164350649_3823860644400684_353871252947441948_n

Các đức tính của Thầy và Đệ tử

Trên cơ sở đầu tiên là nguyên nhân đầu tiên là bản chất Phật, chúng ta có thể làm việc. Muốn vậy, phải đến được với Phật pháp, gặp được một vị thầy sẽ hướng dẫn ta về mặt tâm linh, hoặc trong một thời gian đầu, gặp một người bạn tâm linh, một người bạn tốt. Sự gặp gỡ ấy sẽ rất thiết yếu, vì nhờ người bạn tâm linh ấy mà chúng ta có thể hiểu những gì phải làm và những gì phải bỏ, những gì đúng và những gì sai và những cách nào giúp ta tiến lên trên con đường đi về giác ngộ. Sự gặp gỡ ấy là điều kiện cơ bản để giúp cho sự tu được sâu và có kết quả tốt. Người bạn tâm linh này cũng cần có tất cả các đức tính.

Người thầy là một yếu tố, người đệ tử là một yếu tố khác. Dĩ nhiên trong quan hệ này có hai người, và muốn cho quan hệ này có kết quả tốt, cả hai phải tốt. Điều này như một pho tượng: có một cái khuôn và một chất liệu sắp được vào khuôn. Hai bên phải  hội tụ các đức tính cần thiết. Cái khuôn: người thầy, phải hoàn toàn. Hình dạng, do khuôn đề nghị, phải không có khuyết điểm, để pho tượng từ đó ra sẽ không có khuyết điểm. Nếu lấy một thứ đất quá khô, đầy những cục, dĩ nhiên rằng dù khuôn có hoàn toàn, pho tượng đó cũng sẽ không hoàn toàn. Ngược lại, cũng như thế: cho dù đất thật nhuyễn, không có những chất khác, nhưng nếu khuôn có những khuyết điểm, kết quả sẽ không hoàn toàn. Vậy cả hai phải hoàn toàn. Người đệ tử phải như một thứ đất sét tốt, nhuyễn và không lẫn  các vật khác vào. Người thầy phải như chiếc khuôn hoàn toàn, không khuyết điểm. Như thế, pho tượng từ đấy ra sẽ hoàn toàn và dùng được.

Các tiêu chuẩn về sự hoàn toàn của thầy và đệ tử được thấy nhiều lần trong truyền thống của chúng ta. Chúng ta có thể lấy làm gương và không lầm, liên hệ giữa Tilopa và Naropa. Tilopa là gương sáng của một vị thầy và Naropa là tấm gương hoàn hảo của một đệ tử. Thật vậy, khi phải dạy cho một đệ tử, Tilopa nói với Naropa: “nếu ta có một đệ tử, người đó nhảy vào lửa”, Naropa không suy nghĩ một khắc nào nhảy ngay vào lửa. Khi Tilopa nói với Naropa: “ khi ta có một đệ tử, người đó nhảy ngay vào nước”, Naropa không suy nghĩ một khắc nào, nhảy ngay vào nước. Nhờ niềm tin hoàn toàn ấy, sự ban phước, sự truyền dạy được tiến hành một cách hoàn toàn. Nếu chúng ta thấy điều đó hơi quá, chúng ta có thể lấy làm gương quan hệ giữa Marpa vị dịch giả và đệ tử của ngài Milarepa đệ tử của Ngài. Những gì Marpa ra lệnh làm vì lợi ích của đệ tử và vì lợi ích của quan hệ giữa thầy và đệ tử, Milarepa đã thực hiện một cách không dè dặt. Về mặt này, cả hai tượng trưng cho lý tưởng của thầy và đệ tử. Chúng ta đều có thể noi theo.

Nếu chúng ta muốn định nghĩa các đức tính của một vị thầy chân chính, chúng ta có thể nói rằng, trước hết thái độ bên ngoài của người ấy phải mực thước, được chế phục, kỉ luật, không bao giờ gây nguy hiểm cho các đệ tử bằng tấm gương xấu thúc đẩy họ làm bậy. Vị ấy phải tu tập đến mức độ viên mãn, đã đi hết những con đường và hoàn thành mọi sự chứng đắc nhờ một sự tu tập liên tục và sâu xa.

Lời nói của người thầy phải mực thước. Bằng cuộc sống mẫu mực và lời nói, thầy phải khuyến khích các chúng sinh có một đạo đức tốt hơn, một cách cư sử hoàn toàn tránh mọi hành động có hại và có những thái độ đúng. Tâm thầy phải luôn bất vụ lợi, với tình thương và lòng từ bi bao la đối với tất cả các chúng sinh. Thầy cũng không được kiêu.

