buddhist_teacher1_985738948

Lời khuyên về thực hành Đạo sư

Thiền giả vĩ đại Ngawang Norbu Gomchen Khampala (1901-1985) là hóa thân của Lạt ma Tây Tạng lừng danh thế kỷ mười lăm Tangtong Gyälpo—mahasiddha (đại thành tựu giả), thầy thuốc, học giả, thi sĩ và nhà khoa học—người đã phát minh một phương pháp luyện thép và phát triển những cây cầu mắt xích ở Tây Tạng. Gomchen-la sống trong một hang động cao trong núi non ở Solu Khumbu, Nepal, và vào ngày 10 tháng Giêng năm 1975, khi viếng thăm Tu viện Kopan, ngài đã ban giáo lý sau đây cho các học viên trong một khóa nhập thất lam-rim và các tăng ni của Học viện Đại thừa Quốc tế. Lạt ma Zopa Rinpoche phiên dịch sang Anh ngữ.

Trích trong quyển sách có tựa đề Teachings From Tibet (Các Giáo lý Từ Tây Tạng), LYWA xuất bản năm 2005.

Ngawang Norbu Gomchen Khampala
Ngawang Norbu Gomchen Khampala

Giáo huấn của Lạt ma Thubten Zopa: Gomchen-la là một thiền giả vĩ đại từ những rặng núi của Solum Khumbu không xa nơi tôi sinh ra. Ngài có gốc gác Tây Tạng. Ngài vô cùng hoan hỉ rằng những người Tây phương đang đọc những lời cầu nguyện và thiền định về Phật pháp, bởi điều đó thật hiếm hoi và khác thường. Điều đó có vẻ không thể xảy ra. Vì thế, ngài rất vui mừng. Tôi đã xin ngài ban cho các đệ tử Tây phương một vài giáo huấn, và có lẽ ngài có rất nhiều năng lực để làm điều đó. Ngài cũng nói rằng tôi nên dịch tất cả những gì ngài nói và không giữ riêng bất kỳ điều gì!

Tôi đã trải qua một đêm duy nhất ở Kopan, nhưng cảm xúc ở đây thì thật tuyệt. Tôi nghĩ đó là bởi mọi người đang sống ở nơi nương tựa; đó là năng lực của tâm thức con người đang sống trong nơi nương tựa và việc họ trở thành những con người sâu sắc, hay các Phật tử.

Trong đời trước, Lạt ma Zopa Rinpoche là Lạt ma Lawudo sống ở Solu Khumbu, và khi ấy, các bạn cũng có thể được sinh ra quanh vùng đó và đã kết nối nghiệp với ngài. Do bởi điều đó cũng như bởi điều may mắn tốt lành của các bạn, mặc dù trong đời này các bạn được sinh ra ở các nước ngoài xa xôi, các bạn đã tìm ra một vị Thầy có thể giảng Pháp bằng ngôn ngữ của chính mình, là điều mà các Lạt ma khác không làm được. Vì thế các bạn vô cùng may mắn. Các bạn phải sử dụng cơ hội này và đặc biệt là, hãy cẩn trọng giữ gìn thực hành guru (Đạo sư) của các bạn.

Có nhiều Lạt ma từ những phái khác nhau— Nyingma, Kagyü, Gelug và Sakya—những vị có thể giảng nghĩa Giáo pháp rất giỏi, nhưng vấn đề là ngôn ngữ.

Trong Phật pháp, thực hành guru là điều quan trọng nhất. Thực ra, điều duy nhất mà ta cần cầu nguyện là guru, bởi guru bao gồm toàn bộ Tam Bảo—Phật, Pháp và Tăng. Vì thế, trước hết, điều quan trọng là tìm ra một guru toàn hảo, nhưng tôi sẽ không bàn về điều đó ở đây.

Trong các giáo lý Kinh điển, chúng ta quy y Phật, Pháp và Tăng, nhưng trong tantra (Mật điển), ta quy y guru (Đạo sư). Như có nói trong Guru Puja:

Ngài là guru của con, ngài là yidam (Bổn Tôn) của con
Ngài là các dakini và Hộ pháp.
Từ bây giờ cho đến khi giác ngộ,
Ngoài ngài ra, con sẽ không tìm kiếm nơi nương tựa nào khác.

