11

Bồ Đề Tâm tuyệt đối

Bồ đề tâm là phương pháp chắc chắn để đạt giác ngộ. Có hai phương diện, tương đối và tuyệt đối.

Bồ đề tâm tương đối là sự thực hành sử dụng quy trình của tâm thức thông thường và tương đối dễ phát triển. Tuy vậy, lợi ích xuất phát từ nó lại vô biên, với một tâm mà bồ đề tâm quý báu sinh ra thì sẽ không bao giờ rơi vào những cõi thấp của luân hồi. Cuối cùng mọi phẩm tính của Con đường Mahayana đều phong phú và bao la như biển, được tinh luyện trong bồ đề tâm, tâm của sự giác ngộ.

Chính chúng ta phải chuẩn bị cho thực hành này bằng việc đi theo những hướng dẫn trong sadhana của Đức Chenrezig (Nghi quỹ Quán Thế Âm), “Hãy thọ quy y Tam bảo và thiền định về Bồ đề tâm. Hãy xem mọi thiện hạnh của thân, khẩu, ý chúng ta dành cho vô số chúng sanh bao la như bầu trời.’
Trong giaó lý có nói rằng, ‘Vì chúng sanh là vô số nên mong ước được lợi ích cuả họ là vô hạn .’ Và hãy tưởng tượng có bao nhiêu sinh linh, ngay trong bãi cỏ naỳ có hàng triệu sinh linh! Nếu chúng ta muốn xây dựng tất cả chúng vaò trạng thái giác ngộ của Phật quả, có nói rằng lợi ích của một khao khát như vậy thì bao la như số lượng chúng sanh. Thế nên, chúng ta không nên giới hạn Bồ đề tâm  cuả mình với số lượng chúng sanh có giới hạn. Bất cứ ở đâu có chúng sanh hiện hữu, có không gian và họ sống trong đau khổ vậy tại sao phân biệt họ tại sao chào đón một số như bạn thân và những ngừoi khác như thù địch?

Suốt dòng chảy những kiếp sống của chúng ta từ thời vô thủy đến nay, tất cả chúng ta đang lang thang trong sinh tử, đang tích lũy những điều bất thiện. Khi chết, còn chỗ nào khác cho chúng ta đi ngoài những cõi thấp? Nhưng nếu tư duy và mong ước xảy đến với chúng ta là phải đem chúng sanh đến trạng thái giác ngộ của Phật quả, chúng ta đã phát sinh điều được biết là Bồ đề tâm trong ý định. Do vậy, chúng ta phải cầu nguyện đến vị Thầy và những Bổn Tôn Yidam rằng sự thực hành Bồ đề tâm quý báu phải mọc rễ trong tâm mình. Chúng ta phải niệm bài nguyện bảy chi từ bài Nguyện của Hành động Viên mãn, và, hãy ngồi thẳng lưng đếm hơi thở hai mươi mốt lần không lẫn lộn hay bỏ sót, và không xao lãng bởi bất cứ điều gì. Nếu có thể tập trung đếm hơi thở một chuỗi, những niệm tưởng lan man sẽ giảm đi và sự thực hành Bồ đề tâm tương đối sẽ dễ dàng hơn. Đây là cách để trở thành kinh mạch thích hợp cho sự thiền định.

Bồ Đề Tâm Tuyệt Đối

Hãy xem mọi hiện tượng như một giấc mộng. Nếu có kẻ thù, chúng ta có khuynh hướng nghĩ về họ là thường xuyên thù địch. Có thể chúng ta có cảm giác rằng họ đã từng là kẻ thù của tổ tiên mình trong quá khứ, giờ đây họ chống báng chúng ta và trong tương lai họ sẽ căm ghét con cháu chúng ta. Có thể điều này là điều chúng ta nghĩ, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Trong thực tế, chúng ta không biết đã ở đâu, làm gì trong những kiếp trước, và cũng không chắc rằng những người thù ghét chúng ta bây giờ đã chưa từng là cha mẹ mình trong những kiếp trước! Khi chết, chúng ta không có ý niệm mình sẽ tái sanh vào đâu và cũng không biết rằng những kẻ thù này lại không có thể trở thành cha hay mẹ chúng ta. Trong hiện tại, chúng ta có niềm tin vào cha mẹ mình, nhưng khi họ chết, ai dám nói rằng họ sẽ không tái sanh thành những kẻ thù của chúng ta? Vì không biết những kiếp quá khứ và tương lai, chúng ta có ấn tượng rằng kẻ thù chúng ta có bây giờ đã định trước sự thù địch, hoặc bạn bè sẽ luôn luôn thân thiện. Điều này cho thấy chúng ta chưa bao giờ có bất kỳ suy nghĩ thật sự nào về vấn đề này.
Nếu xem xét cẩn thận điều này, chúng ta có thể hình dung một hoàn cảnh mà ở đó nhiều người cùng làm việc về một số dự án chi tiết. Vào một lúc nào đó, tất cả họ đều là bạn bè, cảm thấy thân mật, tin tưởng và làm việc tử tế với nhau. Nhưng khi xảy ra điều gì, họ trở thành kẻ thù, có thể làm hại hay thậm chí giết lẫn nhau. Những điều như vậy thực sự đã xảy ra, và những thay đổi này có thể xảy ra vài lần trong một kiếp sống – không có lý do nào khác hơn là mọi sự vật đa hợp hay hoàn cảnh đều vô thường.

