Middhle way

Chương 8: Đạo và Trung Đạo – Path and the Middle Path

(A) Đạo—Path—Marga (skt)

(A-1) Tổng quan và Ý nghĩa của “Đạo”—Overview and Meanings of the “Way”
(I) Đại Cương về Đạo—An overview of Marga. 
(II) Nghĩa của Đạo—The meanings of “Path”.
(III)Đạo Tư Lương—Path of accumulation.
(A-2) Những định nghĩa khác liên quan đến Đạo—Other definitions that are related to Marga 
(A-3) Phân Loại Đạo—Categories of the “Way”
(I) Hai con đường—Two ways.
(II) Tam Đạo—Three Paths.
(A-4) Đạt Đạo—Attainment of the Way
(I) Quan niệm về sự Đạt Đạo theo Lục Tổ Huệ Năng—The concept of “Attaining the Way” according to the Sixth Patriarch, Hui-Neng.
(II) Sự vận hành từ mê đến ngộ là ngay lập tức chứ không từ từ, gián đoạn chứ không liên tục—The movement from ignorance to enlightenment is abrupt and not gradual, discrete and not continuous. 
(III)Quá trình “Đạt Đạo” là một tiến trình nhảy vọt—The process of “Attainment of the Way” is abrupt. 
(IV)Nếu biết được tự tánh mình, một khi ngộ được thì tức khắc đạt Đạo và đến ngay đất Phật—If one’s self-nature is understood, one ‘satori’ is enough to make one attain the Way and rise to a state of Buddhahood.
(A-5) Thông Đạt Phật Đạo—Enter the Buddha’s path
(I) Thông Đạt Đạo Vô Thượng Đạo ngay trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Actualization of the Supreme Way in Daily Life.
(II) Thông Đạt Phật Đạo—Enter the Buddha’s path. 
(A-6) Đạo Tràng—Bodhi-mandala (skt)
(I) Nghĩa của Đạo Tràng—The meanings of Bodhis-mandala.
(II) Đạo Tràng theo Kinh Duy Ma Cật—Bodhis-mandala according to the Vimalakirti Sutra. 
(A-7) Con đường của chơn lý—Path of truth
(A-8) Ba con đường mà tất cả hành giả đều phải đi qua—Three paths all cultivators have to tread
(I) Tổng quan về Ba con đường mà tất cả hành giả đều phải đi qua—An overview of the three paths all cultivators have to tread.
(II) Nội dung của Ba Con Đường Nầy—The content of these three Paths. 
(A-9) Con đường chuẩn bị—Prayoga-marga (skt)
 (A-10) Thánh đạo—Holy way
(I) Nghĩa của Thánh Đạo—The meanings of “Holy Way”.
(II) Tứ Thánh Đạo—Four Noble Modes of Progress.
(A-11) Bồ Tát Đạo—Bodhisattvas’ Paths
(I) Mười Đạo Của Chư Bồ Tát—Ten kinds of path of Great Enlightening Beings: 
(II) Mười Đạo Ly Sanh Của Chư Đại Bồ Tát—Ten Paths Of Emancipation Of Great Enlightening Beings.
(III) Mười Đạo Phổ Nhập Của Chư Phật—Ten kinds of ways of entry into universality of all Buddhas.
(IV)Mười Đạo Trang Nghiêm Của Chư Đại Bồ Tát—Ten kinds of way of adornment of Great Enlightening Beings.
(V) Mười Đạo Xuất Sanh Phật Pháp Của Chư Đại Bồ Tát—Ten ways of generating the qualities of Buddhahood of Great Enlightening Beings.
(A-12) Lời Phật Dạy về Đạo—The Buddha’s Teachings of the Way
(I) Lời Phật Dạy về Đạo trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s Teachings of the Way in The Dharmapada Sutra.
(II) Lời Phật Dạy về Đạo trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương—The Buddha’s Teachings of the Way in The Forty-Two Sections Sutra.
(B) Trung Đạo—The Middle Path
(I) Tổng quan về Trung Đạo—An overview of the Middle Path. 
(II) Nghĩa của “Trung Đạo”—The meanings of “Middle Path”. 
(III)Lời Phật dạy về Trung Đạo trong Kinh Giáo Thọ Ca Chiên Diên—The Buddha’s teachings in the Katyayanavavade Sutra.
(IV)Tứ Trung Đạo—Four-fold middle path.
(V) Bát Bất Trung Đạo—Eight Negations.
(VI)Trung Đạo và Cái Tôi—Middle Way and the “I”. 
(VII)Cực Đoan và Trung Đạo—Extremes and the Middle Path. 
(VIII)Bậc Giác Ngộ và Con Đường Trung Đạo—Enlightened One and the Middle Path

(A) Đạo
Path—Marga (skt)

(A-1) Tổng quan và Ý nghĩa của “Đạo”
Overview and Meanings of the “Way”

(I) Đại Cương về Đạo—An overview of Marga: 
(A) Đạo: Marga (skt)—Con đường.
(B) Thánh đạo—Noble path:
1) Đạo ĐếĐạo Đế hay đế thứ tư trong Tứ Diệu Đế—The fourth of the four dogmas—See Four Noble Truths in Chapter 20.
2) Đạo Thánh ĐếCon đường diệt khổ là con đường chấm dứt dục vọng—The way to end all sufferings. Marga is the way that procures cessation. The doctrine of the path that leads to the extinction of passion—See Four Noble (Holy) Truths.
3) Bát Thánh Đạo hay cửa ra đau khổ để bước vào niết bàn: The eight holy or correct ways, or gates out of suffering into nirvana.
(C) Đạo Phật—Buddhism: See Chapter II.

(II) Nghĩa của Đạo—The meanings of “Path”: 
1) Đạo cú nghĩa là “con đường”: “Path” means a way.
2) Trong Phật giáo “Đạo” là nhân giải thoátgiác ngộ Bồ Đề là quả: In Buddhism, “Marga” is described as the cause of liberation, bodhi as its result.
3) “Marga” là từ Bắc Phạn chỉ “con đường” trong tu tập Phật giáo dẫn đến giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử: “Marga” is a Sanskrit term for “path” in Buddhist practice that leads to liberation from cyclic existence—See Eight Noble Paths in Chapter 20.
4) Theo Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Chương 2, Đức Phật dạy: “Đạo của người xuất gia làm sa Môn là phải từ bỏ ái dục, biết được nguồn tâm, thấu triệt giáo pháp của Phật, hiểu pháp vô vi. Bên trong không có cái để được, bên ngoài không có chỗ để cầu. Tâm không chấp thủ nơi đạo, cũng không hệ lụy bởi nghiệp, không có suy tưởng, không có tạo tác, không có tu, không có chứng, chẳng cần trải qua các Thánh vị mà tự thành cao tột, đó gọi là Đạo.”: According to the Sutra In Forty-Two Sections, Chapter 2, the Buddha said: “The Path of Sramanas who have left the home-life renounce love, cut (uproot) desire and recognize the source of their minds. They penetrate the Buddha’s Wonderful Dharmas and awaken to unconditioned dharmas. They do not seek to obtain anything internal; nor do they seek anything external. Their minds are not bound by the Way nor are they tied up in Karma. They are without thoughts and without actions; they neither cultivate nor achieve (certify); they do not need to pass through the various stages and yet are respected and revered. This is what is meant by the Way.”

(III)Đạo Tư Lương—Path of accumulation: Sambhara-marga (skt)—Con đường thứ nhất trong năm con đường đã được vạch ra trong lý thuyết thiền định, trong thời gian đó hành giả tích trữ hai loại tích trữ: 1) tích trữ công đứcliên hệ tới việc tu tập công đức để có được thiện nghiệp; 2) tích trữ trí tuệ, bằng cách tu tập thiền định để đạt được trí tuệ nhằm lợi lạc chúng sanh mọi loài. Trong giáo thuyết thiền định của Phật giáo Đại Thừa, người ta nói hành giả bước vào con đường tích tụ công đức bằng cách phát tâm Bồ Đề. Sự tu tập trên con đường này đưa đến con đường kế tiếp là con đường chuẩn bị—First of the five paths delineated in Buddhist meditation theory, during which one amasses (tích trữ) two “collections”: 1) the ‘collection of merit’ (punya-sambhara), involves cultivating virtuous deeds and attitudes, which produce corresponding positive karmic results; and 2) the ‘collection of wisdom’ (jnana-sambhara), involves cultivating meditation in order to obtain wisdom for the benefit of other sentient beings. In Mahayana meditation theory, it is said that one enters on the path with the generation of the “mind of awakening” (Bodhicitta). The training of this path leads to the next level, the “path of preparation” (prayoga-marga).

(A-2) Những định nghĩa khác liên quan đến Đạo
Other definitions that are related to Marga

