12509092_1143417232365807_9009793881525814221_n

Đức Chatral Rinpoche – cuộc đời của một huyền thoại

Chatral Sangye Dorje Rinpoche là một trong những vị Yogi thành tựu nhất của Phật giáo Tây Tạng trong thời đại hiện nay. Năm 1947, Ngài đã có địa vị cao quý của một đạo sư tâm linh cho lãnh đạo xứ Tây Tạng, Nhiếp chính Reting, nhưng Ngài luôn thích sống như một vị Yogi khiêm nhường ở một nơi cư ngụ giản dị, chẳng bị xao lãng bởi danh tiếng và của cải. Ngài thực hành điều Ngài thuyết giảng mà không có sự thỏa hiệp nào và kết quả là, Ngài được người dân thuộc mọi tôn giáo ở khắp vùng Himalaya yêu mến.

Rinpoche sinh năm 1913 ở thung lũng Nyak Adzi, thuộc tỉnh Kham, Tây Tạng trong một gia đình sùng đạo thuộc tộc Abse, với cha là ông Pema Dondrub, và mẹ là bà Sonam Tso[3]. Một ngày sau khi Ngài chào đời, một vị Lama trong vùng tên là Asey Bigo Tulku Nyima Gyaltsen đến thăm ngôi nhà của ông Pema và bà Sonam để kể cho họ về một linh kiến mà vị Lama này có vào ngày trước khi Rinpoche chào đời, trong đó một con lừa trắng chất rất nhiều Kinh điển Phật giáo đến nhà ông Pema và bà Sonam và mang những bản văn này đến cho họ. Với linh kiến này, Ngài ban cho cậu bé mới sinh danh hiệu Trogyal Dorje, nghĩa là “Đấng Vinh Quang Phẫn Nộ Kim Cương.”

Gia đình Ngài Chatral Rinpoche chuyển tới Amdo cùng với bộ tộc khi Ngài còn là một đứa trẻ nhỏ. Mười lăm tuổi, Rinpoche quyết định rời nhà để nghiên cứu và thực hành Đạo Phật với chư đạo sư trong vùng. Hành động từ bỏ này là khởi đầu cho hành trình suốt đời như một vị Yogi tự tại kiếm tìm giác ngộ bằng bất cứ giá nào để giúp đỡ chúng sinh khác với lòng bi mẫn một cách hiệu quả. Ngay từ đầu, Rinpoche giữ gìn giới luật nghiêm túc, du hành bằng chân và từ chối dùng ngựa khi được cúng dường. Ngài chỉ ở trong các ẩn thất, hang động hay túp lều nhỏ để tránh vướng bận với các gia chủ và những mối bận tâm thế tục của họ.

Đoạn văn sau đây của đạo sư Nyingma, Ngài Kyabje Dudjom Rinpoche, trích từ “Thực Hành Nhập Thất Trên Núi – Được Giải Thích Đơn Giản Và Trực Tiếp Trong Sự Trần Trụi Trọng Yếu Của Nó” dường như là những giới luật du già mà Chatral Rinpoche đã tuân theo từ khi Ngài rời gia đình:

Kinh văn dạy rằng, “Với việc từ bỏ quê hương, một nửa Giáo Pháp đã được thành tựu.” Bởi vậy, để lại quê hương đằng sau, hãy lang thang ở những miền xa lạ. Chia tay bạn bè và người thân theo cách dễ chịu, hãy thờ ơ với những người đang cố thuyết phục con từ bỏ Giáo Pháp. Dâng hiến mọi tài sản, hãy nương tựa vào đồ bố thí đến với con. Hiểu rằng mọi tham luyến là chướng ngại đi kèm với các thói quen xấu, hãy phát triển tâm không tư lợi. Nếu – về tài sản và những thứ khác – con không biết cách hài lòng với chỉ một ít, khi con có một, con sẽ muốn có hai và ma quỷ dối lừa của những đối tượng tham luyến sẽ bước vào cuộc đời con chẳng khó khăn gì …

Con nên mang theo trên con đường mọi kết nối, cả với những người kính trọng và đối xử tốt với con và với những người ghét và đối xử tệ với con; tốt hay xấu, đừng quan tâm, hãy chấp nhận họ với mong ước thanh tịnh và tốt lành. Mọi lúc, hãy giữ tinh thần bên trong thật tốt không nản lòng và bên ngoài, trên con đường hành động, hãy giữ hạnh khiêm cung. Hãy mặc quần áo sờn rách. Hãy coi mọi người – tốt, xấu hay trung lập – là hơn con. Hãy cố định tham vọng của con vào hoàn hoàn cảnh một người ăn xin …

Thậm chí khi thiền định đã hòa nhập tâm con, con cần tiếp tục vun bồi nó; nếu không thì những chỉ dẫn sâu sắc sẽ bị bỏ lại trên những trang sách và tâm con, Giáo Pháp của con và thực hành của con sẽ trở nên không bị ảnh hưởng đến mức thiền định chân chính sẽ không bao giờ đến. Hãy cẩn trọng, thậm chí một thiền gia lớn tuổi với mái đầu hoa râm vẫn có thể chết ở cấp độ của hành giả mới.

Chatral Rinpoche thọ nhận trao truyền pho Terma[4] của Terton Dudjom Lingpa (1835 – 1903) từ con trai của vị Terton, Ngài Dorje Dradul (1891 – 1959). Sau đó, Rinpoche trở thành vị Nhiếp chính Kim Cương hay bậc trì giữ chính yếu của pho giáo lý này, được biết đến là Dudjom Tersar. Một vị thầy chính yếu khác của Rinpoche là Khandro Dewai Dorje, con dâu của Terton Dudjom Lingpa. Bà đã trao truyền cho Rinpoche toàn bộ pho Terma của Sera Khandro và Ngài trở thành bậc trì giữ chính yếu của truyền thừa này.

Lúc này, Chatral Rinpoche gặp được Bổn Sư của Ngài, Khenpo Ngawang Palzang (1879 – 1941) của Tu viện Kathok[5]. Khenpo vĩ đại là tâm tử của Đức Lungtok Tenpai Nyima (1829 – 1901)[6], đệ tử chính yếu của Patrul Rinpoche, và được coi là hóa thân của đạo sư Dzogchen[7] thế kỷ Chín, Tôn giả Vimalamitra. Khenpo Ngakchung ban cho Chatral Rinpoche rất nhiều giáo lý và trao truyền – đặc biệt là giáo lý của truyền thống Longchen Nyingthig[8] – và trong sáu năm sau đó, Rinpoche học tập dưới sự chỉ dạy của Ngài, hoàn thành Ngondro[9] và thực hành Trekchod[10] và Togyal[11], một vài trong số các thực hành cao cấp nhất của Dzogchen. Rinpoche cũng học tập với nhiều vị đạo sư khác ở Tu viện Kathok, bên cạnh đó còn có Ngài Khyentse Chokyi Lodro (1893 – 1959)[12] của Tu viện Dzongsar, Tu viện này (giống như Kathok) cũng tọa lạc ở vùng Derge của tỉnh Kham.

Khenpo Ngawang Palzang biết rằng Rinpoche vô cùng đặc biệt và công nhận Ngài là đệ tử thân thiết nhất, giải thích rằng, “tâm của hai vị không khác biệt.” Ngài ban cho Rinpoche danh hiệu Chatral Sangye Dorje, nghĩa là “Phật Kim Cương, Bậc Từ Bỏ Mọi Hoạt Động Bình Phàm”.

Lần đầu tiên mà sự vĩ đại của Chatral Rinpoche được phát lộ với người khác là tại buổi lễ lớn ở Tu viện Kathok, với nhiều vị Lama cao cấp tham dự, ngự trên những tòa cao. Rinpoche ngồi ở đằng sau trên tấm nệm thiền định đơn giản cùng với vài trăm vị tăng khác. Trong buổi lễ, Khenpo Ngawang Palzang đánh giá rằng:

Trong tất cả chư vị có mặt ở đây hôm nay, có ít hơn mười người chứng ngộ bằng một phần mười của Ta. Kế đó, có ít hơn năm người có sự chứng ngộ bằng một nửa của Ta. Cuối cùng, chỉ có một người chứng ngộ không khác biệt với Ta và đó là Chatral Sangye Dorje. Ngài có thể đại diện Ta trao truyền các giáo lý và công đức của Ngài là giống như của Ta.

Lời tuyên bố này gây ra sự xáo động trong sảnh đường và sau đó mọi người đến chúc mừng Rinpoche. Người ta chuẩn bị cho một nghi lễ lớn để tôn vinh Rinpoche trong địa vị mới. Rinpoche không phải người thích những sự quan tâm và tán dương này, bởi vậy đã bỏ đi vào nửa đêm với lều để tiếp tục thực hành cô độc ở những miền đất hoang vu. Ngày hôm sau khi người ta đến tôn vinh Ngài, họ thấy căn phòng trống không và chẳng biết Ngài đã đi đâu. Một lần nữa, Ngài sống với danh hiệu Chatral, nghĩa là “ẩn sĩ.”