Đây là cách thức quy y theo Mật thừa. Các bạn nên cố gắng thể nhập điều này; hãy có được kinh nghiệm về nó. Lạt ma Zopa Rinpoche nên giảng nghĩa thực hành này cho các bạn và từ góc độ của mình, các bạn nên lập những khẩn cầu chân thành để thọ nhận các giáo lý về thực hành guru yoga (Đạo sư du già).

Khi ở Tây Tạng, tôi xin guru của tôi giải thích guru yoga, nhưng ngài nói: “Nếu ta nói về thực hành Đạo sư thì như thể ta đang tán thán chính mình; như thể ta đang nói: ‘Ta thật tốt; ta thật tuyệt vời,’” và ngài không giảng nghĩa điều đó cho tôi. Ngài bảo tôi: “Con có thể nghiên cứu các chi tiết về pháp thực hành guru trong sách để hiểu nó đưa đến cái gì. Nếu Lạt ma giải thích nó, các đệ tử có thể nghĩ là ngài đang tự phóng đại chính mình hay khoác lác rằng ngài là tuyệt hảo.”

Tôi vui mừng là các bạn không chỉ trì tụng những lời khẩn nguyện mà cũng phân tích ý nghĩa của giáo lý; nghĩ tưởng về ý nghĩa và tập trung vào con đường nền tảng. Hãy nói rằng có hàng triệu tỉ thiên hà ngập đầy các bảo tháp tràn trề xá lợi của Đức Phật, và mỗi ngày các bạn cúng dường cho tất cả các ngài, việc làm đó có lợi ích thật lớn lao. Nhưng bởi trong giáo lý Đại Thừa có nói: “Thiền định về con đường nền tảng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thì lợi lạc hơn việc mỗi ngày cúng dường hàng triệu tỉ thiên hà ngập đầy các bảo tháp tràn trề xá lợi của Đức Phật.” Vì thế, tôi cảm ơn Lạt ma Zopa Rinpoche và tất cả các bạn.

Nhiều người có thể tụng đọc những lời lẽ và đưa ra những giải thích thông tuệ về giáo lý nhưng không thực hành hay phân tích ý nghĩa. Ở đây, các bạn đang làm cả hai: không chỉ suy nghĩ về ý nghĩa của những từ ngữ mà đồng thời các bạn còn đang cố gắng đưa ý nghĩa đó vào thực hành. Việc nghiên cứu được kết hợp với thiền định—thiền định trong khi thọ nhận giáo lý—được gọi là “trải nghiệm luận giảng”—trong khi vị Thầy đang ban luận giảng thì các đệ tử cố gắng thu thập kinh nghiệm về nó. Đó là một cách thực hành khôn ngoan và tuyệt hảo.

Có một lời khẩn cầu Đạo sư được lan truyền:

Bổn sư tráng lệ và tôn quý,
Xin an trụ trên tòa sen và mặt trăng trên đỉnh đầu con.
Xin dẫn dắt con với thiện tâm to lớn
Và ban cho con những chứng ngộ của thân, ngữ và tâm linh thánh của ngài.

Đâu là thiện tâm mà lời cầu nguyện này nói đến? Đó là những gì xảy ra ở đây, tại Tu viện Kopan—được dẫn dắt bởi guru (Đạo sư), là người do bởi thiện tâm to lớn, đã ban những luận giảng về giáo lý và trao tặng những nhập môn, là những thứ làm chín muồi tâm thức.

Đối với dòng cuối cùng của lời cầu nguyện này, tinh túy của bất kỳ Bổn Tôn nào các bạn đang thiền định về—chẳng hạn Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm)—là guru. Các Bổn Tôn thiền định là những hiển lộ của guru. Khi chúng ta khẩn cầu những chứng ngộ của thân, ngữ và tâm linh thánh của guru chúng ta, ta nhận được những gia hộ của thân, ngữ và tâm linh thánh của guru. Những gia hộ này tịnh hóa những tiêu cực của thân, ngữ và tâm của riêng ta, khi ấy những điều này trở thành một với thân, ngữ và tâm linh thánh của guru của ta.

