Đức Kim Cương Tát Đỏa

Thực hành thiền Đức Kim Cương Tát Đỏa

Giới thiệu

Chúng ta ở trong cõi người và không bao giờ ngơi nghỉ; chúng ta luôn tìm cái gì mới mẻ. Cho dù không biết có bao nhiêu, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm hơn thế. Milarepa đã vượt qua được thói quen này và có thể là một hình mẫu thôi thúc chúng ta noi theo.

Một lần chị Người nói với Người: “Chị không thể chịu đựng được cách sống này nữa-một người ăn xin không thực phẩm, không quần áo. Sao lại có thể như thế được? Chúng ta có thể cải thiện một chút chứ? Hãy đem chúng ta tới cúng dường cho một vị La ma như là người phục vụ và như thế ít nhất chúng ta có được thực phẩm.” Milarepa trả lời: “Thật là vô nghĩa. Nếu như em muốn, em đã trở thành một người đàn ông giàu có. Nhưng em coi Samsara này như một đống tro đang cháy. Em không thể đi trên tro đang cháy của Samsara-vì vậy em thực hành Pháp ngày và đêm”. Chúng ta phải có cái nhìn về Samsara như đống tro đang cháy và dường như ở bên ngoài nguội an toàn nhưng nguy hiểm nóng nằm dưới bề mặt. Nếu như chúng ta không nhận thức được như vậy, chúng ta lại bị lừa dối bởi những hứa hẹn giả tạo của Samsara.

Không giống như chúng sinh ở những cõi khác, chúng sinh cõi người có tự do để thực hành Pháp. Và hơn nữa, cuộc sống của chúng ta mong manh quá. Thông điệp này đã thôi thúc chúng ta thực hành một cách mãnh liệt như Ngài Milarepa.

Chúng ta đã chịu khổ đau trong Samsara từ vô thủy vô chung, và chúng ta vẫn còn tiếp tục chịu khổ đau. Hãy quán chiếu về những khổ đau này và thực hành Pháp bằng sự nhiệt tình.

Nói chung, những hành vi thiện hay bất thiện đều phụ thuộc vào tâm.

Tâm trí là trung tâm của vũ trụ này-Samsara là một tạo tác của tâm, Nirvana là tạo tác của tâm. Bạn có thể nhìn thấy điều đó trong chính cuộc sống của mình. Khi tâm trí bạn trở nên căng thẳng, nhầm lẫn, chán nản, hoặc sợ hãi, bạn trải nghiệm rất nhiều khổ đau. Kể cả ngực bạn cũng cảm thấy tức nghẽn, đó là Samsara. Vào thời điểm khác, khi tâm trí bạn được tự do, buông lỏng, và cởi mở, bạn cảm thấy ánh sáng, lạc quan và tự tin. Nếu bạn để tâm trí lôi kéo, nó sẽ bị những thói quen tiêu cực bắt giữ và chúng ta sẽ chịu khổ đau không có cách nào cứu giúp được. Vậy khi tâm trí lạc hướng, chúng ta phải ngay tức khắc áp dụng những phương pháp như thiền hay chính niệm. Nếu chúng ta thực hành đều đặn bằng cách này, tâm trí sẽ được tịnh hoá dần dần khỏi những lầm lạc và những cảm xúc xáo trộn. Chính vì vậy, chúng ta cần Giáo pháp.

Tâm trí là bậc thầy, còn thân thể và lời nói chỉ là người hầu.

Nói một cách khác, tâm trí là ông chủ, còn thân thể và lời nói là người đi làm thuê. Để chắc chắn “ông chủ” của bạn được sáng suốt, tĩnh lặng và thấu hiểu. Điều gần như là hiển nhiên cho dù chúng ta có phải là người thực hành Pháp hay không. Khi tâm trí là tĩnh lặng và sáng suốt thì cơ thể và lời nói sẽ đi theo, tạo ra những thiện hạnh và sẽ chuyển thành kết quả yên bình và hạnh phúc.

Bị cuốn theo sức mạnh của những cảm xúc tiêu cực, bị kiểm soát bởi lòng ham muốn, ghét bỏ và hơn nữa, chúng ta tạo ra những hành vi bất thiện như là năm trọng tội, năm tội vô gián, và mười bất thiện hạnh, và phá vỡ thệ nguyện và samayas.

Những hành vi bất thiện được tạo ra bởi những ý nghĩ tiêu cực. Ngay khi ham muốn và ghét bỏ nảy sinh trong tâm trí, ta không có sự an bình. Giống như chúng ta là nô lệ cho chúng. Mặc dù chúng ta khát khao hạnh phúc, những ý nghĩ tiêu cực không cho chúng ta nghỉ ngơi. Chúng ta tiếp tục chạy, luôn đuổi theo một thứ gì đó. Khi tâm trí chúng ta yên bình và tĩnh lặng, chúng ta không dùng những lời nói chia rẽ hoặc những từ ngữ cay nghiệt. Khi tâm trí bị xáo trộn bởi những ý nghĩ tiêu cực, chúng ta không ngần ngại làm hại người khác bằng năm trọng tội, năm tội vô gián và hơn thế nữa.

Năm trọng tội là:

 Giết cha mình

 Giết mẹ mình

 Giết một vị A La Hán

 Chia rẽ Tăng đoàn và

 Phỉ báng một vị Phật.

Năm tội vô gián là:

 Xâm phạm tình dục một vị nữ A La Hán

 Giết một vị Bồ Tát để đạt được giác ngộ

 Giết một thành viên của Tăng đoàn mà đã bước lên con đường tu học

 Sự biển thủ tài sản cuả Tăng đoàn; và

 Phá hủy bảo tháp.

Mười bất thiện hạnh là:

 Sát sinh

 Trộm cắp

 Tà dâm

 Nói dối, đặc biệt nói dối là đã đạt giác ngộ

 Nói lời chia rẽ

 Nói lời làm đau lòng người khác

 Nói chuyện phiếm

 Tham lam

 Ác tâm làm hại người khác

 Có tà kiến, đặc biệt hiểu sai về nhân quả.

Mười thiện hạnh là:

 Hạn chế không sát sinh, và bảo toàn cuộc sống

 Hạn chế không trộm cắp, và thực hành hạnh bố thí

 Hạn chế không tà dâm, và thực hành giới hạnh

 Hạn chế không nói dối, và nói lời chân thật

 Hạn chế không nói lời chia rẽ, và nói lời hòa thuận

 Hạn chế không nói những lời làm đau lòng người khác, nói những lời êm ái và lễ phép

 Hạn chế nói chuyện phiếm, nói những chuyện có ý nghĩa

 Hạn chế không tham lam, và thực hành sự mãn nguyện

 Hạn chế không có ác tâm làm hại người, thực hành yêu thương, tử tế và từ bi

 Hạn chế không có tà kiến, thực hành ý nghĩa tuyệt hảo.

Cường độ của bất thiện hạnh biến đổi dựa trên cường độ của những ý nghĩ tiêu cực nằm bên trong.

Có rất nhiều sự hiểu nhầm liên quan đến lời nguyện và samayas. Một số người cho rằng đó chỉ là vấn đề của những hành động khác thường bị cấm bởi nhiều hay ít nhà cầm quyền độc đoán. Một số khác thì nói: “Những hành động này không cho phép tăng và ni làm, nhưng cho phép người bình thường làm”. Đây là cách nhìn nhận một vấn đề dựa theo quan điểm giáo điều. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta xem xét một cách thực tế những hậu quả khi thực hiện những hành động này. Ví dụ, giả sử có thuốc độc trong một cái cốc. Quyết định uống từ cốc này hay không chỉ vì nghe ai đó nói hay bởi vì thực sự nhận thức được là nguy hiểm? Câu trả lời là hiển nhiên. Đức Phật nhận thấy rõ những nguy hiểm vi tế, nên Người đã lập ra “giới luật” để hướng dẫn chúng ta. Vậy khi chúng ta thọ giới, chúng ta giảm từ bỏ khổ và nó sẽ trổ quả một cách rất thiết thực. Nếu chúng ta không thọ một giới đặc biệt, điều đó không có nghĩa rằng sẽ không có hậu quả khi chúng ta tham gia vào hành động. Điều này được gọi là “nhân và quả không sai chạy”.

Hãy xem sát sinh. Đó không phải là câu hỏi bạn có được phép tước đi mạng sống hay không mà là câu hỏi liệu bạn có chịu đựng được quả của hành động này khi hậu quả của nó nảy nở. Qua nghiên cứu về chủ đề này, chúng ta có thể học làm thế nào để trở nên chân thành với chính bản thân và không tự phá hủy hạnh phúc bởi vô minh. Chúng ta thu được trí tuệ để tự bảo vệ mình. Giáo pháp trân quý sẽ luôn chỉ cho chúng ta con đường đúng, giải thoát khỏi mọi sự lầm lạc.

Đó là bất thiện hạnh nếu như chúng con tự làm, chúng con bảo người làm, hay thấy người làm mà lòng mừng theo.

Để tịnh hóa được những nghiệp tiêu cực, chúng ta đầu tiên phải xác định được bất thiện hạnh. Chúng ta phải biết được cái gì là lành mạnh và cái gì là không lành mạnh, cái gì là nhân của đau khổ và cái gì là nhân của yên bình. Nếu chúng ta yêu cầu một ai đó thực hiện một hành động tiêu cực, hoặc chỉ cần mừng theo hành vi bất thiện của một ai, chúng ta đã đóng góp phần trong đó. Chúng ta sẽ được nhận một phần quả do nhân mà chúng ta vui mừng theo.