Chatral Rinpoche từng giải thích rằng, “Chúng ta không ở đâu, chúng ta không sở hữu gì.” Về cấp độ tuyệt đối, đây là lời khẳng định thâm sâu về sự vô thường của cuộc đời và tính Không của mọi vật. Ở cấp độ tương đối, đây là cách mà một vị Yogi như Chatral Rinpoche thực sự sống ở Tây Tạng. Không nhà cửa hay tài sản đè nặng tâm, người ta hoàn toàn tự do để thực hành Giáo Pháp. Còn về những nghịch cảnh của sự bất mãn vật lý và những bữa ăn không đều đặn, Dudjom Rinpoche giải thích rằng, “Khi chứng ngộ bao la như hư không, mọi nghịch cảnh khởi lên như người bạn”.

Năm 1947, vị Nhiếp chính của Tây Tạng, Ngài Reting, lãnh đạo chính trị của đất nước cho đến khi Đức Dalai Lama hiện tại trưởng thành, thỉnh cầu giáo lý từ Khenpo Ngakchung, người đã nói với Ngài rằng, “Tôi đã quá già để trao truyền giáo lý cho Ngài. Tôi có một đệ tử mà tâm và sự chứng ngộ đều giống tôi và đó là Chatral Sangye Dorje. Ngài có thể thỉnh cầu giáo lý từ vị này”.

Nhiếp chính Reting tìm kiếm Chatral Rinpoche khắp nơi và thấy Ngài đang thiền định ở một hang động xa xôi. Khi nghe lời thỉnh cầu, Rinpoche đáp rằng, “Thật xin lỗi, tôi chẳng có gì đặc biệt và tôi không có gì để dạy Ngài. Xin hãy thỉnh cầu giáo lý ở nơi khác!”. Sau đó, Nhiếp chính đưa bức thư của Khenpo Ngakchung và Rinpoche miễn cưỡng đồng ý đến Lhasa để dạy Nhiếp chính Reting.

Mọi người từ khắp nơi đổ về Lhasa để gặp Rinpoche và thọ nhận giáo lý cũng như gia trì từ Ngài. Trong đó có các vị Lama cao cấp, những lãnh đạo chính trị và cả những người bình thường, họ đã cúng dường Rinpoche rất nhiều. Một cách tự nhiên, Ngài thấy tất cả sự chú ý này như là xao lãng đối với sự phát triển tâm linh của Ngài. Ngài yêu cầu có thời gian để thiền định ở một vùng hẻo lánh, cách xa Lhasa. Nhiếp chính đồng ý và gửi một đoàn tùy tùng gồm đầy tớ và lính gác đến hộ tống Rinpoche trên hành trình. Sau khi họ đến, Rinpoche bảo nhóm người này quay về Lhasa để Ngài có thể thiền định cô tịch. Nhiếp chính không muốn thầy Ngài cô độc, bởi vậy cử vài lính gác quay lại chỗ Rinpoche. Trên đường đi, họ thấy một kẻ ăn xin khốn khó mặc y gấm hoàng gia. Chatral Rinpoche đã đổi bộ quần áo đẹp đẽ này lấy đống giẻ rách của người ăn xin theo kiểu của một Yogi thực sự!

Một vị đạo sư tâm linh khác đến với cuộc đời Chatral Rinpoche là Kyabje Dudjom Rinpoche, Jigdral Yeshe Dorje, một hóa thân của Terton Dudjom Lingpa[13]. Dudjom Rinpoche đã trao truyền cho Chatral Rinpoche toàn bộ giáo lý Dudjom Tersar và coi Ngài là Nhiếp chính Kim cương của truyền thống. Ngài viết về Chatral Rinpoche như sau:

Với tất cả những người có tri giác – chúng sinh lớn hay nhỏ – sống trong cõi luân hồi này; lúc này, Trì Minh Vương Trogyal Dorje [Chatral Rinpoche] đã thọ nhận từ Ta những chỉ dẫn của dòng khẩu truyền các giáo lý thâm sâu – máu-tim của chư Không Hành Nữ[14]. Ta giao phó cho Ngài dòng truyền thừa của ý nghĩa, cho phép Ngài trở thành vị Nhiếp chính của Ta để hướng dẫn chúng sinh và khuyến khích Ngài dẫn dắt con thuyền của các đệ tử đến con đường giải thoát.

Vì thế, bất cứ vị thiên, ma quỷ hay người nào giúp đỡ Ngài Trogyal Dorje theo cách thích hợp sẽ tự nhiên có nhiều lợi lạc và hạnh phúc trong đời này và các đời tương lai. Tuy nhiên, thậm chí nếu ý nghĩ hay hành động xấu xa dù nhỏ bé nhất hướng về Ngài khởi lên, quân đội của lính canh hống hách của giáo lý – với sức mạnh phẫn nộ và con mắt trí tuệ – sẽ đến trợ giúp Ngài. Họ sẽ kết thúc sinh lực của những chúng sinh có hình tướng hay ngăn chặn nhận thức của những kẻ không có hình tướng và xóa sạch tên gọi của chúng. Ở đâu có cơ hội của lợi lạc hay tổn thất như vậy, hãy cực kỳ cẩn trọng!

Chatral Rinpoche trở thành tâm tử của Dudjom Rinpoche và nhận lãnh trách nhiệm là Nhiếp chính của giáo lý Dudjom Tersar một cách nghiêm cẩn, bảo vệ vị thầy và dòng truyền thừa cao quý của Ngài khỏi các thế lực phá hoại.

Một ngày vào đầu những năm 1950, Dudjom Rinpoche đang nhận quán đỉnh một Terma của truyền thống Chokgyur Lingpa từ Tulku Urgyen Rinpoche khi Chatral Rinpoche đi qua. Tulku Urgyen Rinpoche là một người họ hàng xa lạ vào thời điểm đó và Chatral Rinpoche nghi ngờ những phẩm tính của Tulku để có thể ban một quán đỉnh cho đạo sư từ ái của Ngài. Tulku Urgyen Rinpoche miêu tả cuộc trao đổi với Chatral Rinpoche như sau:

Cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu thế này:

“Ông, Lama! Ông đến từ đâu?” Ngài hỏi một cách thô lỗ.
“Tôi đến từ Nangchen.”
“Ở đâu của Nangchen?”
“Tôi là hậu duệ của Tổ Chokgyur Lingpa.”
“Tôi từng đến Tsikey và tôi chẳng thấy ông ở đó.”
“Tôi thường không ở Tsikey.”
“Vậy ông đến từ đâu? Ở ngoài đó!”
“Con gái của Tổ Chokgyur Lingpa, Konchok Paldron, có bốn con trai và một trong số đó là cha tôi.”

“Ừm … Tôi có nghe rằng ông là cháu trai của Neten Choking. Tôi biết Ngài từ Dzongsar, nơi Ngài đến thăm Đức Dzongsar Khyentse, nhưng tôi chưa từng nghe Ngài có cháu trai là Lama. Bây giờ, tôi được biết Dudjom Rinpoche của chúng tôi đang thọ nhận Ba Phần[15] từ người cháu này và chúng tôi đều biết rất nhiều vị được-gọi-là Lama từ Kham đến miền Trung Tây Tạng này và cố gắng lừa bịp. Bởi vậy, tôi tự hỏi ông có phải một trong số đó. Ừm…”

Ngài nhìn tôi một lúc lâu. “Rất nhiều Lama Khampa đến đây và lừa mọi người bằng cách ban quán đỉnh, mà họ chẳng có truyền thừa.”

Dudjom Rinpoche, vị đang ngồi ngay đó, xen ngang, “Chính Ta là người thỉnh cầu ông ấy ban trao truyền.”

Và ngay lập tức Dudjom Rinpoche và Chatral Rinpoche bắt đầu nói đùa, trong đó, Chatral Rinpoche quay ra cười với tôi và nói rằng, “Ồ, tôi đoán ông không phải là giả – ông có thể tiếp tục và ban cho Ngài quán đỉnh”[16].