Phải coi chừng người nào bên nào có vẻ hoàn toàn và biểu diễn nhiều đức tính, nhưng bên trong hay bên ngoài đời tu, đầy khuyết điểm. Trong bất cứ trường hợp nào người đó cũng phải là một vị thầy thật sự. Thân, lời nói và tâm phải hài hòa với tinh túy sâu xa của các sự giảng dạy của Phật. Thầy phải là sự phản ánh của Dharma trong sự biểu hiện của thân, ý là tâm linh của vị ấy. Nếu không được như thế người đó không phải là một vị thầy chân chính.

Còn về người đệ tử, tâm người ấy phải đầy tình thương và từ bi đối với tất cả các chúng sinh. Lòng vị tha phải tăng trưởng và sự ích kỉ phải lùi nơi người ấy. Người ấy phải càng ngày càng thêm tin tưởng và thành kính đối với Tam Bảo, sự giảng dạy và đặc biệt là đối với thầy. Sự kiêu ngạo, bướng bỉnh hay sự cứng đơ của tâm, phải giảm dần. Tâm của người đệ tử phải hoàn toàn trầm tĩnh, nghĩa là không bị khuấy động bởi các lời khen hay nói xấu. Trong bất cứ tình cảnh nào, người ấy cũng phải giữ sắc khí như nhau và không bị động bởi các chuyện khác nhau có thể xảy đến.

Sự gặp gỡ giữa một vị thầy hoàn toàn với một đệ tử hoàn toàn rất hiếm. Người ta rất ít thấy, điều này như thấy được các sao giữa ban ngày! Vậy, phải có những thỏa hiệp. Nếu thầy không có nhiều đức tính, nhưng đệ tử lại có nhiều, thì không trầm trọng lắm. Thật vậy, nếu thầy rất thường, nhưng đệ tử, do niềm tin, thấy đó là Phật, từ quan hệ đó, người đệ tử sẽ nhận được sự ban phước của tâm giác ngộ. Trong trường hợp đó, người thầy rốt cuộc chỉ là một yếu tố để truyền đạt. Lòng sùng kính của đệ tử làm nên tất cả, và vị thầy bấy giờ chỉ là một thân giúp cho đệ tử hướng về đó lòng sùng kính của mình.

Nhờ niềm tin có tính chất khác thường ấy, người đệ tử nhận được sự ban phước của tâm giác ngộ, qua người thầy không hoàn toàn ấy.

 Trường hợp ngược lại khó hơn, nếu vị thầy hoàn toàn chứng đắc, nhưng nếu đệ tử không có đức tính nào, thì không làm được gì cả, vì đệ tử chỉ thấy thầy là một chúng sinh. Cái thấy sai lầm ấy không cho phép người đệ tử nhận ra bản chất giác ngộ của thầy, đệ tử còn có thể phóng lên cái điểm tựa là vị thầy ấy, các tính xấu của mình.

Lý tưởng vẫn là: đệ tử có nhiều đức tính và tìm được vị thầy hoàn toàn. Nhưng nếu chúng ta không được như thế, chúng ta có thể chấp nhận một người thầy hơi kém hoàn toàn hơn.