Xưa kia, học giả và yogi (hành giả) vĩ đại Naropa đang đọc những bản văn trong thư viện rộng lớn của một điện thờ vĩ đại thì từ đám mây tối trên bầu trời trước mặt ngài, một dakini thình lình xuất hiện và nói: “Ngài hiểu biết từ ngữ nhưng ngài không biết ý nghĩa.”

Naropa hỏi: “Tôi có thể học ý nghĩa ở đâu?”

Dakini trả lời: “Có một yogi vĩ đại tên là Tilopa. Ngài có thể nhận những luận giảng từ vị này.”

Vì thế, như được dakini hướng dẫn, học giả vĩ đại Naropa đi tới Tây Bengal, ở miền đông bắc Ấn độ, tìm kiếm Tilopa, vị Đạo sư của ngài. Khi đến đó, ngài hỏi dân chúng địa phương là họ có biết Tilopa không. Họ nói: “Có hai Tilopa: một người giàu và một người hành khất nghèo khổ. Tất cả có hai vị.” Naropa nói: “Guru Tilopa mà tôi phải tìm không nhất thiết phải giàu hay nghèo.”

Sau đó, khi ngài đi quanh quẩn, ngài tìm thấy Tilopa ở gần bờ sông. Vị Thầy này đang kéo cá, nấu trên một ngọn lửa và ăn chúng. Khi nhìn điều này, thay vì phê bình Tilopa hay kinh sợ bởi hành vi của vị Thầy, Naropa vẫn im lặng; không một sợi lông nào trên thân ngài lay động. Ngài chỉ lặng lẽ đứng đó, không có một tư tưởng tiêu cực hay miệt thị nào, và suy nghĩ một cách đơn giản: “Bởi chúng sinh thật ngu dại, để giải thoát họ khỏi vô minh và đưa họ tới sự giác ngộ, Tilopa đã hiển lộ trong thân tướng này, khi bắt và ăn cá.”

Suy nghĩ như thế là một phương cách thực hành guru yoga (Đạo sư du già). Trong những đời trước, Naropa đã tạo lập công đức phi thường và nghiệp cần thiết để gặp một guru như Tilopa và không bao giờ phát triển một tư tưởng tiêu cực nào về vị Thầy. Vì thế, khi cuối cùng ngài gặp guru này, ngài nhận ra vị Thầy chính là một thánh nhân và nhìn ngài trong một ánh sáng tích cực duy nhất. Tương tự như vậy, những người như các bạn cũng đã tạo lập thiện nghiệp trong những đời trước. Thực ra, nghiệp của các bạn thậm chí có thể còn tốt hơn nghiệp của Naropa bởi các bạn nhìn thấy guru của các bạn trong một phương diện tốt lành hơn—thấy vị Thầy là một tu sĩ đắp y.

Dù thế nào đi nữa, khi Naropa nhìn thấy Tilopa, ngài nói: “Xin dẫn dắt con,” điều đó có nghĩa là “Xin đưa con đến sự giác ngộ.”

Lúc đầu, Tilopa trả lời: “Tôi chỉ là một gã hành khất tầm thường, tôi không thể làm điều đó; tôi không thể chấp nhận khẩn cầu của ông. Tôi không thể giúp đỡ ông.” Nhưng cuối cùng ngài đã chấp nhận, sau đó Naropa đi theo guru của mình một cách hoàn hảo.

Một hôm trong khi họ đang đi dọc theo bờ của một vách đá cao, Tilopa nói: “Ở đây ai có thể đáp ứng mệnh lệnh của guru?” là cách thức để trở nên giác ngộ trong một đời người. Mệnh lệnh là lao vào vách núi.

Naropa trả lời: “Chính con có thể làm điều đó, vì thế con sẽ làm,” và ngài ném mình vào vách núi.

Ngài bị thương nặng và nằm ba ngày dưới chân núi. Trong thời gian đó Tilopa hoàn toàn không để ý đến ngài. Cuối cùng Tilopa hỏi Naropa: “Điều gì đã xảy ra? Có điều gì không ổn cho ông?”