1) Đạo Bất Lai—Path of Non-Returner: A Na Hàm—Quả vị thứ ba “Bất Lai”—Hành giả cũng đang trong tư thế tu Đạo. Người ấy không còn trở lại sinh tử trong cõi Dục giới nữa—The position of the Way of Cultivation. He no longer has to undergo birth and death in the Desire realm.
2) Đạo Bồ Tát—Paths of Great Enlightened Beings: See Volume VII-Chapter 177 (84).
3) Đạo Cấm:
a) Bất cứ thứ gì cấm kỵ trong đạo giáo hay trong đời sống tu hành: Whatever is prohibited by the religion or the religious life.
b) Giới Thanh TịnhBa La Mật thứ nhì trong Lục Ba La Mật: sila, the second paramita, moral purity.
4) Đạo Chúng:
a) Tăng chúng: The body of monks.
b) Những người tu tập: Those who practice religion.
5) Đạo Chủng Tính: Một trong sáu chủng tính trong tiến trình từ Bồ Tát lên Phật, đạo chủng tính là từ chủng tánh Phật tiến tu chứng đắc “Trung Đạo”—One of the six germ-natures or roots of Bodhisattva development, the nature possessing the seed of Buddhahood. The stage in which the “middle” way is realized.
6) Đạo Chủng Trí: Một trong ba trí, Bồ Tát trí dùng tất cả phương tiện để cứu độ chúng sanh—The wisdom which adopts all means to save all the living, one of the three wisdom—See Tam Trí (A) (2) in Chapter 108.
7) Đạo Cụ: Những món cần thiết trên đường tu hành như y áo, bát khất thực, và những đồ phụ tùng khác—The implements of the faith, such as garments, begging-bowl, and other accessories which aid one in the Way (the eight requisites (Attha Parikkhara) of the Buddha: Y Tăng già lê: The double robe, Y vai trái: The upper robe, Y nội: Under robe, Bình bát: Bowl, Dao: Knife, Kim may: Needle, Dây nịt: Belt, Đồ lọc nước: Strainer or filter).
8) Đạo của chơn lý—Path of truth: Con đường của chơn lý—Đạo phải thông lưu—Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy: “Nầy thiện tri thức! Nhất hạnh tam muội là đối với tất cả chỗ, đi đứng nằm ngồi thường hành một trực tâm ấy vậy.” Kinh Tịnh Danh nói: “Trực tâm là đạo tràngtrực tâm là Tịnh độ. Tâm đừng làm những chuyện siểm khúc, miệng nói trực, miệng nói nhất hạnh tam muội mà không hành trực tâm, còn hành trực tâm, đối với tất cả các pháp chớ có chấp trước. Người mê chấp pháp tướngchấp nhất hạnh tam muội, chỉ nói ngồi không động, tâm vọng không khởi tức là nhất hạnh tam muội, người khởi hiểu thế nầy tức là đồng với vô tình, trở lại là nhơn duyên chướng đạo.” Nầy thiện tri thức! Đạo phải thông lưu, do đâu trở lại ngưng trệ, tâm không trụ nơi pháp, đạo tức là thông lưu. Tâm nếu trụ pháp gọi là tự phược, nếu nói thường ngồi không động, ấy chỉ như Ngài Xá Lợi Phất ngồi yên trong rừng lại bị Ngài Duy Ma Cật quở trách. Nầy thiện tri thức! Lại có người dạy ngồi khán tâm quán tịnh, không động không khởi, từ đây mà lập công khóa, người mê không hiểu liền chấp thành ra điên cuồng, những người như thế nầy thật là đông, dạy nhau như thế, nên biết đó là lầm lớn.”—According to the Platform Sutra of the Sixth Patriarch’s Dharma Treasure, the Sixth Patriarch, Hui-Neng, taught: “Good Knowing Advisors, the Way must penetrate and flow. How can it be impeded? If the mind does not dwell in dharmas, the way will penetrate and flow. The mind that dwells in dharmas is in self-bondage. To say that sitting unmoving is correct is to be like Sariputra who sat quietly in the forest but was scolded by Vimalakirti. Good Knowing Advisors, there are those who teach people to sit looking at the mind and contemplating stillness, without moving or arising. They claimed that it has merit. Confused men, not understanding, easily become attached and go insane. There are many such people. Therefore, you should know that teaching of this kind is a greater error.”
9) Đạo ĐếChân lý thứ tư trong Tứ Diệu Đế, là chân lý diệt khổ, là Bát Thánh Đạo—The path leading to the end (extinction) of suffering, the fourth of the four axioms, i.e. the eightfold noble path—Đạo Đế hay con đường đưa đến chấm dứt đau khổ—Bát Chánh Đạo dẫn đến sự đoạn diệt khổ đau và phiền não được định rõ trong Tứ Diệu Đế là sự trình bày của Đức Phật về cái khổ mà tất cả chúng sanh đều phải trải qua. Nó thường được phân tách làm 3 thành phần chủ yếu: giới, định và tuệ. Một phương cách tương tự khác cũng giống như con đường này nhưng bắt đầu bằng bố thíBố thí làm nền móng cho trì giới và kế tiếp có thể giúp hành giả tiến xa hơn tới những nguyện vọng cao cả. Giới, định, tuệ là cốt lõi của sự tu tập tâm linh trong đạo Phật và không thể tách rời chúng được. Chúng không chỉ thuần túy là những phần phụ trợ với nhau giống như những cuống hoa, nhưng được hòa trộn với nhau giống như “muối trong đại dương” dẫn đến sự so sánh nổi tiếng của Phật giáo—The Eightfold Path to the Cessation of Duhkha and afflictions, enumerated in the fourth Noble Truth, is the Buddha’s prescription for the suffering experienced by all beings. It is commonly broken down into three components: morality, concentration and wisdom. Another approach identifies a path beginning with charity, the virtue of giving. Charity or generosity underlines morality or precept, which in turn enables a person to venture into higher aspirations. Morality, concentration and wisdom are the core of Buddhist spiritual training and are inseparably linked. They are not merely appendages to each other like petals of a flower, but are intertwined like “salt in great ocean,” to invoke a famous Buddhist simile—See Chapter 20 and 21.
10) Đạo Đời: Dharma and life—Religion and life.
11) Đạo Đức:
a) Đạo và đức hạnh: Religion and virtue—Morality—Virtue—Morals—Ethical.
b) Đức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy trên hoàn vũ: Buddha is a the greatest ethical man of genius ever bestowed upon the world.
12) Đạo Giả: Người hành trì Phật pháp—One who practises Budhism.
13) Đạo Giải Thoát—Path of liberation from all sufferings: Moksa-marga (skt).
a) Con đường giải thoát khỏi mọi khổ đau phiền não bằng cách chứng ngộ chân lý: The way of release (the way or path of liberation from) all sufferings by realization of truth.
b) Đạo Phật: Buddhism—Đạo xuất ly giải thoát—The way or doctrine of liberation (emancipation—Release).
c) Hành vi sanh nhất niệm chánh trí và chứng ngộ chân lý sau khi đã thành tựu vô gián đạo. Giai đoạn nầy liên hệ tới giai đoạn của Tam quả A Na Hàm: Liberation or freedom, reaching the state of assurance or proof and knowledge of the truth. This stage associated with the stage of an Anagamin.
14) Đạo GiaoTác động hổ tương giữa hành giả và Phật, đấng đáp ứng lại ước vọng của hành giả—Mutual interaction between the individual seeking the truth and the Buddha who responds to his aspirations; mutual intercourse through religion.
15) Đạo HànhThực hành chân lý—To practice the Buddha-truth.
16) Đạo HạnhHành vi đạo đức—Virtuous—Conduct according to Buddha-truth—The discipline of religion.
17) Đạo Hiệu: Tên đạo của một vị Tăng—The literary name of a monk.
18) Đạo HóaChuyển hóa chúng sanh bằng Phật pháp hay bằng chân lý—To transform or convert others through the truth of Buddhism; converted by the truth.
19) Đạo Hữu: Co-religionist.
20) Đạo Khí:
a) Pháp Khí hay bậc nhân tài có căn cơ tu hành Phật đạo hay có khả năng gánh vác đạo nghiệp—A vessel of religion, the capacity for Buddhism.
b) Hơi thởnăng lực thiết yếu, trong việc tu hành Phật đạo: The breath, a vital energy in practising the Buddhist religion.
21) Đạo Khổ—Path of suffering: Khổ đạo—Từ nơi ảo tưởng mà khởi lên nghiệp, từ nghiệp có khổ, từ khổ lại khởi sanh ảo tưởng, đây là vòng tròn ác nghiệt của chúng sanh—From illusion arises karma, from karma suffering, from suffering illusion, this is the vicious circle of beings.
22) Đạo Kiểm: Sự kềm chế kiểm soát giới hạnh—The restraints, or control, of religion.
23) Đạo Kiến Chân Lý—Path of insight: Darsanamarga (skt)—Ditthimagga (p)—Ditthapada (p)—Kiến Đạo—Con đường của sự thấy biết chân lý. Thấy được chân lý chấm dứt luân hồi sanh tử, như các bậc Thanh Văn và Sơ Địa Bồ Tát (bậc đã thấy được chân lý)—Theory, the way or stage of beholding the truth, i.e. that of the Sravakas and the first stage of Bodhisattva (one who has seen the Truth).
24) Đạo Lạc: Niềm vui tôn giáo (tu hành)—The joy of religion.
25) Đạo Loại Trí: Một trong tám trí, là trí huệ nhờ quan sát đạo đế của sắc giới và vô sắc giới mà có được—The wisdom obtain through insight into the way of release in the upper relams of form and formlessness, one of the eight kinds of wisdom.
26) Đạo LựcNăng lực đến từ sự giác ngộ—The power which comes from enlightenment or the right doctrine.
27) Đạo Lưu: Dòng chân lý, hay dòng tiến đến chân lý Phật, hay Thiền Tông—The stream of truth; the flow or progress of Buddha-truth; the spread of a particular movement, e.g. the Ch’an school.
28) Đạo Ly Sanh của chư Đại Bồ Tát—Ways of emancipation of Great Enlightened Beings: See Chapter 177 (85).
29) Đạo Lý: Nguyên tắc đạo lý của Phật và Lão—Ethical codes, dogma, doctrine, truth, principles of Buddhism, Taoism, ect.
30) Đạo Lý Vô Vi: The unconditioned—Tinh yếu của đạo lý vô vi là làm tất cả mọi việc (hữu vi) mà không thấy việc làm cũng không thấy ai làm—The essence of the unconditioned is to do or practise all conditioned dharmas without seeing no subjective nor objective marks of practice.
31) Đạo Môn:
a) Cổng vào đạo: The gate of the Way or of truth, religion, etc.
b) Những tông phái khác nhau trong đạo Phật: The various schools of Buddhism.
32) Đạo Nghiệp: Những thiện nghiệp dẫn tới Phật quả như tu trìgiữ giớithực tập thiền định (đối lại với phúc nghiệp như bố thícúng dường): The karma of religion which leads to Buddhahood, i.e to observe moral precepts, and to practise meditation.
33) Đạo Nguyên: Bắt đầu chánh pháp—The beginning of the right doctrine.
34) Đạo Nha: Những mầm nẩy Chân Lý—The sprouts or seedlings of Buddha-truth.
35) Đạo Nhãn:
a) Con mắt nhờ tu hành đắc đạo mà có: Sức nhìn của “Đạo Nhãn” không còn bị chướng ngại che lấp, thấy được thông suốt qua không gian và thời gian—The eye attained through the cultivation of Buddha-truth.
b) Con mắt nhìn hay quan sát đạo pháp: Con mắt thấy được các giáo phápphân biệt được chánh tà chơn vọng—The eye which sees all the truth.
36) Đạo Nhân:
a) Bậc dự lưu: One who has entered the way, or stream-enterer.
b) Bậc cầu tu giác ngộ, như Bồ Tát: One who seeks enlightenment, or Bodhisattva.
c) Tu Sĩ Lão Giáo hay Đạo Giáo: Taoist priest.
37) Đạo Nhập Lưu—Path of Stream-Entry: Tu Đà Hoàn—Dự lưu đạo—Nhập Lưu—Nghịch Lưu—Quả vị Dự Lưu đầu tiên—Hành giả đang trong tư thế thấy được Đạo. Người ấy vẫn còn phải bảy lần sanh tử nữa—One who has entered the stream. The position of the way of seeing. He still has to undergo seven instances of birth and death.
38) Đạo Nhứt Lai—Path of Once-returner: Tư Đà Hàm— Sakrdagamin (skt)—Quả vị thứ nhì “Nhất Lai”—Hành giả đang trong tư thế tu Đạo. Người ấy vẫn còn phải sanh thiên một lần hay một lần nữa trở lại trong cõi người—The state of returning only once again, or once more to arrive, or be born—One who is still subject to “One-return.” The position of the way of cultivation. He still has to undergo “one birth” in the heavens or “once return” among people. The second grade of arahatship involving only one rebirth.
39) Đạo PhápCon đường hay phương pháp dẫn đến niết bàn—The way or method to attain nirvana
40) Đạo Pháp TríTrí tuệ diệt trừ tà kiến mê hoặc do quán “Đạo Đế” mà có được—The wisdom which rids one of false views in regard to marga, or the eight fold noble path.
41) Đạo PhẩmPhẩm loại của đạo pháp—Religious or monastic grade, or grades.
42) Đạo Phật: Buddhism—Đạo Phật là con đường duy nhất đưa con người từ hung ác đến thiện lành, từ phàm đến Thánh, từ mê sang giác—Buddhism is the only way that leads people from the evil to the virtuous, from deluded to fully enlightened sagehood—See Chapter 2.
43) Đạo Phật Chết: Dead Buddhism—Đạo Phật chết là đạo Phật qua những hình thức tổ chức rườm rànghi lễ cổ điển, cúng kiến, kinh kệ bằng những ngôn ngữ xa lạ làm cho giới trẻ hoang mang. Từ đó giới trẻ nhìn về những ngôi chùa như một viện dưỡng lão của ông già bà cả, cho những người thiếu tự tin, hoặc cho những thành phần mê tín dị đoan—Dead Buddhism is a kind of Buddhism with its superfluous organizations, classical rituals, multi-level offerings, dangling and incomprehensible sutras written in strange languages which puzzle the young people. In their view the Buddhist pagoda is a nursing home, a place especially reserved for the elderly, those who lack self-confidence or who are superstituous.
44) Đạo PhongĐạo phong hay lực chuyển hóa trong đạo Phật, cũng là sự ức đoán về những gì sẽ xãy ra trong tương lai—The wind of Buddha-truth, as a transforming power; also as a prognosis of future events.
45) Đạo Quả: Nirvana (skt)—Niết bàn nhờ đạo quả Bồ Đề mà chứng đắc—The result of the Buddha-way, i.e. nirvana—See Chapter 127.
46) Đạo Quán:
a) Đạo: Thực hành Bồ Tát đạo cứu độ chúng sanh—Religious practices or external influence, i.e. Bodhisattva’s way to save sentient beings.
b) Quán: Quán không lý để đạt được nội tuệ—Meditative practices on the reality to obtain internal vision.
47) Đạo QuangÁnh đạo vàng của Phật Tổ—The light of Buddha-truth.
48) Đạo Sĩ:
a) Ẩn sĩ: A hermit (Taoist hermit).
b) Tăng sĩ ẩn tu: Buddhist monks.
c) Phật Thích Ca Mâu Ni: Sakyamuni Buddha.
49) Đạo Sư: Nakaya (skt).
a) Chư Phật và chư Bồ Tát: Buddhas and Bodhisattvas.
b) Bậc Thầy hướng dẫn đưa người đến với những lời Phật dạy: Master, leader or guide, one who guides men to Buddha’s teaching.
c) Những vị Thầy hay lãnh đạo trong nghi lễ Phật giáo: The leaders of the ritual in Buddhist services.
50) Đạo Sư Thực Tiển: Practical teacher.
51) Đạo Sư Vô Song: An unequaled teacher.
52) Đạo Tặc: Burglars and bandits—Thieves and felons.
53) Đạo Tâm: Marga-citta (skt).
a) Tín Tâm: Religious faith.
b) Bồ Đề Tâm: Bodhi mind.
c) Tâm tu tập chánh đạo tìm cầu giác ngộ: The mind which bent on the right way, which seeks enlightenment.
54) Đạo Tâm Tăng Tiến: Advancing (reinforcing) the bodhi mind.
55) Đạo ThểĐạo thể hay chân như là nền của đạo, như tự tâm thanh tịnh—The embodiment of truth, the fundament of religion, i.e. the natural heart or mind, the pure nature, the universal mind, the bhutatathata.
56) Đạo Thiền định—Path of meditation: Bhavana-marga (skt)—Con đường thứ tư trong năm con đường đi đến Phật quả, trong giai đoạn nầy hành giả giải trừ hoàn toàn những dấu hiệu vi tế của phiền não, cho chúng không còn tái xuất hiện nữa. Giai đoạn nầy chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp, tức là “vô học đạo’, trong đó hành giả hoàn tất tu tập và trở thành Phật—Fourth of the five paths to Buddhahood, in which the meditator is said to remove the subtlest traces of afflictions so thoroughly that they will never reappear. This prepares one of the next phase, the “path of no more learning” (Asaiksa-marga), in which one completes the training and becomes a Buddha. The meditator also depends his or her familiarity with meditation on emptiness (sunyata), which was directly perceived on the previous level, the “path of seeing” (Darsana-marga)—See Chapter 60.
57) Đạo Thụ:
a) Cây Bồ Đề nơi mà Phật thành đạo—The bodhi-tree, under which the Buddha attained enlightenment.
b) Do đạo làm tăng trưởng thiện căn nên ví với cây: Buddhism with its powers of growth and fruitfulness.
58) Đạo ThuậtPhương pháp hay nghệ thuật tu hành của đạo Phật—The methods, or arts, of the Buddhist religion.
59) Đạo Thủy: Nước Chân Lý rửa sạch mọi uế nhiễm—The water of Truth which washes away defilement.
60) Đạo Thứ: Thứ vị giác ngộ—The stages of enlightenment, or attainment.
61) Đạo Thức:
a) Kiến thức về tôn giáo: The knowledge of religion
b) Trí tuệ đạt được qua tiến trình tu tập Phật pháp: The wisdom, or insight, attained through Buddhism.
62) Đạo trang nghiêm của chư Đại Bồ Tát—Path of adornment of Great Enlightening Beings: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười đạo trang nghiêm của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đạo đại trang nghiêm vô thượng của Như Lai, cũng chẳng bỏ Bồ Tát Đạo—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of way of adornment of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme way of great adornment of Buddhas, without leaving the Ways of Enlightening Beings—See Chapter 177 (86).
63) Đạo Tràng Thanh Tịnh: State of purity.
64) Đạo Tràng Thần: Những vị thần bảo vệ đạo tràng—Tutelary deities of Buddhist religious places, etc.
65) Đạo Tràng Thụ: The bodhidruma, or tree under which the Buddha attained enlightenment.
66) Đạo Trí: Trí hiểu đạo hay hiểu Bát Thánh đạoTrí huệ đạt được qua hiểu thông con đường giải thoát để đi vào cõi trên—Religious wisdom; the wisdom which understands the principles of marga, the eightfold path—The wisdom obtained through insight into the way of release in the upper realms of form and formlessness.
67) Đạo Tục: Tăng và tục—Monks and laymen.
68) Đạo Vị: The stages in the attainment of Buddha-truth.
69) Đạo Xuất Sanh Phật Tánh của chư Đại Bồ Tát: Ways of generating the qualities of Buddhahood of Great Enlightened Beings—See Chapter 177 (87).
70) Đạo Ý: See Đạo Tâm.
71) Đạo Yếu: Những yếu lý của đạo Phật—The fundamentals of Buddhism.

(A-3) Phân Loại Đạo
Categories of the “Way”

(I) Hai con đường—Two ways:
1) Đường sanh tử: The way of transmigration by which one arrives at a good or bad existence.
2) Đường Bồ đề hoặc giác ngộ dẫn đến Niết bàn: The way of bodhi or enlightenment leading to nirvana through spiritual stages.
a) Bát Thánh Đạo hay cửa ra đau khổ để bước vào niết bàn: The eight holy or correct ways, or gates out of suffering into nirvana.
b) Đạo là nhân giải thoátgiác ngộ Bồ Đề là quả: Marga is described as the cause of liberation, bodhi as its result.
* For more information, please see Bát Thánh Đạo and Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Chapters 20 and 21.

(II) Tam Đạo—Three Paths:
(A) Tổng quan về Tam Đạo—An overview of Three Paths: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật GiáoPhật giáo đặt nền tảng trên Tam Học (siksa): Giới, Định, Tuệ. Nghĩa là nếu không trì giới thì tâm không định, tâm không định thì không phát tuệ. Định ở đây bao gồm những kết quả vừa tư biện vừa trực quán. Tiếp đó Đạo Phật còn dạy hành giả phải đi vào Tam Đạo là Kiến đạoTu đạo, và Vô học đạo. Đây là ba giai đoạn mà hành giả phải trải qua khi tu tập Kiến Đạo với Tứ Diệu Đế bằng cách thực hành Bát Chánh Đạo; kế đến, hành giả tu tập Tu Đạo với Thất Giác ChiTu đạo ở đây lại có nghĩa là kết quả của suy tư chân chánh; và cuối cùng là thực hiện hoàn toàn bằng Vô Học Đạo. Nói cách khác, không thấy được đạo thì không tu được đạo và không thực hiện được đời sống lý tưởng—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, Buddhism lays stress on the Threefold Learning (siksa) of Higher Morality, Higher Thought, and Higher Insight. That is to say, without higher morals one cannot get higher thought and without higher thought one cannot attain higher insight. Higher thought here comprises the results of both analytical investigation and meditative intuition. Buddhism further instructs the aspirants, when they are qualified, in the Threefold Way (marga) of Life-View, Life-Culture and Realization of Life-Ideal or No-More Learning. These are three stages to be passed through in the study of the Fourfold Truth by the application of the Eightfold Noble Path; in the second stage it is investigated more fully and actualized by the practice of the Seven Branches of Enlightenment, life-culture here again means the results of right meditation; and in the last stage the Truth is fully realized in the Path of No-More-Learning. In other words, without a right view of life there will be no culture, and without proper culture there will be no realization of life.

(B) Chi tiết về Tam Đạo—Details of Three Paths:
1) Kiến Đạo—The Path of Life-View: Thấy được chân lý chấm dứt luân hồi sanh tử, như các bậc Thanh Văn và Sơ Địa Bồ Tát. Trong Tứ Diệu ĐếĐạo đế với Bát Thánh Đạo mà Đức Phật dạy hàng Thánh giả phải tu tập (chánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh tinh tấnchánh niệmchánh mạngchánh định)—The way or stage of beholding the truth of no reincarnation, i.e. that of the Sravakas and the first stage of the Bodhisattvas. In the Fourfold Noble Truth, the Path to Enlightenment with the Eightfold Noble Path which the Buddha taught to be pursued by the Ariya (right view, right thought, right speech, right action, right mindfulness, right endeavor, right livelihood, right concentration)—See Tứ Diệu Đế and Bát Thánh Đạo in Chapter 20.
2) Tu Đạo—The Path of Life-Culture (Cultivating the truth): Giai đoạn thứ hai của con đường nầy là con đường tu tập hay Tu Đạo theo Thất Giác Chi (trạch pháptinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, và xả)—The next stage of the path is the Path of Practice and is described as the Seven Branches of Enlightenment (thorough investigation of the Principle, brave effort, joyous thought, peaceful thought, mindfulness, concentration, and equanimity)—See Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo in Chapter 21.
3) Vô Học Đạo—The Path of No-More-Learning: Đã hoàn toàn thấu triệt chân lý mà không phải học nữa. Hành giả đi đến giai đoạn sau cùng, tức là con đường không còn gì để học nữa, Vô Học Đạo. Khi đó kết quả mà hành giả hướng đến khi tu tập tứ diệu đế sẽ tự đến. Khi hành giả đạt đến giai đoạn cuối cùng nầy thì trở thành một vị A La Hán. Theo Tiểu Thừa, đó là quả vị giác ngộ cao nhất. Nhưng theo Đại ThừaA La Hán chỉ mới giác ngộ được một phần mà thôi. Lý tưởng của đạo Phật là hoàn tất đức tính của con người, hay là đưa con người đến Phật quả bằng căn bản trí tuệ giới hạnh, đó là nhân cách cao nhất. Đó là những đặc điểm của đạo Phật—Completely comprehending the truth without further study. Practitioners proceed to the last stage, i.e., the Path of No-More-Learning. Then the firm conviction that they have realized the Fourfold Truth will present itself. When the Ariya reaches this stage, he becomes an arhat. According to the Hinayanistic view this is the perfect state of enlightenment, but according to the Mahayanistic view an arhat is thought to be only partially enlightened. The purpose of Buddhism is to perfect a man’s character, or to let him attain Buddhahood on the basis of wisdom and right cultivation, i.e., the highest personality. Such are the characteristics of Buddhism.