Thân người quý báu này, dù là công cụ tối thượng để đạt giác ngộ, tự thân nó vẫn là hiện tượng nhất thời. Không ai biết được rằng cái chết sẽ xảy đến khi nào và ra sao. Như bong bóng trên mặt nước sẽ tan biến trong khoảnh khắc sau đó, cũng giống như thân người quý báu chúng ta đang kiểm soát này. Chúng ta sử dụng tất cả thời gian trong thế gian trước khi dấn thân vào thực hành, nhưng có ai biết được khi nào thân người chúng ta ngưng hiện hữu? Và một khi thân người quý báu mất đi, dòng tâm thức của chúng ta vẫn hiện hữu liên tục, có thể sẽ nhận tái sanh vào cõi súc sanh, hoặc trong cõi địa ngục hay cõi trời, ở đó không thể phát triển tâm linh. Ngay cả cuộc sống trong trạng thái của một cõi trời, ở đó tất cả đều dễ dàng và thoải mái, là
một hoàn cảnh không thích hợp cho thực hành, vì sự phung phí và xao lãng liên tục, đó là điểm đặc trưng của cõi trời.
Hiện tại, vũ trụ bên ngoài – đất, đá, núi, đá tảng – dường như với nhận thức của cảm nhận chúng ta là thường hằng và bền vững, giống như nhà xây bằng bê tông mà chúng ta nghĩ sẽ kéo dài nhiều thế hệ. Trong thực tế, không có gì hoàn toàn bền vững; nó không là gì cả chỉ là một thành phố của giấc mộng.

Trong quá khứ, khi Đức Phật sống với vô số vị A La Hán chung quanh và khi giáo lý thịnh vượng, những toà nhà của các Ngài đều phải do những nhà hảo tâm xây dựng. Điều này hoàn toàn vô thường; chẳng còn gì sót lại ngày nay ngoài một cánh đồng trống không. Và những trường đại học của Vikramashila và Nalanda cũng được xây dựng theo kiểu ấy, hàng ngàn nhà hiền triết đã dùng thời gian của các Ngài hướng dẫn vô số những tập thể tu viện. Tất cả đều vô thường! Bây giờ, chẳng còn thấy một nhà sư hay một quyển kinh nào của Đức Phật còn ở đó.

Lấy một ví dụ khác từ thời quá khứ gần đây hơn. Trước khi Cộng sản Trung Quốc tràn qua, bao nhiêu tu viện thường được gọi là ở xứ Tây Tạng, vùng Đất Tuyết? Bao nhiêu chùa và tu viện đã ở đó, giống như ở Lhasa, tại Samye và Trandruk? Có bao nhiêu đồ vật quý báu đại diện cho Thân, Khẩu, Ý của chư Vikramashila và Nalanda: Hai trường đại học nổi tiếng của đạo Phật ở Ấn Độ cho đến khi Giáo Pháp bị tàn lụi trong xứ sở Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ 12. Lhasa, Samye và Trandruk: Ba nơi linh thiêng ở Tây Tạng.  Lhasa: thủ đô của đất nước, trụ sở của His Holiness Dalai Lama, và vị trí của những điện thờ nổi tiếng như Jokhang, bao gồm Ngài Jowo Rinpoche; Samye: tu viện đầu tiên của Tây Tạng do vua Trisong Detsen, Guru Rinpoche và tu viện trưởng Shantarakshita xây dựng vào thế kỷ thứ 8; Trandruk: tu viện ở hướng nam Tây Tạng được xây dựng bởi Songtsen Gampo, vị vua theo đạo Phật đầu tiên của Tây Tạng. Phật đã ở đó? Giờ đây chẳng còn bức tượng nào còn tồn tại. Tất cả những gì để lại ở Samye chỉ còn khoảng một chiếc lều, không lớn hơn một tháp. Mọi thứ hoặc bị cướp bóc, hoặc bể vỡ hay tản mát, và tất cả hình ảnh to lớn đều bị tiêu hủy. Những điều này đã xảy ra và điều đó minh họa sự vô thường.