Chatral Rinpoche dành rất nhiều thời gian để thực hành trong các hang động được gia trì bởi Guru Padmasambhava,[17] vị Tổ của Phật giáo Tây Tạng và cội nguồn của các giáo lý Terma, thứ là nền tảng của rất nhiều dòng truyền thừa của Trường phái Nyingma[18]. Chatral Rinpoche thực sự được xem là hiện thân về tâm của Guru Padmasambhava dựa trên những tiên đoán về sự ra đời và trí tuệ được chứng minh của Ngài.[19]

Cuối những năm 1950, Chatral Rinpoche đến Bhutan. Ngài không bị ép buộc bởi biến cố 10 tháng 3 năm 1959 như nhiều người Tây Tạng khác[20], mà đến Bhutan một cách tự tại. Điều này có thể cho thấy Ngài là hiện thân về tâm của Guru Padmasambhava, như Guru Rinpoche đã tiên đoán rằng người dân Tạng sẽ bị đuổi khỏi quê hương vào thời kỳ hiện đại này và Chatral Rinpoche dường như biết thời điểm thích hợp để Ngài du hành đến những nơi khác trong vùng Himalaya[21]. Khi Ngài được hỏi về chuyến đi, Ngài cười và đáp rằng, “Hoàn toàn tự do, nhẹ nhàng và hạnh phúc”.

Chatral Rinpoche du hành đến vùng Darjeeling, nơi Ngài tái thiết một ngôi chùa đơn giản và biến nó thành trung tâm nhập thất ba năm cho thực hành Longchen Nyingthig. Đây là trung tâm đầu tiên được xây dựng bởi người Tây Tạng ở ngoài Xứ Tuyết. Sau đó, Rinpoche đến một vài thánh tích Phật giáo quan trọng ở Ấn Độ. Khi đang viếng thăm nơi Đức Phật thành đạo vào năm 1960, Ngài đã có một hứa nguyện mạnh mẽ, điều trở thành một phần quan trọng của cuộc đời Ngài. Ngài nói rằng, “Tôi đến Bồ Đề Đạo Tràng và hứa nguyện trước tất cả chư Phật và Bồ Tát từ bỏ thịt và rượu.”[22] Rinpoche khá độc đáo trong thái độ kỷ luật mạnh mẽ về vấn đề này và điều này là một phần khiến Ngài được kính trọng bởi những ai biết đến.

Một vài năm sau, Ngài gặp Kusho Kamala, con gái Terton Tulzhok Lingpa, người trở thành Sangyum của Ngài[23]. Họ có hai con gái, Saraswati và Tara Devi. Saraswati phục vụ như thị giả chính của Ngài và bà nói tiếng Anh rất tốt. Bà được coi là hóa thân của Dakini Sera Khandro.

Năm 1968, ở Darjeeling, Chatral Rinpoche có buổi gặp gỡ nổi tiếng với thầy tu kín Cha Thomas Merton, một hành giả cao cấp của truyền thống Zen, được kính trọng bởi nhiều Phật tử. Cha Merton viết về buổi gặp gỡ như sau:

… đó là Chatral, vị Rinpoche vĩ đại nhất mà tôi từng gặp, một con người vô cùng ấn tượng. Chatral trông như một lão nông khỏe mạnh trong chiếc áo của xứ Bhutan, buộc chặt ở cổ với roi da và mũ len màu đỏ trên đầu. Ngài có bộ râu dài, mắt sáng, giọng khỏe và rất rõ ràng. Chúng tôi bắt đầu nói về Dzogchen và thiền định Nyingma và “sự chứng ngộ trực tiếp” và nhanh chóng nhận ra rằng chúng tôi đồng tình ở nhiều điểm. Chúng tôi chắc đã nói trong hai giờ hay nhiều hơn, bao gồm tất cả nền tảng, phần lớn xoay quanh các vấn đề về Dzogchen, nhưng có lấy vài điểm trong giáo lý của Thiên Chúa so sánh với Pháp thân của Phật giáo[24], Chúa Phục Sinh, khổ đau, từ bi với mọi sinh loài, động cơ để “giúp đỡ người khác,” nhưng tất cả đều quay trở về Dzogchen, tính Không rốt ráo, sự hợp nhất của tính Không [shunyata] và lòng bi [karuna], “vượt khỏi Pháp thân” và “vượt khỏi Chúa” đến tính Không hoàn hảo tuyệt đối.

Ngài nói rằng Ngài đã thiền định cô tịch trong ba mươi năm hoặc hơn và Ngài chưa chứng ngộ tính Không hoàn hảo và tôi nói tôi cũng chưa. Thông điệp không được nói ra hay nói ra một chút của buổi nói chuyện là sự hiểu nhau trọn vẹn như thể những người sắp đạt được sự chứng ngộ vĩ đại và biết nó và đang cố gắng, như thế nào đó, để đi ra và lạc trong nó – và rằng thật ân phước khi chúng tôi được gặp nhau. Tôi mong rằng tôi có thể gặp Ngài Chatral nhiều hơn. Ngài cười phá lên và gọi tôi là một Rangjung Sangay (nghĩa là “Phật tự nhiên”) và nói rằng Ngài đã được đặt tên là Sangay Dorje. Ngài viết từ “Rangjung Sangay” bằng tiếng Tạng cho tôi và nói rằng khi tôi bước vào “vương quốc vĩ đại” và “cung điện” thì nước Mỹ và tất cả những gì bên trong dường như cũng chẳng là gì. Ngài nói, một cách nghiêm túc rằng, có lẽ Ngài và tôi sẽ đạt Phật quả viên mãn trong đời tiếp theo, có lẽ thậm chí trong đời này, và sự lưu ý lúc chia tay là một kiểu giao kèo rằng chúng tôi sẽ cùng cố gắng hết sức để làm điều đó trong đời này. Tôi vô cùng xúc động, bởi vì hiển nhiên Ngài là một người vĩ đại, một hành giả chân chính của Dzogchen, vị Lama Nyingma tốt nhất, với sự đơn giản và tự do hoàn toàn … Nếu tôi sắp ở cùng một vị Guru Tây Tạng, tôi nghĩ Chatral là người tôi chọn.

Sau đó, Cha Merton nói rằng, “Đó là người vĩ đại nhất mà tôi gặp, Ngài là thầy của tôi.”

Chatral Rinpoche vô cùng kiên quyết trong nghiên cứu và thực hành. Ở Ấn Độ, Ngài thọ nhận các giáo lý từ Kalu Rinpoche, vị trở thành bạn thân của Ngài, và Đức Karmapa đời thứ 16 – Rangjung Rigpe Dorje. Ngài thọ nhận Giáo Pháp từ hơn một trăm đạo sư của rất nhiều truyền thống của Phật giáo Tây Tạng. Tầm hiểu biết của Ngài được hiển bày trong các trước tác, khi Ngài trích dẫn những bản văn từ vô số các truyền thống để củng cố luận điểm Ngài trình bày.

Chatral Rinpoche đã thành lập hay tái thiết nhiều trung tâm nhập thất ở Bhutan, Ấn Độ và Nepal, cũng như giám sát việc xây dựng nhiều bảo tháp[25]. Dudjom Rinpoche đã làm lễ thánh hóa cho trung tâm của Rinpoche ở Darjeeling năm 1962 và khoảng mười năm sau, đã giúp đỡ Rinpoche thành lập một trung tâm ở Yangleshod, Nepal, nơi Ngài nghĩ sẽ là một địa điểm rất tốt lành, bởi Guru Padmasambhava đã thành tựu nhiều thực hành quan trọng ở đây. Tu viện này, nằm ở rìa thung lũng Kathmandu và được gọi là Rigdzin Drubpe Ghatsal, “Rừng Hoan Hỉ Tại Địa Điểm Thành Tựu Của Trì Minh Vương Vinh Quang,” là một trong các trụ xứ chính của Rinpoche trong nhiều năm. So với nhiều vị Lama khác, những vị sở hữu các tòa nhà xa hoa, nơi ở của Rinpoche vô cùng giản dị và ấm cúng.

Hàng nghìn người ở vùng Himalaya coi Chatral Rinpoche là vị thầy gốc của họ bởi vì, qua các hành động từ bi và trí tuệ sâu xa của Ngài, Ngài là hiện thân hoàn hảo của giáo lý Phật Đà. Tuy nhiên, Ngài vô cùng cẩn trọng trong việc chọn lựa người thọ nhận giáo lý. Ngài biết rõ rằng phần lớn những người thỉnh cầu Giáo Pháp chẳng hề nghiêm túc về thực hành của họ như Ngài, bởi vậy Ngài không muốn lãng phí cam lồ giáo lý quý báu của Ngài cho một bình chứa không thích hợp. Rinpoche giải thích rằng, “Có ba kiểu hành giả Pháp: đầu tiên, là những người bên ngoài trông như hành giả, nhưng bên trong thì không phải; thứ hai, những người nói rất cao siêu, nhưng không chứng ngộ gì hết; thứ ba, những người bên ngoài không giống hành giả, nhưng bên trong họ là những hành giả thực sự.” Vì thế, Rinpoche sẽ không trao truyền bất cứ giáo lý cao hơn nào cho những người nghiên cứu với Ngài ít hơn sáu năm – khoảng thời gian đủ để chứng minh họ là những hành giả chân chính.