(A-4) Đạt Đạo
Attainment of the Way

(I) Quan niệm về sự Đạt Đạo theo Lục Tổ Huệ Năng—The concept of “Attaining the Way” according to the Sixth Patriarch, Hui-Neng: Theo Lục Tổ Huệ Năngđắc đạo không quan hệ gì đến sự vận hành liên tục từ sai lầm đến chân lý, hay từ vô minh đến giác ngộ. Ngày nay hầu hết các thiền sư đều đồng ý với tổ và khẳng định rằng chẳng có sự giác ngộ nào có thể được người ta tuyên bố cả. Nếu bạn nói rằng bạn đã sở đắc cái gì đó, đó là bằng chứng chắc chắn nhất là bạn đã đi sai đường. Do đó, không là có, im lặng là sấm sétvô minh là giác ngộ; những vị Thánh Tăng của thanh tịnh đạo vào hỏa ngục trong khi các Tỳ Kheo pháp giới đi vào Niết Bàn; thanh tẩy có nghĩa là tích lũy bụi trần (vì nếu không có tích lũy bụi trần là không có thanh tẩy); tất cả những từ ngữ khẳng định nghịch lý này và đầy dẫy trong văn học nhà Thiền đều nói lên tánh phủ nhận sự vận hành liên tục từ phân biệt đến vô phân biệt, từ trạng thái nhiễm ái đến không nhiễm ái, vân vân—According to the Sixth Patriarch Hui-Neng, the attainment of the Tao does not involve a continuous movement from error to truth, or from ignorance to enlightenment. Nowadays, all Zen masters agree with the patriarch and proclaim that there is no enlightenment whatever which you can claim to have attained. If you say you have attained something, this is the surest proof that you have gone astray. Therefore, not to have is to have; silence is thunder; ignorance is enlightenment; the holy disciples of the purity-path go to hell while the precept-violating Bhikshus attain Nirvana; the wiping-off means dirt-accumulating; all these paradoxical sayings, and Zen literature is filled with them, are no more than so many negations of the continuous movement from discrimination to non-discrimination, from affectability to non-affectability, and so on, and so on…

(II) Sự vận hành từ mê đến ngộ là ngay lập tức chứ không từ từ, gián đoạn chứ không liên tục—The movement from ignorance to enlightenment is abrupt and not gradual, discrete and not continuous: Quan niệm về sự vận hành liên tục không phù hợp với các sự kiện, trước hết bởi vì quá trình vận hành này dừng lại nơi cái gương vẫn sáng rạng từ vô thủy, không cố vượt ra và tiếp tục vô hạn định, kế thứ, bởi vì bản tánh thanh tịnh của gương chịu đựng sự ô nhiễm, nghĩa là một vật thể này phát sinh ra một vật thể khác, hoàn toàn trái ngược nhau. Hãy nghĩ đến sự vật theo cách khác: cần có sự phủ định tuyệt đối, nhưng có còn có thể hay không khi quá trình vẫn liên tục? Đó là lý do tại sao Lục Tổ Huệ Năng khăng khăng chống lại quan niệm ấp ủ của đối thủ của Ngài là Thần Tú. Ngài không bám chặt giáo lý về tính liên tục của Tiệm Giáo của Thần Tú. Ngược lại, Huệ Năng là tay vô địch của Đốn Giáo. Theo tông này thì sự vận hành từ mê đến ngộ là ngay lập tức chứ không từ từ, gián đoạn chứ không liên tục—The idea of continuous movement fails to account for the facts, first, that the moving process stops at the originally bright mirror, and makes no further attempt to go on indefinitely, and secondly, that the pure nature of the mirror suffers itself to be defiled, i.e. that from one object comes another object absolutely contradicting it. To put this another way: absolute negation is needed, but can it be possible when the process is continuous? Here is the reason why Hui-Neng persistently opposes the view cherished by his opponents. He does not espouse the doctrine of continuity which is the Gradual School of Shen-Hsiu. All those who hold the view of a continuous movement belong to the latter. Hui-Neng, on the other hand, is the champion of the Abrupt School. According to this school the movement from ignorance to enlightenment is abrupt and not gradual, discrete and not continuous.

(III)Quá trình “Đạt Đạo” là một tiến trình nhảy vọt—The process of “Attainment of the Way” is abrupt: Khi nói rằng quá trình ngộ là lập tức có nghĩa là nó nhảy vọt, theo luận lý học và tâm lý học trong kinh nghiệm Phật giáo. Cái nhảy vọt theo lý luận học chủ yếu ở chỗ quá trình lý luận bình thường dừng lại ngay tức khắc, đến độ được xem là phi lý này lại trở thành hoàn toàn tự nhiên, trong khi cái nhảy vọt theo tâm lý cốt yếu ở chỗ các giới hạn của ý thức bị vượt qua, và người ta phóng vào Vô thức, và cuối cùng chẳng phải là không ý thức. Quá trình này gián đoạnlập tức và không thể tính toán được, đó là “Thấy được tự tánh.”—That the process of enlightenment is abrupt means that there is a leap, logical and psychological, in the Buddhist experience. The logical leap is that the ordinary process of reasoning stops short, and what has been considered irrational is perceived to be perfectly natural, while the psychological leap is that the borders of consciousness are overstepped and one is plunged into the Unconscious which is not, after all, unconscious. This process is discrete, abrupt, and altogether beyond calculation; this is “Seeing into one’s Self-nature.”

(IV)Nếu biết được tự tánh mình, một khi ngộ được thì tức khắc đạt Đạo và đến ngay đất Phật—If one’s self-nature is understood, one ‘satori’ is enough to make one attain the Way and rise to a state of Buddhahood: Trong Pháp Bảo Đàn KinhLục Tổ Huệ Năng dạy: “Này các thiện hữu tri thức, khi tôi còn ở chỗ của ngũ tổ Hoằng Nhẫn, một hôm tôi chỉ nghe một câu mà ngộ được, bèn thấy ngay bổn tánh chân như của mình. Đây là lý do mà tôi muốn thấy giáo pháp ấy lưu hành cùng khắp, khiến cho những người học đạo ngộ ngay Bồ Đề, mỗi người tự quán tâm mình, để tự thấy được bổn tánh của mình. Chư Phật ba đời quá khứhiện tại và vị lai và tất cả kinh điển trong 12 bộ kinh, trong tự tánh mỗi người vốn đã có đủ… Trong tự tâm mình đã có sẵn tri thức để tự ngộ. nếu mình tự dấy lên ý nghĩ tà vạy mê muội; thì không có một thiện tri thức bên ngoài nào có thể dạy bảo hay giúp đỡ được chúng ta. Nhưng nếu tự khởi lên được sự quán chiếu bằng phương tiện chân chánh của trí Bát Nhã, thì mọi vọng niệm đều tiêu tan trong chốc lát. Nếu biết được tự tánh mình, một khi ngộ được thì tức khắc đến ngay đất Phật. Này các thiện tri thức, khi có sự quán chiếu của trí huệ thì trong và ngoài trở thành hoàn toàn trong sáng và biết rõ bổn tâm. Nếu biết rõ bổn tâm thì đó là gì nếu không là giải thoát? Nếu được giải thoát rồi, tức đó là Bát Nhã Tam Muội, và khi Bát Nhã Tam Muội đã được hiểu rõ thì đó là trạng thái của “Vô Niệm.”—In the Platform Sutra, Hui Neng said: “Oh friends, while under Hung-Jen Master I had a satori by just once listening to his words, and abruptly saw into the original nature of Suchness. This is the reason why I wish to see this teaching propagated, so that seekers of the truth may also be abruptly have an insight into Bodhi, see each by himself what his mind is, what original nature is… All the Buddhas of the past, present, and future, and all the Sutras belonging to the twelve divisions are in the self-nature of each individual, where they were from the first… There is within oneself that which knows, and thereby one has “satori.” If there rises an erroneous thought, falsehood and perversions obtain; and no outsiders, however wise, are able to instruct such people, who are, indeed, beyond help. But if there takes place an illumination by means of genuine Prajna, all falsehood vanish in an instant. If one’s self-nature is understood, one ‘satori’ is enough to make one rise to a state of Buddhahood. Oh friends, when there is a Prajna illumination, the inside as well as the outside becomes thoroughly translucent, and a man knows by himself what his original mind is, which is no more than emancipation. When emancipation is obtained, it is the Prajna-samadhi, and when this Prajna-samadhi is understood, there is realized a state of “thoughtlessness.”

(A-5) Thông Đạt Phật Đạo
Enter the Buddha’s path

(I) Thông Đạt Đạo Vô Thượng Đạo ngay trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Actualization of the Supreme Way in Daily Life: Một trong ba mục tiêu của tọa thiềnThể hiện đạo vô thượng trong cuộc sống hằng ngày. Lúc nầy chúng ta không còn phân biệt cứu cánh và phương tiện nữa. Giai đoạn nầy tương ứng với tối thượng thừa thiền. Khi các bạn ngồi một cách hăng say và không vị kỷ, cũng như hợp với sự dẫn đạo của một bậc chân sư, nghĩa là hợp với tâm mình, mặc dù có ý thức đầy đủ, vẫn hoàn toàn vô niệm như một tờ giấy trắng tinh không một vết bẩn, bây giờ dù các bạn đã ngộ hay chưa, Phật tánh thanh tịnh vốn có của mình vẫn khai mở. Nhưng đây phải nhấn mạnh chỉ với chân ngộ các bạn mới có thể trực nhận được chân thể tánh Phật của mình, và tối thượng thừa thiền là loại thuần khiết nhất, không khác gì loại thiền đã được chư Phật thực hành—One of the three aims of meditation. At this point we do not distinguish the end from the means. The highest type of Zen corresponds to this stage. When you sit earnestly and egolessly in accordance with the instructions of a competent teacher, with your mind fully conscious yet as free of thought as a pure white sheet of paper is unmarred by a blemish, there is an unfoldment of your intrinsically pure Buddha-nature whether you have had awakening or not. But what must be emphasized here is that only with true awakening do you directly apprehend the truth of your Buddha-nature and perceive that awakening, the purest type of Zen, is no different from that practiced by all Buddhas.

(II) Thông Đạt Phật Đạo—Enter the Buddha’s path: Theo Kinh Duy Ma Cật, chương tám, phẩm Phật Đạocư sĩ Duy Ma Cật đã nói về “Thông Đạt Phật Đạo” như sau—According to the Vimalalkirti Sutra, chapter eighth, the Buddha Path, Upasaka Vimalakirti explained to Manjusri Boshisattva about “Entering the Buddha Path” as follows.
* Bấy giờ ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng: “Bồ Tát thế nào là thông đạt Phật đạo?”—Manjusri asked Vimalakirti: “How does a Bodhisattva enter the Buddha path?”
Duy Ma Cật đáp: “Bồ Tát thực hành phi đạo (trái đạo) là thông đạt Phật đạo.”—Vimalakirti replied: “If a Bodhisattva treads the wrong ways (without discrimination) he enters the Buddha path.”
Văn Thù Sư Lợi hỏi: “Thế nào là Bồ Tát thực hành phi đạo?”—Manjusri asked: “What do you mean by a Bodhisattva treading the wrong ways?”
Duy Ma Cật đáp: “Nếu Bồ Tát gây năm tội vô gián mà không buồn giận, đến ở trong địa ngục mà không có tội cấu; đến trong loài súc sanh mà không có những lỗi vô minh kiêu mạn; đến trong ngạ quỷ mà vẫn đầy đủ công đức; đến cảnh sắc và vô sắc giới mà không cho là thù thắng; hiện làm tham dục mà không nhiễm đắm; hiện làm giận dữ mà đối với chúng sanh không có ngại gì; hiện cách ngu si mà dùng trí tuệ điều phục tâm mình; hiện làm hạnh tham lam bỏn xẻn mà bỏ tất cả của cải, không tiếc thân mạng; hiện pháp giới cấm mà ở trong tịnh giới, đến như tội bé nhỏ cũng hết lòng sợ sệt; hiện làm thù hận mà thường từ bi nhẫn nhục; hiện làm lười biếng mà siêng tu các công đức; hiện làm loạn ý mà thường niệm định; hiện làm ngu si mà thông đạt trí tuệ thế gian và xuất thế gian; hiện làm dua dối mà phương tiện thuận theo nghĩa các kinh; hiện làm kiêu mạn mà đối với chúng sanh mình cũng như cầu đó; hiện làm tất cả phiền não mà lòng thường thanh tịnh; hiện vào trong chúng ma mà thuận theo trí tuệ của Phật, không theo đạo giáo khác; hiện làm hàng Thanh Văn mà nói các pháp chưa từng nghe cho chúng sanh; hiện vào hàng Bích Chi Phật mà thành tựu lòng đại bigiáo hóa chúng sanh; hiện vào hạng nghèo nàn mà có tay đầy đủ công đức; hiện vào hạng tàn tật mà đủ tướng tốt để trang nghiêm thân mình; hiện vào hạng hèn hạ mà sanh trong dòng giống Phật, đầy đủ các công đức; hiện vào hạng người ốm yếu xấu xa mà được thân Na la diên (kim cang), tất cả chúng sanh đều muốn xem; hiện vào hạng già bệnh mà đoạn hẳn gốc bệnh, không còn sợ chết; hiện làm hạng giàu có mà xem là vô thường, không có tham đắm; hiện có thê thiếp, thế nữ mà tránh xa bùn lầy ngũ dục; hiện nơi hạng đần độn mà thành tựu biện tài, vẫn giữ tổng trì; hiện vào tà tế mà dùng chánh tế độ chúng sanh; hiện vào khắp các đạo, để đoạn đứt nhơn duyên; hiện vào Niết Bàn mà không bỏ sanh tử. Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi! Nếu Bồ Tát làm được những việc trái đạo như thế, đấy là thông suốt Phật đạo.”—Vimalakirti replied: “(In his work of salvation) if a Bodhisattva is free from irritation and anger while appearing in the fivefold uninterrupted hell; is free from the stain of sins while appearing in (other) hells; is free from ignorance, arrogance and pride while appearing in the world of animals; is adorned with full merits while appearing in the world of hungry ghosts; does not show his superiority while appearing in the (heavenly) worlds of form and beyond form; is immune from defilements while appearing in the world of desire; is free from anger while appearing as if he were resentful; uses wisdom to control his mind while appearing to be stupid; appears as if he were greedy but gives away all his outer (i.e. money and worldly) and inner (i.e. bodily) possessions without the least regret for his own life; appears as if he broke the prohibitions while delighting in pure living and being apprehensive of committing even a minor fault; appears as if he were filled with hatred while always abiding in compassionate patience; appears as if he were remiss while diligently practicing all meritorious virtues; appears as if he were disturbed while always remaining in the state of serenity; appears as if he were ignorant while possessing both mundane and supramundane wisdoms; appears as if he delighted in flattering and falsehood while he excels in expedient methods in conformity with straightforwardness as taught in the sutras; shows arrogance and pride while he is as humble as a bridge; appears as if he were tormented by troubles while his mind remains pure and clean; appears in the realm of demons while defeating heterodox doctrines to conform with the Buddha wisdom; appears in the realm of sravakas where he expounds the unheard of supreme Dharma; appears in the realm of pratyeka-buddhas where he converts living beings in fulfillment of great compassion; appears amongst the poor but extends to them his precious hand whose merits are inexhaustible; appears amongst the crippled and disabled with his own body adorned with the excellent physical marks (of the Buddha); appears amongst the lower classes but grows the seed of the Buddha nature with all relevant merits; appears amongst the emaciated and ugly showing his strong body to the admiration of them all; appears as an old and ill man but is actually free from all ailments with no fear of death; appears as having all the necessities of life but always sees into impermanence and is free from greed; appears to have wives, concubines and maids but always keeps away from the morass of the five desires; appears amongst the dull-witted and stammerers to help them win the power of speech derived from the perfect control of mind; appears amongst heretics to teach orthodoxy and deliver all living beings; enters all worlds of existence to help them uproot the causes leading thereto; and appears as if entering nirvana but without cutting off birth and death; Manjusri, this Bodhisattva can tread heterodox ways because he has access to the Buddha path.”

 (A-6) Đạo Tràng
Bodhi-mandala (skt)

(I) Nghĩa của Đạo Tràng—The meanings of Bodhis-mandala: 
1) Nơi hay chỗ Phật thành đạo: A place, or seat where Buddha attained enlightenment.
2) Nơi chúng ta tu hành tìm cầu chân lý: A place of truth where we strive in pursuit of the truth.
3) Nơi cúng dường Phật: An object or place for religious offerings.
4) Nơi dạy đạo, học đạo, hay tu tập: A place for teaching, learning, or practising religion.
5) Pháp hành đề đắc đạo: A place, or method, for attaining to Buddha-truth.

