IMG_0100

Bồ đề tâm Tương đối

Trước tiên, chúng ta sẽ xem xét sự thực hành Bồ đề tâm tương đối như thiền định, sau đó lần lượt trong cuộc sống hàng ngày.
Về phần thiền định, trong những câu kệ gốc có nói chúng ta nên Luân phiên rèn luyện cho và nhận. Điều này liên hệ một thực hành tối quan trọng. Như vị thầy vĩ đại Shantideva (Tịch Thiên) đã nói:

Bất cứ ai mong muốn nhanh chóng trở thành
Nơi nương tựa cho chính mình và người khác,
Nên đảm nhận việc bí mật thiêng liêng này:
Hãy nhận lấy vị trí của người khác, đem cho họ những gì của mình.

Chúng ta bám chấp sự quan trọng to lớn đến những gì mình nhận là tôi, của tôi vì những suy nghĩ như thân tôi, tâm tôi, cha tôi, mẹ tôi, anh chị em tôi, bạn bè tôi. Mà khái niệm về người khác chúng ta bỏ quên và lờ đi. Chúng ta có thể hào phóng với những người hành khất và cho thực phẩm đến những người cần, nhưng thật sự thì chúng ta không quan tâm đến họ nhiều như quan tâm chính mình. Nên, chính xác điều chúng ta nên làm là ngược lại, cần phải quên bản thân mình như cái cách chúng ta không để ý đến người khác. Đây là cách làm cho Bồ đề tâm bắt đầu phát triển; đây là hướng dẫn cốt tủy bí mật phi thường của chư Bồ Tát. Hiện tại, Bồ đề tâm này chưa thức tỉnh trong chính tôi và thật may mắn cho tôi khi có thể giảng giải nó trên nền tảng của bản văn này.
Nếu qua lắng nghe sự giảng giải Bảy Điểm Rèn Luyện Tâm này chúng ta bắt đầu nhận ra được Bồ đề tâm quan trọng như thế nào thì đây là một căn nguyên chắc chắn cho sự giác ngộ chúng ta. Về tất cả tám vạn bốn ngàn pháp môn, Bồ đề tâm quý báu là cốt tủy thực sự. Khi nghe những lời giảng của giáo lý này, ngay cả ma quỷ vốn có bản chất là giết chóc và làm điều xấu cũng không thể không có những suy nghĩ tích cực!

Kham, một vùng đất ở phía Đông Tây Tạng, ngày xưa vốn là nơi tụ hội của ma quỷ và tinh linh xấu ác, và đây là một trong những lý do tại sao Ngài Patrul Rinpoche thường giảng giải liên tục về Tinh linh xấu ác:

Từ khởi thủy, Phật giáo luôn nhận biết sự hiện hữu của những ‘tinh linh’ phi nhân, đó là những sinh linh mà những giác quan vật chất bình thường không thận biết được; và nhất là trong truyền thống Tây Tạng, sự nói đến những tinh linh, hồn ma này thường được nhận dạng và phạm trù hóa theo khoa nghiên cứu ma quỷ phức tạp. Tuy nhiên, chúng được giả thích theo nhiều cách khác nhau và với nhiều cấp độ vi tế theo bối cảnh. Trong chừng mực ma quỷ, được quan niệm là chúng sanh, bị trói buộc trong sinh tử và phiền não bởi đau khổ, họ là, như bản văn thường xuyên chỉ ra, là những đối tượng thích hợp cho lòng bi của chúng ta. Tuy nhiên, thông thường và khi thường xuyên xảy ra theo quan điểm truyền thống, họ được hiểu như sự hiện thân của năng lượng tâm linh, có thể hơi giống với chứng loạn thần kinh chức năng và nỗi ám ảnh lo sợ của khoa tâm lý học của phương Tây hiện đại, nói khác đi, là tâm chính chúng ta và biểu hiện của nghiệp mình. Ngài Khenpo Ngawang Pelzang đã nhận xét: những gì chúng ta gọi là ma quỷ thì không phải là miệng ngoác ra hay mắt nhìn trừng trừng. Nó là sự tạo ra tất cả những khó khăn của luân hồi và ngăn cản chúng ta đạt được trạng thái vượt lên đau khổ mà đó là giải thoát; nói tóm lại nó là bất kỳ những gì gây hại cho thân và tâm chúng ta.
Ngài Orgyen Jigme Chokyi Wangpo cũng được biết là Dzochen Palge Tulku hay Dza Patrul. Một vị Thầy phi thường, đã sinh ra ở tỉnh Kham phía Đông Tây Tạng. Sau khi học hỏi dưới chân nhiều vị thầy nổi tiếng của thời Ngài, Ngài trở thành một ẩn sĩ du phương sống trong hang núi hay rừng cây và chẳng có nhà hay tu viện. Ngài thiền định không ngưng nghỉ về tình thương và lòng bi mà Ngài xem là gốc rễ của sự thực hành tâm linh. Ngài là hiện thân sống của Bồ tát đạo của cuộc sống và được xem là một tái sanh của Shantideva. Ngài đã nghiên cứu uyên thâm và có năng khiếu trí nhớ phi thường, và tất cả học phái của Phật giáo Tây Tạng đồng lòng tôn kính Ngài. Ngài trở thành một trong phần lớn những đại diện cho Rimé, hay không hệ phái, phong trào bắt đầu và kéo dài suốt thế kỷ 19. Ngài là tác giả quyển sách nổi tiếng Kunzang Lama’i Zhel Lung được phiên dịch sang Anh ngữ là ‘Lời Vàng của Thầy Tôi’.

