vesak2

ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HỢP QUỐC 2019

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV_International Council for Day of Vesak), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc năm 2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, huyện Kim Bảngtỉnh Hà Nam từ ngày 12 – 15/5/2019 với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Vậy Đại lễ Vesak là gì?

1.    Nguồn gốc Đại lễ Vesak

Vesak là tên gọi tháng thứ 4 trong năm theo lịch cổ của Ấn Độ.

Đại lễ Vesak, còn gọi là lễ Tam hợp Đức Phật, là Đại lễ gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca (ba sự kiệnPhật đản sinh, Phật thành đạo và Phật Niết bàn đều diễn ra trong tháng Vesak).

Từ xa xưa, Đại lễ Vesak được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo theo truyền thống Nam truyền, bắt đầu từ Sri Lanka sau đó truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia… Trong khi đó, do sử dụng hệ thống lịch riêng, một số quốc gia theo truyền thống Bắc truyền, như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, thường cử hành Đại lễ kỷ niệm ba ngày trọng đại trên vào ba ngày khác nhau trong năm. Tuy nhiêntừ kỳ Đại hội Phật giáo Thế giới lần thứ VI vào năm 1961, ngày Rằm tháng Tư âm lịch được xem là ngày Đại lễ Phật đản sinh (Đại lễ Vesak) và được các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc tông chấp nhận.

2.    Lịch sử Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc

Trước sự phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo trên thế giới, nhiều sáng kiến đưa ra để lựa chọn một tôn giáo điển hình phù hợp với xu hướng phát triển của nhân loại tiến bộ. Sau nhiều năm xem xét, vào ngày 15 tháng 12 năm 1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức chấp nhận đề nghị của 34 quốc gia thành viên Liên hợp quốc chọn Phật giáo là tôn giáo điển hình vì giá trị đạo đứcvăn hóa và tư tưởng hòa bình bất bạo động của Đức Phật Thích Ca. Từ đó Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóatôn giáo quốc tế của Liên hợp quốc.

Năm 2001, Đại lễ Vesak được kỷ niệm lần đầu tiên tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Hoa Kỳ).

Trước đây, Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc vào các năm 2008 (tại Hà Nội) và 2014 (tại Ninh Bình).

3.    Nội dung Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc PL.2563 – DL.2019

Căn cứ Nghị quyết số 021/NQ-HĐTS ngày 11/01/2019 Hội nghị Kỳ 3 Khóa VIII Hội đồng Trị sự GHPGVN, nội dung Đại Lễ Phật đản Vesak PL. 2563 – DL. 2019 như sau:

Văn kiện:

– Thông điệp Phật đản Vesak 2019 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.

– Thông điệp Phật đản PL. 2563 – DL.2019 của Đức Pháp chủ GHPGVN.

– Diễn văn Đại Lễ Phật đản PL. 2563 – DL.2019 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

– Bài giảng của Ban Hoằng pháp Trung ương về ý nghĩa Phật đản hoặc chủ đề của Đại lễ Phật đản: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.

Biểu ngữ chính: Kính mừng Đại Lễ Phật đản Vesak PL. 2563 – DL. 2019

Khẩu hiệu:

– Đoàn kết hòa hợptrưởng dưỡng đạo tâmtrang nghiêm Giáo hội.

– Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường Chư Phật.

Banner: Nội dung Đạo Phật đồng hành cùng dân tộc và ca ngợi quê hương đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Theo Hòa thượng Phra Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban quốc tế tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (ICDV – International Council for the Day of Vesak) cho biết, bên cạnh chủ đề chính, Vesak 2019 còn có các chủ đề nhánh như tâm thế hướng tới hòa bình bền vững trên bình diện toàn cầu, cách mạng công nghiệp đối với Phật giáo, Phật tử… vấn đề toàn cầu thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, để các nước không phân biệt lớn – bé, cùng chia sẻ lợi ích và niềm tin, thông qua lễ hội văn hóa, nghệ thuật để truyền thông điệp từ bi của Đức PhậtỨng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc hoằng pháp, truyền tải thông điệp của Đức Phật về hòa bình, từ bitrí tuệ tình thương, sự chia sẻ đối với mọi người.

Tại Hội nghị trù bị lần thứ 2 ngày 25/01/2019, Ban Tổ chức đã ghi nhận có 483 tổ chức Phật giáo của trên 120 quốc gia và các vùng lãnh thổ đăng ký tham dự Đại lễ; 391 bài đề cương nghiên cứu của Chư Tôn Đức Tăng Ni, các nhà khoa học, quý vị Giáo sư Tiến sỹ, các nhà nghiên cứuhọc giả trên thế giới dự kiến trình bày tại Đại lễDự kiến có khoảng 10.000 người tham dự Đại lễ và Hội thảo khoa học Quốc tế.

Vũ Hoàng Hiếu