Niềm tin và lòng sùng kính của người đệ tử

Vậy, điều quan trọng là niềm tin và lòng sùng kính mà người đệ tử đã phát triển. Khi chúng ta cầu lạy thầy mình, dĩ nhiên là chúng ta không nên nói với con người, mà đang nói với tâm giác ngộ đang hiện hành thân Ngài. Nếu chúng ta nói với con người dĩ nhiên là có những giới hạn. Đó là một hình dạng người với những khả năng và điều không làm được. Trong liên hệ từ thầy sang trò, chúng ta dùng hình dạng hay sự hiện diện của con người để tiếp xúc, chạm được đến tâm giác ngộ. Bên kia cái điểm tựa ấy, chúng ta sẽ nhận được sự ban phước dưới màng che của sự vô minh. Vì lý do đó, đức tính của đệ tử quan trọng hơn đức tính của thầy. Ví dụ sau đây được nhiều người biết. Một bà cụ ở Tây Tạng có con trai sắp đi buôn bán ở Ấn Độ, bà nhờ con mang về một vật thánh, mà Phật đã chạm vào, gần hay từ xa. Con bà ra đi, như tất cả các khách thương ông rất bận và khi trở về ông chợt nhớ ra là đã quên mang vật đã hứa với mẹ. Đang đi những bước cuối về nhà, ông thấy xác của một con chó, sọ của nó thật khô. Ông lấy được một cái răng từ cái sọ đó. Ông bọc nó trong một tấm lụa quý và đưa cho mẹ, nói rằng đó là chiếc răng của Phật. Mẹ ông không nghi ngờ gì và đặt nó lên bàn thờ của bà. Trong những năm cuối đời, bà dùng chiếc “răng Phật” ấy để làm điểm tựa cho tu tập, lòng sùng kính hay sự cúng dường của bà. Ngoài sự giúp do chiếc răng đem lại, bà nhận được phước từ chiếc “răng Phật” từ tâm giác ngộ. Khiến lúc chết, nơi bà hiện ra tất cả các dấu hiệu của sự chứng đắc, có những ngọc trong các tro của bà sau khi hỏa thiêu bà. Vậy, thầy là niềm tin, lòng sùng kính của chúng ta. Ngài không chỉ là con người mà chúng ta đã gặp. Nếu chỉ có con người, chúng ta luôn phải gần thầy! Tuy nhiên, nếu chúng ta không tin tưởng, không mở ra đối với tâm giác ngộ nơi thầy, thì chúng ta không bao giờ gặp thầy. Chúng ta có thể suốt đời ở dưới chân thầy mà không hề thấy thầy đâu dù chỉ một lúc. Chúng ta có thể gặp một người thật, nhưng không bao giờ gặp một vị thầy. Trái lại, chúng ta có thể sống rất xa thầy, rất ít khi gặp Ngài hay có thể không gặp chút nào. Tuy nhiên, tâm ta hay những liên hệ của lòng sùng kính, được kết hợp không thể tách rời với tâm thầy, và luôn như thế.

Người ta nói rằng người ta nói rằng người thầy không bao giờ chết. Chúng ta có thể tưởng rằng khi cái chết vật chất của thầy xảy đến, liên hệ bị gián đoạn. Nhưng bởi liên hệ là từ tâm đến tâm, sự chết vật chất không là giới hạn. Chỉ trong tâm đệ tử mất đi niềm tin và lòng sùng kính thì thầy mới thực sự chết. Nhưng ngày nào niềm tin của chúng ta còn sống, dù biểu hiện vật chất của thầy không còn nữa ảnh hưởng tâm linh của thầy vẫn tồn tại. Nguồn cảm hứng vẫn còn đó và chúng ta không bao giờ xa cách với tâm thầy. Guru Rinpoche ( dịch giả: Liên Hoa Sanh) đã nhiều lần nói với các đệ tử rằng dù họ có ở đâu mà cầu gọi Ngài, Ngài sẽ ở đó. Nếu họ quán Ngài nơi đỉnh đầu, Ngài sẽ ở đó, nếu quán Ngài nơi tim họ, Ngài sẽ ở đó, nếu quán Ngài trước mặt, họ sẽ cảm nhận được sự hiên diện của Ngài. Vậy điều thiết yếu giữa quan hệ thầy trò là ở lòng sùng kính, lòng tin nơi tâm giác ngộ của thầy.

Cũng có thể có sự trao đổi giữa thầy và đệ tử nếu thầy là một vị Phật hoàn toàn, đệ tử không hoàn toàn. Vị thầy không vứt bỏ đệ tử. Ngài giúp người ấy hết mình và đưa người ấy đến chỗ phát triển những tâm thức cần có. Vậy, người thầy phải làm việc nhiều hơn để nâng lấy đệ tử.

Trong trường hợp kia, nếu đệ tử có nhiều lòng tin và các đức tính rõ ràng, và vì thầy không hoàn toàn, thì đệ tử nắm được thầy. Qủa vậy, do lòng tin và sùng kính, đệ tử xem thầy như một vị giác ngộ. Và như vậy đệ tử làm việc nhiều hơn.