Người phương Tây đặc biệt bị nghi ngờ. Có quá nhiều người đến gặp Rinpoche, mong muốn các giáo lý tối thượng của Dzogchen mà không có đủ phẩm tính để thọ nhận hay hiểu chúng. Có một người đàn ông giàu có từ Hoa Kỳ, đã đặt một bọc tiền trước mặt Rinpoche, nói rằng nếu Ngài ban cho ông ta giáo lý Dzogchen, số tiền đó sẽ thuộc về Ngài. Rinpoche bảo ông ta mang tiền đi và từ chối ban giáo lý. Giáo lý linh thiêng chắc chắn không thể được mua bằng cách hối lộ; người ta cần phải có được quyền thọ nhận chúng[26].

Trong truyền thống Longchen Nyingthig, việc các giáo lý cao hơn được trao truyền cho chỉ một hay hai trong số những đệ tử tận tụy và xuất sắc nhất của đạo sư không phải là chuyện lạ thường. Bậc thầy gốc của Khenpo Ngawang Palzang, Đức Nyoshul Lungtok trao truyền một vài giáo lý và quán đỉnh Longchen Nyingthig cho riêng vị Khenpo vĩ đại. Những kiểu giáo lý này được coi là bí mật và được duy trì bởi dòng trao truyền trực tiếp từ một bậc đạo sư chứng ngộ đến một đệ tử có đầy đủ phẩm chất.

Có một người đủ điều kiện để thọ nhận các giáo lý thâm sâu của Chatral Rinpoche – một hành giả phi thường, được biết đến là Yum Kusho-la, vị phối ngẫu tâm linh của Tulku Urgyen Rinpoche. Đoạn sau đây kể về sự trao truyền các giáo lý này, điều diễn ra vào những ngày cuối cùng trong cuộc đời bà, được viết bởi con trai của bà ấy – Chokyi Nyima Rinpoche[27]:

Chatral Rinpoche … đến gặp mẹ tôi. Mẹ có lòng sùng mộ vô cùng lớn lao với Ngài. Mẹ thỉnh cầu Ngài quán đỉnh Kim Cương Tát Đỏa và yêu cầu rằng Ngài dạy mẹ “Bốn Phần Không Ba”[28]. Đây là tri kiến tối thượng của Trekchod. Ngài đã dạy trong thời gian dài. Không may là, chúng tôi không thể thu âm lại những giáo lý này, nhưng Ngài cũng không muốn nó được thu lại. Tuy nhiên, bài giảng rất dài và rõ ràng. Cuối cùng, Chatral Rinpoche nói rằng, “Ồ, hãy hòa tâm chúng ta. Hãy an trú trong sự bình thản.” Chúng tôi đều biết– đặc biệt là các bác sĩ của mẹ – rằng mẹ rất yếu, nhưng lúc đó, mẹ nói “AH” rất to. Đôi mắt mẹ mở to. Không có dấu hiệu đau đớn gì; thay vào đó, mẹ cảm thấy rất thư thái. Tôi nhìn vào đồng hồ. Mẹ duy trì trạng thái đó trong năm phút. Bỗng nhiên tôi lo lắng rằng mẹ tôi có thể sắp chết. Tôi nghĩ, “Điều gì xảy ra vậy?” Tôi nhìn vào Chatral Rinpoche và Ngài chỉ thiền định ở đó. Điều này làm tôi thư giãn và tôi hiểu rằng chúng tôi đều nên duy trì trong Rigpa.[29]

Năm phút sau, mẹ “quay trở lại.” Mẹ tôi đã duy trì trong tri kiến của “bốn phần không ba” không nói gì cả. Sau đó, mẹ bắt đầu nói và cảm ơn Chatral Rinpoche. Ngài nói, “Ta rất vui khi con hiểu giáo lý này. Ta biết con là một hành giả tốt, nhưng Ta không nhận ra là con đã đạt đến cấp độ này của giác tính. Hôm nay, Ta thấy điều đó, bởi vậy Ta kính trọng và tự hào khi biết con. Con là một tấm gương tốt cho mọi người.”

Sau đó, Chatral Rinpoche cùng cha và tôi đi ăn trưa ở phòng khác. Chúng tôi dùng bữa và nói chuyện trong hơn một giờ. Cha tôi không hỏi nhiều, nhưng tôi hỏi Chatral Rinpoche, “Điều gì đã xảy ra? Mẹ con đã trải qua điều gì?” Ngài nhìn vào tôi rất nghiêm túc và nói rằng, “Tốt. Một điều tuyệt vời. Bà ấy đã hòa quyện hư không và giác tính. Chỉ hành giả xuất sắc mới có thể làm thế, đặc biệt là khi đối mặt với cơn đau dữ dội và bệnh tật như vậy. Đến hôm nay Ta mới biết rằng Yum Kusho-la là một hành giả cao cấp đến vậy. Đây là tấm gương tốt cho tất cả chúng ta. Bây giờ hãy xem. Có những dấu hiệu kỳ lạ khác. Sẽ rất tốt nếu mọi người có kết nối với Yum Kusho-la có thể gặp bà, cúng dường một chiếc khăn Khata, lễ lạy và thỉnh cầu để tâm họ hòa nhập với bà.”

Chatral Rinpoche không dành nhiều thời gian để thuyết giảng, bởi chỉ một vài người có đủ phẩm tính để thọ nhận các giáo lý như thế. Thay vào đó, Ngài tham gia không ngừng vào các hoạt động đức hạnh, đi đến Calcutta [Ấn Độ] trong chuyến du hành hàng năm, nơi Ngài phóng sinh bảy mươi xe tải cá về với Ấn Độ Dương, nơi mà đánh bắt cá bị cấm, cầu nguyện cho từng con từng con. Ngài nhận những sự đóng góp từ khắp nơi trên thế giới vì hành động bi mẫn vĩ đại này, điều cũng là chủ đề của một trong các bài giảng trong cuốn sách này. Ngài vô cùng quan tâm đến các hành giả chân chính, đi đến nhiều trung tâm nhập thất khác nhau để có thể kiểm tra sự tiến bộ của họ. Ngài cũng ban tặng những chỉ dẫn cho những vị với niềm tin khác đến gặp Ngài. Gần đây, khi một linh mục giáo phái Anh đến thỉnh cầu giáo lý, Rinpoche nói rằng, “Hãy quyết định xem điều gì quan trọng nhất mà Chúa từng nói và sau đó hiểu nó càng sâu càng tốt.” Điều này đã trở thành lời khuyên sâu xa nhất mà vị linh mục từng nhận và nó làm sự hiểu và niềm tin của ông ấy trở nên sâu sắc hơn.

Chatral Rinpoche mang nhiều hình tướng để giúp đỡ các đệ tử trong các giấc mơ và linh kiến. Năm 1997, lúc bắt đầu khóa tu cuối tuần ở San Franciso [Hoa Kỳ], Lama Tharchin Rinpoche nói với các học trò rằng Chatral Rinpoche xuất hiện trong giấc mơ của Ngài, bảo rằng Lama Tharchin và các đệ tử phải tích lũy một trăm triệu biến Lời Cầu Nguyện Bảy Dòng của Guru Padmasambhava để tiêu trừ chướng ngại cho sức khỏe của Lama Tharchin, làm lợi lạc cho chúng sinh và mang đến hòa bình cho thế giới trong thời đại suy đồi hiện nay.

Sau Tết Tây Tạng vào năm 2000, hàng trăm Phật tử sùng đạo từ nhiều vùng của Himalaya đã tập trung ở trung tâm của Rinpoche ở Yangleshod, thỉnh cầu sự gia trì của Ngài cho thiên niên kỷ mới. Họ cắm trại trong các lều bạt gần Tu viện của Ngài và kiên nhẫn chờ đợi trong nhiều ngày. Vào thời điểm tốt lành nhất, Rinpoche đã ban cho họ quán đỉnh trường thọ. Sau quán đỉnh, cả nhóm cất lên những bài ca tán thán các hoạt động vĩ đại và sự vinh quang của đạo sư vô song của họ và nhảy múa vui vẻ.

Kiến thức rộng lớn của Rinpoche không chỉ giới hạn trong triết học Phật giáo. Ngài cũng là một chuyên gia về vẽ tranh cuộn [Thangka], âm nhạc nghi lễ, vũ điệu [Kim Cương thừa] và nhiều chủ đề khác. Họa sĩ Thangka, Lama Tsondru Sangpo viết rằng:

Quan trọng nhất với tôi là chỉ dẫn cá nhân liên tục mà tôi thọ nhận từ Chatral Sangye Dorje Rinpoche, vị bảo hộ tâm linh của tôi trong đời này và mọi đời tương lai. Ngài gia trì cho tôi nhiều lần bằng những lời khuyên vô cùng quan trọng nhưng hiếm khi được để ý về các điểm trọng yếu của vẽ Thangka và cho tôi chỉ dẫn chi tiết về thiết kế và dáng điệu của từng Bổn tôn đặc biệt.