Không chỉ có vậy, khi tâm trí bị kiểm soát bởi ham muốn, ghét bỏ và hơn nữa, cho dù chúng ta có nghe, học và thực hành Giáo pháp trân quý, chúng ta tiếp tục tạo tác những bất thiện hạnh.

Chúng ta cần phải cầu “cầu mong những chúng sinh được giải thoát khỏi khổ đau và nhân của khổ”, nhưng trong tâm trí, chúng ta nghĩ “ta thích người này, ta không thích người kia”. Ngay kể cả khi chúng ta đọc những lời nguyện này, những ý nghĩ của chúng ta vẫn đang tự đặt mình vào thế để tạo khổ đau. Kể cả khi lễ lạy, chúng ta nghĩ “mọi người sẽ tôn trọng ta hơn nếu như ta lễ lạy được nhiều’. Chúng ta tìm kiếm sự khen ngợi là trong sạch hơn những người khác. Những ý nghĩ này liên quan đến bám chấp và ghét bỏ, và là nhân của đau khổ.

Chúng ta phải luôn sáng suốt vào mọi thời điểm. Mục đích của việc học Pháp không phải để biến chúng ta trở nên đặc biệt. Chúng ta không tìm kiếm những pháp thần thông. Chúng ta kết nguyện vào việc học Pháp và thực hành để tịnh hóa những ý nghĩ tiêu cực, giải thoát chúng ta ra khỏi Samsara, và đạt được giác ngộ. Thái độ này sẽ đưa thực hành của chúng ta theo đúng hướng, một hướng sẽ mang lại quả tốt đẹp.

Những bất thiện hạnh sẽ mang lại khổ đau và những điều kiện bất lợi

Để tránh những bất thiện hạnh và những điều kiện bất lợi-đây chính là lý do chúng ta thực hành Pháp. Như khi chúng ta ngồi thiền, tụng đọc chú, chúng ta tập trung để tránh những nghiệp tiêu cực, phát triển thiện hạnh. Tại sao? Vì bất thiện hạnh mang lại đau khổ mà chúng ta không muốn.

Nghiệp không chỉ là một hệ thống tín ngưỡng; đó là quy luật chung. Nếu đã có một hệ thống tín ngưỡng như vậy, thì khi bạn tin vào nghiệp, nghiệp tồn tại, còn khi bạn không tin vào nghiệp, sẽ không có nghiệp. Tại sao khi chúng ta chọn lại chọn một hệ thống mà tạo ra nhiều khổ đau hơn? Ở đây không phải là trường hợp như vậy, chúng ta phải hiểu biết nguyên nhân của khổ đau và thực hành để tránh đau khổ.

Những bất thiện hạnh này có thể được tạo tác khi chúng ta chế ngự kẻ thù của mình, bảo vệ những người thân và bạn bè, bảo vệ thân thể chính mình, và khi tích lũy của cải.

Chúng ta không tạo nghiệp tiêu cực để đạt giác ngộ cũng như vì lợi lạc của tất cả mọi chúng sinh. Tuy vậy chúng ta lại tạo nghiệp tiêu cực vì những bám chấp vào những người thân, bạn bè và của cải của chúng ta. Đây chính là thực tại của Samsara. Điều này không ngụ ý rằng bạn không được bảo vệ bản thân và những người thân khi có vấn đề xảy ra mà còn phải bảo vệ họ và tất cả những chúng sinh khác cùng cách. Sự bám chấp và ghét bỏ mang lại những nghiệp tiêu cực, đó là những kẻ thù thực sự ta phải chống lại. Bạn phải thiền và tìm hiểu để thấy rõ đúng sai trên nền tảng của luật nhân quả.

Chúng ta bỏ lại những thứ này phía sau khi chúng ta đối mặt với tử thần….

Bạn có thể bảo vệ thành công những người thân và bạn bè gần gũi, bạn có thể tiêu diệt kẻ thù của bạn, nhưng chuyện gì xảy ra vào thời điểm chết? Những thứ này dường như rất quan trọng, nhưng khi đối mặt với cái chết, chúng ta phải để tất cả lại phía sau mà không thể mang theo sang đời sống kế tiếp. Điều này không có nghĩa chúng ta không ủng hộ bạn bè và gia đình. Chúng ta nỗ lực để giúp đỡ chân thành, nhưng không thể giúp ai được khi sự bám chấp hay ghét bỏ còn trong tâm trí. Đôi khi, điều này còn làm cho tình hình tệ hại hơn.

Nhưng những bất thiện hạnh sẽ theo chúng ta như một cái bóng, đời này tiếp đời kia, và trở thành cội nguồn của mọi khổ đau.

Khi con chim đậu xuống đất, bóng của nó sẽ theo ngay sát trên mặt đất. Khi con chim bay vút lên bầu trời, cái bóng của nó biến mất. Con chim có thể bay như chim ưng từ bờ biển nọ đến bờ biển kia, nhưng khi nó đậu lại xuống đất, cái bóng nó lại quay trở lại. Nghiệp cũng giống như vậy. Sau khi chúng ta thực hiện một hành vi, chúng ta không nhìn thấy nó nữa. Nhưng không thể tránh khỏi, quả sẽ đến, chúng ta không lẩn trốn  nổi nghiệp. Đức Phật nói “nếu con bay trên trời, nghiệp sẽ theo con. Kể cả khi con lẩn trốn trong núi hay những hang động, nghiệp theo con. Không có nơi chốn nào con có thể lẩn trốn được nghiệp”.

Chính vì vậy, thật sáng suốt khi tịnh hóa hết những bất thiện nghiệp chúng ta tạo tác trước khi quả trổ ra.

Không có nghiệp bất thiện nào là không tịnh hóa được cả. Trong cuốn Pháp bảo của sự giải thoát, bạn có thể đọc bản miêu tả nổi tiếng của Nanda, Angulimada, Ajatashatru và Udayana đã tịnh hóa những hành vi tiêu cực rất nặng. Có những câu chuyện khác trong Chuyển hóa nỗi khổ đau hay Con đường sống và giải thoát. Milarepa là một ví dụ rất quan trọng trong truyền thống Tây Tạng. Hãy xem biết bao nhiêu nghiệp tiêu cực Người đã tạo tác khi còn trẻ. Người hoàn toàn nhận thức được những nguy hiểm của nghiệp tiêu cực và nói: “Nếu ta chết với những nghiệp tiêu cực này, chỉ có duy nhất một con đường cho ta để đi mà không có sự lựa chọn nào-đó là đi thẳng xuống cõi địa ngục!”. Ý nghĩ này mang lại động cơ vô cùng mạnh mẽ cho Người, và Người không lưỡng lự trải qua những thử thách gian khổ theo Đại Học giả Marpa. Bằng sự can đảm và kỷ luật, Người đã đạt Phật quả trong một đời.

Nếu như chúng ta sử dụng bốn quyền năng, sự tịnh hóa có thể rất hiệu quả.

Nếu không có phương pháp tịnh hóa, chúng ta có thể tuyệt vọng. Nhưng kể từ khi có cách tịnh hóa nghiệp tiêu cực, chúng ta phải thực hành bằng lòng nhiệt tình. Điều này giống như chịu đựng gian khổ phẫu thuật để loại bỏ một bệnh chết người. Chúng ta quyết tâm chịu đựng những đau đớn nhỏ để vượt qua hậu quả tiêu cực trong tương lai. Cũng bằng cách này, chúng ta hy sinh một chút thời gian để thực hành nhằm tránh đối mặt với những nỗi khổ đau lớn lao trong tương lai.

Tâm trí chúng ta giống như một chiếc gương sáng rỡ. Khi cái gương bị bụi phủ, nó không phản chiếu các sự vật được rõ ràng. Giống như vậy, khi tâm trí chúng ta bị che phủ bởi những ý nghĩ tiêu cực, nó trở nên mờ đục và không thể phản chiếu sự hiểu biết và sáng sủa đúng-như-chúng là. Khi cái gương sạch sẽ, bất cứ sự vật nào đều được phản chiếu rõ ràng. Tương tự, khi những chướng ngại của chúng ta được tịnh hóa và tâm trí trở nên minh bạch rõ ràng, tâm trí sẽ có khả năng phản chiếu tất cả những sự hiểu biết một cách chuẩn xác. Đó chính là mục đích của thực hành tịnh hóa.

Bốn quyền năng là sự hối hận, là phương pháp đối trị, là kiên quyết, và là sự nương tựa.

Bốn quyền năng là “công nghệ tâm linh” mà chúng ta áp dụng để tịnh hóa. Chương 9 của cuốn “Pháp bảo của sự giải thoát” giải thích chi tiết hơn, ở đây chỉ trình bày một phần giới thiệu ngắn gọn. ”Hối hận” có nghĩa nhận dạng những nghiệp tiêu cực chúng ta đã tạo tác và nhận biết chân thành rằng đó là sai lầm. Chúng ta nhận biết những hành vi tiêu cực của chúng ta không mang lại lợi lạc cho chúng ta và những người khác mà chỉ mang đến những quả khổ lớn lao. Đó là sự khác biệt với một cảm giác tội lỗi.

