e36615c80b07eee3c42efded164ebbd1 (1)

Đức Akong Tulku Rinpoche

Giai đoạn một: Những năm tháng đầu đời ở Tây Tạng.  

Đức Akong Tulku Rinpoche sinh năm 1939, gần Riwoche ở Tỉnh Kham, miền Đông Tây Tạng, từ khi còn rất nhỏ Ngài đã được phát hiện là Hóa thân chuyển thế của Akong đời thứ nhất, Tu viện trưởng Tu viện Dolma Lhakang gần Chakdado, vùng Chamdo thuộc tỉnh Kham. Đội tìm kiếm đã tuân theo sự hướng dẫn chính xác của Đức Gyalwa Karmapa đời thứ 16, vị lãnh đạo tối cao của Dòng Karma Kagyu.

Kết quả hình ảnh cho tulku akong rinpoche

                                                                       Đức Tulku Akong Rinpoche

Khoảng năm lên bốn tuổi, Ngài được đưa tới Dolma Lhakang để thụ nhận sự giáo dục tâm linh chính thức, cần thiết cho Ngài để có thể tiếp tục công việc của mình như một Tu viện trưởng về sau. Dolma Lhakang là tu viện với hàng trăm tu sĩ cùng rất nhiều ni viện và những khóa tu nhỏ liên quan. Bên cạnh việc nghiên cứu tôn giáo, Vị Akong tái sinh cũng được đào tạo về y học Tây Tạng truyền thống.

Thời niên thiếu, Ngài đã di chuyển từ cộng đồng này tới cộng động khác, thực hiện các nghi lễ tôn giáo và chữa bệnh cho mọi người. Sau đó, Ngài tới Đại học tu viện Secchen, nơi Ngài đã thọ nhận trao truyền của Dòng truyền thừa Kagyu về Giáo Pháp Đại Thủ Ấn tinh túy từ Đức Secchen Kongtrul Rinpoche. Với tư cách là trưởng Dòng truyền thừa Kagyu, Ngài đã thực hành tu tập tâm linh chuyên sâu dưới sự hướng dẫn của Đức Gyalwa Karmapa đời thứ 16, chính là người chứng nhận Ngài trở thành người giảng dạy y học Tây Tạng.

Đức Akong Tulku Rinpoche cũng nắm giữ nhiều Dòng truyền thừa của phái Cổ Mật. Trong suốt thời gian này, Ngài luôn nhận được sự sùng kính mạnh mẽ từ những người đến với Ngài.

Giai đoạn hai: Rời khỏi Tây Tạng

Việc tiếp quản Tây Tạng năm 1959 của người Trung Quốc đã khiến Ngài phải di chuyển đến Ấn Độ trong một chuyến đi gian khổ kéo dài 9 tháng. Ngài dẫn đầu một đoàn gồm những 300 người nhưng chỉ có 13 người tới Ấn Độ an toàn. Tại một điểm dừng, họ đói đến nỗi đã phải luộc da giày và túi để làm súp. Sau khi tạm nghỉ ở khu lều trại dành cho người tị nạn một thời gian, cùng với các vị Lama khác, Ngài được yêu cầu chăm sóc các vị tu sĩ trẻ ở tu viện thuộc Dalhousie, Tây Bắc – Ấn Độ.

Nhờ sự giúp đỡ của Bà Freda Bedi, sau này đã thành Chị Palmo, năm 1963 Ngài và Đức Trungpa Tulku, Tu viện trưởng Tu viện Surmang, đã đi thuyền tới nước Anh học tiếng Anh ở Oxford. Chỉ có Đức Trungpa Tulku nhận được học bổng còn Ngài Akong Rinpoche đã làm việc ở một bệnh viện nhỏ một vài năm để tự nuôi mình. Trungpa Rinpoche và Tulku Chime của Tu viện Benchen đã ở chung trong một căn hộ nhỏ.

Giai đoạn ba: Những ngày đầu ở Scotland

Ngài đã dành 25 năm tiếp theo (1963 – 1988) giới thiệu đến người phương Tây  về Phật giáo và một vài nét văn hóa Tây Tạng. Điều này phục vụ một mũi tên và trúng hai đích: Làm cho thế giới vật chất phương Tây trở nên phong phú với một trong những nền văn minh độc đáo và tốt nhất châu Á.

Bằng cách làm như thế, điều đó cũng đảm bảo duy trì sự phát triển liên tục của Dòng Truyền Thừa. Công việc này tập trung vào sự phát triển của Trung tâm Tây Tạng Kagyu Samye Ling, ở Scotland; trung tâm Phật giáo Tây Tạng đầu tiên ở phía Tây, được đồng phát triển bởi Đức Akong Tulku Rinpoche và Chogyam Trungpa Rinpoche trong vài năm đầu tiên và sau đó tiếp tục bởi Đức Akong Tulku Rinpoche. Thu hút nhiều phật tử nhiều nơi đến thăm viếng, Ngài đã tạo ra một trung tâm hòa bình và tâm linh đầu tiên và tốt nhất, với dấu ấn mạnh mẽ về sự bi mẫn vị tha, mở lòng tới bất cứ ai có tín tâm.