Hãy nghĩ về tất cả lama đã đến và sống ở Ấn Độ như Ngài Gyalwa Karmapa, Lama Kalu Rinpoche và Ngài Kyabje Dudjom Rinpoche; suy nghĩ về tất cả những giáo lý mà các Ngài đã ban, và các Ngài đã đóng góp việc bảo tồn Giáo Pháp của Đức Phật ra sao. Tất cả các Ngài bây giờ đã viên tịch. Chúng ta chẳng còn thấy được và các Ngài chỉ còn là những đối tượng để cầu nguyện và sùng mộ. Vì tất cả điều này là vô thường. trong cùng cách, chúng ta nên cố suy nghĩ về cha, mẹ, con, cháu và bạn bè …, khi người Tây Tạng đào thoát đến Ấn Độ, những hoàn cảnh vật chất quá khắc nghiệt nên nhiều người đã chết. Chỉ riêng sự hiểu biết của tôi, mỗi ngày có ba hay bốn người chết. Đó là vô thường. không có cái gì trên thế gian này bền vững và kéo dài.
Nếu có hiểu biết của sự vô thường, chúng ta sẽ có thể thực hành giáo lý linh thánh. Nhưng nếu tiếp tục nghĩ rằng mọi thứ sẽ tồn tại như chúng là, thì chúng ta chỉ giống như người giàu bàn luận về những dự án kinh doanh trên giường chết của họ! Những người như vậy không bao giờ nói đến kiếp sau, phải vậy không? Điều này cho thấy sự nhận thức về cái chết chắc chắn chưa từng chạm đến tim họ. Đó là lỗi lầm, ảo tưởng của họ.

Ảo tưởng là gì? Chúng ta nên định nghĩa ra sao? Nó giống như khi một người khùng chạy ra ngoài vào một ngày mùa đông lạnh giá và nhảy xuống nước để tắm rửa, nhận ra rằng cơ thể họ bị đông cứng quả là quá loạn trí. Chúng ta nghĩ rằng một người như vậy là điên khùng, cũng cùng chính xác một cách như vậy, khi một Bồ Tát tâm trong sáng và giác ngộ, nhìn chúng ta, những hoạt động của chúng ta với Ngài dường như cũng điên cuồng như những người loạn trí! Chúng ta phải hoàn toàn tin tưởng rằng mình hoàn toàn ảo tưởng và khi sự vật xảy đến thao cách chúng làm, hãy tách biệt khỏi tâm chúng ta, chúng không có cấp độ nhỏ nhất nào của thực tại trong chính chúng.
Nhưng cái gì tạo ra ảo tưởng này? Nó là tâm, và nó làm như vậy khi nó nhận sự vật là có thực mà thật ra là ảo giác và không-hiện hữu. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rõ rằng ảo tưởng như vậy thật sự hoàn toàn khác với bản tâm, Phật Tánh hay Như Lai Tạng; nó không là điều gì cả, do vậy loại bỏ là điều quan trọng cho chúng ta.
Nhưng về phần tâm, đã tạo ra những ảo tưởng này? Thậm chí có thể nói rằng tự thân tâm thức là hiện hữu? Để hiểu điều này chúng ta phải phân tích bản tánh bất sinh của giác tánh.

