24

Một giải thích của sự thực hành như một con đường của cuộc sống

Bồ đề tâm có thể được xem xét dưới hai đề mục sâu hơn: bồ đề tâm trong ý nguyện và bồ đề tâm trong hành động. Với bồ đề tâm trong ý nguyện, chúng ta thấy rằng nó cũng có hai mặt vì nó liên quan đến chân lý tương đối, hoặc chân lý tuyệt đối.

Khi tất cả thế gian tràn đầy sự xấu ác, Hãy đặt mọi thất bại trên con đường giải thoát.

Nếu chúng ta được chỉ dẫn làm thế nào để đem những chướng ngại lên con đường thì bất kể khó khăn hay tình huống mâu thuẫn nào xảy ra cho chúng ta, đơn giản chúng sẽ làm cho phần thực hành của chúng ta trở nên trong sáng hơn và không có năng lực gây trở ngại cho con đường chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta không có những chỉ dẫn đó thì những khó khăn ấy được xem như là những chướng ngại.

Trong thời buổi suy thoái này, đối với vũ trụ bên ngoài, những trận mưa và tuyết không rơi khi chúng phải rơi, mùa màng thất kém, trâu bò không khỏe mạnh, con người và súc vật bị bệnh dồn dập. Vì bởi con người sử dụng thời giờ của họ trong những hoạt động xấu xa, vì họ ghen tị và liên tục mong muốn nỗi bất hạnh nhằm vào lẫn nhau, nhiều xứ sở xích mích với nhau và trong những hoàn cảnh tuyệt vọng. Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên mà những giáo lý của tôn giáo bị suy đồi khiến đói kém, bệnh tật và chiến tranh lan tràn. Mà, khi một khu rừng bị cháy, một cơn gió mạnh chỉ làm nó cháy lớn hơn, chắc chắn sẽ không dập tắt được. Tương tự, với một Bồ Tát đã nhận được hướng dẫn, mọi hoàn cảnh thảm khốc như vậy đều có thể đem lên con đường một cách thích hợp.

Guru Padmasambhava (Đạo Sư Liên Hoa Sanh) đã nói, “Hãy cầu nguyện ta, những người của thời buổi suy hoại, không có may mắn gặp được chư Phật, Bồ Tát trong mười phương. Lòng bi của Ta sẽ nhanh chóng bảo vệ các ngươi.”

Như một minh họa cho điều này, hãy nghĩ về Tây Tạng, một nơi mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chưa từng đến. Khi tu viện trưởng Shantarakshita, Vajrapani (Kim cương thủ) trong thân người đi đến đây để giảng dạy Phật Pháp, hoạt động của Ngài bị cản trở bởi những tinh linh hung dữ. Vì hoàn cảnh bất tường này, Guru Rinpoche đã được mời thỉnh. Ngài đã đến, và với vũ khí của lòng bi và tánh Không, Ngài đã hàng phục tất cả thế lực xấu ác, ban phước cho toàn bộ xứ sở như cõi Phật của Quán Thế Âm, tạo nên truyền thống Kim Cương Thừa phát triển và chiếu sáng như mặt trời. Đây là một ví dụ của hoạt động Bồ Tát.

Tuy nhiên, chúng ta có thể nghĩ rằng để đem mọi việc lên con đường giác ngộ, chúng ta cần một người như Guru Rinpoche, với giác ngộ cao và năng lực huyền diệu, những phẩm tính mà, than ôi, chúng ta không có. Chúng ta không nên chán nản với những tư duy như vậy. Do đi theo những hướng dẫn này, chúng ta sẽ có thể tận dụng mọi hoàn cảnh khó khăn trong việc rèn luyện tâm của mình.

Bồ đề tâm trong ý nguyện liên quan đến chân lý tương đối

Tất cả đau khổ xảy đến qua việc không nhận ra sự chấp ngã như kẻ thù của mình. Khi bị đánh bằng gậy hay hòn đá ném trúng; ta bị đau, khi có người gọi ta là kẻ trộm hay là người dối trá, chúng ta giận dữ. Tại sao vậy? Là vì chúng ta cảm thấy sự quý trọng to lớn và bám luyến vào những gì chúng ta nghĩ là của mình, và chúng ta nghĩ, “Tôi bị công kích”. Bám chấp vào “cái tôi” là chướng ngại thật sự cho việc đạt giải thoát và giác ngộ. Những gì chúng ta gọi là kẻ gây chướng ngại hay những ảnh hưởng xấu, như quỷ, thần, v.v…, thì hoàn toàn không phải những thực thể bên ngoài chúng ta. Nó từ bên trong chúng ta và phiền não xuất hiện. Nó tùy thuộc sự quy chiếu của chúng ta về “cái Tôi” mà chúng ta nghĩ, “Tôi thật bất hạnh, tôi chẳng có gì để ăn, tôi không có quần áo, nhiều người chống lại tôi và tôi không có người bạn nào.” Những tư duy như vậy làm chúng ta bận rộn – và mọi thứ đó vô nghĩa! Đây là lý do tại sao chúng ta không ở trên con đường đến giải thoát và Phật quả. Suốt các kiếp sống của chúng ta liên tục từ vô thủy cho đến nay, chúng ta đã tái sanh vào một trong sáu cõi khác nhau đã bị dày vò trong tam giới luân hồi, nô lệ cho việc chấp ngã của mình biết bao lâu! Đây là lý do tại sao chúng ta không thể giải thoát. Khi một người vay mượn nhiều tiền, họ sẽ không bao giờ có khoảnh khắc an bình cho đến khi trả được nợ. Vậy, nó là tất cả những hoạt động của sự chấp ngã đã khiến chúng ta làm; nó đã để lại những dấu vết tiêu cực trong a lại da thức tương tự như giấy nợ. Khi nghiệp quả đòi chúng ta phải trả, chúng ta không có cơ hội được hạnh phúc và hưởng thụ. Tất cả điều này là vì, như đã nói trong giáo lý, chúng ta không nhận ra sự chấp ngã như kẻ thù thực sự của mình.