Trong trường hợp trước, người thầy phải làm việc nhiều hơn. Lý tưởng là cả hai đều hoàn toàn. Bấy giờ có một sự hợp nhất, nhưng trường hợp này rất hiếm. cả hai trường hợp sau có thể xảy ra. Chúng ta có thể như người đàn bà đáng khen kia đã thấy rằng Phật nơi răng con chó và đạt đến những chứng đắc tối cao mà không gặp Phật. Chúng ta có thể như người thị giả của Phật Thích Ca mâu Ni. Ông đã hầu Phật suốt mười tám năm mà không bao giờ thấy được đức tính phi thường của vị giác ngộ. Ông thấy Phật có đức tính cuả một người tu thông thường, đôi khi có vài khuyết điểm. Các đệ tử càng quy tụ xung quanh Phật, ông càng thêm thù, ghen tị và tức giận đối với Phật. Sau cùng cái giận ấy đã khiến ông tái sinh nơi địa ngục. Vậy ở gần Phật không hề đảm bảo cho sự thành công của sự tu của chúng ta. Thành công ấy có nhờ niềm tin và sùng kính mà chúng ta phát triển. Đây thường là tiêu biểu cho liên hệ thầy – đệ tử, có hai khía cạnh. Tất cả tùy thuộc và đầu nào mà chúng ta cần. Đối với thầy, đầu ấy là tình thương, từ bi, giúp đỡ. Đối với đệ tử, đầu ấy là tình thương, từ bi, giúp đỡ. Đối với đệ tử, đầu ấy là lòng sùng kính, cố gắng và tin tưởng. Mỗi bên đều có thể làm đứt liên hệ. Nếu thầy thiếu từ bi, nhẫn nhục và lưu tâm tới lợi ích của các đệ tử, sự đứt xảy ra. Nếu đệ tử mất niềm tin và sùng kính, nếu đệ tử rời xa thầy và buông sợi dây ra. Có sự đứt sảy ra và Samaya, liên hệ giữa thầy và đệ tử bị hỏng. liên hệ tạo ra giữa thầy và đệ tử cần thiết, vì đảm bảo cho sự tiến bộ của đệ tử. Về phía thầy, nó mạnh lên nhờ lòng từ bi và sự lưu tâm đối với đệ tử. Về phía đệ tử, nó mạnh lên nhờ niềm tin và lòng sùng kính đối với thầy. Liên hệ đó không cần hình thức hóa, nghi lễ hóa. Thầy không cần tuyên bố chính thức: “anh là đệ tử của tôi”, đệ tử cũng không cần gặp thầy và nói: “thầy có nhận tôi không?”. Thực ra, liên hệ tự thiết lập một cách tự nhiên, không cần sự tuyên bố chính thức – bởi vì ý trí làm việc chung, Người thầy mang đến sự nâng đỡ, lưu tâm, từ bi và sẵn sàng giúp, đệ tử dâng lên ý chí làm việc với thầy và niềm tin của mình.

Nếu chúng ta làm việc mà vững niềm tin với một vị thầy, thì liên hệ đó, Samaya đó giữa người và ta, được thiết lập một cách vững chắc hơn. Nếu mất niềm tin, ta cắt sợi dây nối ta với thầy. Chúng ta cắt đứt thệ nguyện đó và chúng ta tách ra khỏi những hoạt động tâm linh của người. Nếu người thầy phạm một tội lỗi như mất đi sự từ bi hay không còn lưu tâm đến đệ tử, thì thầy cũng cắt đi sự liên hệ ấy. Nếu sợi dây thiết yếu ấy bị cắt đứt, công việc đáng lẽ được thực hiện giữa thầy và trò bị gián đoạn. Và nếu có sự xấu do sự đứt đó, cả hai đều phải nhận lấy. Ngược lại, nếu công việc tốt được tiến hành, sự phát triển tâm linh của thầy kéo theo, hút theo, có thể nói – đệ tử vốn gắn liền với thầy bằng niềm tin và lòng sùng kính. Cả hai giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau tiến bộ. Nếu vị thầy phạm lỗi và cắt đứt sự liên hệ, ông phải chịu hậu quả xấu, nếu đệ tử cắt đứt liên hệ, đệ tử cũng chịu hậu quả xấu. Sự liên hệ và quan trọng sống còn mà chúng ta, trong cương vị đệ tử, sẽ phát triển.

Lòng từ bi và ảnh hưởng tâm linh, hành động vị tha chính là biểu hiện của tâm giác ngộ. Tâm ấy có khắp mọi nơi, làm sống động mọi vật, nên lòng từ bi và hoạt động ấy có ở khắp mọi nơi. Chỉ cần mở rộng tâm. Ảnh hưởng đó vận hành được nhờ vào niềm tin và lòng sùng kính của chúng ta, hai yếu tố đó mở rộng tâm ta ra. Chuyện này xảy ra trong liên hệ đối với thầy. Cũng thế trong nhiều hoạt động hằng ngày.

Chuyện sau đây được ghi trong sách: “con đường của sự hoàn toàn lớn” của Patrul Rinpoche. Đó là chuyện bà người đàn ông đi gần một cái tsa-tsa vào những lúc khác nhau trong ngày.

