là sung sướng xiết bao!

Trong số tất cả những con đường tu khác nhau thì mục đích duy nhất của con đường tu theo Đại Thừa mà bây giờ bạn đang dấn bước là làm sao đạt được Phật Quả viên mãn. Trên con đườngtu theo Đại Thừa này, nhất nhất các pháp tu phải đều lấy Phật Quả viên mãn làm mục đích duy nhất – từ thập thiện, cho đếnbốn tâm vô lượng, cho đến sáu pháp toàn thiện siêu việt (lục độ ba la mật), bốn trạng thái định (chỉ), bốn trạng thái của vô sắc giới, an trụ, và của tuệ minh sát (quán). Ngoài những pháp kể trên thì còn có ba pháp tu tối thượng: (1) phát khởi Bồ Đề Tâmnhư là một pháp tu dự bị, (2) giữ tâm không tạo tác trong thời gian hành trì pháp môn tu tập chính yếu, và (3) kết thúcbằng những lời nguyện hồi hướng. Tất cả các pháp này, đều phải lấy Phật Quả viên mãn làm mục đích duy nhất.

Patrul Rinpoche

Chuyển dịch Việt ngữ lần đầu tiên (2004):

Nhóm Longchenpa – Thanh Liên và Tuệ Pháp

Hiệu đính sơ khởi (2006): Thanh Liên

Hiệu đính toàn bộ (2008): Tâm Bảo Đàn với sự đóng góp của Từ Bi Hoa

Nguồn: Trích từ Tác phẩm Lời Vàng của Thầy tôi