Với tội lỗi, chúng ta nhìn lại chúng ta và cảm thấy bất lực hay vô dụng. Chúng ta kết thúc trong sự nản chí và tuyệt vọng. Trái lại, cảm giác hối hận ép buộc tâm trí chúng ta hướng về tịnh hóa. Nó khích lệ chúng ta nhìn vào cách giải quyết vấn đề, và thôi thúc chúng ta tìm con đường để sửa đổi cách cư xử của chúng ta.

Trong Kim Cương thừa, thiền về ngài Vajasattva (Kim Cương Tát Đỏa) là một thực hành đặc biệt để tịnh hóa những bất thiện hạnh, vậy với niềm tin và không chút lưỡng lự, hãy bước vào thực hành Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa)

Phương pháp đối trị cho bất thiện hạnh là nguyện cam kết những thực hành thiện hạnh như thiền về Đức Vajasattva (Kim Cương Tát Đỏa) này. Kim Cương thừa nói chung cung cấp những phương tiện của tịnh hóa rất hiệu quả. Bằng những phương tiện này, chúng ta có thể chặt đứt gốc rễ của những nghiệp tiêu cực, như Milarepa đã làm. Trong Kim Cương thừa, thiền về Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) là chú trọng đặc biệt vào tịnh hóa. Vậy đừng lưỡng lự, hãy bước vào thực hành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) với niềm tin tưởng. Thật là một thực hành phi thường!

Một khi bạn có sự ăn năn hối hận chân thành cho những hành vi ma quỷ, hãy sám hối chúng và kiên định quyết không tạo tác những nghiệp tiêu cực nữa kể cả phải mạo hiểm cả cuộc sống của bạn.

Một khi bạn đã ân hận chân thành cho những hành vi ma quỷ, sám hối chúng và kiên định không tạo tác nữa, kể cả phải mạo hiểm cả cuộc sống của bạn. Cần phải có một sự kiên định mãnh liệt được tạo bởi chắc chắn và xác quyết. Điều này cũng như khi hiểu rằng thứ thuốc độc này chắc chắn sẽ giết mình, chúng ta nguyện cam kết không bao giờ ăn lại nữa.

Tiếp đến, thọ Quy y, trưởng dưỡng tâm giác ngộ, tụng đọc chú và thiền về tính không như phương pháp đối trị và nơi nương tựa.

Nơi nương tựa là một khía cạnh của thọ Quy y-chúng ta nương tựa vào những chúng sinh giác ngộ để dẫn dắt khỏi Samsara. Chúng ta Quy y Phật, Pháp và Tăng đoàn để giải thoát khỏi Samsara. Chúng ta trưởng dưỡng tâm giác ngộ, tâm bồ đề trên nền tảng của tình yêu thương và lòng từ bi, tụng đọc chú 100 âm của đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), và thiền về tính không. Chúng ta có thể dựa vào phương pháp này bằng niềm tin trọn vẹn rằng: tịnh hóa và thậm chí giác ngộ sẽ đạt được.

Bình luận nghi quỹ

Quy y

Nương nơi Phật, Pháp và Tăng bảo tối thắng,

Con xin Quy y cho tới ngày con đạt được giác ngộ.

Đức Phật là người đã hoàn toàn thức tỉnh, là người đã giải thoát khỏi mọi lầm lạc và là hiện thân của từ bi và trí tuệ. Người là mẫu hình trong trạng thái giác ngộ, là đích chúng ta khao khát đạt tới.

Để đạt được trạng thái này, chúng ta thực hành Pháp, những bài giảng đến từ trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật. Giáo pháp là con đường. Đức Phật đã nói rằng: “Giáo pháp tốt lúc bắt đầu, tốt lúc giữa, tốt lúc kết thúc”. Giáo pháp luôn ở đây khi chúng ta cần.

Nếu nương vào Pháp và áp dụng vào cuộc sống thường nhật sẽ giúp chúng ta không bao giờ bị gục ngã cả.

Pháp giống như cái gương phản chiếu tình trạng tâm trí lành mạnh và không lành mạnh. Khi chúng ta học Pháp, nó đánh thức những phẩm tính của bên trong của tâm trí, bất kể trong trạng thái tiêu cực hay tích cực, cho dù chúng ta là nhân của hạnh phúc hay đau khổ.

Cùng Giáo pháp mà chúng ta học vào lúc bắt đầu, chúng ta thực hành cho đến lúc chúng ta đạt giác ngộ. Chúng ta không được nghĩ “ta đã học cái này, ta cần gì đó mới” Đức Phật đã dạy những học trò của Người : “Những vị tăng mới đến hôm nay phải học cùng Giáo pháp với những vị tăng của 100 năm trước đã học và đã thực hành. Những vị đã 100 tuổi cần phải học và thực hành giống hết như những vị tăng mới đến đây hôm nay”. Một cách đơn giản, những bài giảng để tránh tất cả những bất thiện hạnh, những việc làm và ý nghĩ không lành mạnh và để phát triển tất cả những thiện hạnh, những việc làm và ý nghĩ lành mạnh. Hãy thuần phục tâm trí bạn bằng cách đó. Đây chính là phần cơ yếu của những bài giảng của Đức Phật.

Mục đích duy nhất của thực hành là tránh nhân của khổ và để phát triển nhân của hạnh phúc, nó chứa đựng toàn bộ những bài giảng của Đức Phật, dù chúng ta thực hành định cơ bản, chính niệm, hay Đại Thủ ấn. Một tư tưởng gom chúng lại cùng nhau và tổ chức thực hành.

Pháp có nghĩa là an bình, là giới hạnh, là con đường. Mục đích thực hành của chúng ta là yên bình tuyệt đối, Pháp là phương tiện để nhận thức được điều này. Qua học và thực hành Pháp, chúng ta đạt được đức hạnh và những phẩm tính tốt. Trong một ngữ nghĩa bình thường, chúng ta trở thành những người tốt hơn vì lợi ích của mình và những người khác.

Pháp là ánh sáng chân thật xua tan bóng tối vô minh. Pháp là thuốc chân thực chữa lành những bệnh tật mãn tính của những cảm xúc phiền não. Pháp là nước cam lộ chân thực biến đổi tiêu cực thành tích cực. Không có người bạn nào, nơi nương tựa nào, nơi che chở nào tốt hơn là Giáo pháp. Nếu có Pháp trong tim, chúng ta thể đạt được sự tin tin không sợ hãi. Giáo pháp không chỉ là một người bạn hay một sự che chở trong cuộc sống hiện tại, mà giúp ta từ đời này sang đời khác cho đến khi chúng ta đạt được giác ngộ. Nếu giữ Giáo pháp trong tim, Giáo pháp sẽ dẫn chúng ta đến giác ngộ.

Tăng đoàn là một cộng đồng những người thực hành đã đạt được phẩm chất tâm linh rất cao. Họ là hình mẫu cho thực hành thành công, truyền cảm hứng và động viên chúng ta đi theo con đường đã chọn. Trong cộng đồng Tăng đoàn, có nhiều cấp bậc khác nhau. Để được coi như một đối tượng Quy y, một người phải xua tan được những lầm lẫn. Trong Đại thừa, chúng ta Quy y nơi những ai đã chứng được Thập địa thứ nhất. Trong khi chúng ta không thọ Quy y nơi cộng đồng Tăng đoàn bình thường, chúng ta vẫn hỗ trợ lẫn nhau. Trong cộng đồng tôn giáo, chúng ta phải nỗ lực để đạt được sự hài hòa nhờ áp dụng những gì chúng ta đã được học.

Chúng ta thọ Quy y không chỉ để giải thoát khỏi nỗi khổ đau ngày hôm nay hay nỗi khổ đau trong đời này, mà đến khi đạt được giác ngộ hay quả vị Phật hoàn hoàn. Đây là một cách thức hành đặc biệt của Đại thừa.

Trưởng dưỡng Bồ đề tâm

Nhờ những công đức bố thí và những việc làm tốt khác, cầu mong con đạt được quả vị Phật vì lợi lạc của tất cả chúng sinh.

Dù rằng đây là một lời nguyện ngắn, nhưng ý nghĩa rất phong phú. Nó chứa đựng một ý nghĩ mới tuyệt diệu làm sao, một tưởng lớn lao và trân quý-Bồ đề tâm. Mọi nỗ lực của chúng ta để đạt được giác ngộ, thiền và những hành động thiện được thực hiện chỉ để làm lợi lạc cho những chúng sinh khác. Khi chúng ta có ý nghĩ này, không cần thiết phải có mong cầu khác nữa, vì chúng sinh hạnh phúc, chúng ta hạnh phúc. Chúng ta hoan hỷ khi những chúng sinh khác hạnh phúc, vậy chúng ta không cần phải hướng về yên bình và hạnh phúc của riêng mình nữa. Đó được gọi là Bồ đề tâm.

Những công đức bố thí ở đây được nhắc đến sáu ba la mật:

 Bố thí. Thực hành bố thí có nghĩa mở lòng chúng ta và làm tâm trí chúng ta quảng đại hơn. Tóm lại, bản văn nói đến cho đi của cải, nỗi sợ hãi và cho đi những bài giảng Pháp. Tất cả những điều này có nghĩa là chia sẻ bất cứ gì mình có, khai mở tâm trí bị khép kín.