(II) Đạo Tràng theo Kinh Duy Ma Cật—Bodhis-mandala according to the Vimalakirti Sutra: Theo Kinh Duy Ma CậtPhật bảo Bồ Tát Quang Nghiêm đến thăm bệnh cư sĩ Duy Ma Cật dùm Phật. Quang Nghiêm bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông. Vì sao? Nhớ lại ngày trước con ở trong thành Tỳ Xá Ly vừa ra, lúc đó ông Duy Ma Cật mới vào thành, con liền chào và hỏi rằng: “Cư sĩ từ đâu đến đây?”—According to the Vimalakirti Sutra, the Buddha asked Glorious Light Bodhisattva to visit Vimalakirti to enquire his health on the Buddha’s behalf. Glorious Light replied: “World Honoured One, I am not qualified to call on him to enquire after his health. The reason is that once while I was leaving Vaisali I met Vimalakirti who was entering it. I saluted and asked him ‘Where does the Venerable Upasaka come form?
• Duy Ma Cật đáp: “Tôi từ Đạo tràng đến.”—Vimalakirti replied: “From a bodhimandala (a holy site).”
• Quang Nghiêm hỏi: “Đạo tràng là gì?”—Glorious Light asked him: ‘Where is this bodhimandala?’
• Duy Ma Cật đáp: “Trực tâm là Đạo tràng, vì không hư dối; phát hạnh là Đạo tràng, vì làm xong các việc; thâm tâm là đạo tràng, vì thêm nhiều công đứcBồ Đề tâm là đạo tràng, vì không sai lầmbố thí là đạo tràng, vì không mong phước báu; trì giới là đạo tràng, vì được nguyện đầy đủ; nhẫn nhục là đạo tràng, vì đối chúng sanh tâm không chướng ngạitinh tấn là đạo tràng, vì không biếng trễ; thiền định là đạo tràng, vì tâm điều nhu; trí huệ là đạo tràng, vì thấy rõ các Pháp; từ là đạo tràng, vì đồng với chúng sanh; bi là đạo tràng, vì nhẫn chịu sự khổ nhọc; hỷ là đạo tràng, vì ưa vui Chánh Pháp; xả là đạo tràng, vì trừ lòng thương ghét; thần thông là đạo tràng, vì thành tựu Pháp lục thônggiải thoát là đạo tràng, vì giáo hóa chúng sanh; tứ nhiếp là đạo tràng, vì nhiếp độ chúng sanh đa văn là đạo tràng, vì đúng theo chỗ nghe mà thực hành; phục tâm là đạo tràng, vì chánh quán các Pháp; ba mươi bảy phẩm trợ đạo là đạo tràng, vì bỏ Pháp hữu vitứ đế là đạo tràng, vì chẳng dối lầm thế gianduyên khởi là đạo tràng, vì từ vô minh cho đến lão tử đều không hết; các phiền não là đạo tràng, vì biết là vô ngã; tất cả các Pháp là đạo tràng, vì biết các Pháp vốn không; hàng ma là đạo tràng, vì không lay động; tam giới là đạo tràng, vì không chỗ đến; sư tử hống là đạo tràng, vì không sợ sệt; thập lựcvô úybất cộng pháp là đạo tràng, vì không các lỗi; tam minh là đạo tràng, vì không còn ngại; một niệm biết tất cả các Pháp là đạo tràngthành tựu nhứt thiết chủng trí. Như vậy Thiện nam tử! Nếu Bồ Tát đúng theo các Pháp Ba la mật mà giáo hóa chúng sanh, thời bao nhiêu việc làm, hoặc nhứt cử nhứt động, phải biết đều là từ nơi đạo tràng mà ra, ở nơi Phật Pháp vậy—Vimalakirti replied: ‘The straightforward mind is the bodhimandala, for it is free from fasehood. The initiated mind is the bodhimandala, for it can keep discipline. The profound mind is the bodhimandala, for it accumulates merits. The enlightened mind is the bodhimandala for it is infallible. Charity (dana) is the bodhimandala, for it does not expect reward. Discipline (sila) is the bodhimandala, for it fulfills all vows. Patience (ksanti) is the bodhimandala for it has access to the minds of all living beings. Zeal (virya) is the bodhimandala, for it is free from remissness. Serenity (dhyana) is the bodhimandala, because of its harmonious mind. Wisdom (prajna) is the bodhimandala, for it discerns all things. Kindness (maitri) is the bodhimandala, for it treats all living beings on an equal footing. Compassion (karuna) is the bodhimandala, because of its great forbearance. Joy (mudita) is the bodhimandala, for it is pleasant. Indifference (upeksa) is the bodhimandala, for it wipes out both love and hate. Transcendental efficiency is the bodhimandala, for it perfects all the six supernatural powers (sadabhijna). Liberation is the bodhimandala, for it turns its back to all phenomenal conditions. Expedient devices (upaya) are the bodhimandala, for they teach and convert living beings. The four winning actions of a Bodhisattva are the bodhimandala, for they benefit all living beings. Wide knowledge through hearing the Dharma is the bodhimandala, for its practice leads to enlightenment. Control of the mind is the Bodhimandala, because of its correct perception of all things. The thirty-seven contributory stages to enlightenment are the bodhimandala, for they keep from all worldly activities. The four noble truths are the bodhimandala, because they do not deceive. The twelve links in the chain of existence are the bodhimandala, because of their underlying nature which is infinite. Troubles (klesa) are the bodhimandala, for their underlying nature is reality. Living beings are the bodhimandala, because they are (basically) egoless. All things are the bodhimandala, for they are empty. The defeat of demons is the bodhimandala, for it is imperturbable. The three realms (of desire, form and beyond form) are the bodhimandala, for fundamentally they lead to no real destination. The lion’s roar is the bodhimandala, because of its fearlessness. The ten powers (dasabla), the four kinds of fearlessness and the eighteen unsurpassed characteristics of the Buddha are the bodhimandala, for they are faultless. The three insights are the bodhimandala, for they are free from all remaining hindrances. The knowledge of all things in the time of a thought is the bodhimandala, for it brings omniscience (sarvajna) to perfection. Thus, son of good family, a Bodhisattva should convert living beings according to the various modes of perfection (paramitas) and all his acts, including the raising or lowering of a foot, should be interpreted as coming from the seat of learning (bodhimandala); he should thus stay within the Buddha Dharma.’
• Khi ông Duy Ma Cật nói Pháp ấy, năm trăm vị Thiên nhơn đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác—While Vimalakirti was thus expounding the Dharma, five hundred devas developed their minds set on supreme enlightenment.

(A-7) Con đường của chơn lý
Path of truth

Đạo phải thông lưu—Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy: “Nầy thiện tri thức! Nhất hạnh tam muội là đối với tất cả chỗ, đi đứng nằm ngồi thường hành một trực tâm ấy vậy.” Kinh Tịnh Danh nói: “Trực tâm là đạo tràngtrực tâm là Tịnh độ. Tâm đừng làm những chuyện siểm khúc, miệng nói trực, miệng nói nhất hạnh tam muội mà không hành trực tâm, còn hành trực tâm, đối với tất cả các pháp chớ có chấp trước. Người mê chấp pháp tướngchấp nhất hạnh tam muội, chỉ nói ngồi không động, tâm vọng không khởi tức là nhất hạnh tam muội, người khởi hiểu thế nầy tức là đồng với vô tình, trở lại là nhơn duyên chướng đạo.” Nầy thiện tri thức! Đạo phải thông lưu, do đâu trở lại ngưng trệ, tâm không trụ nơi pháp, đạo tức là thông lưu. Tâm nếu trụ pháp gọi là tự phược, nếu nói thường ngồi không động, ấy chỉ như Ngài Xá Lợi Phất ngồi yên trong rừng lại bị Ngài Duy Ma Cật quở trách. Nầy thiện tri thức! Lại có người dạy ngồi khán tâm quán tịnh, không động không khởi, từ đây mà lập công khóa, người mê không hiểu liền chấp thành ra điên cuồng, những người như thế nầy thật là đông, dạy nhau như thế, nên biết đó là lầm lớn.”—According to the Platform Sutra of the Sixth Patriarch’s Dharma Treasure, the Sixth Patriarch, Hui-Neng, taught: “Good Knowing Advisors, the Way must penetrate and flow. How can it be impeded? If the mind does not dwell in dharmas, the way will penetrate and flow. The mind that dwells in dharmas is in self-bondage. To say that sitting unmoving is correct is to be like Sariputra who sat quietly in the forest but was scolded by Vimalakirti. Good Knowing Advisors, there are those who teach people to sit looking at the mind and contemplating stillness, without moving or arising. They claimed that it has merit. Confused men, not understanding, easily become attached and go insane. There are many such people. Therefore, you should know that teaching of this kind is a greater error.”

(A-8) Ba con đường mà tất cả hành giả đều phải đi qua
Three paths all cultivators have to tread

(I) Tổng quan về Ba con đường mà tất cả hành giả đều phải đi qua—An overview of the three paths all cultivators have to tread: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo—Phật giáo đặt nền tảng trên Tam Học (siksa): Giới, Định, Tuệ. Nghĩa là nếu không trì giới thì tâm không định, tâm không định thì không phát tuệ. Định ở đây bao gồm những kết quả vừa tư biện vừa trực quán. Tiếp đó Đạo Phật còn dạy hành giả phải đi vào Tam Đạo là Kiến đạoTu đạo, và Vô học đạo. Đây là ba giai đoạn mà hành giả phải trải qua khi tu tập Kiến Đạo với Tứ Diệu Đế bằng cách thực hành Bát Chánh Đạo; kế đến, hành giả tu tập Tu Đạo với Thất Giác ChiTu đạo ở đây lại có nghĩa là kết quả của suy tư chân chánh; và cuối cùng là thực hiện hoàn toàn bằng Vô Học Đạo. Nói cách khác, không thấy được đạo thì không tu được đạo và không thực hiện được đời sống lý tưởng—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, Buddhism lays stress on the Threefold Learning (siksa) of Higher Morality, Higher Thought, and Higher Insight. That is to say, without higher morals one cannot get higher thought and without higher thought one cannot attain higher insight. Higher thought here comprises the results of both analytical investigation and meditative intuition. Buddhism further instructs the aspirants, when they are qualified, in the Threefold Way (marga) of Life-View, Life-Culture and Realization of Life-Ideal or No-More Learning. These are three stages to be passed through in the study of the Fourfold Truth by the application of the Eightfold Noble Path; in the second stage it is investigated more fully and actualized by the practice of the Seven Branches of Enlightenment, life-culture here again means the results of right meditation; and in the last stage the Truth is fully realized in the Path of No-More-Learning. In other words, without a right view of life there will be no culture, and without proper culture there will be no realization of life.

(II) Nội dung của Ba Con Đường Nầy—The content of these three Paths:
1) Kiến Đạo—The Path of Life-View: Thấy được chân lý chấm dứt luân hồi sanh tử, như các bậc Thanh Văn và Sơ Địa Bồ Tát. Trong Tứ Diệu ĐếĐạo đế với Bát Thánh Đạo mà Đức Phật dạy hàng Thánh giả phải tu tập (chánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh tinh tấnchánh niệmchánh mạngchánh định)—The way or stage of beholding the truth of no reincarnation, i.e. that of the Sravakas and the first stage of the Bodhisattvas. In the Fourfold Noble Truth, the Path to Enlightenment with the Eightfold Noble Path which the Buddha taught to be pursued by the Ariya (right view, right thought, right speech, right action, right mindfulness, right endeavor, right livelihood, right concentration)—See Four Noble Truths and Eightfold Noble Truth in Chapter 20.
2) Tu Đạo—The Path of Life-Culture (Cultivating the truth):
a) Giai đoạn thứ hai của con đường nầy là con đường tu tập hay Tu Đạo theo Thất Giác Chi (trạch pháptinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, và xả)—The next stage of the path is the Path of Practice and is described as the Seven Branches of Enlightenment (thorough investigation of the Principle, brave effort, joyous thought, peaceful thought, mindfulness, concentration, and equanimity)—See Seven limbs of enlightenment in Chapter 21.
b) Theo Phật giáo Tây Tạng, “Lam bras” có nghĩa là “Con đường và Kết quả” hay “Tu Đạo”. Đây là hệ thống thiền định làm nền tảng tu tập cho trường phái Sakyapa của Phật giáo Tây Tạng. Đây là một cái nhìn toàn diện của việc tu tập trong Phật giáo dựa theo Mật chú Hevajra. Trong hệ thống này, con đường và kết quả được nối kết không thể tách rời được: kết quả gộp vào con đường, vì cái này dẫn tới cái kia, và con đường gộp vô kết quả, vì nó là phương tiện nhờ đó mà kết quả được thành đạtPhương pháp của loại tu tập này có từ thời Mahasiddha Viruoa (Đại Thành Tựu Viruoa của Ấn Độ). Giáo thuyết căn bản của hệ thống này là những văn kinh được khai triển bởi ngài Sachen Gunga Nyingpo. Những giai đoạn của con đường—“Lam rim” là thuật ngữ Tậy Tạng dùng để chỉ “Những giai đoạn của con đường,” đường tìm thấy trong Phật giáo Tây Tạng, một thí dụ xưa nhất là “Bảo Châu Trang Nghiêm Giải Thoát.” Lam Rim cũng là hệ thống thiền tập chủ yếu của trường phái Gelukpa—According to Tibetan Buddhism, “Lam bras” means the “Path and result” of cultivation. This is a meditative system that forms the basis of the training of the Sakyapa order of Tibetan Buddhism. It is a comprehensive vision of Buddhist practice, based on the Hevajra-Tantra. In this system, path and result are viewed as being inseparably linked: the result subsumes (gộp vào) the path, since the latter leads to the former, and the path subsumes the result, since it is the means by which it is attained. The method of this kind of practice is traced back to the Indian Mahasiddha Viruoa, whose vijra Verses (Vajra-gatha—skt) is considered one of its seminal texts. The main outlines of the system were developed by Sachen Gunga Nyingpo (1092-1158). “Lam rim” is a Tibetan term for “Stages of the path,” found in all orders of Tibetan Buddhism, the oldest example of which is Gampopa (1079-1153) “Jewel Ornament of Liberation.” Lam rim is also central to the meditative system of the Gelukpa order. The lam rim tradition conceives of the path to Buddhahood in hierarchically ordered stages, and trainees are expected to master each stage before moving on. The meditative training involves progressively eliminating negative mental states and tendencies while simultaneously engaging in virtuous actions and training in accordant attitudes. Tsong Khapa (1357-1419), the founder of the Gelukpa, wrote several works of this type, the most comprehensive being his “Great Exposition of the Stage of the Path” (Lam rim chen mo).
3) Vô Học Đạo—The Path of No-More-Learning: Đã hoàn toàn thấu triệt chân lý mà không phải học nữa. Hành giả đi đến giai đoạn sau cùng, tức là con đường không còn gì để học nữa, Vô Học Đạo. Khi đó kết quả mà hành giả hướng đến khi tu tập tứ diệu đế sẽ tự đến. Khi hành giả đạt đến giai đoạn cuối cùng nầy thì trở thành một vị A La Hán. Theo Tiểu Thừa, đó là quả vị giác ngộ cao nhất. Nhưng theo Đại ThừaA La Hán chỉ mới giác ngộ được một phần mà thôi. Lý tưởng của đạo Phật là hoàn tất đức tính của con người, hay là đưa con người đến Phật quả bằng căn bản trí tuệ giới hạnh, đó là nhân cách cao nhất. Đó là những đặc điểm của đạo Phật—Completely comprehending the truth without further study. Practitioners proceed to the last stage, i.e., the Path of No-More-Learning. Then the firm conviction that they have realized the Fourfold Truth will present itself. When the Ariya reaches this stage, he becomes an arhat. According to the Hinayanistic view this is the perfect state of enlightenment, but according to the Mahayanistic view an arhat is thought to be only partially enlightened. The purpose of Buddhism is to perfect a man’s character, or to let him attain Buddhahood on the basis of wisdom and right cultivation, i.e., the highest personality. Such are the characteristics of Buddhism—See Arhat in Chapter 172.