Nếu con không cho đi
Hạnh phúc của con vì nỗi đau của người khác
Phật quả sẽ không bao giờ thành tựu
Và ngay cả trong sinh tử, niềm vui sẽ bỏ con mà bay mất.

Giác ngộ sẽ là của chúng ta khi chúng ta có thể quan tâm đến người khác nhiều như quan tâm đến chính mình và hãy quên mình đi như dã từng bỏ quên người khác. Ngay cả nếu còn trong sinh tử, chúng ta vẫn giải thoát khỏi phiền não. Như tôi đã nói, khi những vị Đại Bồ tát bố thí đầu và tay chân, các Ngài vẫn không cảm thấy buồn vì mất chúng.
Có lần, trong một kiếp trước, Đức Phật là một chuyển luân vương (vua của vũ trụ) mà thói quen của Ngài là bố thí tài sản của mình không hề hối tiếc. Ngài không từ chối bất cứ điều gì khi có người đến xin và danh tiếng của Ngài lan rộng. Một ngày nọ, một người Brahmin (Bà La Môn) độc ác đến trước nhà vua và cầu xin, “Nhà Vua vĩ đại, tôi nhìn xấu xí quá, trong khi Ngài rất đẹp trai; xin hãy cho tôi đầu của Ngài.’ và nhà Vua đồng ý. Lúc đó hoàng hậu và những bộ trưởng sợ Ngài làm điều này nên làm hàng trăm cái đầu bằng vàng, bạc và đá quý, họ đem đến người xin.

“Hãy lấy những cái đầu này” họ van nài, “đừng đòi hỏi nhà Vua nữa”.
“Những đầu bằng ngọc này vô dụng với tôi”, người ăn xin trả lời, ‘Tôi muốn một đầu người.’ Và ông ta từ chối.
Cuối cùng họ không thể làm nản lòng ông ta không đi gặp nhà Vua. Nhà vua nói với ông ta, ‘Ta có con trai và gái, và cả vương quốc, nhưng thật sự không bám luyến. Ta sẽ cho ông đầu của ta dưới gốc cây tsambaka trong vườn. Nếu có thể cho ông đầu của ta hôm nay, ta sẽ hoàn tất hành động bố thí đầu của Bồ tát hàng ngàn lần.
Và sau đó, tại gốc cây, vị vua cởi áo, cột tóc lên cành cây và cắt đầu mình. Vào lúc đó bóng tối bao phủ trái đất và từ bầu trời vọng đến âm thanh than khóc của chư Thiên mà người ta có thể nghe được. Hoàng hậu, hoàng tử và những bộ trưởng đều ngất đi. Sau đó, Indra (Đế Thích), vị vua của chư thiên, xuất hiện và nói, ‘Ôi, nhà vua, Ngài là một bồ tát và đã từng bố thí đầu của mình, nhưng ở đây tôi có cam lồ hồi sinh của chư thiên. Hãy để tôi xức vào và giúp Ngài sống lại.’
Giờ đây nhà vua thực sự là một Bồ tát, và ngay cả dù đầu Ngài đã lìa khỏi và cho đi, nhưng tâm Ngài vẫn hiện diện và trả lời rằng Ngài không cần cam lồ hồi sinh của chư thiên, Ngài có thể đặt lại đầu như cũ bằng chính nguyện lực của Ngài.
Indra van nài Ngài làm và nhà vua nói: ‘Nếu trong tất cả hàng ngàn lần bố thí đầu của tôi dưới gốc cây tsambaka đều không vì điều gì ngoài việc lợi ích người khác, không bị nhiễm ô bởi bất kỳ dấu vết nào của sự tìm kiếm bản ngã – nếu tôi không hối tiếc, thì cầu mong đầu tôi hồi phục như cũ.’ Không lâu sau khi nhà vua nói bỗng xuất hiện một đầu mới giống hệt đầu cũ trên vai Ngài mà người Brahmin đã lấy. Sau đó tất cả hoàng hậu, hoàng tử và bộ trưởng hoan hỷ và vương quốc được cai quản phù hợp với Giáo Pháp.
Với những người có thể thực hành bố thí như vậy, thì hoàn toàn không có đau khổ. Những vị thầy giác ngộ, những Bồ tát đến thế gian này để hoàn thành lợi ích chúng sanh, và thậm chí khi các Ngài bị người ta bỏ quên vì tham, sân, si trói buộc, khuấy động những chướng ngại và khó khăn, ý niệm đầu hàng không bao giờ xảy ra và các Ngài hoàn toàn không hối tiếc hay ân hận.

Như đã có nói:
Để giải thoát chính con khỏi tổn hại
Và người khác khỏi đau khổ,
Hãy cho đi chính con vì người khác,
Hãy bảo vệ người khác như bảo vệ chính mình.