Chatral Rinpoche nổi tiếng vì sự kiên định khi làm mọi thứ một cách đúng đắn. Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, khi ai đó chết, cần để họ ba ngày để có đủ thời gian cho thần thức rời khỏi thân và hy vọng đi đến một cõi Tịnh Độ hay ít nhất là tái sinh tốt lành. Theo Sogyal Rinpoche, “Chatral Rinpoche bảo với những người đang than phiền rằng tử thi bốc mùi nếu nó được giữ trong thời tiết nóng nực [trong ba ngày]: ‘Nó không phải như thể con phải ăn nó hay cố gắng bán nó’”[30].

Năm 2002, một tai nạn không may xảy ra ở một trong các trung tâm của Rinpoche ở Darjeeling. Một người đàn ông từ Hoa Kỳ, đã nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng ở Ấn Độ, đến thăm Rinpoche. Trong buổi lễ cầu nguyện, ông ta xin Rinpoche cho gặp riêng để thảo luận “điều gì đó quan trọng.” Khi Rinpoche từ chối, ông ta nhảy lên và bắt đầu làm Ngài khó thở. Ông ta bị những thị giả và đệ tử của Rinpoche ngăn lại và yêu cầu rời đi. Nhưng ông ta vẫn tiếp tục hành xử như vậy, và khi họ cố gắng lôi ông ta ra khỏi cửa chính của trung tâm, ông ta nổi cơn thịnh nộ và chửi rủa. Cảnh sát đến mang ông ta đi, nhưng sự cố này đã làm tổn thương những người liên quan, và kết quả là, bây giờ rất khó để người phương Tây, chưa từng gặp Rinpoche có thể gặp Ngài. Kẻ tấn công phải ở trong bệnh viện tâm thần một thời gian trước khi bị trục xuất khỏi Ấn Độ vì lại tấn công người khác ở Nam Ấn trong năm đó. Là một vị Bồ Tát vĩ đại, Ngài và vị phối ngẫu tâm linh, Sangyum Kusho Kamala, đã gọi điện cho người đàn ông khi hắn trở về Mỹ vì lo lắng đến tình hình của ông ta.

Thậm chí trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, lòng bi mẫn vĩ đại của Rinpoche vẫn không hề lay chuyển. Tác phẩm nổi tiếng Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo của Tổ Ngulchu Gyalse Thogmed Zangpo (thế kỷ Mười bốn) đã liệt kê thực hành thứ mười ba của một vị Bồ Tát như sau:

Mặc dù chúng con chưa từng làm hại ai trong đời, nếu ai đó vô minh đe dọa giết chúng con bởi anh ta bị loạn trí do tâm giày vò, thì mong muốn anh ta không chịu khổ đau thêm nữa vì trạng thái này, nhận lấy về mình những kết quả của hành động của anh ta là thực hành của một vị Bồ Tát.

Chatral Rinpoche được các đệ tử thỉnh cầu rất nhiều lần về việc viết một cuốn tự truyện về cuộc đời Ngài. Để làm hài lòng thỉnh cầu đó, Ngài viết những dòng thơ sau đây:

LỜI HỒI ĐÁP BẰNG BA CHỦNG TỰ

Một ghi chép tự truyện chứa đựng những giáo lý trực tiếp đánh vào điểm trọng yếu, được biết về một kẻ lừa đảo của thời đại này như tôi.

Nguyện cầu đạo sư tâm linh và Tam Bảo nghĩ về con!

Tôi là một lão già, sắp bước sang tuổi 88. Rất nhiều người gần gũi hay xa cách với tôi đã thỉnh cầu tôi, “Xin hãy viết một tự truyện về cuộc đời Ngài để giúp đỡ môn đồ.” Tôi nhận ra rằng đây là một chướng ngại cho giải thoát và tôi thấy không cần thiết phải viết nhiều lời như thế. Bởi không ai biết rõ hơn tôi về chủ đề này, tôi sẽ là nhân chứng cho chính mình và đáp lại với Lời Hồi Đáp Bằng Ba Chủng Tử:

Ba phẩm tính của giới, định và tuệ
Không vấy bẩn và được minh chứng qua nhận thức trực tiếp,
Như rêu khô, thoát khỏi sự ẩm ướt của trạng thái sai lầm kiêu căng
Tôi héo mòn trong hư không của ngọn lửa bùng cháy
Với chủng tự RAM chói ngời.

Một vẻ bề ngoài tôn giáo, mớ hỗn độn của chủ nghĩa vật chất và Giáo Pháp,
Tôi biết rằng, không phải là người bạn của thực hành hữu hiệu.
Bởi vậy tôi ném đi tro bụi của tự phụ và vô cảm
Vào cơn gió từ đỉnh núi, như là chủng tự YAM.

Tiền bạc được trao tặng vì người sống và kẻ chết, một chướng cản cho giải thoát
Và các kế hoạch tích lũy, thu lượm và đầu tư chúng để tạo dựng các đối tượng linh thiêng
Tôi quyết tâm dọn sạch bằng dòng suối trong trẻo của sự xả ly, buông bỏ và ghê tởm
Với chủng tự cơ bản KHAM.

Huyền thoại của Chatral Rinpoche sẽ còn sống mãi trong nhiều thế hệ. Năm 2003, Ngài được tôn vinh là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất ở Nepal trong một buổi lễ ở Kathmandu. Bởi Rinpoche đã hoàn toàn chứng ngộ, Ngài chẳng bận tâm đến sự chú ý và tán dương mà sự kiện này sẽ ảnh hưởng đến thực hành của Ngài lúc này và tham gia buổi lễ cùng với rất nhiều học trò và bạn bè. Cho thấy rằng Ngài vẫn là một Yogi tự tại từ sâu thẳm, Ngài đội mũ truyền thống của Nepal trong suốt buổi lễ – có lẽ là lần đầu tiên với một đạo sư Phật giáo Tây Tạng!

Mặc cho sự tán tụng của hàng nghìn người Himalaya, Rinpoche vẫn khiêm nhường như trước. Ngài từng nói rằng:

Tôi chỉ là một chúng sinh bình thường và không có gì đặc biệt về tôi. Tôi chỉ làm theo những lời dạy của Đức Phật. Về phần mình, chẳng lừa dối gì, tôi đứng vững trên nền tảng của việc thực hành Pháp và giúp đỡ mọi hữu tình chúng sinh. Tôi cầu mong rằng mọi hữu tình có thể buông bỏ hành động tự lừa dối mình và tự phóng đại bản thân, để họ có thể thực sự thực hành Giáo Pháp để giải thoát bản thân khỏi luân hồi và giúp đỡ chúng sinh khác. Nếu không, sẽ quá muộn khi họ cảm thấy ăn năn!

Ngài đã viên tịch ở thánh địa Yangleshod, Nepal vào ngày 30 tháng 12 năm 2015. Trước khi Chatral Rinpoche qua đời, một đệ tử hỏi rằng, “Thưa thầy, tương lai Phật Pháp sẽ ra sao?”.
Chatral Rinpoche đáp, “Hãy hộ trì và nương tựa những bậc đạo sư tâm linh mà thực hành của các vị ấy tập trung vào nhập thất cô tịch. Trước khi đạt giác ngộ, một người cần bước vào nhập thất cô tịch để tập trung vào việc hành trì dưới sự hướng dẫn và dìu dắt của bậc thầy. Nếu không, nó sẽ như hiện nay, khi mà khắp nơi tràn ngập những vị Khenpo chỉ ban những buổi Pháp thoại vô nghĩa. Những kẻ mê muội này, chỉ chạy theo danh tiếng hay tiền tài và thiết lập bè phái của riêng họ, sẽ khiến mọi người thù ghét Phật giáo và khiến Phật giáo diệt vong chẳng sớm thì muộn. Vì thế, kinh văn thường nói rằng Giáo Pháp chân chính chẳng nằm trong các tu viện, sách vở hay thế giới vật chất, MÀ trong chính TÂM. Chúng ta cần đánh thức nó thông qua việc thực hành và chứng ngộ nó, như thế mới được gọi là sự tiếp nối hay sự gìn giữ Giáo Pháp”.