Naropa nói: “Đây là kết quả của việc theo lệnh của guru.” Sau đó, chỉ nhờ vị Thầy đặt tay lên người, mọi vết thương của Naropa hoàn toàn lành lặn.

Naropa đã trải qua mười hai kinh nghiệm hiểm nghèo như thế theo mệnh lệnh của guru. Thuật lại những điều đó ở đây thì quá dài và dầu sao chăng nữa, tôi đã khá già và không còn nhớ rõ.

Một lần khác, Tilopa bảo Naropa đi xin một ít súp của những nông dân làm việc trong một cánh đồng. Họ không cho ngài chút nào vì thế ngài cố gắng để đánh cắp một ít, nhưng họ bắt được và đánh ngài thật dã man. Một lần nữa, Tilopa chỉ để ngài nằm đó trong ba ngày, sau thời gian đó vị Thầy hỏi: “Chuyện gì xảy ra với ông?”

Toàn bộ vấn đề là không có một ngoại lệ duy nhất nào, Naropa đã làm đúng những gì guru của ngài bảo ngài làm. Như có lần các ngài tình cờ gặp một đám cưới hoàng gia của một vị vua. Đó là một đám rước lộng lẫy với cô dâu ở trên lưng ngựa. Tilopa nói: “Đệ tử muốn giác ngộ trong đời này thì phải vồ lấy cô dâu đó.” Naropa nghĩ: “Chính là con,” và không có chút do dự hay nghi ngờ, ngài đi thẳng tới tiệc cưới, kéo người phụ nữ lên ngựa và cố gắng lôi đi. Mọi người lập tức nhào vào tấn công Naropa, đánh đập và thậm chí chặt đứt tứ chi của ngài.

Một lần nữa, Tilopa để mặc ngài trong ba ngày và cuối cùng quay lại hỏi: “Có chuyện gì xảy ra với ông?”

“Điều này xảy ra bởi con tuân theo mệnh lệnh của guru.” Lại một lần nữa, chỉ bằng cách chạm vào Naropa, Tilopa chữa lành cho ngài và tứ chi đứt gãy của ngài được hồi phục một cách kỳ diệu.

Có một câu chuyện khác về ngày mà Tilopa đánh vào đầu Naropa bằng chiếc giày. Cú đánh mạnh đến nỗi Naropa bất tỉnh. Khi Naropa tỉnh lại, tâm ngài và tâm linh thánh của guru trở thành một, mọi tri thức mà Tilopa biết, Naropa cũng biết. Đây là kết quả của lòng sùng mộ guru hoàn hảo của ngài và việc ngài làm một cách đúng đắn những gì vị Thầy Tilopa bảo ngài làm.

Như những giáo lý giải thích, các bạn phải hoàn toàn quyết định rằng guru chắc chắn là vị Phật. Nếu các bạn không đi đến kết luận này, thì cho dù các bạn làm các thực hành Giáo pháp nào, chúng sẽ không mang lại nhiều lợi lạc; chúng sẽ không trở thành một con đường nhanh chóng dẫn tới giác ngộ.

Giáo lý khác nói: “Thiền định về thân linh thánh của guru thì mãnh liệt hơn một trăm ngàn lần việc thiền định về ngàn tỉ Bổn Tôn trong mọi phương diện khác nhau của các ngài.” Tuy nhiên, dù thiền định về Bổn Tôn nào, các bạn phải nhớ: “Đây là thân linh thánh của guru của tôi.” Các bạn không được nghĩ: “Đây là Bổn Tôn; guru là điều gì khác.”

Ngoài ra, tuân theo các giáo huấn của guru thì lợi lạc hơn việc trì tụng thần chú của Bổn Tôn ngàn tỉ lần.

Con đường dẫn tới giác ngộ của Mật điển Du già tối thượng có hai giai đoạn: phát triển và thành tựu. Trong khi có lợi lạc to lớn trong việc thiền định về giai đoạn thành tựu, thực hành nó thậm chí trong nhiều kiếp có thể so sánh với việc chỉ một lần khẩn cầu tâm linh thánh của guru.