Giờ đây, khi rèn luyện việc cho đi hạnh phúc của bạn đến người khác, cố gắng bắt đầu cho tất cả đến chúng sanh là điều không khôn ngoan. Vì chúng sanh là vô số và thiền định của bạn sẽ không ổn định, kết quả là bạn sẽ không nhận được lợi ích từ thực hành. Do vậy, hãy quán tưởng một người đặc biệt phía trước bạn, người mình thương mến chẳng hạn như mẹ bạn. Hồi tưởng lại khi bạn còn rất bé, bà đã chịu đựng lúc mang thai bạn trong bụng. Không thể làm việc hay ăn uống thoải mái, ngay cả việc đứng lên, ngồi xuống cũng khó khăn. Tuy vậy, bà yêu thương và quan tâm đến bạn mọi lúc. Bạn không đủ mạnh để ngẩng đầu. Tuy nhiên mẹ đã ôm bạn vào lòng để tắm rửa, và nâng niu trìu mến dù đứa bé này chẳng hề biết bà. Sau đó bà còn chịu đựng sự vô tích sự, cách cư xử xấu của bạn, bà chỉ bận tâm làm thế nào để giữ bạn sống khỏe mạnh. Nếu cha mẹ bạn là những hành giả, họ sẽ hướng dẫn bạn, khi bạn đủ lớn, hướng dẫn bạn vào Giáo Pháp và đến những vị Lama để bạn nhận được những hướng dẫn từ các Ngài.
Trong thực tế, sự hiện hữu thân người quý báu của bạn hoàn toàn phải cám ơn mẹ bạn. Nếu bà không có ở đó, thì ai biết được bạn có được thân người. Do vậy, bạn phải thật sự biết ơn bà. Hãy suy nghĩ dưới dạng không chỉ kiếp này mà là vô số kiếp, biết rằng tất cả chúng sanh đã từng có lúc là mẹ bạn và đã chăm sóc bạn giống như người mẹ của bạn hiện nay đã làm. Khi nhìn bạn, bà không hề nhăn mày mà nhìn với lòng thương yêu. Gọi bạn là đứa con yêu mến của bà, nuôi dưỡng, dạy dỗ, bảo vệ khỏi sự nóng hay lạnh và bạn được hoàn toàn an tâm. Trong mọi cách, bà cố gắng đem lại cho bạn hạnh phúc. Thậm chí nếu được bà cũng cho bạn cả vương quốc của một vị chuyển luân vương mà bà vẫn chưa hài lòng và vẫn chưa bao giờ nghĩ rằng đã cho bạn đầy đủ. Thế nên, mẹ bạn là người mà bạn phải có lòng biết ơn vô hạn.
Nếu một người khi đã lớn lên từ bỏ cha mẹ già yếu và bệnh tật của mình thay vì phải lo lắng quan tâm và chăm sóc cho họ, người ta sẽ nghĩ anh ấy là một kẻ vô ơn bạc nghĩa không biết xấu hổ, và đúng là như vậy. Nhưng ngay cả khi chúng ta không như thế, cũng sẽ vô lý khi bảo rằng chúng ta kính trọng cha mẹ mình trong khi chúng ta chỉ quan tâm đến chính bản thân mình. Mặt khác, nếu chúng ta chăm sóc cha mẹ, nhưng chỉ cung cấp cho họ những vật chất như thực phẩm, quần áo và ngay cả những thứ của cải của một đất nước thì họ cũng chỉ sẽ hưởng được trong một thời gian mà thôi. Nếu ngược lại, chúng ta giới thiệu họ thực hành Pháp để họ có thể hiểu được bản chất đau khổ của sinh tử luân hồi và bắt đầu thực hành, chẳng hạn như, thiền định về Chenrezig (Quán Thế Âm) thì chúng ta đã thành công trong việc giúp đỡ họ trong tương lai. Chúng ta phải làm việc liên tục vì lợi ích của những chúng sanh cha mẹ mình. Mong muốn hạnh phúc cho bản thân họ – than ôi, họ lang thang trong những trạng thái khác nhau của sinh tử. Chúng ta đang lang thang trong sinh tử như họ và cũng cùng lý do này. Do vậy, giờ đây ngay tại thời điểm này chúng ta phải tạo một quyết tâm mạnh mẽ để đáp đền lòng tốt của họ và làm việc để loại trừ đau khổ cho họ.
Chúng sanh bị hành hạ bởi đau khổ. Đó là sự nóng, lạnh cực độ của địa ngục, và sự đói khát trong cõi ngạ quỷ. Súc sanh đau khổ vì bị nô lệ, trong lúc con người bị đau khổ bởi sinh, lão, bệnh, tử. Cõi A tu la liên tục đánh nhau, và bản thân chư Thiên bị đau khổ khi phải rời bỏ cõi trời của họ.
Mọi đau khổ là kết quả của hành động bất thiện, trong khi chủng tử thiện là nguyên nhân của hạnh phúc và thỏa mãn. Chủng tử bất thiện để lại trong alaya giống như giấy nợ tạo ra từ một người giàu có khi mượn tiền của họ. Khi người này đưa giấy nợ, thậm chí sau nhiều năm, thì không có cách nào người mượn nợ tránh được việc phải trả nợ đã vay. Nó cũng tương tự như khi chúng ta tích lũy những hành động thiện và bất thiện: kết quả có thể không xuất hiện lập tức, giống như khi chúng ta bị đứt tay bởi dao; tuy nhiên, kết quả của mọi hành động của chúng ta phải được tiêu tan, hoặc qua tịnh hóa và sám hối hay qua kinh nghiệm những hậu quả của nó. Chúng không đơn giản biến mất khi thời gian trôi qua. Đây là ý nghĩa của hai Khổ Đế và Nguồn Gốc của Khổ. ‘Đau khổ’ là sự thương tổn mà chúng ta kinh nghiệm thực tế: sự nóng và lạnh của địa ngục, đói và khát của cõi ngạ quỷ, v.v… ‘Nguồn gốc’ là mầm mống đau khổ – là giấy nợ của ngân hàng – sẽ làm chúng ta phiền não trong tương lai, không phải lập tức ngay bây giờ.