 Trì giới. Thực hành Pháp là trưởng dưỡng kỷ luật hay đạo đức giới hạnh trên nền tảng của những phương tiện phát triển thiện hạnh và tránh những bất thiện hạnh. Nhờ đạt được, hay ít nhất, cải thiện những kỷ luật về thể xác, lời nói, tinh thần, chúng ta có thể đạt được những phẩm tính lớn của chúng sinh giác ngộ hay lợi lạc cho những người khác

 Nhẫn nhục. Thực hành nhẫn nhục theo sau kỷ luật. Ở đây, nhẫn nhục là cảm giác của sự thanh thản hay không sợ hãi, không có nghĩa là dễ phục tùng hay mong manh, mà hơn thế, là sức bền trên cơ sở thiện hạnh, đó là một tâm trí dũng cảm. Chúng ta càng có trí tuệ và từ bi, chúng ta càng có sức mạnh của kiên nhẫn.

 Niềm vui tinh tấn. Ba la mật thứ tư là tinh tấn trong niềm vui. Ở đây chúng ta áp dụng nỗ lực không ngơi nghỉ cho đến ngày đạt giác ngộ. Đôi khi phải đương đầu với những hoàn cảnh đầy thử thách, chúng ta cần biết cách chuyển biến nỗi khổ đau thành giác ngộ. Chúng ta nhận thấy Giáo pháp mới thật tuyệt vời, khi làm việc cũng như tu học, thực hành bằng quan điểm tích cực cho dù chúng ta đang chịu khổ đau.

 Thiền tập trung. Những phẩm tính này được thiết lập tuần tự cái nọ tiếp cái kia. Tiếp theo là thiền làm cân bằng, có nghĩa để duy trì một thiện hạnh, một tâm không phân biệt. Một dòng sông chảy theo nhiều hướng khác nhau trở nên yếu ớt và nông cạn; nếu cùng một lượng nước như vậy được dẫn theo một hướng, nó sẽ trở thành sức mạnh lớn. Tâm trí cũng như vậy. Khi tâm trí không bị phân tán chỗ này chỗ khác, mà hơn thế được tổ chức trong một trạng thái thiền, nó trở nên sắc bén và mạnh mẽ. Tất cả chư Phật đạt được giác ngộ nhờ cách này.

Chúng ta quên những gì chúng ta vừa học là do thiếu chính niệm. Khunu Lama Rinpoche có một trí nhớ nổi tiếng. Năm này qua năm khác người không quên gì cả. Một nhà sư nghĩ người có một kỹ năng đặc biệt nào đó, một câu chú hay  thành tựu nào đã cho phép Rinpoche có được những phẩm tính như vậy, nên đã hỏi Rinpoche : “Con phải làm gì để cải thiện trí nhớ của con?” Vị thầy trả lời: “Duy trì chính niệm”. Chính niệm này đến từ thiền tập trung.

 Trí tuệ nhận thức. Ba la mật cuối cùng là Trí tuệ Bát Nhã mà chúng ta có thể thâm nhập được vào bản chất của nhị nguyên. Đó không phải là một bộ sưu tập thông tin và kỹ năng. Nó là tính sắc bén của tinh thần mà qua đó chúng ta trực nhận chân lý của mọi hiện tượng (Pháp). Đó chính là phương tiện chính yếu để xua tan mọi lầm lẫn. Sự vô minh là nhân của đau khổ và sự tồn tại của Samsara (luân hồi) tự nó có thể hoàn toàn được loại bỏ nhờ những trí tuệ này. Năm ba la mật trên mang lại yên bình và hạnh phúc, nhưng không thể đủ để giải thoát cho chúng ta khỏi Samsara (luân hồi). Vì vậy sáu hoàn hảo này phải được phát triển đủ.

Sáu hoàn hảo này là phương pháp chính để đạt giác ngộ hoàn toàn.

Quán chiếu về bốn ý niệm bao la

Phần tụng sau được gọi là “bốn ý niệm bao la”. Đi cùng với nhau, chúng có một ý nghĩa đặc biệt để nâng cao Bồ đề tâm. Thực hành này rất quan trọng, đó là hai mục đích: mong muốn và thực hành để đạt được. Những thực hành này được đưa vào dạng cầu nguyện như một lời nhắc nhở dễ dàng để áp dụng vào từng thời điểm. Đừng chỉ có để chúng trong sách. Ví dụ, khi bạn trạm chán với ai bạn không ưa, sẽ thật có ích để lặp lại lời nguyện nhiều lần để ý nghĩa của nó nở hoa trong trái tim bạn.

Cầu mong tất cả những bà mẹ chúng sinh, vô biên như bầu trời, có được hạnh phúc và nhân của hạnh phúc.

Đây là một thực hành để trưởng dưỡng tình yêu thương-lòng tử tế. Chúng ta coi tất cả chúng sinh như là người mẹ đã từng tử tế nuôi dưỡng chúng ta lớn lên. Đầu tiên người mẹ cho ta thân thể và bảo vệ ta khỏi những nguy hiểm. Người mẹ làm việc nặng nhọc để cho ta có cơm ăn, áo mặc. Từng bước, từng bước mẹ dạy đi, dạy nói, dạy mặc quần áo, dạy ăn, dạy ngủ và rồi mẹ gửi ta đến trường học. Nhìn nhận tất cả chúng sinh cách này để phát triển một cảm giác tử tế hướng về họ.

Vô biên như bầu trời: điều này mới đúng là ý nghĩ phi thường! Chỉ nghe những từ mạnh mẽ như vậy động viên chúng ta phát triển một cách thức suy nghĩ sâu xa. Tình yêu thương-lòng tử tế bình thường của chúng ta là có điều kiện, liên quan đến những bám chấp vào những ai mà chúng ta thấy thích hay gần gũi. Chúng ta không có nhiều sự yêu thương-tử tế dành cho những người ghét chúng ta. Ở đây chúng ta trưởng dưỡng tình yêu thương-tử tế vô điều kiện dành cho tất cả chúng sinh, không sót một ai.

Trưởng dưỡng tâm trí của yêu thương-tử tế vô bờ bến này là một nhân nhận thức Đại thủ ấn, không có tâm điểm hay giới hạn.

Điều này rất quan trọng vì chúng ta không chỉ tìm hạnh phúc mà còn cả nhân của hạnh phúc. Chúng ta tìm hiểu nhân của hạnh phúc-tất cả những ý nghĩ và thực hành thiện hạnh, kể cả mười thiện hạnh-để đạt được hạnh phúc; chúng ta tiến bộ nhờ nghiên cứu về những nhân của chúng, cách trưởng dưỡng và tăng trưởng.

Cầu mong họ thoát khỏi những đau khổ và nhân của đau khổ.

Đây là một thực hành từ bi. Những chúng sinh vô biên cần hạnh phúc, nhưng họ đau khổ không có điểm dừng.

Vậy, chúng ta trưởng dưỡng lòng bi mẫn và cầu nguyện chấm dứt hết những nỗi khổ đau. Một lần nữa, tập trung vào sự giải thoát khỏi nhân của khổ đau, không chỉ cho riêng mình. Khi có nhân của khổ đau, khổ đau sớm muộn gì cũng sẽ đến. Vậy quan trọng là không được tích lũy nhân của khổ.

Rất dễ dàng khi phát triển lòng bi mẫn cho những người đang chịu khổ đau hơn hơn là những người đang tạo nhân của khổ đau. Đoạn này nhắc nhở chúng ta phải phát triển lòng bi mẫn đối với những ai đang gây lỗi lầm nhân của mọi vấn đề. Chúng ta cần tìm hiểu điều này, vào lúc một người là nhân của vấn đề, người này đã đau khổ rồi và đang tiếp tục tạo nhân để cho thêm khổ đau trong tương lai. Đôi khi có sự hiểu nhầm và mọi người nói rằng : “Con không thể phát triển được lòng bi mẫn khi có ai đó gây lỗi lầm bởi vì con có thể sẽ vui mừng với những gì họ làm”. Điều này không có nghĩa chúng ta vui mừng trong lỗi lầm, mà chúng ta phải nhìn nhận tổng thể tình cảnh. Bi mẫn nảy sinh vì chúng ta hiểu những người-ác-tâm đang mang lại nỗi khổ cho chính họ.

Cầu mong họ không bao giờ xa lìa hạnh phúc và thoát khỏi mọi phiền não.

Đây mới là thực hành hoan hỷ hay mong muốn hạnh phúc của người khác kéo một thời gian dài. Điều này trái ngược lại với sự ghen tỵ. Hạnh phúc là vô biên, hạnh phúc của chính chúng ta không giảm bớt đi khi có ai đó đạt được chút hạnh phúc. Khi ai đó có được hạnh phúc chúng ta nên hòa vào niềm hạnh phúc của họ và cầu mong cho họ được ở trong trạng thái này lâu dài. Khi chúng ta có lòng yêu thương-tử tế và bi mẫn, tùy hỷ sẽ nảy nở dễ hơn.

Cầu mong họ an trụ trong bình đẳng, thoát khỏi mọi tham ái và sân hận

Bình đẳng để chỉ một tâm trí bao la, không bờ bến. Nó không có nghĩa là một cảm giác của sự không khác biệt hay sự hờ hững lãnh đạm mà không phân biệt được đúng hay sai. Bình đẳng là không có sự bám chấp, sân hận, một tâm trí công bằng phát triển tình yêu thương-tử tế và bi mẫn cho tất cả mọi người. Phẩm tính này giữ vị trí tiền nhiệm trước khi đạt được nhận thức Mahamudra (Đại thủ ấn).