Cũng vì chúng ta không nhận ra lòng tốt vĩ đại của chúng sanh. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng hoạt động cho lợi ích của chúng sanh với lòng từ và bi, và cúng dường đến chư Phật đều có giá trị tương đương cho việc đạt giác ngộ. Do vậy, hãy rộng lượng với người khác, giải thoát họ khỏi đau khổ và đặt họ trên con đường giải thoát thì tốt như cúng dường đến chư Phật. Chúng ta có thể nghĩ việc cho một cung điện hay đặt cúng dường trước một hình tượng của Đức Phật là tốt hơn. Trong thực tế, vì chư Phật hoàn toàn thoát khỏi sự yêu mến bản thân, chúng ta càng giúp đỡ chúng sanh, thì các Ngài càng hoan hỷ. Khi một lũ quỷ cố ngăn cản Đức Phật vào lúc Ngài đang đạt giác ngộ, chúng đem lực lượng tới và phóng vũ khí, Ngài đã thiền định về lòng từ ái hướng đến chúng, rồi thì lòng đại từ của Phật làm choáng ngợp sự thù hận của chúng, chuyển những vũ khí của chúng thành hoa, và những lời lăng mạ, hò hét gây chiến trở thành lời tán thán và mantra. Những chúng sanh đó trong thực tế là cơ hội tốt nhất để tích lũy công đức.

Đây là điều tại sao chư Bồ Tát trong cõi Dewachen (một cõi tịnh độ của Phật ở đó không có chúng sanh phiền não và không có đối tượng của sân hận, kiêu mạn và đố kỵ) lại cầu nguyện được tái sanh vào thế gian đau khổ này của chúng ta. Vì, như kinh điển nói, các Ngài muốn được ở nơi mà chúng sanh chỉ nghĩ đến việc tích lũy của cải và thỏa mãn những gì họ muốn, do đó họ bị tràn ngập bởi những sự nhiễm ô và vì vậy cần Bồ đề tâm có thể được xem xét dưới hai đề mục sâu hơn: bồ đề tâm trong ý nguyện và bồ đề tâm trong hành động. Với bồ đề tâm trong ý nguyện, chúng ta thấy rằng nó cũng có hai mặt vì nó liên quan đến chân lý tương đối, hoặc chân lý tuyệt đối.

Khi tất cả thế gian tràn đầy sự xấu ác,

Hãy đặt mọi thất bại trên con đường giải thoát.

Đặt trách nhiệm về mọi thứ lên mình.

Tất cả đau khổ, bệnh tật, ám ảnh bởi những tinh linh, mất mát của cải, những mối liên quan với luật pháp v.v…, không loại trừ đều là kết quả của việc chấp vào cái “tôi”. Đó thật sự là nơi mà chúng ta nên đặt trách nhiệm cho mọi rủi ro của mình. Tất cả đau khổ xảy đến cho chúng ta đơn giản xuất hiện qua việc bám chấp vào bản ngã của mình. Chúng ta không nên đặt bất kỳ trách nhiệm nào lên người khác. Thậm chí nếu kẻ thù đến và chặt đầu hay đánh đập chúng ta bằng gậy, tất cả những gì họ làm nhằm tạo ra hoàn cảnh gây tổn thương nhất thời. Nguyên nhân thực sự chúng ta bị thương tổn là sự chấp ngã và không phải là hoạt động của kẻ thù. Như đã có nói:

Mọi tổn hại lan tràn trong thế gian này, Mọi đau khổ và sợ hãi, đó là:

Sự bám chấp vào “cái tôi” đã tạo ra nó! Tôi nên làm gì với đại ma quỷ này?

Khi người ta tin rằng nhà của họ có ma hoặc một đối tượng đặc biệt bị nguyền rủa, họ nghĩ rằng phải trục trừ ma quỷ. Người bình thường là thế, phải vậy không? Nhưng ma quỷ, v.v… chỉ là những kẻ thù bên ngoài, họ không thể gây tổn hại thực sự cho chúng ta. Mà ngay khi ma quỷ bên trong của sự chấp ngã xuất hiện – khi đó phiền não thật sự bắt đầu.

Một nền tảng cho sự chấp ngã chưa từng có ở bất kỳ thời điểm thực sự nào. Chúng ta chấp vào “cái tôi” của mình, ngay cả khi trong thực tế chẳng có gì để bám chấp vào. Chúng ta bám chấp vào nó và yêu mến nó. Vì lợi ích của nó, chúng ta đem tổn hại đến người khác, tích lũy nhiều hành động bất thiện, chỉ để chịu đựng nhiều đau khổ hơn về sau này trong sinh tử, trong những cõi thấp.

Trong Bodhicharyavatara nói:

Ôi tâm tôi, trong vô số thời đại đã qua,

Đã tìm kiếm lợi ích cho bản thân mình;

Ôi sự mệt mỏi của nó đem lại trên tôi!

Kết quả tất cả điều tôi được là sự phiền muộn.

Không thể chỉ vào một khoảnh khắc và nói, “Đây là lúc tôi bắt đầu trong sinh tử; tôi đã ở đây lâu biết chừng nào.” Không có trí tuệ vô biên của Đức Phật thì không thể tính toán một giai đoạn thời gian bao la như vậy.