Chúng ta phải quyết tâm nhận lấy đau khổ và những nguyên nhân đau khổ của tất cả chúng sanh (mà tất cả trong những kiếp trước đã từng là cha, mẹ chúng ta), và cùng lúc cho họ bất cứ nguyên nhân gây hạnh phúc nào mà chúng ta có. Và nếu xảy ra trong khi chúng ta thiền định về sự đau khổ của họ đi vào tâm mình, chúng ta bắt đầu tự mình chịu đựng, nên suy nghĩ với hoan hỷ rằng tất cả điều này là vì lợi ích của mẹ chúng ta. Cho đi hạnh phúc của chính mình và những hành động tích cực vì lợi ích của họ, chúng ta nên bỏ qua phúc lợi của mình vì lợi ích của họ, nói rộng ra, chúng ta thậm chí sẵn sàng từ bỏ cuộc sống mình cho họ. Chúng ta phải cố gắng cung cấp một hoàn cảnh ngay bây giờ và ở đây cho những chúng sanh đã từng là mẹ mình có được hạnh phúc, và hoàn cảnh thích hợp cho họ thực hành Giáo Pháp. Chúng ta phải cầu nguyện cho họ được giác ngộ nhanh chóng và hoan hỷ với bất cứ những tiến bộ nào họ có thể tạo được.
Nếu liên tục suy nghĩ theo cách này về cha mẹ mình, cuối cùng chúng ta có thể quan tâm đến họ hơn chính mình, và tương tự với những anh, chị, em, bạn bè và người thương của mình. Sau đó chúng ta nên mở rộng quan điểm đến mọi người trong thành phố, kế đó trong cả nước. Khi quen với điều đó, chúng ta cố gắng hoàn thiện tất cả chúng sanh. Nếu làm điều này một cách dần dần, thái độ của chúng ta sẽ tăng trưởng và phát huy, cảm nhận của chúng ta sẽ tăng trưởng ổn định và liên tục, và tình thương trở nên sâu đậm hơn. Bắt đầu như vậy với cha, mẹ mình, cuối cùng chúng ta tập trung trên tất cả chúng sanh, những người mà trong vô số kiếp đã quan tâm đến chúng ta giống như cha mẹ hiện tại của mình. Chúng ta sẽ cảm thấy một sự biết ơn sâu sắc đến họ. Biết được rằng tất cả những bậc cha mẹ này chịu đựng mọi loại đau khổ trong luân hồi, chúng ta phải nuôi dưỡng một ý niệm với lòng bi mãnh liệt: ‘Giá như tôi có thể giải thoát họ khỏi nỗi đau này’.
Tóm lại, với một quan điểm bi mẫn mãnh liệt, chúng ta quán tưởng rằng sự đau khổ của tất cả chúng sanh tan hòa vào mình, đổi lại hãy cho đi thân thể, tài sản, và những hành động thiện ở quá khứ, hiện tại và tương lai của mình. Và nếu thấy chúng sanh hạnh phúc những hành động thiện của họ gia tăng nhiều lần, chúng ta nên hoan hỷ không biết bao nhiêu lần.
Tư duy trao đổi hạnh phúc và đau khổ sẽ trở nên dễ dàng nếu chúng ta đi theo hướng dẫn cốt tủy trong câu kệ gốc sau đây:

Mang họ lên hơi thở của con.