Quán tưởng:

Bất cứ thiền hay thực hành Bổn tôn chúng ta thực hành trong mối kết hợp chặt chẽ với những bài giảng của Đức Phật, chúng đều chứa đựng sự trưởng dưỡng từ bi và trí tuệ. Ở đây thực hành về Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) là một phương tiện đặc biệt để tịnh hóa những ý nghĩ tiêu cực.

Trên đỉnh đầu con, con quán thấy một đóa sen trắng với đĩa mặt trăng.

Khi bạn thiền, ngồi trong tư thế đúng, thư thái và thả lỏng hết những căng thẳng. Quán một đóa sen trắng cách đỉnh đầu khoảng 1 đến 2 ft (tương đương 50-60cm). Đây là biểu trưng của trí tuệ tinh khôi, thoát khỏi bùn nhơ của những cảm xúc phiền não và che chướng. Trên đóa sen là một đĩa mặt trăng nằm ngang, tượng trưng cho đại từ bi.

Trên đĩa mặt trăng là một chủng tự HUNG màu trắng biến thành một chày kim cương, có chủng tự HUNG màu trắng ở chính giữa.

Chúng tự HUNG màu trắng ở trên đĩa mặt trăng là nhận thức trong sáng của bạn. Quán tưởng chủng tự này biến thành một chày kim cương bằng vàng với bản chất không có thật, không phải kim loại thường, với chủng tự HUNG nằm chính giữa. Trong tiếng Sanskrit dùng từ Vajra là “dorje” trong tiếng Tạng, chỉ chày kim cương. Chày kim cương tượng trưng cho sự bền vững không phá hủy được của nhận thức trí tuệ.

Ánh sáng trắng phóng tỏa từ chủng tự HUNG, tịnh hóa những che chướng của tất cả chúng sinh.

Vô lượng ánh sáng trắng phóng tỏa từ chủng tự HUNG ở tâm chày kim cương tỏa đi tất cả mười phương-bốn phương chính và bốn phương ở giữa, đáy, đỉnh. Ánh sáng này lan tỏa tới toàn thể vũ trụ, chạm tới mọi chúng sinh trong Samsara (luân hồi), theo cùng một cách tới nhân và phi nhân, tịnh hóa những che chướng, xua tan đi những nỗi đau khổ của họ.

Ánh sáng dâng cúng dường tới tất cả chư Phật đà và chư Bồ Tát.

Quán tưởng rằng ánh sáng từ chủng tự HUNG màu trắng đến được cõi Phật và biến thành vô số những món cúng dường dâng cúng tới chư Phật đà và chư Bồ Tát cho dù họ an trụ ở bất cứ nơi đâu. Chúng ta thiền rằng những chúng sinh giác ngộ chấp nhận những món cúng dường này và họ hài lòng.

Ánh sáng quay trở lại và hòa tan vào chủng tự HUNG. Chủng tự HUNG biến thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) mà thực chất là vị Đạo sư gốc của chính chúng ta

Sau khi dâng cúng dường, ánh sáng quay lại với tất cả những phẩm tính của chư Phật và chư Bồ Tát và hòa tan vào chủng tự HUNG. Chủng tự HUNG và chày kim cương đồng thời biến chuyển thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), hay Dorje Sempa trong tiếng Tạng, người ngồi trên đĩa mặt trăng trên đỉnh đầu bạn. Thiền rằng Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) thực chất là vị đạo sư gốc của chúng ta, hiện thân của tất cả chư Phật đà. Bằng cách này, thiền Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) cũng trở thành thực hành đạo sư (guru yoga).

Đạo sư gốc có những ý nghĩa khác nhau. Trước hết, đó là người truyền quán đỉnh Vajrayana (Kim Cương thừa), truyền giảng và chỉ dẫn. Tổng quát hơn, đó là người truyền cho bạn cuộc sống tâm linh, một người rất quan trọng đối với những tiến bộ tâm linh của bạn bởi vì những tiến bộ này thôi thúc bạn theo đuổi Giáo pháp. Chi tiết hơn nữa, đó là người trao cho bạn những bài học Mahamudra (Đại thủ ấn) để bạn có thể nhận ra bản chất của tâm trí. Trong trường hợp này, hãy coi Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) như vị đạo sư gốc của bạn-người có thể chặt đứt gốc rễ những nghiệp tiêu cực và những che chướng tâm trí bạn.

Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) có màu trắng và cầm chày kim cương và chuông.

Phần này miêu tả tướng mạo Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa). Thật là tốt khi chúng ta nghiên cứu một hình ảnh để học tất cả những chi tiết từ đó. Người có màu trắng, cầm một chày kim cương nơi tim và một cái chuông nơi ngang eo. Người không chỉ cầm những đồ vật hữu hình, hơn thế còn đại diện cho những phẩm tính mà chúng tượng trưng. Chày kim cương đại diện cho đại từ bi, và chuông là đại trí tuệ.

Không có từ bi, trí tuệ trở nên khô cằn và trở thành tri thức, không mang lại nhiều lợi lạc. Chúng ta cần từ bi để sử dụng trí tuệ của chúng ta một cách hiệu quả đem lại bình yên và hạnh phúc cho mình và mọi người. Từ bi chính là sức mạnh của tâm trí được lan tỏa bởi yên bình và sự tử tế, tránh mọi bất thiện hạnh. Nhưng từ bi mà không có trí tuệ sẽ không có được nhiều sức mạnh đến như vậy. Không có trí tuệ chúng ta rơi vào loại từ bi thô; chúng ta chỉ có cảm giác thương cảm nhưng không có kỹ năng để giúp đỡ bất cứ một ai. Vể mặt tình cảm, chúng ta cảm thấy cần phải làm gì đó, nhưng cảm giác đó chỉ mang lại cho chúng ta thêm đau khổ. Vậy trí tuệ là cần thiết để biến từ bi thành hữu dụng. Như vậy, Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) cầm chày kim cương và chuông hợp nhất, là sự bất khả phân, của trí tuệ Bát Nhã và đại từ bi.

Người ngồi thanh nhã trong tư thế bán hoa sen.

Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) thường được thấy trong tư thế hoa sen. Nhưng trong thực hành thiền này, chân phải của Người đặt một chút phía trên, thẳng đỉnh đầu của bạn.

Người khoác những y áo lụa và mang những đồ trang sức quý báu.

Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) mang những y áo bằng lụa ở phần trên và dưới, và một thắt lưng, cùng nhiều thứ đá quý và trang sức-vương miện, hoa tai, vòng cổ, vòng tay nơi cổ tay và vai, vòng cổ chân. Vương miện năm chấu trên đỉnh đầu Người tượng trưng Người là hóa thân của trí tuệ của năm vị Phật:

 Đức Akshobhya (Bất Động Phật)

 Đức Vairochana (Đại Nhật Phật)

 Đức Ratnasambhava (Bảo Sinh Phật)

 Đức Amitabha (A Di Đà Phật) và

 Đức Amogasiddhi (Bất Không Thành Tựu Phật)

Năm loại trí tuệ của các Ngài gồm:

 Pháp giới hay trí tuệ của những yếu tố Giáo pháp lan tỏa khắp

 Trí tuệ như gương

 Trí tuệ bình đẳng

 Trí tuệ nhận thức đúng đắn, và

 Trí tuệ hoàn thiện tất cả.

Hai hoa tai là biểu tượng Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) đã nhận thức hoàn toàn hai chân lý (sự thật). Sáu vòng đeo tượng trưng Người đã hoàn thành toàn hảo thực hành sáu ba la mật. Những vòng này tượng trưng rằng Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) là hóa thân của ba thân Phật: Báo thân, Ứng hóa thân, và Pháp thân.

Nói một cách khác, Đức Varjasattva đã đạt được toàn vẹn quả vị Phật, và những đồ trang sức biểu trưng cho mỗi và từng phẩm tính giác ngộ.

Thân của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) không phải một thân thể bình thường bằng xương và thịt, mà hơn thế, đó là một thân trí tuệ. Nó trong suốt như cầu vồng. Nó sáng rỡ, trong trẻo, tỏa sáng, trong veo và hãy còn không có thực. Đó chính là điểm mấu chốt của phép quán tưởng này. Khi các bạn thiền rằng tất cả chúng sinh được biến thành Đức Varjasattva, quán họ bằng đúng cách như vậy.

Cúng dường:

OM BAZRA SATTWA SAPARIWARA ARGAM PRATITSA SVAHA

OM BAZRA SATTWA SAPARIWARA PADYAM PRATITSA SVAHA

OM BAZRA SATTWA SAPARIWARA PUSHPAM PRATITSA SVAHA

OM BAZRA SATTWA SAPARIWARA DHUPAM PRATITSA SVAHA

OM BAZRA SATTWA SAPARIWARA ALOKAM PRATITSA SVAHA

OM BAZRA SATTWA SAPARIWARA GANDE PRATITSA SVAHA

OM BAZRA SATTWA SAPARIWARA NEWIDE PRATITSA SVAHA

OM BAZRA SATTWA SAPARIWARA SHAPTA PRATITSA SVAHA

Bây giờ chúng ta dâng cúng dường trong lúc đang quán tưởng tới Đức Vajrasattva.

BAZRA SATTWA nhắc đến Đức Vajrasattava trong dạng viết tiếng Sanskrit, SAPARIWARA có nghĩa “với đoàn tùy tùng”, như vậy, Người dẫn theo hằng hà sa số chư Phật và chư Bồ Tát khác. PRATITSA SVAHA có nghĩa “con dâng món cúng dường này”.

