home_1

Đức Sakya Trizin 41

Kết quả hình ảnh cho sakya trizin 41

Đức Sakya Trizin 41

Gia tộc Khon, dòng dõi của Dòng truyền thừa Sakya được biết đến với ba danh hiệu đặc biệt và mỗi danh hiệu gắn liền với một câu chuyện. Do là hậu duệ của vị thần Vương quốc Ánh Sáng Trắng, vị thần đã bước vào thế giới loài người, gia tộc được biết đến với danh hiệu “Gia tộc Thiên đường”. Sau đó, do điều phục được loài quỷ La Sát, những tinh linh độc hại, họ được gọi là “Gia tộc của Đấng chiến thắng”. Cuối cùng, do sáng lập ra Dòng truyền thừa Sakya, họ được biết đến là “Dòng truyền thừa Sakyapa”.

Trong thời gian gần đây, do cung điện của dòng truyền thừa mà Đức Sakya Trizin trì giữ được xây dựng ngay cạnh Điện thờ Tara làm bằng đá quý ngọc lam ở Tu viện Sakya, Tây Tạng, gia tộc thiêng liêng này còn được biết đến với danh hiệu Dòng truyền thừa “Drolma Phodrang” hay “Cung điện Tara”.

Từ khi Bộ tộc Thiên đường xuất hiện, cách đây hơn một ngàn năm, dòng truyền thừa này luôn được trì giữ không gián đoạn cho tới ngày nay. Nhiều vị Đạo sư lừng lẫy và các vị tu sĩ xuất hiện trong dòng truyền thừa này, phải kể đến Năm Đạo sư vĩ đại của Dòng truyền thừa Sakya. Đức Pháp Vương, vị trì giữ ngai vàng của trường phái Sakya là vị trì giữ đời thứ 41 của dòng truyền thừa không gián đoạn này từ 1073 sau Công Nguyên.

Sakya Trichen

Đức Pháp Vương sinh ngày 7/9/1945, tức mồng 1 tháng 8 Âm lịch năm Mộc Điểu tại cung điện Sakya ở Tsedong. Ngay sau khi Ngài sinh ra, theo truyền thống lâu đời để tăng trưởng trí tuệ cho Ngài, trên lưỡi Ngài được vẽ linh tự DHI cùng với những nghi lễ đặc biệt được thực hiện. Vào ngày này, người ta quan sát thấy những dấu hiệu có liên quan theo cách thức truyền thống xuất hiện cùng nhiều điềm lành như: Sữa được vắt từ 100 con bò cái khác nhau và bức tượng Đạo sư Liên Hoa Sinh được cúng dường cho Cung điện một cách kỳ diệu.

Ban đầu, Đức Pháp Vương được đặt tên theo tiếng Phạn là Ayu Vajra và ngay sau đó Ngài có tên thật là Ngawang Kunga Thegchen Palbar Trinley Samphel Wangyi Gyalpo, chính là vào thời điểm khi cha Ngài, Trì Minh Vương(Vajradhara) Ngawang Kunga Rinchen ban cho Ngài nhập môn quan trọng đầu tiên về Chín vị Bổn tôn Vô Lượng Thọ. Năm Đức Pháp Vương 4 tuổi, Ngài thọ nhận nhập môn quan trọng đầu tiên về sự bình an và phẫn nộ của pháp tu Vajrakilaya cùng những giáo lý thâm diệu khác từ cha Ngài.

Đức Pháp Vương mồ côi cha mẹ khi Ngài còn rất nhỏ. Sau đó, người dì bên đằng ngoại của Ngài đã dành trọn cuộc đời bà để nuôi dưỡng Ngài. Chính bà đã tìm Thầy dạy riêng cho Đức Pháp Vương học đọc, viết, ghi nhớ và cách trì tụng những bài cầu nguyện cơ bản. Ngài cũng học tụng kinh, âm nhạc, nhảy múa nghi lễ, Yoga tối thượng và nhiều môn học khác từ vị Thầy dạy riêng của Ngài. Cả hai vị Thầy của Đức Pháp Vương đều dạy Ngài cách thực hành các nghi quỹ và cầu nguyện theo truyền thống miền Bắc và miền Nam của các tu viện Sakya. Khi mỗi khóa học kết thúc, một nghi lễ kỷ niệm hoành tráng sẽ được cử hành. Khi đó, Đức Pháp Vương sẽ chính thức bước vào Tu viện Đại Thừa và Kim Cương Thừa để cử hành các nghi lễ truyền thống của trường phái Sakya. Vào năm 1950 khi Ngài được 5 tuổi, vị Thầy gốc của Ngài, Trì Minh Vương (Vajradhara) Ngawang Lödron Shenphen Nyingpo vĩ đại đã ban cho Ngài giáo lý Lamdre – Con đường và Đạo quả và những giáo lý thâm diệu khác.