Khi sân hận khởi lên trong cái mà chúng ta nghĩ là tâm mình, chúng ta thậm chí trở nên quên sự nguy hiểm có thể đe dọa mình. Mặt đỏ lên vì giận dữ, chúng ta chộp vũ khí và có thể sát hại nhiều người. Nhưng cơn giận này chỉ là một ảo tưởng; nó hoàn toàn không phải là một thế lực lớn săn đuổi dồn vào chúng ta. Nó đạt được một điều duy nhất là gửi chúng ta xuống địa ngục, tuy nó không là gì mà chỉ là niệm tưởng, tư duy cụ thể. Nó chỉ là niệm tưởng, và tuy vậy … Lấy một ví dụ khác về một người mạnh khỏe. Ông ta giàu có, hạnh phúc và rất hài lòng về bản thân mình, ông ta nghĩ, “Tôi giàu có.” Nhưng nếu tất cả tài sản của ông ta bị tịch thu bởi chính quyền hoặc một số nhân viên nhà nước, sự hạnh phúc biến mất và ông ta rơi vào thất bại và nghèo khó. Sự hoan hỷ đó là tâm. Sự buồn khổ đó là tâm. Và tâm đó là niệm tưởng.
Chúng ta phải nói gì về điều được gọi là niệm tưởng? Vào lúc này, trong lúc tôi đang giảng dạy Pháp, chúng ta hãy xem xét kinh nghiệm tâm thức, hay niệm tưởng mà bạn có khi chăm chú lắng nghe tôi. Điều này có hình tướng hoặc màu sắc hay không? Nó được tìm thấy ở phần dưới hay phần trên của cơ thể, trong mắt hay trong tai? Cái mà chúng ta gọi là tâm thực sự hoàn toàn không ở đó. Nếu thực sự là điều gì đó, nó phải có những đặc tính như màu sắc. Nó có thể trắng, vàng …. Hoặc nó phải có hình dạng một cái cột hay cái bình. Nó phải lớn hay nhỏ, già hay trẻ, v.v… Bạn có thể tìm ra tâm hiện hữu hay không chỉ bằng việc chuyển vào bên trong và quán sát kỹ lưỡng. Bạn có thể thấy rằng tâm không khởi đầu, không kết thúc, không trụ ở bất cứ đâu; không màu sắc hay hình tướng và được thấy chẳng phải ở ngoài hay bên trong thân thể. Và khi bạn thấy nó không hiện hữu như bất cứ thứ gì, bạn nên an trụ trong kinh nghiệm này, không cố gắng dán nhãn hay định nghĩa nó.
Khi thật sự đạt được nhận thức của tánh Không này, bạn sẽ giống như Ngài Milarepa Tôn kính hay Đức Guru Rinpoche (Liên Hoa Sanh), bậc thản nhiên với sức nóng của mùa hè hay sự lạnh giá của mùa đông, không bị thiêu bởi lửa và không bị chìm trong nước. Trong tánh Không thì không có đau đớn hay Milarepa: (1052-1135) một trong những yogi và thi sĩ nổi tiếng trong lịch sử Tây Tạng. Ngài là đệ tử của Marpa Dịch giả, người có thể tịnh hóa sự tiêu cực của việc sát hại những người trong gia đình Ngài bằng huyền thuật, thử thách khuất phục Ngài trong nhiều năm trước khi bằng lòng dạy Ngài. Tuy nhiên, sau khi nhận được hướng dẫn, Milarepa sử dụng toàn bộ cuộc đời Ngài để thiền định cô độc trong núi. Ngài đã đạt giác ngộ tối thượng và đã để lại một thừa kế những thi ca giác ngộ. khổ sở. Trái lại, chúng ta không hiểu bản tánh rỗng không của tâm và khi bị một côn trùng nhỏ cắn, chúng ta nghĩ, “Ôi! Mình đã bị cắn. Làm mình đau thật!”; hoặc khi có ai nói điều gì không tốt, chúng ta nổi giận. Đó là dấu hiệu chúng ta chưa nhận ra bản tánh rỗng không của tâm.
Cũng thế, ngay cả khi chúng ta chấp nhận tin chắc rằng bản tánh thân và tâm là rỗng không, sự tin chắc này thường được gọi là sự giải độc, xuất hiện trong tâm chúng ta, tuy nhiên có nói rằng: Sự giải độc sẽ tự nó biến mất.
Người ta cầu khẩn Giáo Pháp vì sợ những gì xảy đến với họ sau khi chết. Họ quyết định phải thọ quy y, khẩn cầu Lama chỉ dạy và tập trung kiên định vào thực hành: đảnh lễ một trăm ngàn lần, cúng dường mandala một trăm ngàn lần, tụng niệm nghi thức quy y một trăm ngàn lần và v.v… Dĩ nhiên những điều này là tư duy tích cực, nhưng tư tưởng không có bản tánh cụ thể, không trụ lâu dài. Khi vị thầy không còn hiện diện và không còn ai để chỉ bày những gì nên làm và nên tránh, thì đa số hành giả đều nói: Những hành giả già đều giàu có, những vị thầy già đã lập gia đình. Điều này chỉ cho thấy rằng niệm tưởng là vô thường, và do vậy chúng ta nên mang trong tâm rằng bất cứ sự giải độc hay tư tưởng nào – ngay cả tư duy của tánh Không – tự bản tánh rỗng không của nó là vô tự tánh.
Bản tánh của con đường an trụ trong alaya.