Vì chìm đắm trong ảo tưởng của sự chấp ngã, chúng ta suy nghĩ lần lượt về “thân tôi, tâm tôi, tên tôi.” Chúng ta nghĩ mình sở hữu và quan tâm đến chúng. Bất cứ thứ gì làm tổn hại chúng, chúng ta sẽ công kích. Bất cứ những gì trợ giúp chúng, chúng ta sẽ bám luyến. Mọi tai họa và mất mát đều xuất phát từ điều này do đó được nói là hoạt động của chấp ngã và vì đây là nguồn gốc của đau khổ, chúng ta có thể thấy rằng nó là kẻ thù thực sự của mình. Tâm chúng ta bám vào ảo tưởng của bản ngã, đã đem lại khốn khổ trong sinh tử từ thời vô thủy. Điều này xảy ra như thế nào? Khi tình cờ gặp người nào đó giàu có, nhiều kiến thức hơn hay với một hoàn cảnh tốt đẹp hơn chính mình, chúng ta nghĩ rằng họ phô trương, chúng ta quyết định làm tốt hơn. Chúng ta đố kỵ và muốn chặt họ ra từng mảnh. Khi người nào đó kém may mắn hơn ta xin được giúp đỡ, chúng ta nghĩ, “Lý do giúp một người ăn xin như vậy là gì? Ông ta chẳng bao giờ có thể đền đáp. Tôi không thể bị ông ta quấy rầy.” Khi chúng ta tình cờ gặp một người cùng địa vị và có một chút của cải, thế là chúng ta cũng muốn có một ít. Nếu họ có danh vọng, chúng ta cũng muốn trở nên nổi tiếng. Nếu họ gặp hoàn cảnh tốt, chúng ta cũng muốn như vậy. Chúng ta luôn muốn cạnh tranh. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể thoát khỏi luân hồi: nó chính là thứ tạo ra đau khổ và tổn hại mà chúng ta tưởng là mình phải gánh chịu vì những tinh linh và chúng sanh khác.

Có lần Ngài bị dịch bệnh gây ra bởi quỷ thần, Milarepa nói với chúng: “Nếu ngươi phải ăn thịt ta, hãy ăn đi! Nếu ngươi muốn uống máu ta, hãy uống đi! Hãy lấy mạng và hơi thở của ta ngay lập tức, rồi đi đi!”. Và ngay khi Ngài buông bỏ mọi chú tâm đến chính mình, mọi khó khăn tan biến và những kẻ gây chướng ngại tỏ lòng tôn kính Ngài.

Đó là lý do mà tác giả của Bodhicharyavatara (Nhập Bồ Đề Hành Luận), nói về bản ngã:

Hàng trăm tổn hại ngươi gây cho ta

Làm ta lang thang trong luân hồi

Giờ đây nhớ ra ác tâm của ngươi

Ta sẽ nghiền nát những kế hoạch ích kỉ ấy!

Mức độ chấp ngã của chúng ta là sự đo lường tổn hại mà chúng ta phải chịu. Trong thế gian này, nếu một người cư xử quá xấu với một trong những bạn bè của họ, họ sẽ nghĩ, “Tôi là nạn nhân của tội ác khủng khiếp của ông ta, tôi phải đánh trả lại. Ông ta phải bị xử tử, hay tối thiểu chính quyền phải bắt ông ta ở tù; ông ta phải trả cho đến đồng xu cuối cùng.” Và nếu người bị thương tổn được thành công trong ý định này, ông ta sẽ được xem là một người tốt, trung thực và can đảm. Nhưng nếu thực sự mong muốn kết thúc sự chấp ngã vì đã đem lại đau khổ cho chúng ta từ thời vô thủy – nếu chỉ vì như vậy thì chúng ta sẽ ở trên con đường giác ngộ.

Và vì vậy, khi những bám chấp vào cái “tôi” xuất hiện – và xét cho cùng thì nó chỉ là một suy nghĩ trong tâm của chúng ta – chúng ta phải cố gắng nghiên cứu tỉ mỉ. Liệu bản ngã này có phải là vật chất, là sự vật hay không? Nó ở bên trong hay bên ngoài? Khi chúng ta nghĩ rằng ai đó đã làm tổn thương mình và sự giận dữ xuất hiện, chúng ta cần phải tự hỏi bản thân liệu sự giận dữ có phải là một phần trong bản chất của kẻ thù hay nó nằm trong chính chúng ta. Cũng giống như bám luyến với bạn bè: liệu sự mong muốn của chúng ta là một thuộc tính của bè bạn, hay nó ở bên trong chúng ta? Và nếu có những thứ như giận dữ và bám luyến thì chúng có hình dạng hay màu sắc gì không, là giống đực hay giống cái hay không phải cả hai? Nếu chúng tồn tại, chúng phải có đặc điểm. Tuy nhiên sự thật là ngay cả nếu chúng ta kiên trì trong công cuộc tìm kiếm đó thì cũng không thể nào tìm ra cái gì. Nếu chúng ta không tìm ra cái gì thì tại sao chúng ta cứ bám chấp? Tất cả những rắc rối mà chúng ta phải chịu đựng cho đến nay lại được gây ra bởi một thứ gì đó chưa bao giờ tồn tại! Do đó, mỗi khi chấp ngã khởi lên, chúng ta phải loại bỏ nó ngay lập tức và phải làm tất cả mọi thứ trong khả năng của mình để ngăn chặn việc nó xuất hiện lần nữa.