Zach Larson
Pema Jyana (Liên Hoa Trí) tổng hợp và chuyển dịch Việt ngữ

Chatral Rinpoche – The Life of a Legend

Kyabje1 Chatral Sangye Dorje Rinpoche is one of the most accom-plished Tibetan Buddhist yogis alive today. In 1947 he had the lofty status of being the head spiritual master of the political leader of Ti-bet, Regent Reting, but he has always preferred to live as a humble yogi in a simple dwelling without the distractions of fame and fortune. He practices what he preaches without compromise and as a result is beloved throughout the Himalayan region by people of all faiths.
Rinpoche was born in 1913 in the Nyak Adzi Valley in Kham, Tibet to pious members of the Abse tribal group named Pema Dön-drub (father) and Sönam Tso (mother).2 The day after his birth, a lo-cal lama named Asey Bigo Tulku Nyima Gyaltsen came to Pema and Sonam’s house to tell them of a vision he had the day before about Rinpoche’s emergence, in which a white donkey loaded down with Buddhist scriptures came to Pema and Sonam’s house and delivered the texts to them. In accordance with this vision, he bestowed upon the newborn the name Trogyal Dorje, which means “Adamantine Wrathful Victorious One.”

Chatral Rinpoche’s family moved to Amdo with their tribal group when he was a small child. At age fifteen, Rinpoche decided to leave his family in order to study and practice Buddhism with the masters of the area. This act of renunciation began his life-long journey as a carefree yogi seeking enlightenment at any cost in order to effectively help other beings with compassion. From the onset, Rinpoche was highly principled, traveling exclusively on foot and refusing a horse when offered. He stayed only in hermitages, caves, or his small tent in order to avoid involvement with householders and their worldly preoccupations.

The following text by the Nyingma master Kyabje Dudjom Rinpoche, excerpted from his Practice of the Mountain Retreat Ex-pounded Simply and Directly in Its Essential Nakedness, seems to be the yogi code of ethics that Chatral Rinpoche has lived by since he left home:

It is said: “By abandoning one’s Fatherland half of the Dharma is accomplished.” So, leaving your Fatherland behind, wander through unknown countries. Parting from your friends and relatives in a pleasant way, ignore those who try to dissuade you from practicing the Dharma. Giving away your posses-sions, rely on whatever alms come your way. Understanding all desirable things to be the obstacles linked with bad habits, develop a disinterested mind. If — of possessions and so on — you don’t know how to be content with just a little, once you’ve got one you’ll want two and it won’t be difficult for the deceiving demon of desirable objects to enter your life…

You should take along the Path all connections, both with people who hold you in good esteem and treat you well and with people who dislike you and treat you badly; good or bad, without caring at all, accept them with pure and good wishes. At all times inwardly keep your spirits high without losing courage and outwardly, on the path of action, remain humble. Wear worn-out clothes. Consider everyone — good, bad or neutral — above yourself. Live frugally and remain steadily in mountain hermitages. Fix your ambition on the condition of a beggar…

Even when meditation has penetrated your mind, you need to cultivate it continuously; otherwise the deep instruc-tions will be left on the pages of the books and your mind, your Dharma and your practice will become impervious so that the emergence of genuine meditation will never come. You old meditators, still novices in practice, watch out — there’s a danger that you may die with your head encrusted with salt.3

Chatral Rinpoche received transmissions of the terma4 cycle of Terton Dudjom Lingpa (1835–1903) from the Terton’s son Dorje Dradül (1891–1959). Rinpoche would later become the Vajra Re-gent or Chief Lineage Holder of this cycle of teachings, known as Dudjom Tersar.5 Another one of Rinpoche’s main early teachers was Khandro Dewai Dorje (1899–1952), who was a daughter-in-law of Terton Dudjom Lingpa. She passed on to Rinpoche the terma cycle teachings of Sera Khandro and he became the principal lineage hold-er of this tradition as well.

At this time, Chatral Rinpoche met his root guru, Khenpo Nga-wang Palzang (1879–1941) of Kathok Monastery.7 The great Khen-po had been the heart disciple of Patrul Rinpoche’s main student, Lungtok Tenpai Nyima (1829–1901),8 and was considered to be a manifestation of the ninth century Dzogchen9 master Vimalamitra. Khenpo Ngakchung gave Chatral Rinpoche many teachings and transmissions — particularly of the Longchen Nyingthig tradition – and for the next six years Rinpoche studied under him, completing his ngöndro11 and practicing trekchöd12 and tögyal,13 which are some of the most advanced practices of Dzogchen. Rinpoche studied with other masters at Kathok Monastery as well, in addition to the great Khyentse Chökyi Lodrö (1893–1959)14 from Dzongsar Monastery, which (like Kathok) is in the Derge region of Kham.

Khenpo Ngawang Palzang knew Rinpoche was very special and acknowledged him to be his closest disciple, explaining that, “his mind and my mind are no different.”15 He bestowed upon Rinpoche the name Chatral Sangye Dorje, which means “Indestructible Bud-dha who has Abandoned all Mundane Activities.”

The first time Chatral Rinpoche’s greatness became revealed to others was at a large worship service at Kathok Monastery, at-tended by several high lamas sitting on lofty thrones. Rinpoche sat in the back on a simple meditation cushion with a few hun-dred other monks. During the service, Khenpo Ngawang Palzang remarked:

Among all of you here today, there are less than ten people who have one-tenth of my realization. Then, there are less than five of you who have half of my realization. Finally, there is only one person here whose realization is no different from mine, and he is Chatral Sangye Dorje. He can now represent me to transmit the teachings and his merits are the same as mine.

This proclamation caused quite a stir in the assembly hall and afterward people came to congratulate Rinpoche. Preparations began for a grand ceremony to honor Rinpoche in his new status. Rinpoche was not one for all this attention and praise and so snuck away in the middle of the night with his tent to continue his practice alone in the wilderness. The next day when they came to honor him, they found his room empty with no indictaion of where he went. Once again, he lived up to his name Chatral, which can be translated as “hermit.”

Chatral Rinpoche once explained, “We abide nowhere, we possess nothing.” In the ultimate sense, this is a profound statement on the impermanence of life and emptiness of all things. In the conven-tional sense, this is how a yogi like Chatral Rinpoche actually lived in Tibet. Having no household or possessions to weigh on one’s mind, one is completely free to practice the Dharma. As far as the seem-ing adversity of physical discomforts and irregular meals, Dudjom Rinpoche explained, “When realization becomes as vast as space, all adverse conditions arise as friends.”

In 1947 the regent-king of Tibet, Reting, who was the political leader of the country until the current Dalai Lama came of age, requested teachings from Khenpo Ngakchung, who told him, “I am too old now for transmitting teachings to you. I have a disciple whose mind and realization is the same as mine and he is called Chatral Sangye Dorje. You can go ask him for teachings.”

Regent Reting looked all over for Chatral Rinpoche and found him meditating in a remote mountain cave. Upon hearing his re-quest, Rinpoche replied, “I am sorry, there is nothing special about me and I have nothing to teach you. Please go elsewhere for teach-ings!”The Regent then produced a letter by Khenpo Ngakchung to support his request, and so Rinpoche reluctantly agreed to go to Lhasa to teach Regent Reting.

People from all over poured into Lhasa to meet Rinpoche and recieve teachings and blessings from him. This included high-ranking lamas, political leaders, and common laypeople, who made many of-ferings to Rinpoche. Naturally, he saw all of this attention as a distrac-tion for his spiritual development. He requested to have some time to meditate in a remote area away from Lhasa. The Regent agreed and sent a large entourage of servants and guards to escort Rinpoche on his journey. After they arrived, Rinpoche asked the group of men to return to Lhasa so that he could meditate in solitude. The Regent did not want his teacher to be alone, so sent some guards back to locate Rinpoche. Along the way, they found a poor beggar dressed in royal brocade robes. Chatral Rinpoche had traded his fancy outfit for beggar’s rags in true yogi style!

Another great spiritual master who came into Chatral Rinpoche’s life was Kyabje Dudjom Rinpoche, Jigdral Yeshe Dorje, who was an incarnation of Terton Dudjom Lingpa.21 Dudjom Rinpoche trans- mitted to Chatral Rinpoche the complete cycle of the Dudjom Tersar teachings, naming him the Vajra Regent of the tradition. He wrote the following about Chatral Rinpoche:

To all endowed with sentience — beings large and small — who live and circle within the realms of existence; at this time the Awareness-Holder Trogyal Dorje [Chatral Rinpoche] has received from me the oral lineage instructions of the profound teaching — heart-blood of the dakinis.22 I have entrusted him with the lineage of the meaning, empowered him as the person to act as my Regent to guide beings, and encouraged him to impartially steer the ship of disciples to the path of freedom.

Therefore, any gods, demons or humans who help Trogyal Dorje in an appropriate manner will naturally gain benefit and happiness in this and future lifetimes. However, if even the slightest thoughts or acts of wrongful animosity toward him should arise, the armies of imperious guardians of the doctrine — endowed with wrathful power and eyes of wis-dom — will come to his assistance. They will most certainly sever the life force of beings that have form or block the senses of those without form and banish their name that remains. Where there is a chance of such profit or loss, be extremely careful!23

Chatral Rinpoche became Dudjom Rinpoche’s heart disciple and took his responsibility as Dudjom Tersar Regent very seriously, pro-tecting his precious teacher and lineage from corrupting influences.