Lạt ma Zopa Rinpoche, Gomchen Khampala và Lạt ma Yeshe

Lạt ma Zopa Rinpoche, Gomchen Khampala và Lạt ma Yeshe

Tôi không có điều to tát để nói. Tôi chỉ muốn nói ít lời về thực hành guru, vì thế tôi chỉ nhấn mạnh một chút về những vấn đề quan trọng.

Như tôi đã nói, các bạn phải khẩn cầu Lạt ma Zopa Rinpoche giảng về lòng sùng mộ guru và về phần các bạn, hãy khẩn cầu guru là một với Bổn Tôn. Nhưng hãy nhớ những gì guru của tôi đã nói khi tôi khẩn cầu giáo lý về thực hành guru: “Con có thể hiểu thực hành lòng sùng mộ guru bằng cách đọc các bản văn; nếu ta giải thích nó cho con, như thể ta đang tán dương những đức hạnh của chính ta, khoác lác rằng ta là người tốt lành nhất.”

Hiện nay, người ta không thể thực hành như những đại học giả trong quá khứ. Thật là khó. Thay vì tuân theo mệnh lệnh của guru như những người may mắn đã làm, chúng ta có một thái độ xấu xa đối với các vị Thầy của mình; thay vì phát triển lòng sùng mộ thì chúng ta chỉ trích các ngài; thay vì làm những gì các ngài khuyên bảo thì chúng ta làm ngược lại.

Tuy nhiên, mặc dù chúng ta không thể thực hành như những học giả vĩ đại đó đã làm—tịnh hóa những tiêu cực của mình bằng cách tuân theo những chỉ dạy của guru—ta có thể tịnh hóa theo những cách khác. Chẳng hạn như, ta có thể lễ lạy, cúng dường mạn đà la, trì tụng thần chú Kim Cương Tát Đỏa v.v..

Có nhiều Bổn Tôn Mật thừa khác nhau nhưng trong bản chất tất cả các ngài đều là guru. Vì thế, khi chúng ta cúng dường các Bổn Tôn khác nhau, chúng ta đang thực sự cúng dường guru.

Cách thức để nhận các gia hộ là không nghĩ rằng Đức Avalokiteshvara tách lìa với guru của các bạn, mà nghĩ rằng các ngài là một. Cách thức thật nhanh chóng để thọ nhận những gia hộ là tập trung trên guru và khiến tâm các bạn là một với tâm linh thánh của ngài, như hòa trộn nước với sữa.

Đừng nghĩ rằng Đức Avalokiteshvara ở một nơi nào khác, ngài đẹp hơn guru của các bạn hay không có mối liên hệ với guru mà từ ngài bạn nhận các giáo lý. Không phải thế. Đức Avalokiteshvara, hay bất kỳ Bổn Tôn nào khác, chính là guru. Đây là những gì tôi thực sự muốn nhấn mạnh.

Trước đây có một yogi (hành giả) tên là Tsang-nyön-pa. Tsang là tên một địa điểm; nyön nghĩa là khùng điên. Hành giả này sống một cuộc đời khổ hạnh và lang thang khắp nơi. Trước khi ăn, ngài luôn luôn cúng dường thực phẩm cho guru của mình. Một hôm ngài ở trong một khu rừng và gặp một người chăn cừu, ông ta tặng ngài một ít tsampa. Ngài đã không ăn một thời gian dài và rất đói, vì thế ngài lập tức ăn nó. Nhưng vào lúc đưa thực phẩm vào miệng, ngài nghĩ: “Ồ, ta đã quên cúng dường nó.” Vì thế ngài lấy miếng tsampa ra khỏi miệng và với lòng sùng mộ lạ thường, ngài cúng dường nó cho guru của mình.

Vào lúc ấy, ở cách đó nhiều dặm, guru của ngài đang ban giáo lý. Thực phẩm mà Tsang-nyön-pa cúng dường đã thình lình xuất hiện trong miệng vị guru và ngài phải ngừng nói. Ngài nói: “Hôm nay đệ tử Tsang-nyön-pa của ta với lòng sùng mộ và nhất tâm vĩ đại như thế đã thực sự xuất hiện trong miệng ta.”