Kết quả hình ảnh cho sakya trizin 41

Năm 1951, Đức Pháp Vương đã hành hương tới Lhasa và chính tại nơi này Ngài được Đức Đạt-lai Lạt Ma thứ chỉ định Ngài là người trì giữ Dòng truyền thừa Sakya vĩ đại. Theo đó, vào năm tiếp theo, một buổi lễ đăng quang đã được tổ chức để chứng kiến việc Ngài chính thức chấp thuận ấn tín của Sakya. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng Ngài đã thể hiện mình là một người có trí tuệ xuất chúng và những kỹ năng phi thường để có thể làm tròn trách nhiệm của mình. Khi được bảy tuổi, Ngài đã vượt qua kỳ thi vấn đáp rộng rãi về mật điển gốc Hevajra tại tu viện Sakya vĩ đại. Tại tu viện Ngor, Tu viện trưởng Ngor và Thượng Sư đã ban cho Ngài những giáo lý Lamdre (Con đường và kết quả) thông dụng và không thông dụng. Vào năm 1953, để đáp lại sự mong muốn của Thượng Sư về việc nhập vào Mahaparinirvana, Đức Pháp Vương dành cả một khoảng thời gian dài trong cuộc đời mình để bắt đầu thực hành các pháp tu Tịnh Độ ở tu viện Ngor, và cũng như vậy, Ngài thực hành pháp thiền định nhập thất Hevajra ở Sakya, và tại thời điểm đó Đức Pháp Vương mới chỉ 8 tuổi.

Năm tiếp theo, Đức Pháp Vương được tiếp nhận quán đảnh và trao truyền những giáo lý của tuyển tập của Sadhanas từ Ngawang Tenzin Nyingpoi, nhiếp chính của Vajradhara Ngawang Lodro Shenphen Nyingpo. Ngài cũng được tiếp nhận lễ quán đảnh và khẩu truyền  sâu xa của ba vị Bổn tôn màu đỏ và hai Bổn tôn bảo vệ chính của dòng truyền thừa Sakya từ vị Đạo sư Ngawang Lodron Rinpoche. Ngài cũng đã chủ trì cho một nghi lễ Vajrakilaya linh thiêng ở tu viện chính của Sakya.

Khi được 10 tuổi, Đức Pháp Vương một lần nữa thực hiện một cuộc hành hương tới Lhasa, nơi mà Ngài thọ nhận những giáo lý ở Potala từ Đức Đalai Lama. Trước một đoàn người rộng lớn, Đức Pháp Vương đã đưa ra một lời giải thích rộng lớn về Cúng dường Mạn Đà La, điều này thể hiện trí tuệ của Ngài được khẳng định rộng khắp ở Tây Tạng. Trong cuộc hành hương tới Ấn Độ, Ngài đã thọ nhận rất nhiều lần quán đảnh và những giáo lý của truyền thống Sakya, Đại Toàn Thiện và những giáo lý của Dzogchen từ Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Vào năm 1957, Đức Pháp Vương một lần nữa tiếp nhận giáo lý Lamdre (Con đường và kết quả), lần này là từ Đấng vĩ đại Kim Cang Thừa Khenchen Jampal Sangpo theo như là sự chuyển giao của dòng truyền thừa Khon. Sự chuẩn bị cho nghi lễ chính thức được công nhận là Sakya Trizin của Đức Pháp Vương được tiến hành vào năm 1958. Vào năm đó, Đức Pháp Vương cũng thực hiện nghi lễ gia trì thuốc pháp (Blessing Pills) và Vị Hộ Phật (Local Deity), cũng như là mở rộng nghi lễ Kim Cang Thừa. Vào năm 1959, sau nghi lễ Mahakala trong vòng 7 ngày, một buổi lễ phức tạp kéo dài trong vòng 03 ngày với sự tham dự của đại diện Đức Đalai Lama và Chính phủ Tây Tạng, Đức Pháp Vương chính thức được công nhận là người trì giữ truyền thừa dòng Sakya. Nhân sự kiện đó, Ngài đã ban lời giái đáp về “Sự soi sáng trong tâm ý của các bậc Thánh Hiền ” để kết nối Tăng đoàn, các vị cư sĩ và những người viếng thăm tu viện.