Món cúng dường đầu tiên, Argam là một đại dương nước cho mặt và miệng được rót ra từ vỏ sò hình nón. Padyam là nước để rửa chân, được đặt vào trong một cái bát.

Pushpam là dâng cúng dường hoa, đủ để lấp kín cả một bầu trời. Dhupam là cúng dường hương, một lần nữa, bầu trời lại tràn ngập hương thơm bất diệt. Alokam kà cúng dường ánh sáng, ánh sáng mặt trời và mặt trăng xua tan bóng tối vô minh. Gande là nước thơm hay nước saffron (hoa nghệ tây), một đại dương nước thơm dâng cúng cho thân thể. Newite là món cúng dường một núi những thực phẩm thơm ngon và tinh khiết. Shapta là nhã nhạc kỳ diệu được cúng dường cho tai, tràn ngập âm thanh cho cả vũ trụ.

Điều này không có nghĩa rằng Đức Vajrasattva cần hay muốn những phẩm vật cúng dường này. Chúng ta tạo tám món cúng dường chung này dâng Đức Vajrasattva như một thực hành hạnh bố thí. Những phẩm vật này rất quan trọng trong đời sống của chúng ta, vậy chúng ta chia sẻ chúng và cúng dường những phẩm vật này tới những chúng sinh giác ngộ. Tích lũy những công đức và trí tuệ lớn lao cho phép chúng ta hiện thực được con đường Mahamudra (Đại thủ ấn), có nghĩa để biểu lộ ra những nhân và duyên cho sự hoàn thiện giác ngộ của chúng ta.

Tán thán:

Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát đỏa), Mahasattva (Ma Ha Tát Đỏa), đại tâm trí 

Hiện thân của tất cả chư Phật,

Đức Samatabhadra (Phổ Hiền)

Con cúi lạy tới người, hỡi đấng hộ trì Kim Cương

Phần này diễn tả những phẩm tính của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) và tán thán. Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) là hiện thân cho trí tuệ và từ bi của các chư Phật đà-tất cả những phẩm tính tuyệt vời. Vajra (Kim Cương) được nhắc đến như một trí tuệ bền vững không gì phá hủy nổi, trí tuệ mà đã đi sâu được vào bản chất tự nhiên của mọi hiện tượng (Pháp) và tiêu diệt được mọi che chướng. Maha có nghĩa là to lớn trong tiếng Sanskrit. Sattva là tâm can đảm vững bền, tâm trí của lòng bi mẫn mà ôm chặt lấy từng chúng sinh vô điều kiện.

Trong tâm trí của chư Phật, không có sự phân biệt giữa các chúng sinh; một vị Phật không có khuynh hướng thiên về chúng sinh này hoặc chống lại chúng sinh khác vì Người đã đạt được giác ngộ vì lợi lạc của tất cả mọi chúng sinh. Chúng ta cũng phải phấn đấu để phát triển lòng bi mẫn không có điều kiện như vây. Bây giờ, chúng ta những người bình thường có hai tâm trí-một tâm trí muốn học và thực hành Pháp với lòng bi mẫn không thiên vị và với một tâm trí khác đang bị nắm giữ bởi sự hận thù và những lạc thú. Hai tâm trí này chiến đấu với nhau. Khi tâm bồ đề trở nên mạnh mẽ hơn, và tâm trí tiêu cực có thể bị chinh phục, tịnh hóa và loại trừ. Nhưng đôi khi tâm trí tiêu cực chiến thắng và bạn sẽ bị khốn khổ bởi làm nô lệ cho những tiêu cực. Tâm trí của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) đã chiến thắng trong trận chiến này và hoàn toàn loại bỏ được gốc rễ của tất cả những ý nghĩ tiêu cực. Chính vì vậy, người như là một tâm trí lớn, một tâm trí cho phép Người dám làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh.

Đức Samatabhadra (Phổ Hiền) chỉ đến Pháp thân, trạng thái giác ngộ tuyệt đối, trạng thái tuyệt đối của Phật quả. Vậy chúng ta tôn kính và đỉnh lễ tới những ai nắm giữ tất cả những phẩm tính này.

Tụng đọc chú

Tại nơi tim của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) là một chày kim cương trên đĩa mặt trăng.

Đây là thực hành thiền trong khi đọc tụng chú 100 âm. Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) ở ngay trên đỉnh đầu bạn. Ở nơi tim người là một chày kim cương trên đĩa mặt trăng.

Tại tâm điểm của chày kim cương là một chủng tự HUNG được vây quanh bởi câu minh chú 100 âm.

Có một chủng tự HUNG tại chính giữa của chày kim cương, được bao quanh bởi câu chú trên đĩa mặt trăng. Khi chúng ta nhắc lại câu minh chú, câu minh chú quay theo chiều kim đồng hồ do chủng tự OM dẫn hướng.

Ánh sáng phóng tỏa từ câu minh chú đang quay, hoàn toàn tịnh hóa những che chướng của tất cả chúng sinh và họ trở thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Ánh sáng tỏa ra từ câu minh chú đang quay, chạm vào từng chúng sinh, và tịnh hóa những che chướng của họ. Thực hành này là một phương pháp để mở rộng khả năng của chúng ta nhằm bao bọc tất cả chúng sinh trong tâm trí. Điều này giúp tâm trí ta luyện tập và dần dần phát triển bền bỉ hơn, dẻo dai hơn, trí tuệ sáng suốt và từ bi. Đây là một sự tiến bộ từ từ, chứ không phải một khoảnh khắc của “thể thức có phép màu”.

Thực hành thiền này có thể áp dụng cho thực hành bình đẳng giữa người này với người khác, mà đó là một phần quan trọng của luyện tập Bồ đề tâm. Khi chúng ta thực hành quán tưởng này, ghi nhớ trong tâm rằng tất cả chúng sinh đều muốn thoát khỏi đau khổ, như chúng ta đang mong muốn. Quán tưởng này có thể được thực hành bằng nhiều cách: đơn giản hay phức tạp.

Bản chi tiết

Nếu bạn có thời gian, trước tiên hãy nghĩ về những chúng sinh trong cõi địa ngục, đang phải chịu muôn vàn khổ đau hành hạ thể xác trong sức nóng và lạnh. Ánh sáng phóng tỏa từ câu minh chú nơi tim của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) và đi vào cõi này. Ánh sáng tịnh hóa những che chướng bởi sự hận thù và kết thúc nỗi khổ đau triền miên. Cảnh quan bên ngoài được chuyển biến thành cõi cực lạc và tất cả chúng sinh có hình tướng của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Tiếp đến, quan sát cõi ngạ quỷ và phát triển lòng đại bi. Những ngạ quỷ thường thiếu thực phẩm, đồ uống, quần áo cho quãng thời gian vô hạn định. Khi ánh sáng chạm vào họ, những che chướng bởi sự ky bo, bủn xỉn hoàn toàn được tịnh hóa. Kết quả là, cảnh quan biến thành miền đất tinh khôi và những ngạ quỷ chuyển biến thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Súc sinh, như chúng ta thấy, chịu đựng cảnh bị sai xử, bị hành hạ và giết bởi con người và những loài khác. Ánh sáng đến từ câu minh chú đang quay tịnh hóa những che chướng do sự vô minh và ngu dốt. Kết quả, cảnh quan được biến chuyển thành miền đất tinh khôi và những súc sinh biến thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Cõi người, chịu đựng khổ đau của sinh, lão, bệnh và tử. Chúng ta không có được những gì chúng ta muốn, chúng ta bị chất chồng bởi những gì không muốn. Những đau khổ và che chướng bởi những sự ham muốn được hoàn toàn tịnh hóa. Kết quả là, cảnh quan được biến chuyển thành miền đất tinh khôi và mọi người biến thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Sau đó đến bức tranh của cõi bán thiên (asura) phải chịu những nỗi đau khổ giao tranh với cõi thiên không ngừng nghỉ. Ánh sáng tịnh hóa những che chướng bởi sự ghen tỵ.

Kết quả, cảnh quan xung quanh biến chuyển thành miền đất tinh khôi và những chúng sinh biến chuyển thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Cuối cùng, những chúng sinh của muôn vàn cõi thiên chịu đau khổ không thể tưởng tượng nổi khi họ phải rơi lại xuống cõi thấp vào lúc cuối của đời sống trường thọ.

Những che chướng bởi sự kiêu ngạo được hoàn toàn tịnh hóa. Kết quả là cảnh quan được chuyển biến thành miền đất tinh khôi và những chúng sinh ở đây biến chuyển thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Bản ngắn

Khi bạn không có thời gian, ánh sáng có thể phóng tỏa đồng thời tới cả sáu cõi. Đầu tiên ánh sáng tịnh hóa cảnh quan xung quanh bằng cách chuyển biến toàn bộ vũ trụ thành một cõi Phật toàn hảo tuyệt vời. Sau đó tịnh hóa tất cả những chúng sinh, nỗi khổ đau và nhân khổ đau của họ. Thiền rằng tất cả chúng sinh biến đổi thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), trạng thái của trí tuệ và từ bi tuyệt hảo. Vào lúc này, ta thấy hoan hỷ, hạnh phúc và yên bình.