Hãy quán tưởng phía trước bạn người mà bạn ghét nhất, khi thở ra, tất cả hạnh phúc, tài sản, hành động tích cực của bạn rời bạn như màn sương được gió thổi. Chúng hòa tan vào kẻ thù của bạn, nhờ đó họ thoát khỏi đau khổ và tràn đầy hoan hỷ, được hạnh phúc như thể họ được sinh vào cõi Tịnh Độ Dewachen. Khi bạn hít vào, tất cả đau khổ, hành động tiêu cực, chướng ngại của họ chìm vào bạn như bụi trong gió. Tưởng tượng rằng những đau khổ của họ thực sự rơi lên bạn, cảm thấy sức nặng của chúng như thể bạn mang vật nặng. Với thực hành, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn. Do thiền định theo cách này trong một thời gian dài, trong vài tháng hay vài năm bạn sẽ phát triển sự quen thuộc và kinh nghiệm của bạn sẽ phát triển như nó sẽ phải như vậy.
Trong quá khứ, một trong những đệ tử của Khenchen Tashi Oser sống như một ẩn sĩ trong núi. Khi người giúp việc trong gia đình vị ẩn sĩ chết đi, Ngài cầu nguyện cho ông ta, và một đêm nọ mơ thấy người giúp việc này đã tái sanh vào một trong những hỏa ngục. Khi thức dậy, vị ẩn sĩ đi thẳng đến Ngài Khenchen Tashi Oser để kể lại giấc mơ, khẩn cầu Ngài suy nghĩ đến người giúp việc và cầu nguyện cho ông ta.
Ngài Khenchen Tashi Oser trả lời, ‘Ta sẽ nghĩ về ông ta, nhưng ngươi cũng phải thực hành quán tưởng việc cho hạnh phúc và nhận đau khổ. Nếu ngươi làm nhiều lần, thì người giúp việc mà ngươi nói với Ta sẽ được giải thoát khỏi địa ngục.’
Nên vị ẩn sĩ trở lại hang động của mình và thực hành quán tưởng kiên trì. Sau bảy ngày ông thấy mình bị bao phủ bởi những vết phồng dộp. Nghĩ rằng đó là dấu hiệu, ông trở lại gặp Ngài Khenchen Tashi Oser.
‘Ngài nói con thực hành cho và nhận’, ông nói với thầy mình, ‘và giờ đây thân con như thể bị lửa đốt. Người con đầy những vết phỏng’.
‘Nó đúng là một dấu hiệu,’ Khenchen Tashi Oser nói. ‘ Người giúp việc của gia đình ngươi bây giờ đã giải thoát khỏi địa ngục, và nó cũng cho thấy rằng ngươi có thể cho hạnh phúc và nhận đau khổ’.
Nếu được lợi ích thật sự từ thực hành này, chúng ta nên tiếp tục cho đến khi những dấu hiệu như vậy xảy ra.
Khi những đệ tử của Ngài Adzom Drugpa thực hành cho và nhận, hay tonglen như cách gọi của người Tây Tạng, họ sẽ suy nghĩ đặc biệt là về những người đã phạm nhiều hành động tiêu cực nặng nề. Và thường là những người đã có một số kinh nghiệm trước đó về thiền định sẽ trở nên phiền muộn và cảm thấy chướng ngại của họ đang gia tăng. Những dấu hiệu này phải xảy ra, tuy nhiên, chúng không được xem như những dấu hiệu cho những đau khổ trong tương lai sẽ đến với chúng ta. Trong suốt cuộc đời, Ngài Geshe Karak Gomchung cầu nguyện “Cầu cho tôi sẽ được tái sinh ở địa ngục thay cho những chúng sinh đang tích lũy những hành vi tội lỗi.” Ngài lặp lại lời cầu nguyện này suốt ngày đêm. Nhưng trước khi viên tịch, Ngài nói: “ Lời nguyện của ta không được đáp ứng! Bởi vì có vẻ như ta sẽ về cõi cực lạc, Ta nhìn ở đâu cũng thấy những khu vườn đầy hoa và những cơn mưa hoa. Mặc dù đã cầu nguyện rằng mọi chúng sanh có thể đến cõi cực lạc và tự Ta sẽ xuống địa ngục thay cho họ, vậy mà thực tế có vẻ như Ta không thể xuống đấy”. Đó là những kết quả của phép thực hành Tonglen.

Bồ Đề Tâm Tương Đối trong thời hậu-thiền định

Ba đối tượng, ba độc và ba thiện căn.
Về những đối tượng làm chúng ta hài lòng và những người mà chúng ta thương mến, chẳng hạn cha mẹ và họ hàng mình, chúng ta kinh nghiệm sự bám luyến. Nhưng khi đối diện với những hoàn cảnh khó chịu, chẳng hạn khi gặp kẻ thù hay người mình không thích, chúng ta kinh nghiệm sự thù ghét. Khi thấy người không phải kẻ thù cũng không phải bạn thân, chúng ta cảm thấy thờ ơ. Trong hoàn cảnh dễ chịu, chúng ta cảm thấy bám luyến; trong hoàn cảnh khó chịu, chúng ta thù ghét, trong hoàn cảnh bình thường chúng ta không quan tâm.
Nhiều người, giống như chính tôi, bị nhiễm bởi ba độc! Do vậy, chúng ta nên cầu nguyện, ‘Cầu mong những chướng ngại của mọi người, xuất hiện qua ba độc đó hãy xảy đến với tôi như một gánh nặng để mang vác. Cầu mong tất cả chúng sanh sống đạo đức, thực hiện những hành động tích cực và thoát khỏi ba độc tham, sân, si.’ Nếu liên tục rèn luyện chính mình trong suy nghĩ như vậy chúng ta sẽ được lợi ích to lớn.
Trong mọi hành vi của con, hãy rèn luyện tột độ chính con
Một ví dụ của những hành động tột độ này sẽ là: ‘Cầu mong những hành động bất thiện của người khác chín muồi như đau khổ của con; cầu mong mọi hành động đạo đức của con mang kết quả hạnh phúc cho người khác.’ Đây là điều mà vị Tổ Kadampa luôn sử dụng tụng niệm. Việc lập lại những câu kệ này trong thời hậu-thiền định thì thật là tốt. Ngoài ra, cầu nguyện như vậy thậm chí sẽ được nhiều lợi ích hơn trước một đối tượng quý báu như Jowo Rinpoche ở Lhasa hay trước sự hiện diện của vị Lama. Nếu làm như vậy, Bồ đề tâm sẽ chắc chắn tăng trưởng trong chúng ta và do vậy chúng ta nên dâng hiến nhiều thời gian và năng lượng cho thực hành này.
Hãy bắt đầu liên tục rèn luyện chính con.
Chúng ta nên suy nghĩ như vầy: ‘Cầu mong mọi đau khổ đã định trước cho con trong tương lai, sự nóng, lạnh của cõi địa ngục và sự đói, khát của cõi ngạ quỷ hãy xảy đến với tôi ngay bây giờ. Và cầu mong tất cả nghiệp, sự che ám và nhiễm ô gây cho chúng sanh rơi vào địa ngục hãy rơi vào tim tôi để chính tôi phải xuống địa ngục thay cho họ. Cầu mong sự đau khổ của người khác, kết quả từ tham, sân, si của họ như giáo lý đã nói hãy xảy đến với tôi.’ Chúng ta nên rèn luyện như vậy nhiều lần cho đến khi có được những dấu hiệu giống như Ngài Maitriyogin đã bị thương nơi mà con chó bị cục đá ném trúng.
Bồ đề tâm, tâm của sự giác ngộ, là cốt lõi của mọi thực hành Giáo Thừa và Mật Thừa và nó dễ dàng thực hiện. Nếu người nào có nó, thì mọi sự đều đầy đủ, và không có gì hoàn tất được nếu thiếu nó. Vào thời điểm hiện nay, bạn đang nhận được nhiều giáo lý về rèn luyện tâm từ những vị thầy khác nhau. Hãy gìn giữ chúng trong tâm bạn! Khi chúng được phiên dịch, Tôi hy vọng bạn sẽ hiểu và nhớ chúng. Vì đây thực sự là Giáo Pháp.