(A-9) Con đường chuẩn bị
Prayoga-marga (skt)

 “Prayoga-marga” là thuật ngữ Bắc Phạn chỉ “Con đường chuẩn bị.” Con đường nầy bắt đầu khi hành giả đạt được trình độ “nối kết chỉ và tuệ.” Đây là giai đoạn giáo đầu vì hành giả đang chuẩn bị cho con đường siêu việt thứ nhất, “kiến đạo,” bắt đầu bằng trực nhận về “không tánh. Có bốn trình độ trên con đường tu tập chuẩn bị—“Prayoga-marga” is a Sanskrit term for “path of preparation.” This path begins when a meditator attains the levels of “union of calming and higher insight.” (samatha-vipasyana-yuganaddha). It is prefatory (giai đoạn giáo đầu) because the meditator is preparing for the first supramundane path, the “path of seeing” (darsana-marga), which begins with direct perception of emptiness (sunyata). There are four levels of the path of preparation:
1) Sức nóng; trong giai đoạn thứ nhất, hành giả có được sự nhận biết trực tiếp, không qua khái niệm về “Như Lai,” mà người ta nói đó là sức nóng đốt cháy tất cả những khái niệm giả tạo: Heat (usma-gata); in the first stage the meditator has a direct, non-conceptual awareness of suchness (Tathata), which said to burn away false conceptuality.

2) Cao độ; cao điểm đánh dấu cái điểm của những căn lành tu tập từ trước sẽ không suy giảm hay mất mát, và ở giai đoạn này hành giả tiến tới sự hiểu biết chân chánh về chân như: Peak (murdhan); Peak” marks a point at which the “virtuous roots” (kusala-mula) that one previously cultivated will not decrease or be lost, and one progresses in understanding of suchness.
3) Nhẫn nhục; trong giai đoạn “nhẫn,” hành giả trở nên gia tăng quen thuộc với khái niệm về “không tánh” và vượt qua sự sợ hãi. Từ lúc này trở đi hành giả sẽ không còn sợ phải tái sanh vào các đường dữ như địa ngụcngạ quỷ, hay súc sanh vì những thái độ hay hành động phiền não nữa: Patience (ksanti); “At the level of “patience” the meditator becomes increasingly familiar with the concept of emptiness and overcomes fear with respect to it. From this point onward one will never again be reborn in the lower destinies (gati) of hell beings, hungry ghosts, or animals due to the force of afflicted actions and attitudes.
4) Những phẩm chất siêu việt tối thượng. chỉ các sự kiện mà hành giả thực chứng những phẩm chất cao hơn, có thể còn trong vòng luân hồi sanh tử, và đồng thời chuẩn bị cho việc chứng nghiệm trực tiếp về tánh không, đây là sự chứng đắc siêu việt: Supreme mundane qualities (laukikagra-dharma). Supreme mundane qualities refer to the fact that the meditator actualizes the highest qualities that are possible within cyclic existence, and at the same time prepares for direct realization of emptiness, which is a supramundane attainment.

(A-10) Thánh đạo
Holy way

(I) Nghĩa của Thánh Đạo—The meanings of “Holy Way”: 
1) Con đường Thánh Thiện: The saintly way.
2) Con đường của bậc Hiền Thánh: The way of the saints or sages.
3) Đạo Phật: Buddhism.
4) Bát Thánh Đạo: The Eightfold Noble Path. **See Eight Noble Paths in Chapter 20.
(II) Tứ Thánh Đạo—Four Noble Modes of Progress: The four stages of progress—Bốn con đường hay bốn cách tu hành dẫn đến Niết Bàn—The “Tao” or road means the nirvana-road:
1) Gia Hạnh Đạo—The Path of Discipline: Sơ Quả Tu Đà Hoàn—The first fruit of Srotapanna Enlightenment.
a) Ra sức thực hành tam học vị, tam hiềntứ thiện căn đến tam tu giới định tuệ. Giai đoạn nầy liên hệ tới Thánh quả dự lưu Tu Đà Hườn—Discipline or effort to cultivate from the four good roots to the three studies (morality, meditation and wisdom). This stage associated with the stage of a Srota-apanna.
b) Theo Đại Sư Ấn Quang, lúc nầy hành giả thấy biết rõ ràng của các bậc nầy giới hạn trong phạm vi của một tiểu thế giới, gồm chúng sanh trong lục đạobốn đại châu, núi Tu Di, sáu cõi trời dục giới, và một cõi sơ Thiền—According to the Great Master Yin Kuang, the clear perception and knowledge of the enlightened beings at this level is limited to a World System, which includes the six unwholesome paths, four great continents, Sumeru Mountain, six Heavens of Desires, First Dhyana Heaven.
c) Đây cũng là một trong bốn quả vị Thánh của Thanh Văn trong Phật giáo Tiểu thừa hay Tứ Quả Sa MônHành giả đang trong tư thế thấy được Đạo, hoặc giả là bậc lội ngược dòng đời. Người ấy vẫn còn phải bảy lần sanh tử nữa trước khi cắt đứt dòng luân hôì sanh tử—This is also one of the four degrees of the saintliness of the Hearers in the Hinayana. One who has entered the stream of the Dharma nature, or one who goes against the flow of samsara. This is the position of the way of seeing. He still has to undergo seven instances of birth and death before he comes to an end of the Samsara.
2) Vô Gián Đạo—The Uninterrupted Path: Nhị Quả Tư Đà Hàm—The second fruit of Sakadagami Enlightenment.
a) Hành vi phát chánh trí đoạn trừ phiền não sau khi công đức gia hạnh đã thành tựu. Giai đoạn nầy liên hệ tới giai đoạn của nhị Thánh Tư Đà Hàm—Uninterrupted progress to the stage in which all delusion is banished. This stage associated with the stage of a Sakrdagamin.
b) Theo Đại Sư Ấn Quang, lúc nầy sự thấy biết của hành giả là sự thấy biết của các bậc nầy giới hạn trong một tiểu thiên thế giới, gồm 1000 tiểu thế giới—According to the Great Master Yin Kuang, in this stage the perception and knowledge of these beings are limited to a Small World System, consisting of 1,000 World Systems.
c) Đây cũng là một trong bốn quả vị Thánh của Thanh Văn trong Phật giáo Tiểu thừa hay Tứ Quả Sa MônHành giả đang trong tư thế tu Đạo. Người ấy vẫn còn phải sanh thiên một lần hay một lần nữa trở lại trong cõi người—This is also one of the four degrees of the saintliness of the Hearers in the Hinayana. The second fruit of “Once-Returner”. The state of returning only once again, or once more to arrive, or be born. One who is still subject to “One-return.” The position of the way of cultivation. He still has to undergo “one birth” in the heavens or “once return” among people. The second grade of arahatship involving only one rebirth.
3) Giải Thoát Đạo—Path of Liberation: Tam Quả A Na Hàm—The third fruit of Anagami Enlightenment.
a) Hành vi sanh nhất niệm chánh trí và chứng ngộ chân lý sau khi đã thành tựu vô gián đạo. Giai đoạn nầy liên hệ tới giai đoạn của Tam quả A Na Hàm—Liberation or freedom, reaching the state of assurance or proof and knowledge of the truth. This stage associated with the stage of an Anagamin.
b) Theo Đại Sư Ấn Quang, lúc nầy hành giả, lúc nầy sự thấy biết của các bậc nầy bao hàm trong một trung thiên thế giới, gồm một ngàn tiểu thiên thế giới—According to the Great Master Yin Kuang, the perception and knowledge of these beings include a Medium World System, consisting of 1,000 Small World Systems.
c) Đây cũng là một trong bốn quả vị Thánh của Thanh Văn trong Phật giáo Tiểu thừa hay Tứ Quả Sa MônHành giả cũng đang trong tư thế tu Đạo. Người ấy không còn trở lại sinh tử trong cõi Dục giới nữa. Vào cuối kiếp này, tâm thức người ấy sẽ đi thẳng lên tầng trời cao nhất của cõi Tứ Thiền—This is also one of the four degrees of the saintliness of the Hearers in the Hinayana. The Path of Non-Returner. The third fruit of “Never returned”. The state which is not subject to return. One who is not subject to returning. The position of the Way of Cultivation. He no longer has to undergo birth and death in the Desire realm. At the end of his life, his consciousness will go to the highest of the fourth dhyana heavens.
4) Thắng Tiến Đạo—The Path of Surpassing progress: Tứ Quả A La Hán—The fourth fruit of Arahat Enlightenment.
a) Hành vi ngày càng tăng tiến để tăng trưởng định tuệ sau khi đã thành tựu giải thoát đạo. Giai đoạn nầy liên hệ tới giai đoạn thành tựu của bậc A La Hán—Surpassing progress in dhyana-wisdom. This stage associates with the stage of an Arhat.
b) Theo Đại Sư Ấn Quang, lúc nầy sự thấy biết của các bậc nầy gồm thâu một Đại Thiên Thế Giới, tức gồm một ngàn trung thiên thế giới, 84.000 kiếp về trước và 84.000 kiếp về sau. Quá nữa thì không hiểu thấu—According to the Great Master Yin Kuang, the perception and knowledge of these beings encompass a Great World System, consisting of 1,000 Medium World Systems or one billion World Systems. They are able to know clearly and perfectly 84,000 kalpas in the past and 84,000 kalpas into the future. Beyond that, they cannot fully perceive.
c) Đây cũng là một trong bốn quả vị Thánh của Thanh Văn trong Phật giáo Tiểu thừa hay Tứ Quả Sa Môn. Giai đoạn thứ tư và cũng là giai đoạn cuối cùng trong Thánh quả (Ứng Cúng) trong đó mọi triền phược nhiễm cấu đều bị nhổ tận gốc. Hành giả trong giai đoạn nầy không còn cần phải “học” hay “thực tập” nữa. Người ấy không còn phải sanh tử nữa. A La Hán là vị đã đạt được cứu cánh tối thượng của dời sống Phật giáo—This is also one of the four degrees of the saintliness of the Hearers in the Hinayana. The fourth and final stage of sainthood (Worthy of offerings) in which all fetters and hindrances are severed and taints rooted out. The position of the Way of Cultivation without need of study and practice. He no longer has to undergo birth and death. Arahant is he who has attained the highest end of the Buddhist life.

(A-11) Bồ Tát Đạo
Bodhisattvas’ Paths

(I) Mười Đạo Của Chư Bồ Tát—Ten kinds of path of Great Enlightening Beings: Mười đạo của chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38). Chư Bồ Tát an trụ trong mười đạo nầy thời được đạo phương tiện thiện xảo vô thượng của tất cả Như Lai—Ten kinds of path of Great Enlightening Beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38). Enlightening Beings who abide by these ten paths can attain the path of unexcelled skill in means of all Buddhas.
1) Nhứt đạo là Bồ Tát đạo, vì chẳng bỏ Bồ Đề tâm độc nhứt: One path is a Path of Enlightening Beings because they do not give up the sole determination for enlightenment.
2) Nhị đạo là Bồ Tát đạo, vì xuất sanh trí huệ và phương tiện: Two paths are a Path of Enlightening Beings because they develop wisdom and skill in means.
3) Tam đạo là Bồ Tát đạo vì chư Bồ Tát thực hành những pháp sau đây vì thế mà chẳng nhiễm trước tam giới—Three paths are a Path of Enlightening Beings because they practice the following dharmas so they are not attached to the three worlds:
a) Không: Emptiness.
b) Vô tướng: Signlessness.
c) Vô nguyện: Wishlessness.
4) Tứ hạnh là Bồ Tát đạo—Four practices are a Path of Enlightening Beings:
a) Sám trừ tội chướng không thôi nghỉ: Ceaselessly removing the barriers of wrongdoing by repentance.
b) Tùy hỷ phước đức không thôi nghỉ: Ceaselessly rejoicing in virtue.
c) Cung kính tôn trọng khuyến thỉnh Như Lai không thôi nghỉ: Ceaselessly honoring the enlightened and request them to teach.
d) Thiện xảo hồi hướng không thôi nghỉ: Skillfully practicing dedication ceaselessly.
5) Ngũ căn là Bồ Tát đạo—The five faculties are a Path of Enlightening Beings:
a) An trụ tịnh tín: They rest on pure faith, steadfast and imperturbable.
b) Khởi đại tinh tấnviệc làm rốt ráo: They generate great energy, finishing their tasks.
c) Một bề chánh niệm, không phan duyên khác lạ: They are single-minded in right collection, without wandering attention.
d) Khéo biết tam muội, nhập xuất phương tiện: They know the techniques for entering and emerging from concentration.
e) Hay khéo phân biệt cảnh giới trí huệ: They are able to distinguish spheres of knowledge.
6) Lục thông là Bồ Tát Đạo—The six psychic powers are a Path of Enlightening Beings:
a) Thiên nhãn thấy rõ những hình sắc của tất cả thế giới, biết các chúng sanh chết đây sanh kia: With celestial eye they see all forms in all worlds and know where sentient beings die and are born.
b) Thiên nhĩ nghe rõ chư Phật thuyết pháp, thọ trì ghi nhớ, rộng vi chúng sanh tùy căn cơ để khai diễn: With the celestial ear they hear all Buddhas teaching, absorb and remember their teachings, and expound them widely to sentient beings according to their faculties.
c) Tha tâm thông hay biết tâm người tự tại vô ngại: With telepathic knowledge they are able to know the minds of others freely, without interference.
d) Túc mạng thông, nhớ biết rõ tất cả kiếp số quá khứ, thêm lớn căn lành: With recollection of past life they are able to remember all ages of the past and increase roots of goodness.
e) Thần túc thôngtùy theo những chúng sanh đáng được hóa độ, vì họ mà biến hiện nhiều thứ cho họ thích mến chánh pháp: With the power of psychic travel they are able to appear variously to beings capable of being enlightened, to induce them to delight in truth.
f) Lậu tận trí hiện chứng thực tế khởi Bồ Tát hạnh chẳng đoạn diệt: With knowledge of extinction of contamination they actually realize the ultimate truth, while carrying out the deeds of enlightening beings without ceases.
7) Thất niệm là Bồ Tát đạo—Seven remembrances are a Path of Enlightening Beings:
a) Niệm Phật ở một lỗ lông thấy vô lượng Phật khai ngộ tất cả tâm chúng sanh: They remember Buddhas because they see infinite Buddhas in a single pore opening the minds of all sentient beings.
b) Niệm Pháp, chẳng rời chúng hội của các Đức Như Lai: They remember the Teaching because they do not leave the assemblies of all Buddhas.
c) Ở trong chúng hội của tất cả Như Lai, thân thừa diệu pháp, tùy căn tánh dục lạc của các chúng sanh mà diễn thuyết cho họ được ngộ nhập: They personally receive the sublime Teachings in the asemblies of all Buddhas and expounded to sentient beings according to their faculties, temperaments and inclinations, to enlighten them.
d) Niệm Tăng, luôn nối tiêp thấy không thôi dứt, nơi tất cả thế gian thấy Bồ Tát: They remember the harmonious Community because they continually see enlightening beings in all worlds.
e) Niệm xả, biết rất rõ tất cả Bồ tát hạnh xả tăng trưởng, tâm bố thí rộng lớn: They remember relinquishment because they know all enlightening beings’ practices of relinquishment increase magnanimous generosity.
f) Niệm giới, chẳng bỏ tâm Bồ Đề, đem tất cả thiện căn hồi hướng chúng sanh: They remember precepts because they do not give up the aspiration for enlightenment, and dedicate all roots of goodness to sentient beings.
g) Niệm thiên, thường ghi nhớ Bồ Tát Nhứt Tâm Bổ Xứ tại Đâu Suất Thiên cung: They remember heaven because they always keep in mind the enlightening beings in the heaven of happiness who are to become Buddhas in the next lifetime.
h) Niệm chúng sanhtrí huệ phương tiện giáo hóa điều phục đến khắp tất cả không gián đoạn: They remember sentient beings because they teach and tame them with wisdom and skill in means, reaching them all, without interruption.
8) Tùy thuận Bồ Đề Bát Thánh Đạo là Bồ Tát đạo—Following the Holy Eightfold Path to Enlightenment is a Path of Enlightening Beings:
a) Thực hành đạo Chánh kiếnxa lìa tất cả tà kiến: They travel the path of right insight, getting rid of all false views.
b) Khởi chánh tư duy, bỏ vọng phân biệt, tâm thường tùy thuận nhứt thiết trí: They exercise right thought, abandoning arbitrary conceptions, their minds always follow universal knowledge.
c) Thường thực hành chánh ngữ, rời lỗi ngữ nghiệptùy thuận Thánh ngôn: They always practice right speech, getting rid of faults of speech and following the words of sages.
d) Hằng tu chánh nghiệpgiáo hóa chúng sanh, khiến cho họ được điều phục: They always cultivate right action, teaching sentient beings to make them peaceful and harmonious.
e) An trụ chánh mạngđầu đà tri túcoai nghi thẩm chánh, tùy thuận Bồ Đềthực hành Thánh chủng, tất cả lỗi lầm đều rời hẳn: They abide by right livelihood, being frugal and content, careful and correct in behavior, eating, dressing, sleeping, eliminating evil, and practicing good, all in accord with enlightenment, forever getting rid of all faults.
f) Khởi chánh tinh tấn, siêng tu tất cả khổ hạnh của Bồ Tát, nhập thập lực của Phật không chướng ngại: They arouse right energy, diligently cultivating all difficult practices of enlightening beings, entering the ten powers of Buddhas without hindrances.
g) Tâm thường chánh niệm, đều có thể ghi nhớ tất cả những ngôn âm, trừ diệt tâm tán động của thế gian: Their minds always recollect correctly, able to remember all messages, eliminating all mundane distraction.
h) Tâm thường chánh định, khéo nhập môn Bồ tát bất tư nghì giải thoát, ở trong một tam muội xuất sanh tất cả môn tam muội: Their minds are always correctly concentrated, they enter the door of inconceivable liberation of enlightening beings, and in one concentration they produce all concentrations.
9) Nhập cửu thứ đệ định là Bồ Tát đạo—Entering the nine successive concentrations is a Path of Enlightening Beings:
a) Rời dục nhiễm sân hại mà dùng tất cả ngữ nghiệp thuyết pháp vô ngại: They detach from craving and ill-will, and expound the truth without inhibition in all they say.
b) Diệt trừ tư duy (giác), mà dùng tất cả trí tư duy (giác) giáo hóa chúng sanh: They extinguish thought and reflection, yet teach sentient beings with the thought and reflection of omniscience.
c) Dầu trừ quán sát, mà dùng tất cả trí quán sát giáo hóa chúng sanh: They extinguish reflection, yet teach sentient beings with the reflection of omniscience.
d) Xả ly hỷ ái mà thấy tất cả chư Phật lòng rất hoan hỷ: They give up joy and emotion, yet they are most joyful when they see all Buddhas.
e) Rời thế gian lạc mà tùy thuận Bồ Tát đạo xuất thế lạc: They give up worldly enjoyments and follow the transcendent enjoyment of the Path of enlightening beings.
f) Nhập sắc định mà chẳng bỏ thọ sanh nơi dục giới: They enter concentration in the realm of form, yet without abandoning life in the realm of desire.
g) Nhập vô sắc định mà chẳng bỏ thọ sanh nơi dục giới và sắc giới: They are unshakable and enter formless concentration, yet without abandoning life in the realms of desire and form.
h) Dầu trụ trong diệt tưởng định, mà cũng chẳng dứt Bồ Tát hạnh: Though they abide in concentration in which all perceptions are extinguished, they do not stop the activity of enlightening beings.
i) Dầu trụ trong diệt thọ định, mà cũng chẳng dứt Bồ Tát hạnh: Though they abide in concentration in which all sensations are extinguished, they do not stop the activity of enlightening beings.
10) Học thập Phật lực là Bồ Tát đạo—Learning the ten powers is a Path of Enlightening Beings:
a) Trí khéo biết thị xứ phi xứ: Knowledge of what is so and what is not so.
b) Trí khéo biết nghiệp báo nhân quảquá khứvị lai và hiện tại của tất cả chúng sanh: Knowledge of the causes and effects, deeds and consequences, past, future, and present, of all sentient beings.
c) Trí khéo biết căn cơ của tất cả chúng sanh chẳng đồng mà tùy nghi thuyết pháp: Knowledge of the differences in faculties of all sentient beings and explaining the truth to them as is appropriate.
d) Trí khéo biết tất cả chúng sanh có vô lượng tánh: Knowledge of infinite different natures of sentient beings.
e) Trí khéo biết tất cả chúng sanh kiến giải sai biệt, mà làm cho họ nhập vào pháp phương tiện: Knowledge of differences in weak, middling, and superior understanding of all sentient beings, and means of introducing them to truth.
f) Trí biết khắp tất cả thế gian, tất cả cõi, tất cả tam thế, tất cả kiếp, hiện khắp hình tướng oai nghi của Như Lai, mà cũng chẳng bỏ việc làm của Bồ Tát: Knowledge of manifesting the appearance and conduct of Buddha throughout all worlds, all lands, all times, all ages, without abandoning the pactics of enlightening beings.
g) Trí khéo biết tất cả thiền, giải thoát, và các tam muội, hoặc cấu hoặc tịnh, thời cùng phi thời, chỉ là những phương tiện xuất sanh cho Bồ Tát giải thoát môn: Knowledge of all meditations, liberations, and concentrations, whether defiled or pure, timely or not, expediently producing door of liberation for enlightening beings.
h) Trí biết tất cả chúng sanh ở trong các loài chết đây sanh kia sai khác nhau.
i) Trí ở trong một niệm đều biết tam thế tất cả kiếp số: Instantaneous knowledge of all ages in past, present and future: Knowledge of distinctions in all sentient beings’s death in one place and birth in another in the various states of existence.
j) Trí khéo biết tất cả chúng sanh lạc dụcphiền nãonghi hoặctập khí đều diệt hết, mà chẳng rời bỏ hạnh Bồ Tát: Knowledge of extinction of all sentient beings’ deisres, compulsions, delusions, and habits, without abandoning the practices of Enlightening Beings.