Lượng Giáo pháp mà các bạn biết, tổng số chứng ngộ mà các bạn có được, đều tùy thuộc vào mức độ sùng mộ mà các bạn có đối với guru của mình—lòng sùng mộ của các bạn càng lớn, sự hiểu biết và chứng ngộ Giáo pháp của các bạn càng nhiều. Tất cả đều tùy thuộc vào lòng sùng mộ guru của chúng ta.

Gomchen Khampala
Kopan Monastery, Nepal, 1975

Nguyên tác::Advice on Guru Prctice” by Gomchen Khampala
http://www.lamayeshe.com/article/advice-guru-practice
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

 

Advice on Guru Practice
By Gomchen Khampala
Kopan Monastery, Nepal, 1975

The great meditator Ngawang Norbu Gomchen Khampala (ca. 1901-85) was the incarnation of the renowned fifteenth century Tibetan Lama, Tangtong Gyälpo—mahasiddha, healer, scholar, poet and scientist—who invented a method of forging steel and developed chain-link bridges in Tibet. Gomchen-la lived in a cave high in the mountains of Solu Khumbu, Nepal and on 10th January 1975, on a visit to Kopan Monastery, gave the following teaching to students in a lam-rim retreat and the monks and nuns of the International Mahayana Institute. It was translated by Lama Zopa Rinpoche.

Published in 2005 in the LYWA publication Teachings From Tibet.

Lama Thubten Zopa Rinpoche’s introduction: Gomchen-la is a great meditator from the mountains of Solu Khumbu not far from where I was born. He’s originally from Tibet. He rejoices greatly that Western people are saying prayers and meditating on the Buddhadharma, because it’s unusual, not normal. It’s as if the impossible has happened. Therefore, he rejoices. I have asked him to give the Western students some instruction, and it seems he has much energy to do so. He’s also saying that I should translate everything he says and not hold anything back!

I have spent only one night at Kopan, but the feeling here is very good. I think it’s because everybody is living in refuge; it’s the power of people’s minds living in refuge and their becoming inner beings, or Buddhists.

In Lama Zopa Rinpoche’s previous life he lived in Solu Khumbu as the Lawudo Lama, and at that time, you were also probably born around that area and made karmic contact with him. Because of that and your good fortune as well, even though in this life you were born in far-distant foreign countries, you have found a teacher who can explain Dharma in your own language, which other lamas can’t do. Therefore, you are greatly fortunate. You should take this opportunity and, in particular, take great care with your guru practice.

There are many lamas from the different schools—Nyingma, Kagyü, Gelug and Sakya—who can explain the Dharma very well, but the problem is language.

In Buddhadharma, guru practice is the most important thing. In fact, the only object to whom we need pray is the guru, because the guru encompasses the entire Triple Gem—Buddha, Dharma and Sangha. Therefore, first of all, it is necessary to find a perfect guru, but I’m not going to talk about that here.

In the sutra teachings, we take refuge in Buddha, Dharma and Sangha, but in tantra, we take refuge in the guru. As it says in the Guru Puja,

You are my guru, you are my yidam,
You are the dakinis and Dharma protectors.
From now until enlightenment,
I shall seek no refuge other than you.

This is the tantric way of taking refuge. You should try to actualize this; gain experience of it. Lama Zopa Rinpoche should explain this practice to you and from your side you should make heartfelt requests to receive teachings on the practice of guru yoga.

When I was in Tibet, I asked my guru to explain it to me, but he said, “If I talk about guru practice it will look as if I’m praising myself; as if I’m saying, ‘I am good; I am the best,’” and would not explain it to me. He told me, “You can study the details of guru practice in books to understand what it entails. If the lama explains it the disciples might think he’s just aggrandizing himself or boasting that he’s the best.”

I rejoice that you are not only reciting prayers but analyzing the meaning of the teachings as well; thinking of the meaning and concentrating on the fundamental path. Say that there were many millions of billions of galaxies full of stupas full of Buddha’s relics and every day you made offerings to all of them, there would be enormous benefit in that. But as it says in the Mahamudra teachings, “Meditating on the fundamental path for just a short time has more benefit than every day making offerings to millions of billions of galaxies full of stupas containing relics of the Buddha.” Therefore, I thank Lama Zopa Rinpoche and all of you.