Relative Bodhichitta

We will consider the practice of relative Bodhicitta first as meditation, then in terms of day to day living. With regard to meditation, it is said in the root verses that we should Train to give and take alternately; This refers to an extremely important practice. As the great master Shantideva said: We attach great importance to what we conceive of as I, myself, and therefore to such thoughts as my body, my mind, my father, my mother, my brother, my sister, my friend. But the concept of others we neglect and ignore. We may indeed be generous to beggars and give food to those who need it, but it is a fact that we do not care for them as much as we care for ourselves. This however is precisely what we should do; and conversely,  just as we are now able to ignore others, we should be able to ignore ourselves. This is how Bodhichitta begins to grow; this is the extraordinary secret pith instruction of the Bodhisattvas. At the moment, this Bodhichitta has not yet awakened in myself and so it is extremely fortunate for me that I can explain it on the basis of this text.

If through listening to this explanation of the Seven Point Mind Training we come to recognise how important Bodhichitta is, this will be an infallible cause of our enlightenment. Of all the eighty four thousand different sections of the doctrine, the precious Bodhichitta is the very essence. By hearing the words of such a teaching, it is impossible even for demons, whose nature it is to kill and to do harm, not to have positive thoughts! Kham, a region in East Tibet, was haunted in the past by many ghosts and evil spirits,11 and this was one of the reasons why Patrul Rinpoche12 used to explain the Bodhicharyavatara continually to his disciples. Before long, there were no more ghosts-or at least, no one came to any more harm. Such is the hidden power of Bodhichitta!

Enlightenment will be ours when we are able to care for others as much as we now care for ourselves, and ignore ourselves to the same extent that we now ignore others. Even if we had to remain in samsara, we should be free from sorrow. For as I have said, when the great Bodhisattvas gave away their heads and limbs, they felt no sadness at the loss of them.

Once, in one of his previous lifetimes, the Buddha was a universal monarch whose custom it was to give away his wealth without regret. He refused nothing to those who came to beg from him and his fame spread  far and wide. One day, a wicked Brahmin” beggar came before the king and addressed him  saying,’Great king, I am  ugly to look upon, while you are very handsome; please give me your head.’ And the king agreed. Now his queens and ministers had been afraid that he might do this, and making hundreds of heads out of gold, silver and precious stones, they offered them to the beggar.

‘Take these heads,’ they pleaded, ‘do not ask the king for his.’

‘Heads made of jewels are of no use to me,’ the beggar replied, ‘I want a human head.’ And he refused to take them.

Eventually they could no longer deter him from seeing the king.

The king said to him, ‘I have sons and daughters, queens and a kingdom, but no attachment do I have for any of them. I will give you my head at the foot of the tsambaka tree in the garden. If I can give you my head today, I shall have completed the Bodhisattva act of giving my head for the thousandth time.’

And so, at the foot of the tree, the king took off his clothes, tied his hair to a branch and cut off his head. At that moment, darkness covered the earth and from the sky came the sound of the gods weeping and lamenting, so loudly that even human beings could hear them. The queens, princes and ministers, all fell speechless to the ground. Then Indra, the lord of the gods, appeared and said, ‘0 king, you are a Bodhisattva and have even given away your head, but here I have the life-restoring ambrosia of the gods. Let me anoint you with it and bring you back to life.’

Now the king was indeed a Bodhisattva and, even though his head had been cut off and sent away, his mind was still present and he replied that he had no need of Indra’s life-restoring ambrosia, for he could replace his head simply by the force of his own prayers.