(II) Mười Đạo Ly Sanh Của Chư Đại Bồ Tát—Ten Paths Of Emancipation Of Great Enlightening Beings: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười đạo ly sanh của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được pháp quyết định của Bồ Tát (see Ten qualities of Great Enlightening Beings)—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten Paths Of Emancipation Of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these will attain qualities of certainty of Enlightening Beings.
1) Xuất sanh Bát Nhã Ba La Mật, mà luôn quán sát tất cả chúng sanh: Evoking transcendent wisdom, yet always observing all sentient beings.
2) Xa rời những kiến chấp mà độ thoát tất cả chúng sanh bị kiến chấp ràng buộc: Detaching from all views, yet liberating all sentient beings bound by views.
3) Chẳng tưởng niệm tất cả tướng, mà chẳng bỏ tất cả chúng sanh chấp tướng: Not minding any appearances, yet not abandoning sentient beings attached to appearances.
4) Siêu quá tam giới, mà thường ở tại tất cả thế giới: Transcending the triple world, yet always being in all worlds.
5) Rời hẳn phiền não, mà ở chung với tất cả chúng sanh: Forever leaving afflictions, yet living together with all sentient beings.
6) Đắc pháp ly dục mà thường dùng đại bi thương xót tất cả chúng sanh nhiễm trước dục lạc: Attaining desirelessness, yet always most compassionately pitying all sentient beings attached to desires.
7) Thường thích tịch tịnh, mà luôn thị hiện tất cả quyến thuộc: Always enjoying tranquility and serenity, yet always appearing to be in company.
8) Rời sanh thế gian, mà chết đây sanh kia khởi hạnh Bồ Tát: Being free from birth in the world, yet dying in one place and being reborn in another, carrying on the activities of enlightening beings.
9) Chẳng nhiễm tất cả pháp thế gian, mà chẳng dứt tất cả việc làm của thế gian: Not being affected by any worldly things, yet not stopping work in the world.
10) Chư Phật Bồ Đề đã thị hiện ra trước mà chẳng bỏ tất cả hạnh nguyện của Bồ Tát: Actually realizing full enlightenment, yet not abandoning the vows and practices of Enlightening Beings.

(III) Mười Đạo Phổ Nhập Của Chư Phật—Ten kinds of ways of entry into universality of all Buddhas: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 33, có mười thứ Phổ nhập pháp của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 33, there are ten kinds of ways of entry into universality of all Buddhas.
1) Tất cả chư Phật đều có thân tịnh diệu vào khắp tam thế: All Buddhas have immaculate bodies that penetrate past, present and future.
2) Tất cả chư Phật đều đủ đầy ba thứ tự tại mà các Ngài dùng để giáo hóa khắp chúng sanh—All Buddhas are endowed with three kinds of mastery by which they edify beings everywhere:
a) Chẩn định: Diagnosis.
b) Trị liệu: Prescription.
c) Huyền lực: Occult powers.
3) Tất cả chư Phật đều đầy đủ những thứ Đà La Ni, hay khắp thọ trì tất cả Phật pháp: All Buddhas are endowed with mnemonic powers able to receive and hold Buddha teachings.
4) Tất cả chư Phật đều có đầy đủ bốn trí đặc biệt—All Buddhas are endowed with four special knowledge:
a) Lý: Principles.
b) Nghĩa: Meaning.
c) Sự diễn đạt: Expressions.
d) Cách diễn thuyết trước đại chúng: Elocution.
5) Tất cả chư Phật đều đầy đủ bình đẳng đại bi, hằng chẳng bỏ lìa tất cả chúng sanh: All Buddhas have impartial great compassion and never abandon all sentient beings.
6) Tất cả chư Phật đều đầy đủ thậm thâm thiền định, hằng khắp quán sát tất cả chúng sanh: All Buddhas have profound meditation concentration and always observe all sentient beings everywhere.
7) Tất cả chư Phật đều đầy đủ thiện căn lợi thađiều phục chúng sanh không thôi dứt: All Buddhas have roots of goodness beneficial to others, and civilize sentient beings unceasingly.
8) Tất cả chư Phật đều đầy đủ tâm vô ngại, hay an trụ trong khắp pháp giới: All Buddhas have unobstructed minds, able to abide calmly in all universes.
9) Tất cả chư Phật đều đầy đủ thần lực vô ngại, một niệm hiện khắp tam thế chư Phật: All Buddhas have unimpeded spiritual powers and are able to manifest the Buddhas of past, present and future in one instant.
10) Tất cả chư Phật đều đầy đủ trí huệ vô ngại, một niệm lập khắp tam thế kiếp: All Buddhas have unobstructed intellect, in a single instant defining sets of ages of past, present and future.

(IV)Mười Đạo Trang Nghiêm Của Chư Đại Bồ Tát—Ten kinds of way of adornment of Great Enlightening Beings: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười đạo trang nghiêm của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đạo đại trang nghiêm vô thượng của Như Lai, cũng chẳng bỏ Bồ Tát Đạo—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of way of adornment of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme way of great adornment of Buddhas, without leaving the Ways of Enlightening Beings.
1) Đại Bồ Tát chẳng rời dục giới mà nhập sắc giớivô sắc giới thiền địnhgiải thoát và các tam muội, cũng chẳng nhơn đây mà thọ sanh: Without leaving the realm of desire, they enter the meditations, liberations, , and trances of the realms of form and formlessness, yet they are not thereby born in those realms.
2) Trí huệ hiện tiền nhập Thanh Văn đạo, nhưng chẳng do đạo nầy mà chứng lấy quả xuất ly: Their knowledge appears to enter the path of personally liberated saints, yet they do not take emancipation by this route.
3) Trí huệ hiện tiền nhập Bích Chi Phật đạo, mà phát khởi đại bi chẳng thôi dứt: Their knowledge appears to enter the path of individual illumination, yet they do not cease to generate great compassion.
4) Dầu có quyến thuộc nhơn thiên vây quanh, trăm ngàn thể nữ ca múa hầu hạ, mà chưa từng tạm bỏ thiền địnhgiải thoát, và các tam muội: Though they have human and celestial retinues surrounding them, hundreds and thousands of concubines and troupes of singers and dancers, they never for a moment leave meditation, liberation, and concentration.
5) Cùng tất cả chúng sanh thọ những dục lạc, cùng nhau vui đùa, mà vẫn chưa từng tạm trong một niệm rời bỏ Bồ Tát bình đẳng tam muội: They take part in amusements and experience pleasure and happiness with all sentient beings, but they never for a moment leave the concentration of equanimity of Enlightening Beings.
6) Đã đến bỉ ngạn, không còn chấp trước thế gian pháp, mà cũng chẳng bỏ hạnh cứu độ chúng sanh: They have already transcended all worlds and have no attachments to anything, yet they do not abandon efforts to liberate sentient beings.
7) An trụ trong chánh đạochánh trí và chánh kiến, mà hay thị hiện vào tất cả tà đạo, chẳng lấy làm thiệt, chẳng chấp làm tịnh, làm cho chúng sanh đó xa rời tà pháp: They live by the right path, right knowledge, and right insight, yet they can appear to enter false paths, without taking them to be true or pure, to cause the sentient beings involved in them to abandon false principles.
8) Thường khéo hộ trì tịnh giới của Như Laiba nghiệp thân, khẩu, ý không lầm lỗi, vì muốn giáo hóa chúng sanh phạm giới nên thị hiện làm tất cả hạnh phàm phu. Dầu đã đầy đủ phước đức thanh tịnh trụ bực Bồ Tát, mà thị hiện sanh nơi tất cả địa ngụcsúc sanhngạ quỷ, cùng những chỗ hiểm nạn bần cùng, làm cho những chúng sanh đó đều được giải thoát. Kỳ thật, Bồ Tát chẳng sanh vào những loài đó: They always maintain the Buddha’s pure precepts, and their thoughts, words, and deeds are faultless, but because they want to edify immoral sentient beings, they appear to perform the acts of ordinary ignorant people; though they are already filled with pure virtues and abide in the course of Enlightening Beings, yet they appear to live in such realms as hells, animality, ghosthood, and in difficulty and poverty, in order to enable the beings therein to gain liberation; really the Enlightening Beings are not born in those states.
9) Chẳng do người dạy mà được vô ngại biện, trí huệ quang minh, có thể chiếu rõ khắp cả Phật pháp, được thần lực của tất cả Như Lai hộ trì đồng một pháp thân với tất cả chư Phật, thành tựu tất cả pháp kiên cốbí mật, minh tịnh của bực đại nhân, an trụ những thừa giải thoát bình đẳngcảnh giới chư Phật đều hiện ra, đầy đủ tất cả thế trí quang minh, soi thấy tất cả chúng sanh giới, có thể vì chúng sanh mà làm tri pháp sư, thị hiện cầu chánh pháp không thôi dứt, dầu thật làm vô thượng sư cho chúng sanh mà thị hiện tôn kính a-xà-lê. Vì đại Bồ Tát thiện xảo phương tiện trụ Bồ Tát đạotùy theo sở nghi đều vì chúng sanh mà thị hiện: Without being taught by another, they attain unhindered intellect and the light of knowledge, are able to illumine and understand all Buddha teachings, are sustained by the spiritual power of all Buddhas, are one of the same body of reality with all Buddhas, accomplish all incorruptible mystic states of clarity and purity of great people, abide in all equal vehicles of liberation, are aware of all spheres of Buddhahood, are endowed with the light of all worldly knowledge, and clearly see all realms of sentient beings; they are able to be truth-knowing teachers for sentient beings, yet they make the appearance of ceaseless search for truth; though they are actually unexcelled teachers of sentient beings, they show respect to preceptors and religious mentors, because great enlightening beings, by skillful expedients, abide in the path of enlightening beings, yet manifest whatever is necessary.
10) Đạo trang nghiêm thứ mười—The tenth way of adornment:
(a)
i) Thiện căn đầy đủ: Their roots of goodness are sufficient.
ii) Công hạnh rốt ráo: Their practices are completed.
iii) Tất cả chư Như Lai cùng chung quán đảnh: They are coronated by all Buddhas together.
iv) Đến bỉ ngạn tất cả pháp tự tại: Reach the furthest extent of mastery of all the teachings.
v) Lụa pháp vô ngại dùng đội trên đầu: Their heads crowned with the turban of the state of nonobstruction.
vi) Thân hình đến khắp tất cả thế giới, hiện khắp thân vô ngại của Như Lai: Their bodies reach all worlds and everywhere they show the body of Buddha that has no resistance.
vii) Nơi pháp tự tại rốt ráo tối thượng: Masters of the teachings, they attain supreme fulfillment.
viii)Chuyển pháp luân vô ngại thanh tịnh: Turn the unimpeded pure wheel of teaching.
ix) Tất cả pháp tự tại của Bồ Tát đều đã thành tựu: They have already accomplished all manner of freedom of enlightening beings.
(b) Nhưng vì chúng sanh nên thị hiện thọ sanh nơi tất cả các quốc độ: But for the sake of sentient beings they appear to be born in all lands.
(c) Đồng một cảnh với tất cả chư Phật trong ba đời: They are in the same realm as all Buddhas.
i) Nhưng vẫn chẳng phế hạnh Bồ Tát: Yet they do not abandon the practices of Enlightening Beings.
ii) Chẳng bỏ pháp Bồ Tát: Yet they do not give up the principles of Enlightening Beings.
iii) Chẳng xao lãng nghiệp Bồ Tát: Yet they do not neglect the works of enlightening beings.
iv) Chẳng rời đạo Bồ Tát: Yet they do not leave the path of Enlightening Beings.
v) Chẳng lơi oai nghi Bồ Tát: Yet they do not slacken the conduct of Enlightening Beings.
vi) Chẳng dứt những chấp thủ của Bồ Tát: Yet they do not cut off the grasping of Enlightening Beings.
vii) Chẳng thôi phương tiện thiện xảo Bồ Tát: Yet they do not cease the skillful methods of Enlightening Beings.
viii)Chẳng tuyệt việc làm của Bồ Tát: Yet they do not stop doing the tasks of enlightening beings.
ix) Chẳng nhàm hoạt động phát triển của Bồ Tát: Yet they do not tire of the developmental activities of Enlightening Beings.
x) Chẳng dừng sức trụ trì của Bồ Tát: Yet they do not put an end to sustaining power of Enlightening Beings.
(d) Tại sao? Vì Bồ Tát muốn mau chóng chứng vô thượng Bồ Đề nên quán môn nhứt thiết trí và tu hạnh Bồ tát không thôi nghỉ: Why? Because Enlightening Beings want to quickly realize unexcelled, complete perfect enlightenment, so they examine the ways of access to omniscience and cultivate the practices of Enlightening Beings unceasingly.