Được sự buông bỏ và từ bi dẫn hướng, tỏa ánh sáng cho tất cả các cõi để tịnh hóa những nỗi khổ đau và nhân của khổ. Sau khi tịnh hóa tất cả những chúng sinh và thiết lập họ trong trạng thái của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), dùng chi tiết hay quán tưởng ngắn, tất cả chúng sinh cùng đọc minh chú 100 âm với bạn.

Ánh sáng quay trở lại và hòa tan vào câu minh chú và hạt chủng tự HUNG.

Trước khi ánh sáng quay lại Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), hãy dâng cúng dường tới tất cả chư Phật đà và chư Bồ Tát trong mười phương. Thiền rằng các chư Phật đà hài lòng và chấp nhận những món cúng dường này. Tâm trí của chư Phật hoàn toàn tập trung vào chúng sinh và làm thế nào để giải thoát họ khỏi mọi nỗi khổ đau.

Khi chúng ta thực nghi quỹ này, đó là một phụng sự cho các chư Phật và cũng như vậy đối với tất cả chúng sinh. Khi ánh sáng quay trở lại từ Đức Kim Cương Tát Đỏa, mang theo trí tuệ và từ bi của tất cả chư Phật. Ánh sáng hòa tan vào câu minh chú và hạt chủng tự nơi tim của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Nước cam lộ được chiết ra từ những chủng tự này, chảy qua ngón chân cái bên phải của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Hạt chủng tự và câu minh chú 100 âm chiết xuất ra nước cam lồ tràn ngập thân Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa). Điều này được gọi là thoát khỏi nhiễm ô, không bị phiền não, hay cam lồ trí tuệ, và có khả năng để tịnh hóa những nghiệp tiêu cực và những che chướng.

Nước cam lồ đi vào đỉnh đầu con, rửa sạch những nhiễm ô, bệnh tật, những che chướng qua những lỗ chân lông và hai cửa dưới của thân thể con.

Chân phải của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) trong tư thế bán hoa sen, vậy ngón chân cái bên phải của Người nằm thẳng trên đỉnh đầu các bạn. Từ ngón chân cái này, một dòng cam lồ màu trắng chảy vào đỉnh đầu bạn, đi vào thân thể bạn qua kênh trung tâm. Nước cam lồ chảy vào đầu bạn, cổ, tim, và rốn, tràn ngập ra cơ thể bạn từ trên xuống dưới. Khi nước cam lồ đi xuống, rửa sạch những che chướng.

Thiền rằng nước cam lồ đầu tiên tịnh hóa những che chướng thể xác và những nghiệp tiêu cực do thân thể mình tạo tác ra. Nước cam lồ tịnh hóa những lời nói và những nghiệp tiêu cực do lời nói tạo tác ra. Cuối cùng, những che chướng tinh thần được hoàn toàn tịnh hóa khi cơ thể bạn tràn đầy sự gia trì của nước cam lồ. Tất cả những nhiễm ô thoát ra khỏi cơ thể bạn qua những lỗ chân lông và cửa dưới của thân thể. Lúc này hình tướng của bạn trở thành một thân trí tuệ trong suốt, không còn là một thân thể bằng thịt và da nữa.

Những che chướng thoát ra khỏi thân thể bạn dưới dạng khói hay chất lỏng màu sẫm.

Những cảm xúc phiền não và những che chướng thoát khỏi cơ thể dưới dạng khói, hoặc chất lỏng màu sẫm. Những đau ốm về thể xác và tinh thần rời đi dưới dạng con mèo. Nếu bạn bị ám bởi những linh hồn xấu, chúng rời khỏi bạn như những con rắn hoặc bò cạp. Trong bất cứ trường hợp nào, những tiêu cực bắt buộc phải rời bỏ cơ thể bạn cho đến khi không còn gì sót lại.

Thiền rằng dưới mặt đất là những ngạ quỷ hay thần chết. Khi chất lỏng sẫm màu này chuyển thành nước cam lồ tinh khiết, và trút như mưa xuống họ. Những chúng sinh này thỏa mãn, những ý nghĩ tiêu cực và khổ đau hoàn toàn được tịnh hóa và họ biến chuyển thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Và thân thể con tràn ngập nước cam lồ và hoàn toàn được tịnh hóa, trong trẻo như pha lê.

Thiền rằng thân thể bạn giống như pha lê, trong suốt cả trong lẫn ngoài. Không có bất cứ che chướng hay vết ố nào còn đọng lại.

Thiền như vậy khi bạn tụng chú 100 âm. Thực hành thiền, thả lỏng những căng thẳng.

Thư giãn. Thiền một cách tự nhiên bằng cảm giác vui mừng “Thực hành này thật kỳ diệu”. Sự mong cầu sẽ dẫn dắt tâm trí theo một hướng khác, tâm trí sẽ trôi đến đây, kia và cuối cùng, mang đến thất vọng. Vì vậy thực hành mà không có sự mong cầu.

Nếu bạn quên mất quán tưởng và phải đem quán tưởng trở lại liên tục, phần quán tưởng sẽ không rõ ràng và thực hành của bạn sẽ mất hiệu quả. Điều này có thể là nguyên nhân làm mất tự tin và tạo cảm giác bạn làm không tốt. Để tránh những phiền toái, hãy giữ chính niệm. Phần đầu thời khóa, quyết định vào thời điểm này, tâm trí bạn sẽ hoàn toàn tập trung vào thực hành. Nếu bạn có thể giữ vững sự tập trung trong suốt cả thời khóa, sẽ rất hiệu quả.

Minh chú 100 âm tiết

Đầu tiên chúng ta tụng đọc chú chậm. Sau khi bạn đã học thuộc, bạn có thể đọc nhanh dần lên. Vào lúc bắt đầu, sử dụng giai điệu để giúp bạn nhớ câu minh chú. Trong suốt thời khóa, bạn có thể tịnh hóa mình và tất cả các chúng sinh, lặp đi và lặp lại. Bạn có thể đọc câu minh chú nhiều lần. Tối thiểu, tụng 21 lần cho một thời khóa. Sau khi đã ghi nhớ, bạn có thể tụng nhanh hơn. Nếu bạn tụng chú này 110.000 lần, nó sẽ tịnh hóa thậm chí cả gốc rễ của những sự đồi bại, những nghiệp rất nặng mà có thể là nhân để tái sinh trong cõi địa ngục. Còn được nghe nói, nếu chúng ta tụng ít nhất 21 lần mỗi buổi sáng, bất cứ nghiệp tiêu cực nào mà chúng ta tạo tác trong ngày sẽ không tăng trưởng. Nếu không, nó sẽ tăng trưởng mỗi thời điểm.

Câu minh chú bằng tiếng Sanskrit. Nghĩa là:

Varjasattva, làm ơn hãy ban phúc gia trì cho con. Xin hãy làm ơn hãy bằng lòng với con, xin hãy luôn hài lòng với con. Xin hãy ban cho con tất cả những thành tựu hiện thực. Cầu mong tâm trí con được thiết lập vững chắc trong mọi hành động. HUNG HA HA HA HA HO. Tất cả những chư Như lai: cầu mong con có thể được giải thoát hoàn toàn trong kim cương. Xin hãy ban cho con trí tuệ hiện tại kim cương, lời nguyện lớn cho chúng sinh AH.

Bạn có thể thực hành thiền này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt tốt vào buổi sáng. Vào thời điểm này bạn vừa được nghỉ ngơi và tâm trí bạn đang sáng sủa.

Thư giãn và thiền sẽ tốt. Nếu bạn trưởng dưỡng tâm bồ đề khi bạn vừa thức giấc lúc sáng sớm, tâm trí bạn chưa bị lôi kéo lung tung, những kinh mạch của bạn được gia trì bởi động lực trong sáng và những năng lượng gió trong sạch. Cả một ngày bạn sẽ hoàn toàn trở nên tích cực. Nếu có một vài ý nghĩ tiêu cực đến, chúng sẽ không thể mạnh lên được. Nếu những ý nghĩ tiêu cực nảy nở trong buổi thiền sáng, tất cả những kênh gió trong cơ thể sẽ tràn ngập tiêu cực và cả một ngày của bạn sẽ bị hỏng. Vậy nếu bạn phát triển được kỷ luật trên, điều đó sẽ mang lại lợi lạc.

Cơ thể chúng ta và môi trường tự nhiên có tương quan rất gần gũi. Buổi đêm, mọi thứ đều yên tĩnh và thư thái. Ngay cả con chim cũng biết phải đi đâu để ngủ. Nếu bạn có thể theo nhịp tự nhiên này, nó có thể tốt cho sức khỏe và tâm trí của bạn. Đi ngủ vào 10h tối và thức vào lúc 4h30 hay 5h00 là rất tốt. Xu hướng thức quá khuya và dậy vào lúc gần trưa có thể đem lại sự suy nhược và những cảm giác không sáng suốt cho tâm trí. Vậy hãy tạo thói quen cho mình đi ngủ sớm và thức dậy sớm.

Hóa tán

Con và tất cả chúng sinh, bị vô minh lừa lọc, đã phá vỡ những lời nguyện.

Phá vỡ những lời nguyện chỉ đến những nghiệp tiêu cực của mọi loại. Từ vô thủy đến giờ chúng ta đã không thoát được khỏi Samsara bởi vì vô minh, lầm lạc, và những cảm xúc phiền não. Dưới những ảnh hưởng của chúng, chúng ta tạo tác bao nhiêu nghiệp tiêu cực và như một quả của nghiệp, đau khổ không ngừng.