Như Ngài Tịch Thiên nói trong luận Bodhicharyavatara:

Lần mà ngươi có thể đánh ngã ta

Là trong quá khứ, bây giờ không còn nữa.

Ta đã thấy ngươi!

Mi trốn ở đâu được?

Ta sẽ nghiền nát tính kiêu căng xấc láo của ngươi.

Ngài Geshe Shawopa thường nói: “Trong kiếp sống ngắn ngủi này, chúng ta phải hàng phục được ma quỷ này càng nhiều càng tốt.” Giống như chúng ta sẽ đến những vị lama để xin được nhập môn và những nghi lễ trừ tà cho một căn nhà ma, tương tự, để tống khứ ma quỷ chấp ngã, chúng ta nên thiền định về Bồ đề tâm và cố xây dựng cho chính mình trong quan điểm của tánh Không. Chúng ta sẽ hoàn toàn hiểu được như Ngài Geshe Shawopa đã nói, rằng tất cả kinh nghiệm chúng ta trải qua đều là kết quả của hành động thiện hay ác mà chúng ta đã làm với người khác trong quá khứ. Ngài có thói quen đặt tên thế gian cho những hành động vị kỷ và những tên tu hành cho những hành động vì người khác. Do vậy với Ngài Geshe Ben, khi một niệm tích cực khởi lên, Ngài rất tán thán nó, và khi một niệm bất thiện khởi lên Ngài giải độc và loại bỏ lập tức.

Phương cách duy nhất để canh giữ cách cửa tâm thức là với ngọn giáo của sự đối trị. Không có cách nào khác. Khi kẻ thù mạnh mẽ, chúng ta cũng phải cảnh giác. Cũng như khi kẻ thù ôn hòa chúng ta có thể buông lỏng một chút. Chẳng hạn, khi có rắc rối trong một quốc gia, những vệ sĩ sẽ bảo vệ nhà vua liên tục, đêm không dám ngủ và ngày không dám nghỉ. Tương tự, để tống khứ kẻ gây hại của sự chấp ngã, chúng ta phải áp dụng sự đối trị của tánh Không ngay khi nó xuất hiện. Điều này Ngài Geshe Shawopa thường gọi là “nghi thức của sự trừ quỷ”.

Do vậy, chúng ta hãy xem sự chấp ngã là kẻ thù mình, khi nó không còn hiện hữu, nó không thể cản việc chúng ta quan tâm đến người khác hơn chính mình, khi cảm giác này khởi lên chúng ta hãy suy niệm về lòng tốt của tất cả chúng sanh. Vì họ đã từng là bậc cha mẹ và đã phô bày nhiều lòng tốt cho chúng ta trong vô số kiếp. Về hàng ngàn vị Phật của thời đại này, có nói rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật có nguyện lớn nhất. Trong khi những vị Phật khác quan niệm mong ước giác ngộ vì lợi ích của chúng sanh, các Ngài khao khát đến cõi Phật, trường thọ, đại tụ hội của Shravaka (Thanh Văn), v..v…. nhưng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại nguyện tái sanh vào thời đại suy hoại, lúc đó khó giảng dạy chúng sanh bị phiền não bởi bệnh tật, đói kém và chiến tranh. Ngài chủ tâm thọ tái sanh trong cõi này, nguyện rằng bất kỳ ai nghe danh hiệu hay giáo lý của Ngài đều có thể lập tức được đặt trên con đường giải thoát. Đó là điều tại sao, với nguyện ước và nỗ lực như áo giáp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không ai sánh bằng và được tán thán như một hoa sen trắng giữa hàng ngàn vị Phật của thời hiền kiếp này.

Chúng ta phải biết ơn tất cả chúng sanh, vì sự giác ngộ tùy thuộc vào họ, và phải có nhiều lòng từ và bi với kẻ thù như chúng ta có với người thân. Đây là điều quan trọng nhất, vì tình thương và lòng bi cho cha mẹ, vợ chồng, anh chị em đều tự nó xuất hiện tự nhiên. Có nói trong Bodhicharyatara:

Trạng thái của Phật quả nhờ vào

Chúng sanh và chư Phật ngang nhau.

Liệu có truyền thống nào mà

Chỉ các chư Phật, không phải chúng sanh, được tôn sùng chăng?

Ví dụ, nếu chúng ta tìm thấy một bức hình của Đức Phật, hoặc thậm chí một chữ hay một trang kinh, trong một nơi thấp và dơ bẩn, chúng ta tôn kính nhặt lên và đặt ở nơi nào sạch sẽ và cao ráo. Khi thấy chúng sanh, chúng ta nên tôn trọng họ trong cùng một cách. Ngài Drotompa bất cứ khi nào thấy một con chó nằm ngoài đường Ngài không bao giờ bước qua nó, mà phản ánh rằng con vật nào cũng có tiềm năng cho Phật tánh, hãy đi nhiễu quanh nó. Do vậy, chúng ta nên có một sự tôn kính ngang nhau đến chư Phật và chúng sanh. Trong bất kỳ sadhana (nghi quỹ) nào mà chúng ta thực hiện thì ngay sau khi thọ quy y, chúng ta lập tức phát triển quan điểm Bồ đề tâm, và từ lúc đó trở đi những chúng sanh khác trở thành sự trợ giúp cho thực hành của chúng ta. Thế nên chúng ta có thể hiểu rõ giá trị quan trọng của chúng. Với người mong ước đạt giác ngộ, thì chư Phật và chúng sanh đều tử tế ngang nhau. Liên quan đến đến những người mà mình mắc nợ nhiều, chúng ta nên thiền định thật mạnh: phát triển một tình thương sâu đậm, mong muốn họ được mọi hạnh phúc, muốn họ được giải thoát khỏi đau khổ.