(V) Mười Đạo Xuất Sanh Phật Pháp Của Chư Đại Bồ Tát—Ten ways of generating the qualities of Buddhahood of Great Enlightening Beings: Mười Đạo Xuất Sanh Phật Pháp Của Chư Đại Bồ Tát theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm 38. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được mười danh hiệu đại trượng phu—Enlightening Beings who abide by these will gain ten appellations of greatness—Ten ways of generating the qualities of Buddhahood of Great Enlightening Beings, according to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38.
1) Tùy thuận thiện hữu là đạo xuất sanh Phật pháp, vì họ đồng gieo căn lành: Following good friends is a way of generating qualities of Buddhahood, because they plant roots of goodness together.
2) Thâm tâm tin hiểu là đạo xuất sanh Phật pháp, vì biết Phật tự tại: Profound devotion is a way of generating qualities of Buddhahood, because they know the masteries of Buddhas.
3) Phát thệ nguyện lớn là đạo xuất sanh Phật pháp, vì tâm họ rộng rãi: Making great vows is a way of generating qualities of Buddhahood, because their minds become broad.
4) Nhẫn thọ thiện căn của mình là đạo xuất sanh Phật pháp, vì biết nghiệp chẳng mất: Recognizing their own roots of goodness ia a way of generating qualities of Buddhahood, because they know their action is not wrong.
5) Tất cả kiếp tu hành không nhàm đủ là đạo xuất sanh Phật pháp, vì biết đến tột thuở vị lai: Tirelessly cultivating practice in all ages is a way of generating qualities of Buddhahood, because it comprehends the future.
6) Vô số thế giới đều thị hiện là đạo xuất sanh Phật pháp, vì thành thục chúng sanh: Appearing in countless worlds is a way of generating qualities of Buddhahood, by maturing sentient beings.
7) Chẳng dứt Bồ Tát hạnh là đạo xuất sanh Phật pháp, vì tăng trưởng Đại bi: Not stopping the practices of enlightening beings is a way of generating qualities of Buddhahood, by increasing great compassion.
8) Vô lượng tâm là đạo xuất sanh Phật pháp, vì một niệm khắp tất cả hư không giới: Infinite awareness is a way of generating qualities of Buddhahood, by pervading all of space in a single moment of thought.
9) Hạnh thù thắng là đạo xuất sanh Phật pháp, vì công hạnh đã tu không hư mất: Hạnh thù thắng là đạo xuất sanh Phật pháp, vì công hạnh đã tu không hư mất: Excellent action is a way of generating qualities of Buddhahood, because what has been put into practice is not lost.
10) Như Lai chủng là đạo xuất sanh Phật pháp, vì làm cho tất cả chúng sanh thích phát tâm Bồ Đề dùng tất cả pháp lành giúp đỡ giữ gìn: The potential of enlightenment is a way of generating qualities of Buddhahood, causing all sentient beings to gladly set their minds on enlightenment and sustain this will by all virtues.

(A-12) Lời Phật Dạy về Đạo 
The Buddha’s Teachings of the Way

(I) Lời Phật Dạy về Đạo trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s Teachings of the Way in The Dharmapada Sutra:
1) Bát Chánh Đạo là đạo thù thắng hơn các đạo. Tứ đế là lý thù thắng hơn các lý. Ly dục là pháp thù thắng hơn các pháp. Cụ nhãn là bậc thù thắng hơn các bậc Thánh hiền—The best of paths is the Eightfold Path. The best of truths are the Four Noble Truths. Non-attachment is the best of states. The best of men is he who has eyes to see (Dharmapada 273).
2) Chỉ có con đường nầy, chẳng còn con đường nào khác có thể làm cho tri kiến các ngươi thanh tịnh. Các ngươi thuận làm theo, thì bọn ma bị rối loạn—This is the only way. There is no other way that leads to the purity of vision. You follow this way, Mara is helpless before it (Dharmapada 274).
3) Các ngươi thuận tu theo Chánh đạo trên này, thì khổ não sẽ dứt hết, và biết rằng Đạo ta nói có sức trừ diệt chông gay—Entering upon that path, you will end your suffering. The way was taught by me when I understood the removal of thorns (arrows of grief) (Dharmapada 275).
4) Các ngươi hãy tự nỗ lực lên! Như Lai chỉ dạy cho con đường giác ngộ, chứ không giác ngộ cho ai được. Sự trói buộc của ma vương sẽ tùy sức thiền định của các ngươi mà được cỡi mở—You should make an effort by yourself! The Tathagatas are only teachers. The Tathagatas cannot set free anyone. The meditative ones, who enter the way, are delivered from the bonds of Mara (Dharmapada 276).
5) Các hành đều vô thường; khi đem trí tuệ soi xét được như thế thì sẽ nhàm lìa thống khổ dể đi đến giải thoát. Đó là Đạo thanh tịnh—All conditioned, or created things are transient. One who perceives this with wisdom, ceases grief and achieves liberation. This is the path to purity (Dharmapada 277).
6) Các hành đều là khổ; khi đem trí tuệ soi xét được như thế thì sẽ nhàm lìa thống khổ để được giải thoát. Đó là Đạo thanh tịnh—All conditioned things are suffering. One who perceives this with wisdom, ceases grief and achieves liberation. This is the path of purity (Dharmapada 278).
7) Hết thảy pháp đều vô ngã; khi đem trí tuệ soi xét như thế thì sẽ nhàm lìa thống khổ để được giải thoát. Đó là Đạo thanh tịnh—All conditioned things are without a real self. One who perceives this with wisdom, ceases grief and achieves liberation. This is the path of purity (Dharmapada 279).
8) Khi đáng nỗ lực, không nỗ lựcthiếu niên cường tráng đã lười biếng, ý chí tiêu trầm và nhu nhược: kẻ biếng nhác làm gì có trí để ngộ Đạo—One who does not strive when it is time to strive, who though young and strong but slothful with thoughts depressed; such a person never realizes the path (Dharmapada 280).
9) Thận trọng lời nóikềm chế ý nghĩ, thân không làm ác, ba nghiệp thanh tịnh, là được Đạo Thánh Nhơn—Be watchful of speech, control the mind, don’t let the body do any evil. Let purify these three ways of action and achieve the path realized by the sages (Dharmapada 281).
10) Tự mình dứt hết ái tình, như lấy tay bẻ cành sen thu; siêng tu Đạo tịch tịnh. Đó là Niết bàn mà đức Thiện thệ đã truyền dạy—Cut down the love, as though you plucked an autumn lily with the fingers. Cultivate the path of peace. That is the Nirvana which expounded by the Auspicious One (Dharmapada 285).

(II) Lời Phật Dạy về Đạo trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương—The Buddha’s Teachings of the Way in The Forty-Two Sections Sutra:
1) Đức Phật dạy: “Người giữ ái dục ở trong lòng thì không thấy được Đạo. Thí như nước trong mà lấy tay khuấy động, người ta đến soi không thấy bóng của mình. Người do ái dục khuấy động mà trong tâm ô nhiễm nổi lên nên không thấy được Đạo. Sa Môn các ông cần phải xả ly ái dụcÁi dục hết rồi có thể thấy được Đạo.”—The Buddha said: “People who cherish love and desire do not see the Way. It is just as when you stir clear water with your hand; those who stand beside it cannot see their reflections. People who are immersed in love and desire have turbidity in their minds and because of it, they cannot see the Way. You Sramanas should cast aside love and desire. When the filth of love and desire disappears, the Way can be seen.” (Chapter 16).
2) Đức Phật dạy: “Người thấy được Đạo cũng như cầm đuốc vào trong nhà tối, bóng tối liền mất, còn lại ánh sáng. Người học Đạo mà thấy được chân lý thì vô minh liền diệt, chỉ còn lại trí tuệ.”—The Buddha said: “Those who seek the Way are like someone holding a torch when entering a dark room, dispelling the darkness, so that only brightness remains. When you study the Way and see the Truth, ignorance is dispelled and brightness is always present.” (Chapter 17).

(B) Trung Đạo
The Middle Path

(I) Tổng quan về Trung Đạo—An overview of the Middle Path: 
1) Trung Đạo là con đường giữa hai thái cực—Middle path is the “mean” between two extremes: Trung Đạo là con đường giữa mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã tìm ra, khuyên người nên từ bỏ nhị biên, tránh làm các điều ác, làm các điều lành và giữ tâm thanh tịnhTrung Đạo có nghĩa là “bất nhị (không hai)”. Trung Đạo vượt trên hữu vô, nhưng chứa đựng tất cả. Đức Phật dạy: “Khi phân biệt bị loại bỏ thì trung đạo được đạt đến, vì chân lý không nằm trong sự cực đoan mà là trong trung đạo.”—The “mean” between two extremes (between realism and nihilism, or eternal substantial existence and annihilation or between), the idea of a realm of mind or spirit beyond the terminology of substance (hữu) or nothing (vô); however, it includes both existence and non-existence. Middle path is the path that Sakyamuni Buddha discovered, which advises people to give up extremes, to keep away from bad deeds, to do good and to purify the mind—The Eightfold Noble Path. The Buddha taught: “When discrimination is done away with, the middle way is reached, for the Truth does not lie in the extreme alternatives but in the middle position.”
2) Khái niệm Trung Đạo là nền tảng cho tất cả các pháp thoại của Đức Phật—The notion of a Middle Way is fundamental to all Buddhist teachings: Con đường Trung Đạo được phái Trung Quán trình bày một cách rõ ràng là không chấp thủ các nghịch lý của nó. Trung Đạo không phải là di sản độc quyền của phái Trung Quántuy nhiênTrung Đạo đã được ngài Long Thọ và các tổ sư nối tiếp ứng dụng trong một hệ thống chặc chẽ đặc sắc đối với các vấn đề về bản thể học, nhận thức luận và thần học—The Middle Way was clearly explained by the Madhyamika. It is not the property of the Madhyamika; however, it was given priority by Nagarjuna and his followers, who applied it in a singularly relentless fashion to all problems of ontology, epistemology, and soteriology.
3) Làm việc gì cũng vừa đủ là Trung Đạo—Doing things just moderately is the Middle Path: Phật tử chân thuần không nên đi vào cực đoan. Làm việc gì cũng không được thái quá mà cũng không được bất cập. Thái quá hay bất cập đều không phải là Trung Đạo. Trong tu tậpPhật tử chân thuần không nên rơi vào “không” mà cũng không nên rơi vào “hữu”. Không chấp trước chân không, cũng không vướng mắc diệu hữu, vì cả chân không lẫn diệu hữu đều không thể nắm bắt, cũng không thể chối bỏ—Sincere Buddhists should not lean to one side. Do not go too far, nor fail to go far enough. If you go too far, or not far enough, it is not the Middle Way. In cultivation, sincere Buddhists should not fall into the two extremes of emptiness and existence. Do not be attached to true emptiness, nor be obstructed by wonderful existence, for true emptiness and wonderful existence cannot be grasped or renounced.

(II) Nghĩa của “Trung Đạo”—The meanings of “Middle Path”Phạn ngữ “Madhyama” có nghĩa là con đường giữa mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã tìm ra, khuyên người nên từ bỏ nhị biên, tránh làm các điều ác, làm các điều lành và giữ tâm thanh tịnh. Giáo thuyết này do chính Đức Phật thuyết giảng, nó chối bỏ thái cực đam mê khoái lạc, và nó cũng chối bỏ thái cực hành xác thái quáTrung Đạo có nghĩa là “bất nhị (không hai)”. Trung Đạo vượt trên hữu vô, nhưng chứa đựng tất cả. Đức Phật dạy: “Khi phân biệt bị loại bỏ thì trung đạo được đạt đến, vì chân lý không nằm trong sự cực đoan mà là trong trung đạo.” Học thuyết về Trung Đạo khởi thủy có nghĩa là con đường giữa của hai thái cực lạc quan và bi quanĐịa vị chính giữa như vậy lại là thái cực thứ ba, không nghiêng theo bên đường nầy hay bên đường kia là ý chỉ của Phật. Chắc chắn như vậy, vì Đức Phật bắt đầu bằng con đường giữa nầy coi như một bước tiến duy nhất cao hơn những cực đoan thông thường kia. Tuy nhiên, từng cấp hướng thượng của nấc thang biện chứng sẽ nâng dần chúng ta lên cao mãi cho đến lúc đạt tới giai đoạn loại hẳn thiên kiến của phản đề về ‘hữu’ và ‘vô,’ và siêu việt chúng bằng một tổng đề về duy tâm luậnTrung Đạo cũng có ý vị như là Chân Lý Tối Cao—“Madhyama” is a Sanskrit term for “Middle Way.” The “mean” between two extremes (between realism and nihilism, or eternal substantial existence and annihilation or between), the idea of a realm of mind or spirit beyond the terminology of substance (hữu) or nothing (vô); however, it includes both existence and non-existence. This doctrine attributed to Sakyamuni Buddha rejects the extremes of hedonistic self-indulgence on the one hand and extreme asceticism on the other. Sakyamuni Buddha discovered the Middle Path which advises people to give up extremes, to keep away from bad deeds, to do good and to purify the mind. The Eightfold Noble Path. The Buddha taught: “When discrimination is done away with, the middle way is reached, for the Truth does not lie in the extreme alternatives but in the middle position.” The doctrine of the Middle Path means in the first instance the middle path between the two extremes of optimism and pessimism. Such a middle position is a third extreme, tending neither one way nor the other is what the Buddha wanted to say. The Buddha certainly began with this middle as only one step higher than the ordinary extremes. A gradual ascent of the dialectical ladder, however, will bring us higher and higher until a stage is attained wherein the antithetic onesidedness of ens and non-ens is denied and transcended by an idealistic synthesis. In this case the Middle Path has a similar purport as the Highest Truth.