There are many people who can recite the words and give clear intellectual explanations of the teachings but don’t practice or analyze the meaning. Here, you are doing both: not only are you thinking about what the words mean but at the same time you are trying to put that meaning into practice. Study combined with meditation—meditating while receiving the teaching—is called “experiencing the commentary”—while the teacher is giving the commentary the disciples try to gain experience of it. That’s a wise and excellent way to practice.

There’s a prayer of request to the guru that goes,

Magnificent and precious root guru,
Please abide on the lotus and moon seat at the crown of my head.
Guide me with your great kindness,
And grant me the realizations of your holy body, speech and mind.

What is the kindness to which this prayer refers? It’s what’s happening here at Kopan Monastery—being guided by the guru, who out of his great kindness gives commentaries on the teachings and confers initiations, which ripen the mind.

With respect to the last line of this prayer, the essence of whatever deity you’re meditating on—for example, Avalokiteshvara—is the guru. Meditational deities are manifestations of the guru. When we request the realizations of our guru’s holy body, speech and mind, we receive the blessings of the guru’s holy body, speech and mind. These blessings purify the negativities of our own body, speech and mind, which then become one with our guru’s holy body, speech and mind.

Once, the great pandit and yogi Naropa was reading texts in the extensive library of a great temple when a dakini suddenly appeared out of a dark cloud in the space in front of him and said, “You know the words but you don’t know the meaning.”

“Where can I learn the meaning?” Naropa asked.

She replied, “There’s a great yogi called Tilopa. You can receive the commentaries from him.”

Consequently, as directed by the dakini, the great pandit Naropa went to West Bengal, in the north-eastern part of India, in search of his guru, Tilopa. When he got there, he asked the local people if they knew Tilopa. They said, “There are two Tilopas: a rich one and a poor one, a beggar. There are two.” Naropa said, “Tilopa, the guru I have to find, doesn’t necessarily have to be rich or poor.”

Later, as he went around, he found Tilopa by the river, pulling fish from the water, cooking them over a fire and eating them. Seeing this, instead of criticizing Tilopa or being shocked by his behavior, he remained silent; not a hair of his body moved. He just stood there quietly, without a single negative or disparaging thought, and simply reflected, “Since sentient beings are so ignorant, in order to release them from ignorance and lead them to enlightenment, Tilopa has manifested in this form, catching fish and eating them.”

Thinking like this is one way of practicing guru yoga. In previous lifetimes, Naropa had created the incredible merit and karma necessary to meet a guru such as Tilopa and never generate a single negative thought about him. Therefore, when he finally did meet this great guru, he realized he was a true saint and saw him in only a positive light. Similarly, you people have also created good karma in previous lives. In fact, your karma might be even better than Naropa’s was because you see your guru in a better aspect—as a monk in robes.

Anyway, when Naropa saw Tilopa, he said, “Please guide me,” meaning, “Please lead me to enlightenment.”

At first, Tilopa replied, “I’m just a simple beggar, I can’t do it; I can’t accept your request. I can’t help you.” But finally he did accept, after which Naropa followed his guru impeccably.

One day while they were walking along the edge of a high cliff, Tilopa said, “Is there anybody here who can fulfill the guru’s command?” which is the way to become enlightened in the one lifetime. The command was to leap off the cliff.

Naropa replied, “None other than me can do it, so I will,” and he threw himself over the cliff.

He lay there at the foot of the cliff, badly injured, for three days, during which time Tilopa completely ignored him. Finally Tilopa asked Naropa, “What happened? What’s wrong with you?”

“This is the result of following the guru’s orders,” Naropa said. Then, just by Tilopa’s laying his hand on Naropa, all his injuries were completely healed.

Naropa underwent twelve such life-threatening experiences following his guru’s orders. It would take too long to recount them here and anyway, I’m quite old and don’t remember them very well.

Another time, Tilopa told Naropa to go get some soup from some farmers working in a field. They wouldn’t give him any so he tried to steal some, but they caught him and beat him very badly. Again, Tilopa just left him lying there for three days, after which time he asked, “What’s up with you?”