Indra begged him to do so and the king said: ‘If in all those thousand acts of giving my head away beneath the tsambaka tree there was nothing but the aim of benefiting others, unstained by any trace of self seeking-if I was without resentment or regret, then may my head be once again restored. But if regrets there were, or evil thoughts, or intentions not purely for the sake of others, then may my head remain cut off.’ No sooner had the king said this than there appeared on his shoulders a new head identical to the first, which had been taken by the Brahmin. Then all the queens, princes and ministers rejoiced and administered the kingdom in accordance with the Dharma.

For those who can practise generosity like this, there is no suffering at all. Enlightened teachers, Bodhisattvas, come into the world to accomplish the welfare of beings, and even when they are ignored by people in the grip of desire, anger and ignorance, who stir up obstacles and difficulties, the thought of giving up never occurs to them and they are totally without anger or resentment. As it is said:

Now, when training in giving away your happiness to others, it is unwise to try to give to all beings right from the start. For beings are countless and your meditation will not be stable, with the result that you will derive no benefit from the practice. Therefore, visualize in front of you a specific person, someone whom you love, your mother for example. Reflect that when you were very little, she suffered while she carried you in her womb; she was unable to work or eat comfortably, unable even to stand up and sit down without difficulty. Yet all the time she loved and cared for you. When you were born from her womb, were it not for the fact that you were actually breathing, you could scarcely have been called a living thing at all. You were not even strong enough to raise your head. Nevertheless your mother took you, this little thing which did not even know her, upon her lap to wash, clean and bring up lovingly. Later she put up with loss and disgrace on account of your misbehaviour, her only preoccupation being how to keep you alive. If your parents were practitioners they introduced you, when you were old enough, to the Dharma and to the lamas from whom you received instruction.

In fact, it is thanks to your mother that your precious human life exists at all. If she had not been there, who knows whether you would have attained it? Therefore you should be very grateful to her. Thinking in terms not only of this but of countless lives, understand that all beings have been your mothers and have cared for you just as your present mother has  done. When your mother looks at you, she does not frown, but looks at you with loving eyes. Calling you her dear child, she has brought you up, protecting you from heat and cold and all the rest. In every way she has tried to bring about your happiness. Even if she could give you the  kingdom of a universal ruler, she would still not be satisfied and would never think that she had given you enough. Your mother, therefore, is someone to whom you should have an endless gratitude.

If, on growing up, someone abandons his aged and sick parents instead of caring for them, people think of him as shamelessly ungrateful, and rightly so. But even if we are not like that, it is absurd to say that we respect our parents, while caring only for ourselves. On the other hand, if we do look after them, but supply them only with material things: food, clothing, even the wealth of a whole country, they would be benefited only for a time. If, by contrast, we introduce them to the Dharma, so that they come to understand the painful reality of samsara and go on to practise, for example, the meditation on Chenrezig, we will have succeeded in helping them for their future lives as well. Again and again, we must work for the benefit of our parent sentient beings. Wanting happiness for themselves- alas, they wander in the different states of samsara. We are wandering in samsara like them and for the same reason. Therefore now, at this very moment, we should make a strong resolution to repay their kindness and work to dispel their suffering.

Beings are tormented by suffering. There is the extreme heat and cold of the hells and hunger and thirst in the realms of famished spirits. Animals suffer from being enslaved, while human beings are tortured by birth, disease, old age and death. The demigods are constantly fighting, and the gods themselves suffer when they must leave their heavenly abodes.

All suffering is the result of evil actions, while virtuous deeds are the cause of happiness and pleasure. The seeds of negativities left in the alaya are like promissory notes made out to a rich person when money is borrowed from him. When this person shows the promissory note, even after many years, there is no way that the debtor can avoid having to repay

the loan. It is the same when we accumulate positive and negative actions: the results may not appear immediately, as when we have been cut by a knife; nevertheless, the effects of every one of our actions must be exhausted, either through purifying and confess ing them or through the experience of their consequences. They do not simply disappear with the passage of time. This is what is meant by the two Truths of Suffering and the Origin of Suffering. ‘Suffering’ is the harm we actually experience: the heat and cold of the hells, the hunger and thirst of the realms of famished spirits, and so on. ‘Origin’ is the seed of suffering-the promissory note to the banker-which will afflict us in the future, not right away.

We should decide to take upon ourselves the suffering and the causes of suffering of all sentient beings (who have all in previous existences been our mothers), and at the same time to give away to them whatever causes of happiness that we have. And if it happens that, as we meditate upon their sufferings entering our hearts, we begin to suffer ourselves, we  should think with joy that this is all for our mothers’ sake. Giving away our own happiness and positive deeds for their benefit, we should ignore our own welfare for their sake, to the extent that we are ready to give up even our lives for them. We must try to provide a situation in which our mother sentient beings might have happiness here and now, and circumstances suitable for them to practise the Dharma. We should pray for them to be enlightened swiftly and take delight in whatever progress they might make.

If we think continually in this way about our own parents, we will eventually be able to care for them more than for ourselves and likewise with regard to our brothers, sisters, friends and lovers. Then we should enlarge our outlook to include everyone in our city, then in the whole country. When we get used to that, we can try to encompass all beings. If we do this gradually, our attitude will increase in scope, our feelings will grow stable and constant, and our love become ever more intense. Starting thus with our mother and father, we should finally focus on all sentient beings, who for countless lives have cared for us just like our present parents. We should feel a deep gratitude towards them. Knowing that all these parentbeings endure every kind of suffering in samsara, we should nourish one thought with fierce compassion: ‘If only I could free them from this pain.’