Kết quả hình ảnh cho sakya trizin 41

Sau cuộc xâm lược của Trung Quốc ở Tây Tạng vào năm 1959, Đức Pháp Vương chuyển tới Ấn Độ, Ngài thiết lập các tu viện của dòng Sakya Guru ở Darjeeling và bắt đầu nhiệm vụ chính là kết nối cộng đồng Sakya. Trong thời gian lưu vong đó, Ngài vẫn tiếp tục thọ nhận những giáo lý triết học sâu rộng trong lĩnh vực Logic học, Vi Diệu Pháp, Bát Nhã Tâm kinh và Sự Rõ Ràng của Ba giới nguyện từ các học giả lớn như Khenpo Dosep Thubten, Khenpo Serjong Appey và Khenpo Rinchen. Thông qua những giáo lý của Ngài Khenpo Serjong Appey, Pháp Vương đã thọ nhận những luận giảng hết sức chi tiết và rõ ràng về nguồn gốc của Mật điển gốc Hevajra và rất nhiều những giáo lý liên quan khác. Từ những giáo lý của hóa thân Nhiếp chính vương Phende Khen, Ngài cũng là một trong số những Đức Pháp Vương có nguồn gốc từ Gurues, Ngài nhận lễ nhập môn và luận giảng về Yamantaka trong truyền thống Ra Lotsawas cũng như các bài viết của Ngài Ngorchen Konchok Lhundup.

Năm 1962, ở tuổi mười bảy, Ngài đã ban lễ nhập môn Hevajra đầu tiên ở Kalimpong. Sau khi chuyển tới Mussoorie, vào năm 1963, Ngài có dự định tái thiết lập vị trí chính thức của dòng Sakya ở gần Rajpur. Việc kết nối lại các vị tu sĩ đã được di rời tới trung tâm mới thành lập của Sakya, nơi mà ông đã ban nhiều giáo lý và những lễ quán đảnh. Cũng trong năm đó, lần đầu tiên, Ngài đã ban giáo lý Lamdre thâm sâu (Con đường và kết quả) ở Sarnath, Varanasi. Một năm sau đó, Ngài thiết lập khu dân cư Sakya ở Puruwala, Himachal Pradesh cho các thành viên của cộng đồng Sakya.

Để duy trì truyền thống của gia tộc Khon, Đức Pháp Vương đã kết hôn với Dagmo Tashi Lhakee vào năm 1974. Trong vòng 1 năm, họ đã hoan hỉ chào đón sự ra đời tốt lành của người con trai lớn là Ratna Vajra. Cũng thời gian đó, Đức Pháp Vương có buổi truyền dạy giáo lý đầu tiên vòng quanh Châu Âu, Châu Mỹ và rất nhiều nước ở Châu Á. Vào năm 1976, Ngài lần thứ 2 ban giáo lý Lamdre (con đường và kết quả) tại trung tâm Sakya. Năm tiếp theo, theo yêu cầu của vị hóa thân Nhiếp Chính Vương Luding Khen, Ngài giảng về “Tập hợp những giáo lý của Sadhanas” ở tu viện Matho tại Ladakh. Năm 1977, một lần nữa Ngài tiếp tục truyền dạy các giáo lý khắp Châu Á, Châu Âu và Mỹ. Hai năm sau đó, vào năm 1979, người con trai thứ hai của Ngài là Gyana Vajra chào đời.

Năm 1980, Ngài thực hiện lễ khai mạc tu viện chính của Sakya. Thubten Namgyal Ling ở Purawala, và Ngài ban giáo lý Lamdre đầu tiền của mình. Năm 1982, Đức Đạt La Lạt Ma chính thức tới thăm tu viện và ban rất nhiều những giáo lý. Từ Đấng tôn quý Chogye Trichen, Pháp Vương cũng đã tiếp nhận truyền thống Tsarpa không thông dụng của giáo lý Lamde và truyền thống Jonang của “Một trăm lời giải đáp”. Một năm sau, Đức Pháp Vương tổ chức một buổi lễ đặc biệt mừng thọ Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala.