One day in the early 1950s, Dudjom Rinpoche was receiving an empowerment of a terma from the Chokgyur Lingpa tradition from Tulku Urgyen Rinpoche when Chatral Rinpoche came by. Tulku Urgyen Rinpoche was a relative unknown at that time and Chatral Rinpoche was suspicious as to his qualifications for giving an empow-erment to his beloved master. Tulku Urgyen Rinpoche describes his exchange with Chatral Rinpoche:

Our conversation began like this:

“You, lama! Where are you from?” he demanded brusquely.

“I am from Nangchen.”

“From where in Nangchen?”

“I am a descendant of Chokgyur Lingpa.” “I’ve been to Tsikey and I didn’t see you there.” “I didn’t always stay at Tsikey.”

“Then where are you from? Out with it!”

“Chokgyur Lingpa’s daughter, Könchok Paldrön, had four sons, one of whom was my father.”

“Hmmm…hmmm…I had heard that you were sup-posed to be the nephew of Neten Chokling. I know him from Dzongsar, where he came to visit Dzongsar Khyentse, but I’ve never heard that he had a lama nephew. Now I hear that our Dudjom Rinoche is receiving the Three Sections24 from such a nephew, and we all know that plenty of these so-called Kham-pa lamas come here to Central Tibet to try out their various tricks. So, I was wondering if you were just another one of them. Hmmm…”

He was staring at me with his big eyes glaring the whole time. “A lot of Khampa lamas come here and cheat people by giving empowerments to which they have no lineage.”

Dudjom Rinpoche, who was sitting right there, broke in and said, “It was I who asked him to give this transmission.” And soon [Dudjom and Chatral Rinpoche] began to crack one joke after another, during which Chatral Rinpoche turned to me with a smirk and said, “Okay, I guess you are not a fake after all — you can go ahead and give him the empowerment then.”

Chatral Rinpoche spent a great deal of his time practicing in caves blessed by Guru Padmasambhava,26 the founder of Tibetan Buddhism and source of the terma teachings that are the basis for many of the lineages of the Nyingma School.27 Chatral Rinpoche is actually consid-ered to be the mind manifestation of Guru Padmasambhava’s, based on prophecies about Rinpoche’s emergence and his proven wisdom.

In the late 1950s, Chatral Rinpoche moved to Bhutan. He was not forced out by the events of March 10, 1959 like many other Ti-betans,29 but went to Bhutan of his own free will. This may be indica-tive of his being the manifestation of Guru Padmasambhava’s mind, as Guru Rinpoche had predicted that the Tibetan people would be displaced from their homeland at the advent of the modern age and Chatral Rinpoche seemed to know that the time was right for him to travel to other areas in the Himalayas.30 When he was asked what this trip was like for him, he smiled and replied, “Completely free, light, and happy.”

Chatral Rinpoche traveled to the neighboring Himalayan region of Darjeeling, where he restored a simple temple and turned it into a three-year meditation retreat center for Longchen Nyingthig prac-tice. This was the first such center built by a Tibetan outside of Tibet. Rinpoche then went to some of the major Buddhist pilgrimage sites in India. While visiting the site of the Buddha’s enlightenment in 1960, he made a firm commitment that would become a famous part of his identity. He said, “I went to Bodhgaya and made a vow to all the buddhas and bodhisattvas to give up meat and alcohol.”32 Rinpoche is quite unique in his intensely disciplined stance on this issue and this is part of what makes him so revered by those who know him.

A few years later, he met Kusho Kamala, daughter of Terton Tul-zhok Lingpa, who became his sangyüm.33 They have two daughters, Saraswati and Tara Devi. Saraswati serves as his main assistant and speaks fluent English. She is considered to be an emanation of the dakini Sera Khandro.

In 1968 in Darjeeling, Chatral Rinpoche had a famous meeting with the Trappist monk Father Thomas Merton, an advanced Zen Buddhist practitioner held in high regard by other Buddhists. Mer-ton wrote of the encounter,

…and there was Chatral, the greatest Rinpoche that I have met so far and a very impressive person. Chatral looked like a vigorous old peasant in a Bhutanese jacket tied at the neck with thongs and a red woolen cap on his head. He had a week’s growth of beard, bright eyes, a strong voice and was very articulate. We started talking about Dzogchen and Ny-ingma meditation and “direct realization” and soon saw that we agreed very well. We must have talked for two hours or more, covering all sorts of ground, mostly around the idea of Dzogchen but also taking in some points of Christian doctrine compared with Buddhist Dharmakaya,34 the Risen Christ, suffering, compassion for all creatures, motives for “helping others,” but all leading back to Dzogchen, the ulti-mate emptiness, the unity of shunyata [emptiness] and karuna [compassion], going “beyond the Dharmakaya” and “beyond God” to the ultimate perfect emptiness.

He said he had meditated in solitude for thirty years or more and had not attained perfect emptiness and I said I hadn’t either. The unspoken or half-spoken message of the talk was our complete understanding of each other as people who were somehow on the edge of great realization and knew it and were trying, somehow or other, to go out and get lost in it — and that it was a grace for us to meet one another. I wish I could see more of Chatral. He burst out and called me a Rangjung Sangay (which apparently means a “natural Buddha”) and said that he had been named a Sangay Dorje. He wrote “Rangjung Sangay” for me in Tibetan and said that when I entered the “great kingdom” and “the palace,” then America and all that was in it would seem like nothing. He told me, seriously, that perhaps he and I would attain complete Buddhahood in our next lives, perhaps even in this life, and the parting note was a kind of compact that we would both do our best to make it in this life. I was profoundly moved, because he is so obvi-ously a great man, the true practitioner of Dzogchen, the best of the Nyingmapa lamas, marked by complete simplicity and freedom…If I were going to settle down with a Tibetan guru, I think Chatral would be the one I’d choose.

Merton was later overheard saying “That is the greatest man I ever met. He is my teacher.”

Chatral Rinpoche was relentless in his study and practice. In India, he received teachings from Kalu Rinpoche, who became his close friend, and the Sixteenth Karmapa Rangjung Rigpe Dorje. He received teachings from over one hundred masters in all, from many traditions of Tibetan Buddhism. The breadth of his scholarship is evi-dent in his writing, as he quotes texts from a myriad of traditions to support the points he makes in his essays.

Chatral Rinpoche has founded or restored meditation retreat cen-ters in Bhutan, India, and Nepal as well as overseen the construction of several stupas.36 Dudjom Rinpoche consecrated Rinpoche’s center in Darjeeling in 1962 and around ten years later helped Rinpoche start a center in Yangleshöd, Nepal, which he thought would be a very auspicious place, as Guru Padmasambhava had accomplished some important practices there. This monastery, which lies on the outer rim of the Kathmandu Valley and is known as Rigzin Drubpe Ghatsal, “Joyous Grove in the Place of the Accomplishment of the Glo-rious Awareness-Holder,” was one of Rinpoche’s primary residences for many years. Compared to many other lamas who have lavish, spacious quarters, Rinpoche’s residence here is incredibly humble and cozy.

Many thousands of people in the Himalayan region consider Chatral Rinpoche to be their root guru because, through his compas-sionate action and profound wisdom, he is a perfect embodiment of the Buddha’s teachings. However, he is very selective about those he actually gives teachings to. He is fully aware that most of the people who ask him for teachings are not a fraction as serious about their practice as he is, so doesn’t bother to waste the precious nectar of his teachings on an unsuitable vessel. Rinpoche explains, “There are three kinds of Dharma practitioners: firstly, there are those who look like practitioners outwardly, but inwardly they are not real practitioners; secondly, there are those who talk very high, but have no realization at all; thirdly there are those who do not look like practitioners out-wardly, but who are in fact genuine practitioners inside.”37 Rinpoche therefore will not transmit any higher-level teachings to those who have studied with him for less than six years — sufficient time for them to prove themselves as genuine practitioners.

Westerners especially are treated with suspicion. Too many come to see Rinpoche wanting the ultimate teachings of Dzogchen without being remotely qualified to receive or understand them. There is a story of a wealthy person from the United States who set big stacks of American dollar bills in front of Rinpoche, saying that if Rinpoche gave him Dzogchen teachings, then he would give him all of this money. Rinpoche told him briskly to take his money away and de-clined to give him teachings. The sacred teachings certainly cannot be bought with bribes; one must earn the right to receive them.38

In the Longchen Nyingthig tradition, it is not uncommon for higher-level teachings to be passed on to only one or two of a master’s most dedicated and gifted disciples. Khenpo Ngawang Palzang’s root guru Nyoshul Lungtok transmitted some of the Longchen Nyingthig teachings and empowerments to the great Khenpo exclusively. These types of teachings are regarded as secret and are preserved by a direct one-to-one transmission from a realized master to a fully qualified disciple.