Nếu người ta bệnh tật, chúng ta nên mong muốn nhận lấy sự đau khổ của họ vào mình. Khi gặp một người hành khất, chúng ta nên rộng lượng với họ. Trong cách này, chúng ta gánh vác sự đau khổ của người khác và gởi cho họ tất cả hạnh phúc, danh tiếng, năng lực và tuổi thọ của mình v.v… — tất cả những gì chúng ta có.

Đặc biệt, nếu là nạn nhân bị thương tổn do con người hay phi nhân tạo ra, chúng ta không nên nghĩ, “Người này đã làm hại tôi, nên tôi sẽ bắt con cháu họ phải trả”. Đừng, chúng ta phải không mang hận thù. Trái lại nên tự nghĩ, “Người làm việc xấu này trong vô số kiếp đã từng là mẹ của tôi – mẹ của tôi là người không quan tâm đến mọi đau khổ mà bà đã trải qua vì lợi ích của tôi, không nghe những điều xấu người khác nói, đã chăm sóc tôi và chịu đựng nhiều đau khổ trong luân hồi. Vì lợi ích của tôi, người này đã tích lũy nhiều hành động bất thiện. Song, trong ảo tưởng tôi đã không nhận ra họ, một người thân trong quá khứ. Thương tổn mà tôi phải chịu do bàn tay người khác được gây ra bởi nghiệp xấu của tôi. Vì hành động bất thiện của tôi trong quá khứ, kẻ thù làm hại tôi và tích lũy nghiệp bất thiện mà trong tương lai họ sẽ phải đền tội. Vì tôi, người này đã chịu đau khổ trong quá khứ và chắc chắn sẽ làm như vậy trong tương lai.” Do vậy, chúng ta nên cố gắng thật sự thương yêu những người như vậy, hãy nghĩ, “Cho đến nay, tôi chỉ làm hại người khác, từ giờ trở về sau, tôi sẽ cố gắng giải thoát họ khỏi mọi bệnh tật và sẵn lòng giúp đỡ họ.” Trong cách này, chúng ta nên thực hiện sự thực hành cho và nhận thật sự mãnh liệt.

Nếu bị chó cắn hay bị người nào đó tấn công, thay vì phản ứng giận dữ, chúng ta nên cố gắng giúp đỡ kẻ gây hấn càng nhiều càng tốt. Và thậm chí nếu không thể giúp, chúng ta phải không từ bỏ mong ước làm như vậy. Trong hiện tại, khi những người bị bệnh không thể điều trị, chúng ta có thể quán tưởng Đức Phật Dược Sư trên đỉnh đầu họ và cầu nguyện họ họ thoát khỏi bệnh. Nếu chúng ta làm như vậy, họ tự động sẽ có lợi ích. Ngoài ra, chúng ta nên làm với niềm tin sâu sắc nhất và cầu nguyện người bị thương tổn bởi bệnh tật cũng có thể giải thoát khỏi đau khổ và nhanh chóng đạt giác ngộ. Chúng ta nên xác quyết rằng từ giờ trở đi, bất kỳ hoạt động thiện nào mà chúng ta thực hiện, sự giàu có và trường thọ mà mình đạt được ngay cả tự thân Phật quả – tất cả những điều này đều dành riêng cho lợi ích người khác. Bất cứ những điều tốt đẹp nào có thể đến với mình, chúng ta sẽ cho đi tất cả. Sau đó, dù xảy ra như thế nào, nếu chúng ta đạt được giác ngộ hay không, cuộc sống thọ hay yểu, giàu hay nghèo cũng không thành vấn đề!

Thậm chí nếu có ấn tượng rằng mình bị tinh linh xấu tấn công, chúng ta nên nghĩ, “Vì trong vô số kiếp, chính tôi đã được nuôi dưỡng trên thịt và máu của các vị, giờ đây phải hoàn trả lòng tốt của các vị là điều tự nhiên. Thế nên, tôi sẽ cho các vị mọi thứ,” và chúng ta quán tưởng mình nằm phơi thân ra trước họ, như khi một con vật đã bị giết. Như có nói trong thực hành Chod:

Những người đến từ xa, hãy để họ ăn thịt sống! Những người ở kế cận, hãy để họ ăn thịt nấu! Hãy nghiền nát xương tôi và ăn uống phủ phê! Bất cứ những gì các vị có thể mang, hãy đem đi! Hãy tiêu thụ hết bất kỳ những gì các vị có thể! Nói lớn điều này, chúng ta buông bỏ mọi bám chấp vào chính mình. Quán tưởng rằng khi những tinh linh gây hại đã thỏa mãn nỗi đói khát của họ, thân họ được tràn đầy cực lạc thoát khỏi những cảm xúc bất thiện, và kinh nghiệm của hai Bồ đề tâm khởi lên trong họ. Đây là sự dâng hiến thân mình như thế nào cho điều được tư duy là ma và quỷ, họ được nuôi dưỡng bằng máu và thịt. Chúng ta nên quán tưởng rằng với sự cúng dường thân thể mình, họ hoàn toàn thỏa mãn và không còn ý định làm hại hay giết chóc người khác, rằng họ bằng lòng và thỏa mãn với tất cả những gì họ nhận được.