Một tsa-tsa là một vật bằng đất được nặn để tượng trưng cho một stupa (tháp thờ Phật tượng trưng cho giác ngộ). Người thứ nhất đi trên đường và gặp một cái tsa-tsa để trên mặt đất, ông nghĩ rằng để chiếc tsa-tsa trên mặt đất là bất kính: “mình phải lấy nó khỏi con đường, sao cho người ta không dẫm lên, rồi đặt nó lên một viên sỏi, trên cao một chút trên bờ đường”. Với cách đó người đó đã tỏ ra rất kính trọng đối với sự giác ngộ và tự mở rộng đối với sự ban phước hiện hữu khắp nơi của tâm giác ngộ. Người thứ hai đi qua thấy chiếc tsa-tsa trên viên sỏi và nghĩ: “người ta không chút kính trọng đối với chiếc tsa-tsa như vậy. Nó bằng đất sét, không được nấu chín, nó có thể biến mất vì nắng mưa. Phải giữ gìn cái biểu hiện sống của sự giác ngộ này”. Ông ta đi tìm cái gì đó và che chở cho nó và chỉ thấy một cái giầy cũ gần đó. Ông lấy đế giầy ra và đặt nó trên chiếc txa-txa để che cho nó. Người thứ ba đến và nghĩ: “người ta không chút kính trọng! Họ đặt chiếc giầy cũ đã dùng và bẩn thế này lên một tsa-tsa, và ông vứt chiếc đế giày đi.

 Ba người này không hành động giống nhau. Có thể nói họ hành động hoàn toàn khác nhau, nhưng động cơ của họ giống nhau: giữ gìn cái tượng trưng cho giác ngộ. Ba hành động hoàn toàn khác nhau ấy nếu được làm cùng một lúc thì có vẻ trái ngược nhau – chúng đã cho phép ba người ấy mở tâm ta trước sự ban phước của tâm giác ngộ và hưởng được các kết quả của việc này.

Trong các bài khác, có chuyện của một người đàn ông muốn trở thành tăng sĩ, vào đời Phật Thích Ca Mâu Ni, ông ta tìm đến tăng già, ông ta gặp một trong các đệ tử chính của Phật Xa-ri-pu-tra (Xá Lợi Phất) và ba lần xin được thọ giới. Xá Lợi Phất vốn là một đại Bồ Tát, với sự hiểu biết của một vị đại Bồ Tát, thấy người này không đủ công đức để sống cuộc đời tu sĩ. Ngài nói rằng theo Ngài điều này không làm được, rằng ông ta phải phát nguyện theo cách một tu sĩ trước khi đi tu. Nhưng Ngài cũng nói với ông ấy: “tôi không biết trọn vẹn về mọi sự, và tốt nhất ông nên đi gặp chính Phật Thích Ca Mâu Ni”. Người đàn ông đến bên Phật Thích Ca, trí tuệ của Ngài lớn hơn trí tuệ của Bồ Tát rất nhiều. Ngài nói với ông ấy: “ ngươi có thể thọ giới tu ấy vì ngươi đã từng làm một hành động cho ngươi đủ công đức để thọ. Trước đây nhiều kiếp, ngươi là một con heo. Ngươi ở trong một trại, gần nơi có một stu-pa( tháp thờ Phật) “ ngươi đang tìm đồ ăn gần stu-pa, bỗng con chó đi tới và bắt đầu đuổi theo ngươi. Trong cơn sợ hãi ngươi thoát được bằng cách chạy xung quanh stu-pa, và trong lúc ấy stu-pa đã trở thành một nơi ẩn náu. Trong khi chạy xung quanh, ngươi đã tạo ra năng lực cần thiết để có thể sống cuộc đời tu sĩ.” Như vậy những việc nhỏ bé có thể có hậu quả nghiêm trọng, ơn phước của tâm giác ngộ hiện diện khắp mọi nơi, chỉ cần mở tâm ra trước phước ấy, bằng thái độ và cách ứng xử.