Nhưng làm sao chúng ta trú trong tánh Không, thoát khỏi mọi hoạt động tâm thức được? Chúng ta hãy bắt đầu bằng trạng thái của tâm khi đang nghĩ “Tôi” – thì chẳng có chút thực tại nào. Nếu có thể làm được như vậy, chúng ta sẽ thực sự có cảm giác của điều gì đó có thực và bền vững mà chúng ta gọi là “Tôi”, và điều này được hỗ trợ bằng một thân với năng lực của năm giác quan và tám ý thức. Đây là những thuật ngữ kỹ thuật và không thật dễ hiểu. Mà, chẳng hạn, khi mắt nhận biết một hình tướng, cái thấy xảy ra nhờ công dụng của nhãn thức. Nếu hình tướng là cái gì đó dễ chịu chúng ta nghĩ, “cái này tốt, tôi thích nó.” Nếu thấy cái gì kinh khủng, chẳng hạn một hồn ma, hay có người với một khẩu súng sắp bắn ta, chúng ta nghĩ rằng mình sắp bị giết và phản ứng với sợ hãi. Tuy nhiên, sự thật là những sự kiện xảy ra bên ngoài đó có vẻ như diễn ra “ở đằng kia” nhưng thật ra đang xảy ra “ở đây”, “bên trong”, chúng được tạo tác bởi tâm chúng ta.
Về phần tâm chúng ta nằm ở đâu, chúng ta có thể nói rằng tâm được kết nối với thân và thật cám ơn mối nối kết này khiến chúng ta có khả năng nói. Một cái lều được căng bởi những sợi dây từ những mặt, và với một cái lỗ ở giữa, trở thành một nơi chúng ta có thể ở. Tương tự, thân, khẩu, ý chúng ta tạm thời cùng ở với nhau. Nhưng khi chết, tâm chúng ta đi vào trung ấm, thân chúng ta để lại đằng sau và khẩu ngưng hiện hữu. Ngoài ra, tâm chúng ta sẽ không đi cùng với tài sản mà chúng ta đã tích lũy trong lúc sống, cũng không với cha hay mẹ, hay bạn bè họ hàng. Chúng ta sẽ đơn độc, chịu trách nhiệm về những gì đã làm dù thiện hay ác và không thể giũ bỏ bất cứ những gì hơn là chính hình bóng của chúng ta.
Thân để lại đằng sau lúc chết được gọi là tử thi. Dù đó là thân của cha mẹ chúng ta hay xá lợi của những vị Thầy, nó vẫn là một tử thi. Giờ đây dù tử thi có mắt cũng không thể thấy, không thể nghe bằng lỗ tai, không thể nói dù có miệng. Chúng ta có thể đối xử tôn kính với chúng, mặc áo thêu kim tuyến và đặt lên ngai; hoặc có thể đối xử thô bạo, thiêu trong lửa hay ném xuống nước, đều như nhau với một tử thi. Chúng vô tâm và giống như những hòn đá không vui cũng không buồn.
Khi tâm tích cực thì khẩu, ý là người phục vụ dĩ nhiên cũng sẽ tích cực. Nhưng làm thế nào chúng ta tạo tâm tích cực? Vào lúc chúng ta chấp vào khái niệm tâm mình là thực thể có thật, khi có người giúp đỡ, chúng ta nghĩ, “người này thật tốt với tôi. Đáp lại, tôi phải tử tế với họ, làm bạn với họ trong cuộc sống này và cuộc sống tiếp. Điều này chỉ cho thấy rằng chúng ta không biết bản tánh rỗng không của tâm. Về phần kẻ thù mình, chúng ta nghĩ làm thế nào có thể gây hại cho họ càng nhiều càng tốt, tốt nhất là giết họ hay tối thiểu là cướp đoạt tất cả tài sản của họ. Chúng ta nghĩ như vậy đơn giản chỉ vì xem sự giận dữ của mình là có thật và là một thực tại bền vững – trong khi thực tế nó hoàn toàn không là gì cả. Do vậy, chúng ta phải ngơi nghỉ trong bản tánh rỗng không của tâm vượt lên mọi tạo tác của tâm thức, trong trạng thái đó thoát khỏi sự bám chấp, một sự trong sáng đó là sự vượt lên mọi khái niệm.
Để đem sự diễn tả Bồ đề tâm tuyệt đối này đến một kết luận, bản văn gốc nói:
Trong thời hậu thiền định, hãy xem hiện tượng như ảo ảnh.
Có nói rằng khi hành giả xuất hiện từ thiền định, mọi hiện tượng, chính mình và người khác, vũ trụ và những cư dân của nó, đều xuất hiện trong cách thức của một ảo ảnh. Tuy nhiên, điều này phải hiểu một cách đúng đắn.
Khi những Đại Bồ Tát đến thế gian để hoàn thiện lợi ích của chúng sanh bằng cách thiết lập họ trên con đường giải thoát, không phải qua năng lực nghiệp của các Ngài hoặc những cảm xúc nhiễm ô mà các Ngài làm như thế. Khi chúng ta đọc những câu chuyện tiền kiếp của Đức Phật, trong khi vẫn là một Bồ Tát, đã chọn tái sanh làm chim, nai, v.v.. để dạy dỗ và đặt chúng trên con đường đạo đức. Ngài cũng đã tái sanh như bậc cai quản vũ trụ (chuyển luân thánh vương) đã thực hành đại bố thí, và sau đó trong sự khẩn cầu Giáo Pháp vì mục đích chỉ nghe được một vài dòng giáo lý, Ngài phải tự thiêu, nhảy vào lửa hay nước, không màng đến mạng sống của Ngài. Vì Ngài đã nhận ra tánh Không, đã kinh nghiệm hoàn toàn không đau khổ. Song, trước khi chúng ta đạt được cùng mức độ nhận biết, chừng nào chúng ta còn giữ ý niệm mọi sự là trường tồn và bền vững, thì điều này không phải là trường hợp của chúng ta. Đây là điều chúng ta phải mang trong tâm khi lo liệu cuộc sống hàng ngày của mình.