The whole point is that without a single exception, Naropa did exactly what his guru told him to do. Like the time they came across a royal wedding, where a king was getting married. There was a magnificent procession with the bride on horseback. Tilopa said, “The disciple who wants enlightenment in this life should go grab that bride.” Naropa thought, “That’s me,” and without any hesitation or doubt went straight up to the wedding party, pulled the woman off the horse and tried to drag her away. All the people immediately jumped on Naropa, bashed him up and even cut off some of his limbs.

Again, Tilopa left him for three days and finally returned to ask, “What’s the matter with you?”

“This happened because I followed my guru’s orders.” Once more Tilopa healed Naropa just by touching him and his severed limbs were miraculously restored.

There’s another story about the day that Tilopa hit Naropa on the head with his shoe so strongly that he passed out. When Naropa came to, his mind and his guru’s holy mind had become one; whatever knowledge Tilopa had, so did Naropa. This was the result of his impeccable guru devotion and doing exactly what Tilopa told him to do.

As the teachings explain, you have to decide completely that the guru is definitely buddha. If you don’t come to that conclusion, then no matter what Dharma practices you do, they won’t be of much benefit; they won’t become a quick path to enlightenment.

Another teaching says, “Meditating on the guru’s holy body is hundreds of thousands of times more powerful than meditating on trillions of deities in all their various aspects.” However, whatever deity you meditate on, you have to remember, “This is my guru’s holy body.” You should not think, “This is the deity; the guru is something else.”

Also, following your guru’s instructions is far more beneficial than reciting the deity’s mantra trillions of times.

There are two stages of the Highest Yoga Tantra path to enlightenment: generation and completion. While there is great benefit in meditating on the completion stage, doing it for even many eons pales in comparison to invoking the guru’s holy mind just once.

I don’t have that much more to say. I just wanted to say a few words about guru practice, so I’m simply emphasizing a few of the important points.

As I mentioned, you should request Lama Zopa Rinpoche for teachings on guru devotion and from your side pray to the guru as one with the deity. But remember what my guru told me when I asked for teachings on guru practice: “You can understand the practice of guru devotion by reading the texts; if I explain it to you, it will appear as if I’m extolling my own virtues; boasting that I’m the best of all.”

These days, people can’t practice like the great pandits of old. It’s very difficult. Instead of following our gurus’ orders like those fortunate beings did we have a bad attitude towards our teachers; instead of generating devotion we criticize them; instead of doing what they suggest we do the opposite.

However, even though we can’t practice like those great pandits did—purifying their negativities by following their gurus’ orders—we can purify in other ways. For example, we can do prostrations, make mandala offerings, recite Vajrasattva mantras and so forth.

There are many different tantric deities but in essence all of them are the guru. Therefore, when we make offerings to the various deities, we are actually making offerings to the guru.

The way to receive blessings is not to think that Avalokiteshvara is separate from your guru but that they are one. The really quick way to receive blessings is to concentrate on the guru and make your mind one with his holy mind, like mixing water with milk.

Don’t think that Avalokiteshvara is somewhere else, is more beautiful than your guru or has no relationship to the guru from whom you receive teachings. It is not like that. Avalokiteshvara, or any other deity, is the guru. This is what I really want to emphasize.

There was once a yogi called Tsang-nyön-pa. Tsang is the name of a place; nyön means crazy. This yogi led an ascetic life and wandered around a lot. Before eating, he would always offer his food to his guru. One day he was in a forest and met a shepherd, who gave him some tsampa. He hadn’t eaten for a long time and was very hungry, so he started eating it immediately. But the moment he put the food into his mouth, he thought, “Oh, I forgot offer it.” So he took the tsampa out of his mouth and, with incredible devotion, offered it to his guru.

At that moment his guru was giving teachings many miles away. All of a sudden, the food that Tsang-nyön-pa offered appeared in his guru’s mouth and he had to stop speaking. He said, “Today my disciple Tsang-nyön-pa, who hadn’t eaten for a long time, got some tsampa and offered it to me with such great devotion and single-pointed concentration that it actually came into my mouth.”

The amount of Dharma you know, the number of realizations you gain, depends on how much devotion you have for your guru—the greater your devotion, the greater your Dharma understanding and realizations. It all depends on guru devotion.