Phải xem chừng sao cho chúng ta luôn có nơi tâm trước hết là tình thương và lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh, sau đó là niềm tin và lòng sùng kính đối với Tam Bảo, mà người thầy tượng trưng, Giữ được hai điểm đó có mặt nơi tâm ta, sự tiến lên không khó khăn vì ta không có chút mong cầu ích kỉ, và ta làm việc cho chúng sinh được lợi ích. Tâm ta tràn đầy sự tốt đối với tất cả những gì liên hệ đến chúng sinh. Nếu chúng ta xấu đó là dấu hiệu cho tâm giác ngộ chưa phát triển, mọi sự xấu biến đi khỏi tâm ta. Điều này thấy được trong các thái độ, trong cách cư xử của chúng ta. Nếu còn những dấu vết ích kỉ và tư lợi, khi chúng ta nghe thấy người khác thành công hay hạnh phúc, chúng ta cảm thấy ghen tị hay bị trái ý. Nếu ngược lại, chúng ta hoàn toàn hoan hỷ khi biết người khác sung sướng, đó là dấu hiệu rằng tâm giác ngộ, lòng vị tha và tốt được phát triển nơi tâm ta. Đó cũng là chiều hướng hay mục đích của chúng ta. Như vây, chúng ta tiến trên con đường đưa đến giác ngộ. Với một thái độ đúng, các chặng đường sẽ đúng và sự tiến bộ sẽ đúng. Nếu ngược lại, động cơ của chúng ta là vì mình, các kết quả sẽ xấu và sự tiến bộ sẽ hỗn loạn.

Dần dần chúng ta sẽ thực hiện được cái gọi là hai điều lợi ích. Trí tuệ sẽ biến đi dần dần các màng che tâm ta và bản chất của nó càng lúc càng hiển lộ, dẫn đến một sự chứng đạt bền vững và còn mãi. Những lời cầu chúc của chúng ta cho chúng sinh và hoạt động vị tha của chúng ta, sẽ thể hiện ngày càng nhiều, dẫn đến, lúc giác ngộ, sự biểu hiện của hai thân có hình tướng: nirmāṇakāya và saṃbhogakāya, hai thân này làm lợi ích cho chúng sinh một cách tự nhiên, không ý niệm thành lập trước.

Tất cả những điều trên là kết quả của một sự tiến bộ tuần tự dựa trên các lời cầu chúc sâu xa mà chúng ta bày tỏ, những sự cầu chúc làm việc cho lợi ích của chúng sinh. Chúng ta cầu chúc khi chẳng hạn chúng ta ý thức được các giới hạn của mình và sự bất lực để có thể thực sự giúp chúng sinh. Khi ta không còn làm gì được, lời cầu chúc sẽ thay ta tiếp tục, tức nguyện ước sẽ giúp được ở một nơi khác, một lúc khác hay một hoàn cảnh khác. Toàn bộ những lời cầu chúc ấy, hợp thành sức mạnh của hoạt động mà ta đang dùng để đạt đến giác ngộ.

Trong sự tiến bộ ấy, chúng sinh và chư Phật đồng đều là nguyên nhân của sự thành công của chúng ta. Nếu chư Phật cho ta nguồn cảm hứng, sự che chở dạy ta, thì chúng sinh cho ta môi trường thí nghiệm, khả năng phát triển các hành động thương, từ bi, nhẫn nhục là những đức tính của giác ngộ. Chúng ta phải biết ơn đồng đều chư Phật và chúng sinh, vì chúng sinh cũng giúp ta nhiều như vậy trên con đường giác ngộ.

Có được kiếp người này không phải tự nhiên mà có. Chúng ta được nó do đã tích tụ được nhiều hành động có công đức, các nguyên nhân có điều kiện tốt trong vô số kiếp. Các điều kiện đã dẫn ta đến kiếp này, với đặc tính tốt và các sự tự do của kiếp người qúy báu. Nếu ta muốn tiếp tục hưởng các điêu kiện thuận tiện ấy trong các kiếp sau, ngay bây giờ ta phải tích tụ công đức, năng lực tốt cần có để được kiếp người, và mặt khác phải thanh tịnh hóa.

Thật vậy, nếu ta không thanh lọc dòng tâm thức của ta khỏi các sự bất tịnh do nghiệp, các cảm xúc xấu, các khuynh hướng quen có (dịch giả: tham, sân, si, kiêu, ghen và sự ngu si) chúng ta sẽ không chứng ngộ được bản chất giác ngộ của ta. Vậy, chúng ta phải làm hai việc: tích tụ các điều kiện tốt và thanh lọc các khuynh hướng xấu. cả hai đều không thể thiếu giác ngộ.

Lama Gendun Rinpoche
Nguyên Tác: Thầy và Đệ tử, Nhà Xuất Bản Phương Đông

Việt dịch: Tỳ kheo ni Ngawang Kuntchok Dreulma Viên Huệ