Điều này thật quan trọng khi chúng ta nhận ra mình bị đánh lừa như thế nào và đã nhầm lẫn ra sao. Tình trạng này là nhân cho chúng ta cứ trôi lăn trong Samsara bao nhiêu đời sống. Lần này, chúng ta đã nhận ra và hiểu rằng vô minh chính là nhân của mọi nỗi khổ. Chúng ta sám hối trước Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) rằng chúng ta đã phá vỡ mật nguyện, và đó là căn nguyên để chúng ta và tất cả những chúng sinh khác đau khổ.

Oh! Vị thầy Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), người che chở bảo vệ, Đấng hộ trì Kim Cương, Đấng của tất cả chúng sinh, xin hãy che chở cho chúng con.

Đấng Hộ trì Kim Cương có nghĩa là hiện thân của tất cả trí tuệ tuyệt hảo. Đấng của tất cả chúng sinh chỉ ra sự trưởng dưỡng đại từ bi của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) hướng về tất cả chúng sinh, Người trở thành Đấng của tất cả chúng sinh.

Nếu như ở đây không có nhân, quả sẽ không trổ. Nếu ở đây không có nghiệp tiêu cực, không có quả khổ nào được trổ ra. Bởi vì chúng ta không ngừng tạo nghiệp tiêu cực, cho nên sẽ có những nỗi khổ đau liên tục. Vậy chúng ta cầu xin sự che chở khỏi những mê mờ, khỏi những ý nghĩ tiêu cực, và những nỗi khổ đau do chúng gây ra.

Đức Vajrasattva hài lòng với những lời cầu nguyện của chúng ta và đáp : “Những mê mờ của các con đã được làm sáng tỏ, và con đã được tịnh hóa”

Thiền rằng Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) chấp nhận lời khẩn cầu của chúng ta và nói những lời trên bằng sự vui mừng. Điều này không có nghĩa rằng Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) có pháp thuật gì để xua tan những mê mờ của chúng ta. Đức Vajrasattva khẳng định rằng những nghiệp tiêu cực được tinh hóa nhờ thực hành thiền của chính chúng ta. Bạn có thể thực hành thiền này được mức 10% mức 100 phần trăm, hoặc mức nào đó trong khoảng này. Kết quả bạn đạt được tương đương với mức nỗ lực mà bạn vào thực hành. Đó là một điều quan trọng cần phải hiểu.

Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát đỏa) hòa tan thành ánh sáng và tan vào con qua đỉnh đầu.

Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát đỏa)cùng với đóa sen và đĩa mặt trăng, tan thành ánh sáng. Ánh sáng này hòa tan vào bạn qua đỉnh đầu và lan ra khắp cả cơ thể bạn.

Con trở thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Thiền rằng tất cả che chướng vi tế đã hoàn toàn được tịnh hóa. Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) không còn ở bên ngoài bạn nữa. Bạn và đức Vajrasattva không còn là hai thực thể riêng biệt nữa, mà là trạng thái bất khả phân, giải thoát khỏi mọi sự bám chấp và đính chặt. Quán tưởng cơ thể bạn trở thành cơ thể ánh sáng trí tuệ của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa). Hình dáng bên ngoài cơ thể bạn như Đức Vajrasattva, sáng rõ và trang hoàng bởi nhiều loại trang sức và y áo lụa, Người mang chày kim cương nơi ngang tim và chuông nơi ngang thắt lưng. Hình ảnh này giống như bóng trăng phản chiếu xuống nước. Bạn có thể nhìn thấy rất rõ ràng nhưng nếu bạn cố chạm vào, bạn không thể. Để tâm trí bạn nghỉ ngơi ở đây.

Thiền về sự hợp nhất của tướng (sự xuất hiện) và tính không.

Như các bạn đọc trong Bát Nhã Tâm Kinh “sắc tức là không, không tức là sắc. Sắc chẳng khác không, mà không cũng chẳng khác sắc” Điều đó có nghĩa là sự hợp nhất của tướng và tính không. Tất cả bất cứ cái gì chúng ta nhìn thấy, đều tự nó là tính không, tính không xuất hiện trong mỗi hình dạng. Đó chính là trạng thái bất khả phân của tính không và tướng.

Trong thực hành thiền này, làm dịu những căng thẳng tinh thần và thể xác. Thiền rằng tâm trí bạn giống như một bầu không gian, không có bất cứ hình dáng hay đối tượng, không có chướng ngại, không có ý nghĩ phân biệt nhị nguyên, không có gì để tìm hiểu.

Nó là trí tuệ sáng rõ, bình lặng. Đây là một cách thiền đầy kỹ năng bao gồm cả thiền định (samatha) và thiền quán (vipashyana). Thiền chính tự thân trong hình tướng Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) giúp tâm trí chúng ta an trụ bình lặng và nhìn nhận bản chất của nó như tính không để phát triển thành sự nhận biết căn bản. Nếu tâm trí chúng ta đi theo hướng khác, hãy mang nó quay lại. Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc giữ tâm trí trong trạng thái này, hãy xuất hiện lại trong hình tướng Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa). Giữ vững và không đẩy hoặc không đuổi theo những ý nghĩ của bạn càng lâu càng tốt. Nếu bạn bị hôn trầm, áp dụng thêm sự nhận thức.

Nếu tâm trí bạn bị xâm chiếm, hãy thả lỏng hơn. Đó là thực hành chính niệm. Điều này cũng rất quan trọng cho thực hành Mahamudra (Đại thủ ấn) và là một tiềm lực để đạt được thân sắc cầu vồng.

Qua thực hành thiền này, bạn đã thực sự trở thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa). Trong tâm trí bạn, cơ thể bạn không còn là một thân bình thường nữa, mà là hình tướng của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa). Điều này được gọi là “sự hình  thành tinh thần” kể từ khi tâm trí bạn được hình thành từ thân thể của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) này. Nếu bạn thực hành tốt phần thiền này, những tinh linh ác xấu và những thực thể tồn tại khác không thể nào tìm thấy được thân tướng bình thường của bạn. Điều này đã xảy ra thực tế đối với Tổ Jigten Sumgon. Một người đàn ông bị ốm đã nhiều năm. Y học không giúp gì được cho ông ta vì ông ta bị ốm bởi những tinh linh và những thực thể tồn tại khác. Ông ta đến gặp Tổ Jigten Sumgon và cầu xin được giúp đỡ. Tổ Jigten Sumgon khuyên ông ta nên quán bản thân như Đức Chenrezig (Quan Âm). Tổ truyền cho ông ta toàn bộ những chỉ dẫn thực hành Đức Chenrezig (Quan Âm) và ông này thực hành trong 1 tuần. Sau một tuần, ông có thể thiền rằng ông là chính Đức Chenrezig (Quan Âm). Tinh linh đến và hỏi : “Người đàn ông của ta đâu? Ông ta đi đâu rồi?” Tinh linh này trở nên sợ hãi và bỏ chạy, người đàn ông được chữa khỏi bệnh.

Tổ Jigten Sumgon đã ban một Pháp thiền đặc biệt cho thực hành này. Vào lúc bạn trở thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), hãy hỏi : “Vậy, đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) từ đâu đến?”. Chẳng đến từ đâu cả; bạn trở thành Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) qua kỹ thuật thiền này. Vậy thân thể bình thường của bạn đi đâu? Nó cũng chẳng đi đâu cả. Đây là một chỉ dẫn vô cùng quan trọng là độc nhất cho dòng truyền thừa của Tổ Jigten Sumgon. Và đây cũng là một thực hành quyền năng.

Qua đó có thể hiểu chúng ta tạo tác ra toàn bộ thế giới này bằng tâm trí của mình như thế nào.

Hồi hướng

Nhờ những thiện hạnh của thực hành này, mong con đạt được sự hiện hành của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa).

Cuối thời khóa, đọc những lời hồi hướng trong khi tâm trí bạn vẫn đang trong trạng thái của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa). Sự hiện hành của Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) là giác ngộ, là toàn bộ Phật quả. Chúng ta hồi hướng thiện hạnh được tạo ra ở đây để hoàn thiện thực hành này.

Tới trạng thái này, mong con có thể dẫn dắt tất cả chúng sinh-không bỏ sót một ai 

Không còn thậm chí một con bọ nhỏ bị sót lại phía sau. Cầu mong tất cả chúng sinh trong hình tướng Đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa)- trạng thái thoát khỏi mọi nỗi đau khổ.

Đây là nền tảng ba phần của một thực hành. Đầu tiên trưởng dưỡng tâm, thứ hai hiện thực thực hành thiền, và thứ ba, hồi hướng. Ba phần phải được thực hành đầy đủ. Nếu thiếu một phần, thực hành sẽ không hoàn chỉnh. Tổ Gampopa một lần đã nói : “Chúng ta chắc chắn đã thực hành từ đời trước rồi. Nhưng chúng ta đã không hồi hướng tử tế, nên những thực hành của chúng ta đã bị lãng phí.” Hồi hướng “niêm phong” những thiện hạnh để điều này được bảo toàn cho đến khi chúng ta đạt được thành quả. Nếu không hồi hướng, thiện hạnh của chúng ta sẽ bị phá hủy bởi giận dữ, ham muốn và nuối tiếc. Vậy những lời nguyện hồi hướng là một trong những thực hành quan trọng.

Khenchen Konchog Gyaltshen Rinpoche

Trích cuốn: Chuỗi tràng ngọc trai