(III)Lời Phật dạy về Trung Đạo trong Kinh Giáo Thọ Ca Chiên Diên—The Buddha’s teachings in the Katyayanavavade Sutra: Theo Kinh Giáo Thọ Ca Chiên DiênĐức Phật đã nói với tôn giả Ca Diếp: “Nầy ông Ca Diếp! ‘Là’ là một cực đoan, ‘không là’ cũng là một cực đoan. Cái được coi là trung đạo thì không thể sờ thấy, không thể so sánh, không nơi chốn, không hiển hiện, không thể giải thích. Ông Ca Diếp, đó chính là trung đạoTrung đạo là sự cảm nhận Thực Tại.” Những sự cực đoan trở thành những con đường không có lối thoát của chủ thuyết vĩnh hằng và đoạn diệt. Có những người chỉ bám víu vào ‘vô,’ hoặc có những người chỉ bám víu vào ‘hữu.’ Đức Phật đã xử dụng thuyết Trung Đạo để vạch ra chân lý mọi sự vật trên thế giới nầy không phải là ‘hữu’ tuyệt đối, mà cũng không phải là ‘vô’ tuyệt đối. Kỳ thật, mọi vật đều có sanh có diệt, tạo nên sự chuyển hóa liên tục không ngừng. Trung Đạo có nghĩa là thực tại siêu việt đối với những cách lý luận nhị phân của lý trí và thực tại không thể bị hạn định hoặc đóng khung trong những lựa chọn ‘là,’ ‘không là.’—In the Katyayanavavade sutra, the Buddha told Maha-Kasyapa: “Kasyapa! ‘It is one extreme alternative, not is’ is another extreme alternative. That which is the madhyama position is intangible, incomparable, without any position, non-appearing, incomprehensible. That is what is meant by madhyama position. Kasyapa! It is perception of Reality.” Extremes become the dead ends of eternalism and annihilism. There are those who cling exclusively to nonbeing and there are others who cling exclusively to being. By his doctrine of Middle Way (madhyama pratipat), the Buddha meant to show the truth that things are neither absolute being nor absolute nonbeing, but are arising and perishing, forming continuous becoming, and that Reality is transcendent to thought and cannot be caught up in the dichotomies of the mind

(IV)Tứ Trung Đạo—Four-fold middle path: Theo sự giải thích của Ngài Long Thọ Bồ Tát trong Trung Quán Luận thì ‘chánh’ là một khoảng giữa. Khoảng giữa chiếm chỗ của hai thái cực là một khoảng giữa của phản đề, hay khoảng giữa của tương quan: đối thiên trung. Khoảng giữa vượt ngoài cả hai thái cực hoàn toàn bị phá hủy là khoảng giữa vượt ngoài các thái cực: tận trung thiên. Khi ý tưởng về hai thái cực hoàn toàn bị xóa bỏ, bấy giờ là khoảng giữa tuyệt đốiTuyệt đãi trung. Như vậy tuyệt đãi chánh cũng là tuyệt đãi trung. Khi ‘tuyệt đãi trung’ được đem ra giáo hóa quần chúng, nó trở thành một thứ Trung Đạo hay chân lý giả tạm: thành giả trung. Cũng theo ngài Long Thọ thì có bốn thứ Trung Đạo—According to the interpretation of Nagarjuna Bodhisattva in the Madhyamika Sastra, right is the middle. The middle versus two extremes is antithetic middle or relative middle. The middle after the two extremes have been totally refuted, is the middle devoid of extremes. When the ideas of two extremes is removed altogether, it is the absolute middle. Thus the absolute right is the absolute middle. When the absolute middle condescends to lead people at large, it becomes a temporary middle or truth. Also according to Nagarjuna Bodhisattva, we have thus the fourfold Middle Path.
1) Tục Hữu Chân Không: Khi hữu đối lập với vô thì hữu được coi như tục đế và vô là chân đế—When the theory of being is opposed to the theory of non-being, the former is regarded as the worldly truth and the latter the higher truth.
2) Tục Hữu Không: Chân Phi Hữu Phi Không. Khi hữu và vô đối lập với phi hữu phi vô, thì hữu vô là tục đế và phi hữu phi vô là chân đế—When the theory of being and non-being are opposed to those of neither being nor non-being, the former are regarded as the worldly truth and the latter the higher truth.
3) Tục Hữu Không Phi Hữu Không: Chân Phi Phi Hữu Phi Phi Không. Nếu cả bốn quan điểm đối lập trên đều thuộc tục đế, thì những quan điểm nào cao hơn, phủ nhận chúng được xem là chân đế—If the four opposed theories just mentioned together become the worldly truth, the yet higher views dening them all will be regarded as the higher truth.
4) Tục Phi Phi Hữu Phi Phi Không: Chân Phi Phi Bất Hữu Phi Phi Bất Không. Khi những quan điểm được diễn tả trong (3) trở thành tục đế, thì sự phủ nhận tất cả chúng sẽ là chân đế—If the expressed in the last stage become the worldly truth, the denial of them all will be the higher truth.

(V) Bát Bất Trung Đạo—Eight Negations: Tám phủ định của Ngài Long Thọ, người sáng lập ra Tam Luận TôngBát Bất Trung Đạo phủ nhận tất cả những sắc thái hiện hữu. Sự thực Bát Bất Trung Đạo không có một mục đích nào cả. Chúng ta có thể xem nó như một móc tréo càn quét tất cả tám thứ sai lầm gắn liền với thế giới hiện thể, hay sự đào thải hỗ tương của bốn cặp thiên kiến, hay một chuỗi dài biện luận nhằm gạt bỏ từ sai lầm nầy đến sai lầm khác. Theo cách nầy tất cả những biện biệt về ‘tự’ hay ‘tha,’ về ‘bỉ’ hay ‘thử’ đều đều bị tuyệt diệt—Middle School (the same as ten negations except the last pair). In the Eight Negations, all specific features of becoming are denied. The fact that there are just eight negations has no specific purport; this is meant to be a whole negation. It may be taken as a crosswise sweeping away of all eight errors attached to the world of becoming, or a reciprocal rejection of the four pairs of one-sided views, or a lengthwise general thrusting aside of the errors one after the other. In this way, all discriminations of oneself and another or this and that are done away with.
(A) Cách giải thích đầu—The first explanations:
1-2)Bất Sanh Bất Diệt: Neither birth nor death—Bất sanh diệc bất diệt (không sanh không diệt), nghĩa là không có khởi cũng không có diệt; phá hủy ý niệm khởi bằng ý niệm diệt—There nothing appears, nothing disappears, meaning there is neither origination nor cessation; refuting the idea of appearing or birth by the idea of disappearance.
3-4)Bất Đoạn Bất Thường: Neither end nor permanence—Bất đoạn diệc bất thường (không đoạn không thường), nghĩa là không có trường cửu cũng không có bất trường cửuphá hủy ý niệm về ‘thường’ bằng ‘đoạn.’—There nothing has an end, nothing is eternal, meaning neither permanence nor impermanence; refuting the idea of ‘permanence’ by the idea of ‘destruction.’
5-6)Bất Nhất Bất Dị: Neither identity nor difference—Bất nhất diệc bất dị (không giống không khác), nghĩa là không có thống nhất cũng không có phân ly; phá hủy ý niệm về ‘nhất’ bằng ‘dị.’—Nothing is identical with itself, nor is there anything differentiated, meaning neither unity nor diversity; refuting the idea of ‘unity’ by the idea of ‘diversity.’
7-8)Bất Lai Bất Khứ: Neither coming nor going—Bất lai diệc bất khứ (không đến không đi), phá hủy ý niệm về diệt bằng ý niệm ‘đến,’ nghĩa là không có đến mà cũng không có đi; phá hủy ý niệm ‘đến’ bằng ý niệm ‘đi.’—Nothing comes, nothing goes, refuting the idea of ‘disappearance’ by the idea of ‘come,’ meaning neither coming-in nor going-out; refuting the idea of ‘come’ by the idea of ‘go.’
(B) Cách giải thích thứ nhì—The second explanations:
1) Không thủ tiêu: Nirodha—No elimination.
2) Không sinh: No produce.
3) Không diệt: No destruction.
4) Không vĩnh hằng: No eternity.
5) Không thống nhất: No unity—Not one.
6) Không đa dạng: No manifoldness—Not many.
7) Không đến: No arriving—Not coming.
8) Không đi: No departure—Not going.

(VI)Trung Đạo và Cái Tôi—Middle Way and the “I”: Middle road and the “I”—Khi nghe nói cái tôi không thực và mọi hiện tượng đều huyễn hóachúng ta có thể vội kết luận rằng bản thân ta, mọi người, và thế giới giác ngộ… cũng đều không thực. Kết luận như vậy là cố chấp, quá cực đoan. Theo Đức Phật, các hiện tượng có hiện hữu, nhưng cái cách chúng ta nhìn chúng độc lập và tự tồn, mới là sai lầm, đáng từ bỏChúng ta nên luôn nhớ rằng mọi hiện hữu chỉ là những tướng tạo ra do tác động của nhiều nhân và duyên. Chúng sinh khởi, tồn tại, rồi hoại diệt và biến mất. Chúng luôn luôn thay đổi. Ngay chúng ta đây cũng vậy. Dù bản năng chấp ngã của ta tin là có, chúng ta vẫn không thể nào tìm thấy được một cái “Tôi” cố định nào ở trong hay ở ngoài hợp thể thân tâm luôn biến đổi này. Chúng ta và mọi hiện tượng khác đều trống rỗng, không có được mảy may tính thực hữu và tự tồn. Chính cái “chân không” này mới là bản tính tối hậu của mọi hiện hữu—When we hear about the non-self-existence and the illusory nature of all phenomena including the “I”, we might conclude that ourselves, others, the world and enlightenment are totally non-exixtent. Such a conclusion is nihilistic and too extreme. According to the Buddha all phenomena do exist. It is their apparently concrete and independent manner of existence that is mistaken and must be rejected. We should always remember that all existent phenomena are mere appearances and lacking concrete self-existence they come into being from the interplay of various causes and conditions. They arise, abide, change and disappear. All of them are constantly subject to change. This is true of ourselves as well. No matter what our innate sense of ego-grasping may believe, there is no solid inherent “I” to be found anywhere inside or outside our everchanging body and mind (mental and physical components). We and all other phenomena without exception are empty of even the smallest atom of self-existence, and it is this emptiness that is the ultimate nature of everything that exists.

(VII)Cực Đoan và Trung Đạo—Extremes and the Middle PathĐức Phật là một tư tưởng gia uyên thâm. Ngài không thỏa mãn với những tư tưởng của các tư tưởng gia đương thời. Có một số nhìn cuộc sống trên thế gian quên rằng những thất bại và thất vọng còn đang chờ nên họ luôn nhìn đời bằng cặp mắt yêu đời và lạc quan. Một số khác lại nhìn đời bằng bi quan thống khổ thì họ lại bỏ qua những cảm giác bất toại với cuộc đời, nhưng khi họ bắt đầu bỏ qua cuộc sống vô vọng này để thử tìm lối thoát cho mình bằng cách ép xác khổ hạnh, thì họ lại đáng kinh tởm hơn. Đức Phật dạy rằng phải tránh xa cả hai cực đoan hưởng lạc và khổ hạnh, và trung đạo mới là con đường lý tưởng để theo. Điều đó không có nghĩa là chỉ cần tránh xa hai thái cực và đi theo con đường trung đạo như là con đường duy nhất còn lại để trốn chạy cuộc đời. Mà đúng hơn là ta phải siêu việt chúng, chứ không phải chạy trốn một cách đơn giản cả hai cực đoan ấy—The Buddha was a deep thinker. He was not satisfied with the ideas of his contemporary thinkers. Those who regard this earthly life as pleasant or optimists are ignorant of the disappointment and despair which are to come. Those who regard this life as a life of suffering or pessimists may be tolerated as long as they are simply feeling dissatisfied with this life, but when they begin to give up this life as hopeless and try to escape to a better life by practicing austerities or self-mortifications, then they are to be abhorred. The Buddha taught that the extremes of both hedonism and asceticism are to be avoided and that the middle course should be followed as the ideal. This does not mean that one should simply avoid both extremes and take the middle course as the only remaining course of escape. Rather, one should transcend, not merely escape from such extremes.

(VIII)Bậc Giác Ngộ và Con Đường Trung Đạo—Enlightened One and the Middle Path: Bậc giác ngộ là bậc đã đạt được giác ngộ, hay là bậc đã đạt được cuộc sống hài hòa với chân lýTư tưởng và hành vi của người ấy thích hợp một cách tự nhiên với mục đích. Người ấy cũng chọn một lối sống luôn luôn hài hòa với mọi sự trên đời này. Như vậy, theo định nghĩa của giác ngộchúng ta không thể nào tìm được “chánh đạo” hay “trung đạo” bằng cách đơn thuần tìm điểm giữa của hai cực đoan. Mỗi cực đoan tiêu biểu cho một sự khác biệt căn bản. Nếu chúng ta cư xử dựa theo chân lý nhân duyên mà không bám chặt vào những ý niệm cố chấp thì chúng ta luôn luôn có thể sống hoàn toàn thích hợp với mục đích của cuộc sống và hài hòa với chân lý, đây là giáo lý trung đạo. Làm thế nào để đạt được một trạng thái tâm thức như thế? Giáo lý mà trong đó Đức Phật dạy chúng ta một cách cụ thể là làm sao để đạt được điều ấy trong đời sống hằng ngày không có gì khác hơn là tám con đường chánh. Một bậc giác ngộ nhìn sự vật với chánh kiến, nghĩa là nhìn sự vật một cách đúng đắn, bậc ấy nói lời đúng đắn, hành động một cách đúng đắn, sống một cuộc sống đúng đắnnỗ lực một cách đúng đắn, luôn hướng tâm vào chiều hướng đúng đắn và kiên trì tâm một cách đúng đắn và không bao giờ bị giao động vì bất cứ việc gì. Một bậc Giác Ngộ luôn nhắm đến lợi ích cho người khác trong khắp các pháp giới, bậc ấy bố thí hay phục vụ người khác từ tinh thầnvật chất đến thể chất. Để tháo bỏ sự mê mờ của tâm mình, bậc ấy tu tập đúng theo giới luật mà Đức Phật đã dạy, sống một cuộc sống đứng đắn và đạt được năng lực để cứu độ người khác bằng cách toàn thiện chính mình, bậc ấy luôn nhẫn nhục bằng cách chịu đựng những khó khăn và duy trì tịnh tâm mà không kiêu mạn. Bậc ấy luôn tinh tấn tiến thẳng đến mục đích quan trọng mà không bị những sự việc tầm thường làm lệch hướng. Bậc ấy luôn tu tập thiền định để giữ cho mình cái tâm điềm đạm và không bị dao động trong mọi trường hợp. Bậc ấy luôn điềm đạm và tâm không bị. Và cuối cùng đạt được trí tuệ có năng lực nhận thức thấu đáo mọi khía cạnh chân thật của vạn hữu—The enlightened one is the person who has really attained enlightenment, or one who attains a way of life that is in accord with the truth. His thought and conduct are naturally fit for the purpose. He can also choose a way of life that is always in harmony with everything in the world. Thus according to the definition of “enlightenment,” it is impossible for us to find the “right” or “middle” path simply by choosing the midpoint between two extremes. Each extreme represents a fundamental difference. If we conduct ourselves based on the truth of causation, without adhering to fixed ideas, we can always lead a life that is perfectly fit for its purpose, and one that is in harmony with the truth. This is the teaching of the Middle Path. How can we attain such a mental state? The teaching in which the Buddha shows us concretely how to attain this in our daily life is non other than the doctrine of the Eightfold Noble Path. An enlightened one is the one who looks at things rightly (right view), thinks about things rightly (right thinking), speaks the right words (right speech), performs right conduct (right action), leads a right human life (right living), endeavors to live rightly (right endeavor), constantly aims the mind in the right direction (right memory), and constantly keeps the right mind and never be agitated by anything (right meditation). An Enlightened One always renders service to others in all spheres, spiritual, material, and physical, is donation. To remove illusion from one’s own mind in accordance the precepts taught by the Buddha, leading a right life and gaining the power to save others by endeavoring to perfect oneself, enduring any difficulty and maintaining a tranquil mind without arrogance even at the height of prosperity, is perseverance. To proceed straight toward an important goal without being sidetracked by trivial things is assiduity. To maintain a cool and un-agitated mind under all circumstances is meditation. And eventually to have the power of discerning the real aspect of all things is wisdom—See Eight Noble Paths in Chapter 20 and Six Paramitas in Chapter 27.

Phật Ngôn:

Người nào xem thế gian nầy như bọt nước, như ảo ảnh thì sẽ chấm dứt mọi đau khổ và chẳng còn sợ thần chết kéo lôi—Look upon the world as one would look upon a bubble, just as one would look upon a mirage. If a man thus looks down upon the world, the king of death does not see him (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 170).

Giả sử thế gian nầy có được trang hoàng lộng lẫy như chiếc xe của vua đi nữa, thì trong số người đến xem, chỉ người ngu mới tham đắm, chứ kẻ trí nào hề bận tâm—Supposed this world is like a brilliantly ornamented royal chariot; the foolish are immersed in it, but the wise do not attach to it (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 171).

Người nào trước buông lung sau lại tinh tấn, người đó là ánh sáng chiếu cõi thế gian như vầng trăng ra khỏi mây mù—Whoever was formerly heedless and afterwards overcomes his sloth; such a person illuminates this world just like the moon when freed from clouds (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 172).

Người nào trước làm ác sau lại làm lành, người đó là ánh sáng chiếu cõi thế gian như vầng trăng ra khỏi mây mù—Whoever was formerly heedless and afterwards does good deeds; such a person illuminates this world just like the moon when freed from clouds (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 173).

Như chim thoát khỏi lưới, chẳng mấy con bay thẳng lên trời cao, trong thế gian nầy mù mịt chẳng mấy người sáng suốt trông thấy cao xa—This work is so dark that only a few can see it clearly, like birds escape from a net but very few of them fly up straight (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 174).

Con thiên nga chỉ bay được giữa không trung, người có thần thông chỉ bay được khỏi mặt đất, duy bậc đại trí, trừ hết ma quân mới bay được khỏi thế gian nầy—Swans can only fly in the sky, man who has supernatural powers can only go through air by their psychic powers. The wise rise beyond the world when they have conquered all kinds of Mara (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 175).

Những ai vi phạm đạo Nhất thừa, những ai ưa nói lời vọng ngữ, những ai không tin tưởng đời sau, thì chẳng có điều ác nào mà họ không làm được—Those who have transgressed the One Vehicle Law (the law of truthfulness), who tell lie, who don’t believe in the law of cause and effect, there is no evil that they will not do (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 176).

THIỆN PHÚC
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại – Oversea Vietnamese Buddhism 2009