BODHICHITTA

Bodhichitta is the unfailing method for attaining enlightenment. It has two aspects, relative and absolute. Relative Bodhichitta is practised using ordinary mental processes and is comparatively easy to develop.

Nevertheless, the benefits that flow from it are immeasurable, for a mind in which the precious Bodhichitta has been born will never again fall into the lower realms of samsara. Finally, all the qualities of the Mahayana Path, as teeming and vast as the ocean, are distilled and essentialized in Bodhichitta, the mind of enlightenment.

We must prepare ourselves for this practice by following the instructions in the sadhana of Chenrezig, ‘Take refuge in the Three jewels and meditate on Bodhichitta. Consider that all your virtuous acts of body, speech and mind are for the whole multitude of beings, numerous as the sky is vast.’

It is said in the teachings that, ‘Since beings are countless, the benefit of wishing them well is unlimited.’ And how many beings there are! Just imagine, in this very lawn there might be millions and millions of them! If we wish to establish them all in the enlightened state of Buddhahood, it is said that the benefit of such an aspiration is as vast as the number of beings is great. Therefore we should not restrict our Bodhichitta to a limited number of beings. Wherever there is space, beings exist, and all of them live in suffering. Why make distinctions between them, welcoming some as loving friends and excluding others as hostile enemies?

Throughout the stream of our lives, from time without beginning until the present, we have all been wandering in samsara, accumulating evil. When we die, where else is there for us to go to but the lower realms? But if the wish and thought occur to us that we must bring all beings to the enlightened state of Buddhahood, we have generated what is known as Bodhichitta in intention. We should then pray to the teacher and the yidam deities that the practice of the precious Bodhichitta might take root in our hearts. We should recite the seven branch prayer from the Prayer  of Perfect Action, and, sitting upright, count our breaths twenty-one times without getting mixed up or missing any, and without being distracted by anything. If we are able to count our breaths concentratedly for a whole mala, discursive thoughts will diminish and the practice of relative Bodhichitta will be much easier. This is how to become a suitable vessel for meditation.

Absolute Bodhichitta

Consider all phenomena as a dream.

If we have enemies, we tend to think of them as permanently hostile. Perhaps we have the feeling that they have been the enemies of our ancestors in the past, that they are against us now and that they will hate our children in the future. Maybe this is what we think, but the reality is actually quite different. In fact, we do not know where or what we were in our previous existences, and so there is no certainty that the aggressive people we now have to contend with were not our parents in former lives! When we die, we have no idea where we will be reborn and so there is no knowing that these enemies of ours might not become our mothers or fathers. At present, we might have every confidence in our parents who are so dear to us, but when they go from this life, who is to say that they will not be reborn among our enemies? Because our past and future lives are unknown to us, we have the impression that the enemies we have now are fixed in their hostility, or that our present friends will always be friendly. This only goes to show that we have never given any real thought to this question.

If we consider this carefully, we might picture a situation where many people are at work on some elaborate project. At one moment, they are all friends together, feeling close, trusting and doing each other good turns. But then something happens and they become enemies, perhaps hurting or even killing one other. Such things do happen, and changes like this can occur several times in the course of a single lifetime-for no other reason than that all composite things or situations are impermanent.

This precious human body, supreme instrument though it is for the attainment of enlightenment, is itself a transient phenomenon. No one knows when, or how, death will come. Bubbles form on the surface of the water, but the next instant they are gone, they do not stay. It is just the same with this precious human body we have managed to find. We take all the time in the world before engaging in the practice, but who knows when this life of ours will simply cease to be? And once our precious human body is lost, our mindstream, continuing its existence, will take birth perhaps among the animals, or in one of the hells or god realms where spiritual development is impossible. Even life in a heavenly state, where all is ease and comfort, is a situation unsuitable for practice, on account of the constant dissipation and distraction that are a feature of the gods’ existence.