Tóm lại, mọi đau khổ đều xuất phát từ kẻ thù là sự chấp ngã của chính chúng ta, cho nên mọi lợi ích đều nhận được từ người khác như bạn bè, họ hàng. Chúng ta nên cố gắng giúp họ càng nhiều càng tốt. Như Ngài Langri Tangpa Dorje Gyaltsen đã nói, “Về mọi giáo lý thâm sâu Ta đã đọc, chỉ có điều này Ta hiểu được rằng mọi tổn hại và phiền não đều do Ta làm, mọi lợi ích, phẩm tính đều nhờ người khác. Do vậy, mọi sự đạt được Ta phải cho người khác; tất cả mất mát Ta nhận về mình.” Ngài nhận thức điều này như ý nghĩa độc nhất của tất cả bản văn mà Ngài đã học, thiền định trên nó suốt cả đời Ngài.

Carrying difficult situations onto the path of enlightenment 

BODHICHITTA may be considered under two further headings: Bodhichitta in intention and Bodhichitta in action. Beginning with the former we find that it likewise has two aspects according as it is related to the relative, or to the absolute, truth.

When all the world is filled with evils, Place all setbacks on the path of liberation.

If we have instructions on how to carry obstacles onto the path, then no matter how many difficulties and conflicting situations come upon us, they will simply clarify our practice and have no power to hinder us on the path. If, however, we do not have such instructions, then difficulties will be experienced as hindrances.

In these degenerate times, as far as the outer universe is concerned, the rains and snows do not come when they should, harvests are poor, the cattle are unhealthy and people and animals are riddled with disease. Because people spend their time in evil activities, because they are jealous and constantly wish misfortune on one another, many countries are at variance and in desperate circumstances. We are in the era when even the teachings of religion are perverted so that famine, disease and war are rife. But, when a forest is on fire, a gale will only make it bigger, it certainly will not blow it out. Likewise, for a Bodhisattva who has received instruction, all such catastrophic situations may be profitably taken onto the path.

Guru Padmasambhava has said, ‘Pray to me, you beings of degenerate times, who have not the fortune to meet with the Buddhas and Bodhisattvas of the ten directions. My compassion will be swift to shield you.’ As an illustration of this, think of Tibet, a place where Buddha Shakyamunil” never went. When the abbot Shantarakshita  Vajrapani in person, went there to teach the Buddhadharma, his work was hindered by ferocious and terrible evil spirits. Because of that inauspicious

circumstance, Guru Rinpoche was invited. He came, and with the weapons of voidness and compassion subdued all the negative forces, blessing the entire country as a Buddhafield of Chenrezig, causing the tradition of the Mantrayana to rise and shine like the sun. This is an example of Bodhisattva activity.

We might however think that in order to carry everything onto the path to enlightenment, we need to be someone like Guru Rinpoche, with high realization and miraculous power, qualities which, alas, we do not have.  We should not discourage ourselves with thoughts of that kind! By  following these instructions, we will be able to make use of every difficult situation in our spiritual training.

Bodhichitta in intention related to the relative truth

All suffering comes through not recognising ego-clinging as our enemy. When we are hit by a stick or a stone, it hurts; when someone calls us a thief or a liar, we become angry. Why is this? It is because we feel great esteem and attachment for what we think of as our selves, and we think ‘I am being attacked.’ Clinging to the ‘I’ is the real obstacle to the attainment of liberation and enlightenment. What we call obstacle-makers or evil influences, such as ghosts, gods, and so on, are not at all entities outside us. It is from within that the trouble comes. It is due to our fixation on ‘I,’ that we think: ‘I am so unhappy, I can’t get anything to eat, I have no clothes, lots of people are against me and I don’t have any friends.’ It is thoughts like these that keep us so busy-and all so uselessly! This is the reason why we are not on the path to liberation and Buddhahood. Throughout the  entire succession of our lives, from beginningless time until the present, we have been taking birth in one or other of the six realms. How long we have been labouring in the three worlds of samsara, slaves to our ego-clinging! This is why we cannot escape. When a man has borrowed a lot of money, he will never have a moment’s peace until he has repaid his debt. So it is with all the work that our ego-clinging has given us to do; it has left negative imprints on the alaya similar to promissory notes. When  our karma fructifies and ‘payment’ is demanded, we have no chance for happiness and enjoyment. All this is because, as it says in the teachings, we do not recognize ego-clinging as our real enemy.

It is also because we do not recognise the great kindness of beings. It was said by Buddha Shakyamuni that to work for beings with kindness and compassion, and to make offerings to the Buddhas are of equal value for the attainment of enlightenment. Therefore to be generous to others, to free them from suffering and set them on the path of liberation is as good as making offerings to the Buddhas. We may think that it is better to give to a temple, or place offerings before an image of the Buddha. In fact, because the Buddhas are completely free from self cherishing, the more we can  help beings, the happier they are. When the hordes of demons tried to obstruct the Buddha as he was on the point of attaining enlightenment, sending their armies and hurling their weapons, he meditated on kindness towards them, whereupon his great love overwhelmed their hatred,  turning their weapons into flowers, and their curses and war cries into praises and mantras. Other beings are in fact the best occasions for the accumulation of merit.

This is why the Bodhisattvas in Dewachen (a pure Buddhafield where there are no afflicted beings and no objects of hatred, pride and envy) pray to be reborn in this sorrowing world of ours. For, as the sutras say, they want to be in a place where beings think only of accumulating possessions and satisfying those close to them, where they are therefore overwhelmed by defilements and so are supports for the mind training and practice of Bodhichitta. The immediate causes for the attainment of Buddhahood are other beings; we should be truly grateful to them.

Lay the blame for everything on one.