Kết quả hình ảnh cho sakya trizin 41

Ngài một lần nữa ban dạy những giáo lý rộng khắp Châu Á và Châu Âu năm 1984. Ở Sakya Tsechen Ling, Pháp, Ngài lần thứ 2 dạy về những giáo lý Lamdre (con đường và kết quả). Năm kế tiếp, theo yêu cầu của Chogye Trichen Rinpoche, Đức Pháp Vương đã dâng hiến đền thờ Phật Di Lặc (Maitreya) ở Kathmandu. Cuối năm đó, Ngài đã tham dự lễ quán đảnh được Đức Đạt Lai Lạt Ma ban thọ ở Bodh Gaya.

Vào năm 1986, Đức Pháp Vương một lần nữa ban dạy giáo lý Lamdre (con đường và kết quả) ở Học viện Sakya tới rất nhiều những vị tu sĩ và các đệ tử phía Tây Dharma. Năm 1988, Ngài chủ trì lễ cúng dường để xây dựng mới trung tâm Ngorpa ở Manduwala. Ngài dừng chân tại đó trong vòng một vài tháng để thực hiện ban hơn 30 lễ quán đảnh của truyền thống Sakya. Vào năm tiếp theo, thể theo yêu cầu của rất nhiều các đệ tử trên khắp Châu Âu, Mỹ và Canada, Ngài đã đi tới từng trung tâm Pháp của dòng Sakya để ban rất nhiều những giáo lý sâu rộng. Kể từ đó, vì lợi ích của giáo lý Phật Pháp và cho các môn đệ của mình, Ngài đã ban rất nhiều lễ quán đảnh, giáo lý và những buổi chia sẻ cộng đồng rộng rãi trên khắp thế giới.

DSC_5168c1_edited-1-754x1024

Bằng cách này, như là nước được đổ từ bình này sang bình khác, Đức Pháp Vương đã tiếp nhận tất cả những giáo lý sâu rộng của truyền thống Sakya, rất nhiều những giáo lý và sự chuyển giao từ các dòng truyền thừa khác của rất nhiều những Bậc Thầy từ các truyền thống khác trong Phật giáo, và Ngài đã trao truyền cho các môn đệ của Ngài trên khắp thế giới.

Để thúc đẩy nền giáo dục và đào tạo triết học sâu rộng, cũng như duy trì sự chuyển giao sống động của những giáo lý Sakya, Đức Pháp Vương đã thành lập trường Cao Đẳng Sakya ở Rajpur và học viện Sakya ở Puruwala. Vì lợi ích của các nữ tu sĩ dòng Sakya, Đức Pháp Vương đã thành lập Ni viện Sakya ở Dekyiling, Dehradun, nơi mà hơn 170 nữ tu sĩ vẫn đang tiếp nhận những hướng dẫn tâm linh. Bằng cách này, nhờ vào trí tuệ và sự hiểu biết của Ngài, Ngài đã làm hồi sinh cả truyền thống Kinh điển và Mật điển của dòng Sakya nói riêng và của Phật giáo Tây Tạng nói chung và luôn luôn đảm bảo sự duy trì của Phật Pháp.

Tiểu sử này chỉ là một phần nhỏ trong số các hoạt động của Đức Pháp Vương Sakya Trizin mà một người bình thường có thể hiểu được. Nhiều hoạt động tâm linh và bên ngoài của Ngài đã vượt qua sự bám chấp và hiểu biết của chúng ta.

Nguồn: Tạp chí Palden Sakya.

Việt dịch: Nhóm Viet Rigpa Lotsawas

Hiệu đính: Giác Nhiên

link: www.hhthesakyatrizin.org

Mọi sai sót đều do người dịch và người hiệu đính. Có chút phước đức nhỏ nhoi nào xin hồi hướng cho những ai có duyên với Đức Pháp Vương Sakya Trizin đều được Ngài dẫn dắt sớm liễu thoát sinh tử và cầu mong nhờ công đức này Ngài sớm quang lâm đến Việt Nam.