At present, the outer universe-earth, stones, mountains, rocks and cliffs- seems to the perception of our senses to be permanent and stable, like the house built of reinforced concrete which we think will last for generations. In fact, there is nothing solid to it at all; it is nothing but a city of dreams.

In the past, when the Buddha was alive surrounded by multitudes of Arhats and when the teachings prospered, what buildings must their benefactors have built for them! It was all impermanent; there is nothing left to see now but an empty plain. In the same way, at the universities of Vikramashila and Nalanda,7 thousands of panditas spent their time instructing enormous monastic assemblies. All impermanent! Now, not  even a single monk or volume of Buddha’s teachings are to be found there.

Take another example from the more recent past. Before the arrival of the Chinese Communists, how many monasteries were there in what used  to be called Tibet, the Land of Snow? How many temples and monasteries were  there,  like  those  in  Lhasa,’  at  Samye  and  Trandruk?  How  many precious objects were there, representations of the Buddha’s Body, Speech and Mind? Now not even a statue remains. All that is left of Samye is something the size of this tent, hardly bigger than a stupa. Everything was either looted, broken or scattered, and all the great images were destroyed. These things have happened and this demonstrates impermanence.

Think of all the lamas who came and lived in India, such as Gyalwa Karmapa, Lama Kalu Rinpoche and Kyabje Dudjom Rinpoche; think  of all the teachings they gave, and how they contributed to the preservation of the Buddha’s doctrine. All of them have passed away. We can no longer see them and they remain only as objects of prayer and devotion. All this is because of impermanence. In the same way we should try to think of our fathers, mothers, children and friends… When the Tibetans escaped to India, the physical conditions were too much for many of them and they died. Among my acquaintances alone, there were three or four deaths every day. That is impermanence. There is not one thing in existence that is stable and lasts.

If we have an understanding of impermanence, we will be able to practise the sacred teachings. But if we continue to think that everything will remain as it is, then we will be just like rich people still discussing their business projects on their deathbeds! Such people never talk about the next life, do they? It goes to show that an appreciation of the certainty of death has never touched their hearts. That is their mistake, their delusion.

What is delusion? How shall we define it? It is just as when a madman runs outside on a cold winter’s day and jumps into the water to wash himself, too deranged to realize that his body is being frozen. We think that such a man is insane, but in exactly the same way, when a Bodhisattva, clear-minded and undeceived, looks at us, our activities seem to him as demented as those of the lunatic! We should be quite convinced that we are thoroughly deluded and that when things appear to us the way they do, separate from our minds, they do not possess the slightest degree of reality in themselves.

But what is it that creates this illusion? It is the mind, and it does so when it takes as real that which is illusory and non-existent. Nevertheless, we should clearly understand that such delusion is actually quite distinct from the mind in itself, the Buddha-nature or Sugatagarbha; it is not something, therefore, which it is impossible for us to remove.

But what about the mind, this creator of illusion? Can even the mind itself be said to exist? To undersfand this, we must

Analyse the unborn nature of awareness.

When anger arises in what we think of as our minds, we become oblivious even to the dangers that might threaten us. Our faces flushed with rage, we seize our weapons and could even kill a lot of people. But this anger is an illusion; it is not at all some great force that comes rushing into us. It achieves one thing only and that is to send us to hell, and yet it is nothing but thought, insubstantial thought. It is only thought, and yet…

Take another example, that of a wealthy person. He is rich and happy and is deeply pleased with himself, thinking, ‘I am rich.’ But then if all his property is confiscated by an official or some such person, his happiness evaporates and he falls into depression and misery. That joy is mind. That sadness is mind. And that mind is thought.

What shall we say about these so-called thoughts? At this moment, while I am teaching Dharma, let us consider the mental experience, or thought, which you have, of listening carefully to me. Does this have a form or colour? Is it to be found in the upper or lower part of the body, in the eyes or the ears? What we call the mind is not really there at all. If it is truly something, it must have characteristics, such as colour. It must be white, yellow, etc. Or it must have shape like a pillar or a vase. It must be big or small, old or young, and so on. You can find out whether the mind exists or not by just turning inwards and reflecting carefully. You will see that the mind does not begin, or end, or stay, anywhere; that it has no colour or form and is to be found neither inside nor outside the body. And when you see that it does not exist as any thing, you should stay in that experience without an attempt to label or define it.

When you have truly attained the realization of this emptiness, you will be like the venerable Milarepa9 or Guru Rinpoche, who were unaffected by the heat of summer or the cold of winter, and who could not be burned by fire or drowned in water. In emptiness there is neither pain nor suffering. We, on the other hand, have not understood the empty nature of the mind and so, when bitten by even a small insect, we think, ‘Ouch! I’ve been bitten. It hurts!’; or when someone says something unkind, we get angry. That is the sign that we have not realized the mind’s empty nature.