All suffering, all sickness, possession by spirits, loss of wealth, involvements with the law and so on, are without exception the result of clinging to the ‘I.’ That is indeed where we should lay the blame for all our mishaps. All the suffering that comes to us arises simply through  our holding on to our ego. We should not blame anything on others. Even if some enemy were to come and cut our heads off or beat us with a stick, all he does is to provide the momentary circumstance of injury. The real cause of our being harmed is our self-clinging and is not the work of our enemy. As it is said:

All the harm with which this world is rife

All the fear and suffering that there is

Clinging to the “I” has caused it

What am I to do with this great demon?

When people believe that their house is haunted or that a particular object is cursed, they think that they have to have it exorcized. Ordinary people are often like that, aren’t they? But ghosts, devils and so on are only external enemies; they cannot really harm us. But as soon as the inner ghost of ego-clinging appears-that is when the real trouble starts.

A basis for ego-clinging has never at any time existed. We cling to our ‘I,’ even when in fact there is nothing to cling to. We cling to it and cherish it. For its sake we bring harm to others, accumulating many negative actions, only to endure much suffering in samsara, in the lower realms, later on.

It says in the Bodhicharyavatara:

Oh you my mind, for countless ages past

Have sought the welfare of yourself

Oh the wearinesss it brought upon you

And all you got was sorrow in return

It is not possible to point to a moment and say, ‘This was when I started in samsara; this is how long I have been here.’ Without the boundless knowledge of a Buddha, it is impossible to calculate such an immense period of time.

Because we are sunk in the delusion of ego-clinging, we think in terms of ‘my body, my mind, my name.’ We think we own them and take care of them. Anything that does them harm, we will attack. Anything that helps them, we will become attached to. All the calamities and loss that come from this are therefore said to be the work of ego-clinging and since this is the source of suffering, we can see that it is indeed our enemy. Our minds which cling to the illusion of self, have brought forth misery in samsara from beginningless time. How does this come about? When we come across someone richer, more learned or with a better situation than ourselves, we think that they are showing off, and we are determined to do better. We are jealous, and want to cut them down to size. When those less fortunate than ourselves ask for help, we think, ‘What’s the point of helping a beggar like this? He will never be able to repay me. I just can’t be bothered with him.’ When we come across someone of equal status who has some wealth, we also want some. If they have fame we also want to be famous. If they have a good situation, we want a good situation too. We always want to compete. This is why we are not free from samsara: it is that creates the sufferings and harm which we imagine to be inflicted on us by spirits and other human beings.

Once when he was plagued by gods and demons, Milarepa said to them: ‘If you must eat my body, eat it! If you want to drink my blood, drink it! Take my life and breath immediately, and go!’ As soon as he  relinquished all concern for himself, all difficulties dissolved and the obstacle-makers paid him homage.

That is why the author of the Bodhicharyavatara says to the ego:

A hundred harms you have done me

Wandering in cycles of existence

Now your malice I remember

And will crush your selfish schemes

The degree of self-clinging that we have is the measure of the harms we suffer. In this world, if a person has been seriously wronged by one of his fellows, he would think, ‘I am the victim of that man’s terrible crimes, I must fight back. He ought to be put to death, or at least the authorities should put him in prison; he should be made to pay to his last penny.’ And if the injured man succeeds in these intentions, he would be considered a fine, upstand ing, courageous person. But it is only if we really have the wish to put an end to the ego-clinging which has brought us pain and loss from beginningless time-it is only then, that we will be on the path to enlightenment.

And so, when attachment for the ‘I’ appears-and it is after all only a thought within our minds-we should try to investigate. Is this ego a substance, a thing? Is it inside or outside? When we think that someone has done something to hurt us and anger arises, we should ask ourselves whether the anger is part of the enemy’s makeup or whether it is in ourselves. Likewise with attachment to friends: is our longing an attribute of the friend, or is it in ourselves? And if there are such things as anger or attachment, do they have shape or colour, are they male, female or neither? For if they exist, they ought to have characteristics. The fact is, however, that even if we persevere in our search, we will never find anything. If we do not find anything, how is it that we keep on clinging? All the trouble that we have had to endure until now has been caused by something that has never existed! Therefore, whenever the ego-clinging arises we must rid ourselves of it immediately and we should do everything within our power to prevent it from arising again. As Shantideva says in the Bodhicharyavatara:

That time when you cold beat me down

Is in the past, it’s no more here

Now I see you! Where will you escape?

I will crush your haughty insolence.

‘In this short lifetime,’ Geshe Shawopa used to say, ‘we should subdue this demon as much as possible.’ Just as one would go to lamas for initiations and rituals to exorcize a haunted house, in the same way, to drive away this demon of ego-clinging, we should meditate on Bodhichitta and try to establish ourselves in the view of emptiness. We should fully understand, as Geshe Shawopa would say, that all the experiences we undergo are the fruit of good or evil actions that we have done to others in the past. He had the habit of giving worldly names to selfish actions, and religious names to actions done for others. Then there was Geshe Ben who, when a positive thought occurred to him, would praise it highly, and when  a negative thought arose, would apply the antidote at once and beat it off.

The only way to guard the door of the mind is with the spear of the antidote. No other way exists. When the enemy is strong, we too have to be on the alert. When the enemy is mild we can loosen up a little bit as well. For example when there is trouble in a kingdom, the bodyguards will protect the king constantly, neither sleeping at night nor relaxing by day. Likewise, in order to drive away the mischief-maker of our ego-clinging, we should apply the antidote of emptiness as soon as it appears. This is what Geshe Shawopa used to call ‘the ritual of exorcism.