One such person who was ready to receive Chatral Rinpoche’s profound teachings was a remarkable practitioner known as Yüm Kusho-la, the consort of Tulku Urgyen Rinpoche. The following is an account of this transmission of teachings, which took place in the final days of her life, written by her son Chökyi Nyima Rinpoche:

Chatral Rinpoche…came to see her. She had much devotion to him. She asked him for a Vajrasattva wong [empowerment] and requested that he teach her “The Four Parts Without Three.”This is the ultimate view of trekchöd. He taught for a long time. Unfortunately, we did not tape record the teach-ing, but he might not have wanted it to be taped anyway. Nevertheless, the teaching was very long and clear. Finally Chatral Rinpoche said, “Okay, let’s mingle our minds. Rest in equanimity.” We all knew — especially her doctors — that my mother was very weak, but at that moment she said “AH” very strongly. Her eyes were completely wide open. There was no indication of any pain; instead, she appeared very relaxed. I looked at my watch. She remained in that state for a full five minutes. I was suddenly worried that she might be dy-ing. I thought, “What’s wrong?” I looked at Chatral Rinpoch and he was just sitting there in meditation. That made me relax and I understood that we should then all just remain in rigpa.

After five minutes, she “returned back.” She had been re-maining in the view of the “four parts without three” without speaking. Afterwards, she started to communicate and she thanked Chatral Rinpoche. He said, “I’m very happy you un-derstood this teaching. I knew you were a good practitioner, but I didn’t realize you had this high level of awareness. Today I see that, so I respect you, and I’m proud to know you. You are a good example for everyone.”

Later Chatral Rinpoche joined my father and me for lunch in another room. For more than one hour, we ate and talked. My father didn’t ask much, but I asked Chatral Rinpoche, “What happened? What did my mother experience?” He looked at me very seriously and said, “Well. It was a very wonderful thing. She mingled space and awareness. Only the foremost practitioner is able to do that, especially in the face of such strong pain and severe illness. Only today did I real-ize that Yüm Kusho-la is such an advanced practitioner. This is a good example for us all. Now watch. There will be other amazing signs. It would be good if everyone with a link to Yüm Kusho-la can meet her, offer a white scarf, make prostra-tion, and request to mingle their mind with hers.”

Chatral Rinpoche does not spend a lot of his time giving teach-ings, as only a very few people are qualified to receive teachings like this. Instead, he tirelessly engages in virtuous activity, culminating in his famous annual trip to Calcutta, where he frees seventy truck-loads of live fish back into a part of the Indian Ocean where fishing is prohibited, praying for each and every one. He receives donations from around the world for this great act of compassion, which is the subject of one of his essays in this book. Still, he is very supportive of serious practitioners, traveling to his different retreat centers as often as he can to check on their progress. He also graciously offers guid-ance to those from other faiths who meet with him. Recently, when an Anglican priest asked him for a teaching, Rinpoche said, “Just decide what is the most important thing Jesus ever said, and then take it as far as you can.” This turned out to be the most profound advice the priest had ever received and it served to deepen his understanding and faith.

Chatral Rinpoche makes appearances to support his disciples through dreams and visions. In 1997, at the beginning of a weekend retreat in San Francisco, Lama Tharchin Rinpoche told his students that Chatral Rinpoche had appeared to him in a dream, asking that Lama Tharchin and his students accumulate one hundred million recitations of Guru Padmasambhava’s seven-line prayer  in order to remove obstacles to Lama Tharchin’s health, benefit all beings, and help bring peace to the world during this degenerate age.

Following the Tibetan New Year in 2000, hundreds of pious Buddhists gathered at Rinpoche’s center in Yangleshöd from different parts of the Himalayan region, requesting Rinpoche’s blessings for the new millennium. They camped out in tents near his monastery and waited patiently for days. At the most auspicious time, Rinpoche gave them all a long-life initiation. After the initiation, the group sang beautiful songs praising the great activities and glory of their exalted master and danced joyfully.

Rinpoche’s vast knowledge is by no means limited to Buddhist philosophy. He is also an expert on thangka painting, ritual music and dance and many other subjects. Thangka painter Lama Tsondru Sangpo writes:

Most important [for me] has been the continuous personal guidance I have received from Chatral Sangye Dorje Rinpoche, my spiritual protector for this and all future lives. He blesses me again and again with tremendously important yet scarcely known advice on the crucial points of thangka painting and gives me extensive, detailed instruction on the specific design and posture of each particular deity.

Chatral Rinpoche is renowned for being incorruptible and insis-tent on doing things the right way. In the Tibetan Buddhist tradi-tion, when someone dies, it is standard to leave them for three days to allow ample time for the consciousness to leave the body and hopefully enter into a Pureland realm or at least a high rebirth. According to Sogyal Rinpoche, “[Chatral Rinpoche] told people who were complaining that a corpse might smell if it was kept in hot weather [for three days]; ‘It’s not as though you have to eat it, or try to sell it.’ ”

In 2002, an unfortunate incident occurred at one of Rinpoche’s centers in the Darjeeling area. An American man who had been in India studying Tibetan Buddhism paid a visit to Rinpoche. Dur-ing a prayer service, the man asked Rinpoche for a private meeting to discuss “something important.” When Rinpoche declined, the man leaped up and began to choke him. The man was subdued by Rinpoche’s attendants and disciples and asked to leave. The man con-tinued to act out, and when they managed to bring him outside of the main gates of the center, he had a tantrum and was verbally abu-sive. The police came and took him away, but the incident was very traumatizing to everyone involved and, as a result, it is now more difficult for Westerners who have not previously met Rinpoche to have an audience with him. The attacker spent some time in a mental health facility before being deported from India for attacking another person in South India later that year. Illustrative of what a remarkable bodhisattva Rinpoche is, he and his wife, Sangyüm Kusho Kamala, called the man when he returned to the United States out of concern for his well-being.

Even under the most trying of circumstances, Rinpoche’s great com-passion proves to be unflappable. The famous work The Thirty-seven Practices of a Bodhisattva by Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo (four-teenth century) lists the thirteenth practice of a bodhisattva as follows:

Although we are not guilty of any offense and have never harmed anyone in our life, if someone deluded should threat-en to kill us because he is crazed with a tormented mind, then mercifully wishing for him not to suffer further misfortune because of his state, selflessly taking on the effects of his ac-tion, is the practice of a bodhisattva.

Chatral Rinpoche has been asked by many of his students to write an autobiographical account of his life. To accommodate their re-quest, he wrote the following poetic lines.

A Reply in Three Syllables

An autobiographical account containing direct teachings that hit the vital point, written about a present-day misleading trickster like myself, is this.

May the spiritual master and the Three Jewels think of me!

I am an old man, at the end of my eighty-seventh year and approaching my eighty-eighth. Many persons close to or dis-tant from me have asked, “Please write an autobiographical account of your life to help your followers.” I have recog-nized this as an obstacle and a hindrance to liberation and I see no need to write many misleading words. As no one is better informed than me on this subject, I will act as my own witness and reply with this composition,

A Reply in Three Syllables

The three qualities of ethics, Samadhi, and insight,
Untainted and proven through direct perception,
Like dry moss, free from the dampness of pretentious falsehood,
I consumed in the space of blazing fire With the radiant syllable RAM.

A religious facade, the jumble of materialism and Dharma,
I surely knew was not the friend of effective practice.
So I tossed the dry ashes of deceit and insensitivity
To the wind from the mountaintop, as the syllable YAM.

Funds given for the living and the dead, a hindrance to freedom,
And the schemes to collect, hoard, and invest them to build sacred objects,
I resolved to cleanse away with the clear stream of renunciation, detachment, and revulsion, With the elemental syllable KHAM.

Chatral Rinpoche’s legend will undoubtedly live on for many generations. In 2003, he was honored as one of the most influential figures in Nepal during a ceremony in Kathmandu. As Rinpoche is already fully realized, he did not worry about the attention and praise of this event affecting his practice this time and attended the cer-emony along with many of his students and friends. Showing that he is still a carefree yogi at heart, he wore a traditional Nepali topi hat during the ceremony — likely a first for a Tibetan Buddhist master!

Despite the adulation of countless thousands in the Himalayan region, Rinpoche remains as humble as ever. He once said,

I am just an ordinary sentient being and there is nothing special about me. I just follow the teachings of Lord Bud-dha. Without any cheating on my part, I stand firmly on the ground in practicing the Dharma and in helping all sentient beings. I wish that all sentient beings could let go of the acts of self-deception and self-aggrandizement, so that they can re-ally practice the Dharma in order to liberate themselves from cyclic existence and to help other sentient beings. Otherwise, it will be too late when they are feeling remorseful!

Zach Larson
Pema Jyana (Liên Hoa Trí) tổng hợp và chuyển dịch Việt ngữ