All the same, even granted that we are convinced that our body and mind are by nature empty, when this very conviction, which is normally called the antidote, arises in our minds, it is said, nevertheless, that:

The antidote will vanish of itself.

People who ask for Dharma teachings do so because they are afraid of what might happen to them after death. They decide that they must take refuge, request the lama for instruction and concentrate unwaveringly on the practice: a hundred thousand prostrations, a hundred thousand  mandala offerings, recitations of the refuge formula and so on. These, of course, are positive thoughts, but thoughts, being without substantial nature, do not stay for very long. When the teacher is no longer present  and there is no one to show what should and should not be done, then for most practitioners it is as the saying goes: Old yogis getting rich; old teachers getting married. This only goes to show that thoughts are impermanent, and we should therefore bear in mind that any thought or antidote-even the thought of emptiness-is itself by nature empty without substantial existence.

The nature of the path rests in the alaya.

But how are we to rest in emptiness, free from all mental activity? Let us begin by saying that the state of mind of thinking ‘I’-has no reality  whatever. Be that as it may, we do have the feeling of something real and solid which we call ‘I,’ and which is supported by a body with its five sense powers and eight consciousnesses. These are technical terms and are not very easy to understand. But, for example, when the eye apprehends a form, sight occurs by virtue of the eye-consciousness. If the form is something pleasant we think, ‘This is good, I like it.’ If we see something frightening, a ghost, for instance, or someone with a gun ready to shoot us, we think that we are going to be killed and react with horror. The truth is, however, that those outer events apparently happening ‘over there’ are in fact occurring ‘here,’ ‘within;’ they are fabricated by our minds.

As to where our minds are now situated, we may say that they are linked to our bodies and that it is thanks to this combination that we have the faculty of speech. A tent, pulled by ropes from the sides, and with a pole in the middle, becomes a place where we can stay. In the same way, our body, speech and mind are temporarily together. But when we die, and our minds enter the bardo, our bodies will be left behind and our speech will completely cease to exist. Our minds, moreover, will not be accompanied by the wealth we have gathered during our lives, nor by our fathers or mothers, nor by our relatives or friends. We will be alone, saddled with whatever good and evil we have done, and which we cannot shake off any more than we can get rid of our own shadows.

The body left behind at death is called a corpse. Whether it is the body of our parents or the relics of our teacher, it is just a corpse. Now, though corpses have eyes, they cannot see; they cannot hear with theirs ears or speak with their mouths. We may treat them with respect, dressing them in brocade robes and putting them on thrones; or we may treat them roughly, burning them in the fire or throwing them into water. It is all the same to the corpses. They are mindless and like stones, neither happy nor sad.

When the mind is positive, body and speech, the servants of the mind, will of course be positive also. But how are we to make the mind positive? At the moment we cling to the notion that our minds are real entities.

When someone helps us, we think, ‘That person has been so good to me. I must be kind to him in return and make him  my friend for lives and lives  to come.’ This only goes to show that we do not know about the empty nature of the mind. As for our enemies, we think of how to harm them as much as possible, at best killing them or at least robbing them of all their belongings. We think like that simply because we think our anger is a true and permanent reality-while in fact it is nothing at all. We should therefore rest in the empty nature of the mind beyond all mental elaborations, in that state which is free from clinging, a clarity which is beyond all concepts.

To bring this description of absolute Bodhichitta to a conclusion, the root text says:

In post-meditation, consider phenomena as illusory.

It is said that when one arises from meditation, all phenomena, oneself and others, the universe and its inhabitants, appear in the manner of an illusion. This however should be properly understood.

When great Bodhisattvas come into the world to accomplish the benefit of beings by establishing them on the path to liberation, it is not through the power of their karma or defiled emotions that they do so. As we read in the stories of his previous lives, Lord Buddha, while still a Bodhisattva, took birth among the birds and deer and so forth, in order to teach and set them on the path of virtue. He was born too as a universal ruler who practised great generosity, and later in his quest for the Dharma, for the sake of hearing only a few lines of teaching, he would burn his body, or jump into fire or water, unconcerned for his life. Because he had realized emptiness, he experienced no suffering at all. Until we achieve the same degree of realization, however, and for as long as we hold onto the idea that everything is permanent and stable, that will not be the case for us. This is something we should bear in mind as we go about our daily lives.

Tác giả: Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche 

Nguồn: Dũng khí Giác Ngộ – Nguyên tác: Enlightened Courage 
Phiên dịch: Nhóm Podma Kara 

Bản dịch Việt Ngữ: Giác Niễm