To recapitulate: with an attitude of strong compassion, we imagine that the suffering of all beings dissolves into us, and in return we give our body, wealth and positive actions of the past, present and future. And if we see that beings are happy and their positive actions multiply, we should rejoice again and again.

The thought of exchanging happiness and suffering will come easily to us if we follow the pith instruction in the following root verse:

Mount them both upon your breath.

Visualize in front of you the person you dislike most. As you exhale, all your happiness, positive actions and wealth leave you like mist pushed by the wind. They dissolve into your enemy, who is thereby freed from suffering and filled with joy, becoming as happy as if he had been born in the Pure Land of Dewachen. As you inhale, all his sufferings, negative actions and obscurations sink into you like dust on wind. Imagining that his sufferings actually fall upon you, feel their weight as though you were carrying a load. This will become easier with practice. By meditating in this way for a long time, over months and years, you will grow accustomed to it and your experience will develop as it should.

In the past one of Khenchen Tashi Oser’s disciples lived as a hermit in  the mountains. When a servant of his family died, he prayed for him, and one night dreamt that the servant had been reborn in one of the hot hells. When he awoke, the hermit went straight to Khenchen Tashi Oser to whom he recounted the dream, requesting him to think of the deceased servant and to pray for him.

Khenchen Tashi Oser replied, ‘I will think of him, but you should also practise the visualization of sending happiness and taking suffering. If you do it again and again, the person whom you have told me about will be liberated from the hell realms.’

So the ascetic returned to his cave and practised the visualization persistently. After seven days he found that he was covered with blisters. Thinking it was a sign, he went back to see Khenchen Tashi Oser.

‘You  told  me  to  do  the  practice  of  giving  and  taking,’  he  said  to  his Teacher, ‘and now it is as if my body has been burned by fire. I am covered with blisters.’

‘It is just a sign,’ said Khenchen Tashi Oser. ‘Your former servant is now liberated from hell, and it shows also that you are able to give happiness and take suffering.’ If we are to get real benefit from this practice, we should continue until signs like these arise.

When the disciples of Adzom Drugpa practised giving and taking, or tonglen, as it is called in Tibetan, they would do so thinking especially of people who had committed many heavy, negative actions. And it often happened that if they had previously gained some experience in meditation, their understanding would become clouded and they would feel that their obscurations had increased. Should signs like this occur, however, they are not to be taken as indications that future suffering is in store for us. Throughout his life, Geshe Karak Gomchung17 prayed, ‘May I be reborn in hell in place of those who have accumulated sinful actions.’ He would repeat this prayer day and night. But just before he passed away he said: ‘My prayers have not been fulfilled! For it seems that I am going to Dewachen; wherever I look, I see gardens full of flowers and a rain of blossom. Though I have prayed that all beings might go to Dewachen and that I myself might go to hell instead of them, in fact it seems that I am not going.’ Such are the results of tonglen.

Relative Bodhichitta in post-meditation

Three objects, three poisons and three roots of virtue.

For objects that please us and for people that we love, for example our parents and relatives, we experience attachment. But when confronted by uncomfortable situations, when for example we see enemies or people we dislike, we experience aversion. When we see people who are neither close friends nor enemies, we feel indifferent. In pleasant situations, we feel attachment; in unpleasant situations, anger; in indifferent situations, ignorance.

Many people, like myself, are infected by the three poisons! Therefore we should pray, ‘May the obscurations of all beings, arising through these three poisons, come upon me as a load to bear. May all beings live virtuously, performing positive actions, and be free from the three poisons of attachment, anger and ignorance.’ We will be greatly benefited if we constantly train ourselves in thinking like this.

In all your actions, train yourself with maxims. An example of these maxims would be: ‘May the evil deeds of others ripen as my suffering; may all my virtuous acts bear fruit as others’ happiness.’ This is what the Kadampa masters always used to recite. It is good to repeat such verses in the post-meditation period. Moreover,  praying like this will be even more beneficial before a precious object like the Jowo Rinpochels in Lhasa or in the presence of the Lama. If we do so, Bodhichitta is sure to grow in us and therefore we should devote much  time and energy to this practice.

Begin the training sequence with yourself.

We should think like this: ‘May all the torments destined for me in the future, the heat and cold of the hells and the hunger and thirst of the famished spirits, come to me now. And may all the karma, obscuration and defilement causing beings to fall into an infernal destiny sink into my heart so that I myself might go to hell instead of them. May the suffering of others, the fruit, as the teachings say, of their desire and ignorance, come to me.’ We should train ourselves like this again and again until we have such signs as that of Maitriyogin, who was wounded in the place where the stone had hit the dog.

Bodhichitta, the mind of enlightenment, is the heart of all the practices of the Sutra and Mantrayana, and it is easy to implement. If one has it, everything is complete, and nothing is complete without it. At this present time, you are receiving many teachings on mind-training from different teachers. Keep them in your hearts! When they are translated, I hope that you will understand and remember them. For this is indeed the Dharma.

Tác giả: Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche
Nguồn: Dũng khí giác ngộ – Nguyên tác: Enlightened Courage
Phiên dịch: Nhóm Podma Kara 
Bản dịch Việt Ngữ: Giác Niễm