Let us regard ego-clinging therefore as our enemy. When it exists no longer, it will be impossible for us not to care for others more than we do for ourselves. As this feeling arises, let us Reflect upon the kindness of all beings for they have been our parents and have shown us much goodness  countless times in the past. Of the thousand Buddhas of this age, it is said that Buddha Shakyamuni was the one who had the greatest aspirations. For when the others conceived the wish to be enlightened for the sake of beings, they aspired to Buddhafields, longevity, great congregations of Shravakas etc. But the Buddha Shakyamuni prayed to be reborn in degenerate times, when it would be difficult to teach beings afflicted by disease, famine and war. He took birth in this realm knowingly, praying that whoever heard his name or his teachings might straight away be set upon the path of liberation. That is why, with his armour-like aspirations and endeavour, the Buddha Shakyamuni is without equal and is praised as a white lotus among the thousand Buddhas of this fortunate kalpa.

We should be thankful to all beings, for enlightenment depends on them, and have as much love and compassion towards our enemies as we have towards our friends. This is the most important thing, because love and compassion for parents, husbands, wives, brothers and sisters arises naturally by itself. It is said in the Bodhicharyavatara:

The state of Buddhahood depends

On beings and the Buddhas equally

By what tradition is it then that

Buddhas, but not beings, are alone revered?

For example, if we find an image of the Buddha, or even a single word or page of the scriptures, in a low and dirty place, we respectfully pick them up and place them somewhere clean and high. When we see beings, we should respect them in the same way. Whenever he saw a dog lying in the street, Dromtonpa would never step over it, but, reflecting that the animal also had the potential for Buddhahood, would circumambulate it. Thus towards Buddhas and beings, we should have an equal reverence. In whichever sadhana we perform, immediately after taking refuge, we generate the attitude of Bodhichitta, and from that moment on, other beings become the support for our practice. We may thus appreciate their significance. For the one who wishes to attain enlightenment, the Buddhas and sentient beings have an equal kindness. With regard to those to whom we owe so much, we should meditate very strongly: generating an intense love, wishing them every happiness, and having great compassion, wanting them to be free from suffering.

If people are sick, we should wish to take their suffering upon ourselves. When we meet a beggar, we should be generous to him. In this way, we shoulder the sufferings of others and send them all our happiness, fame, long life, power etc.-whatever we have.

Especially, if we are the victims of harm inflicted by human or non human beings, we should not think, ‘This being is harming me, therefore I will make him and his descendants pay.’ No, we must not bear grudges. Instead we should think to ourselves: ‘This evil-doer has for countless lives been my mother-my mother who, not caring for all the suffering she had to undergo for my sake, not listening to all the bad things people might say, took care of me and endured much suffering in samsara. For my sake, this being has accumulated many negative actions. Yet, in my delusion, I do not recognize him as a relation from the past. The harm which I suffer at the hands of others is provoked by my bad karma. Because of my past negative actions, my enemy has hurt me and accumulated negative karma,  which he in future will have to expiate. Because of ine, this person has endured suffering in the past and will certainly do so in the future.’ Thus we should try to be very loving towards such beings, thinking, ‘Until now I have only harmed others. Henceforward, I will free them from all their ills and be of help to them.’ In this way, we should perform the practice of taking and giving very intensely.

If bitten by a dog or attacked by someone, instead of reacting angrily, we should try to help our aggressor as much as possible. And even if we cannot help, we must not give up the wish to do so. When in the presence of sick people, whom we cannot cure, we can visualize the Medicine  Buddha above their heads and pray that they will be freed from their disease. If we do so, this will automatically be of benefit to them. Moreover, we should act with the deepest conviction and pray that the harmful beings which were the cause of the sickness might also be free from suffering and quickly attain enlightenment. We should decide that from now on, whatever virtuous actions we perform, the riches or longevity we gain, even Buddhahood itself-all these will be exclusively for the benefit of others. Whatever good might come to us, we will give it all away. What does it matter, then, if we attain enlightenment or not, if our lives are long or short, if we are rich or poor. None of this matters!

Even if we have the impression that we are under attack from evil spirits, we should think: ‘Because for countless lives I myself have fed upon your flesh and blood, it is natural that I should now repay you in kind. Therefore I will give you everything.’ And we imagine that we lay our bodies open before them, as when an animal is butchered. As it is said in the practice of Chod:

Those come from afar, let them eat it raw

Those who are close by, let them eat it cooked

Grind my bones and eat your fill

Whatever you can carry, take away

Consume whatever you are able

Saying this aloud, we let go of all clinging to ourselves. We imagine that when the harmful spirits have satisfied their hunger, their bodies are filled with a bliss free from negative emotions, and that the experience of the two Bodhichittas arises in them. This is how we should offer our bodies to what are thought to be the ghosts and demons who feed on flesh and blood. We should imagine that with this offering of our bodies, they are totally satisfied and have no further intention to kill or harm others, that they are content and pleased with all they have received.

In short, all suffering comes from the enemy of our own ego-clinging; all benefit derives from other beings, who are therefore like friends and relatives. We should try to help them as much as possible.  As  Langri Tangpa Dorje Gyaltsen said, ‘Of all the profound teachings I have read, this only have I understood: that all harm and sorrow are  my own doing  and all benefit and qualities are thanks to others. Therefore all my gain I give to others; all loss I take upon myself.’ He perceived this as the sole meaning of all the texts that he had studied, meditating upon it throughout his life.

Tác giả: Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche
Nguồn: Dũng khí giác ngộ – Nguyên tác: Enlightened Courage
Phiên dịch: Nhóm Podma Kara 
Bản dịch Việt Ngữ: Giác Niễm