Kết quả hình ảnh cho tulku akong rinpoche

Đáp lại nhu cầu tìm hiểu về các giáo lý đặc thù của Dòng truyền thừa Kagyu, Ngài đã mời các học giả uyên bác và các chuyên gia Thiền tới Scotland, nơi họ đã dạy các pháp tu Thiền chính và các văn bản triết học. Điều này được đặt ra vì sự phát triển của những giáo lý Dòng truyền thừa Kagyu ở phương Tây, khi vị lãnh đạo tối cao của Dòng truyền thừa Kagyu, Đức Gyalwa Karmapa đời thứ 16 tới thăm Samye Ling năm 1975 và 1977. Đức Karmapa đã ấn định Đức Akong Tulku Rinpoche là người đứng ra tổ chức chuyến đi tới châu Âu dài 6 tháng vào năm 1977 cho Ngài.

Giai đoạn bốn: Phát triển KagyuSamye Ling

Dưới sự hướng dẫn của Đức Gyalwa Karmapa đời thứ 16, Đức Akong Tulku Rinpoche đã thiết lập một khóa tu thiền truyền thống 3 năm tại Samye Ling và thực hiện Dự án Samye, xây dựng một ngôi đền Phật giáo Tây Tạng truyền thống và một trường học tập với Thư viện và Viện Bảo tàng.

Giai đoạn 1 của Dự án Samye là việc xây dựng ngôi đền, do toàn bộ các thành viên của cộng đồng Samye Ling thực hiện, dưới sự lãnh đạo tích cực của Đức Akong Tulku Rinpoche, người ta thường nhìn thấy Ngài với một cái xẻng trên công trường xây dựng. Bên trong ngôi đền được thể hiện trang nghiêm bởi một đội họa sĩ, các nhà điêu khắc, chạm trổ và các thợ thủ công làm việc dưới sự hướng dẫn của Đức Sherapalden Beru. Sherapalden là một trong những họa sĩ kiệt xuất của phái Karma Kagyu.

Lễ khánh thành long trọng đền Samye diễn ra vào ngày mùng 8, tháng 8 năm 1988, cùng với một tấm bảng kỷ niệm được công bố bởi Đức Tai Situpa đời thứ 12 và Rt. Hon. David Steel MP. Các đại diện cấp cao về tôn giáo đã tham dự. Trong suốt giai đoạn phát triển Samye Ling, rất nhiều hoạt động và các trung chi nhánh được đưa vào thực thi. Các trung tâm Samye Dzong đã phát triển ở Bỉ, Tây Ban Nha, Ai-len, Nam Phi, Zimbabwe và Mỹ. Trên các phương diện khác, với sự quan tâm mà nhiều nhà trị liệu và bác sĩ đã cho thấy kỹ năng y học Phật giáo và trị liệu của Đức Akong Tulku Rinpoche đã dẫn đến sự phát triển của hệ thống trị liệu độc đáo, như phương pháp trị liệu Tara Rokpa rất phát triển hiện nay.

Giai đoạn Năm: Giúp đỡ Tây Tạng.

Hoạt động chính của Đức Akong Tulku Rinpoche vào những năm 1990 là sự mở rộng các hoạt động nhân đạo, chủ yếu ở Tây Tạng và Nepal và ở cả châu Âu nơi Ngài đã cho xây vài bếp ăn nhỏ, cung cấp súp cho những người vô gia cư trong những thành phố chính. Với sức mạnh to lớn và sự siêng năng, Ngài đã mang đến hơn 100 dự án cải thiện sự sống cho mọi người, mỗi dự án đều có trường học, phòng khám, trường Cao đẳng Y, các chương trình tự viện hoặc các phương pháp để cứu môi sinh ở Tây Tạng. Các cơ sở vật chất này chủ yếu dành cho khu vực nông thôn ở miền Đông của cao nguyên Tây Tạng.

Tại Nepal, làm việc chủ yếu thông qua phó chủ tịch Lea Wyler của Rokpa International, Đức Akong Tulku Rinpoche đã thiết lập một dự án quan trọng cung cấp thực phẩm cho những người đói kém trong suốt những tháng mùa đông. Dự án này được mở rộng để xây dựng thêm nhà trẻ, phòng khám, các hội thảo tự viện dành cho phụ nữ…

Kết quả hình ảnh cho tulku akong rinpoche

Năm 1994, Đức Akong Tulku Rinpoche là một trong những người chủ chốt phát hiện ra sự hóa thân của Đức Gyalwa Karmapa đời thứ 16 và Ngài đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tiên tìm ra Đức Gyalwa Karmapa đời thứ 16. Sau đó, Ngài gửi Đức Gyalwa Karmapa đời thứ 16 vào Tu viện Tolung. Ngài đã thực hiện chuyến viếng thăm hai Nhiếp chính là Đức Tai Situpa Rinpoche thứ 12 và Đức Gyatsabpa Rinpoche đời thứ 9. Ngài cùng với Đức Tai Situpa Rinpoche thứ 12 và Đức Gyatsabpa Rinpoche đời thứ 9 đã làm lễ tấn phong cho Đức Gyalwa Karmapa đời thứ 17, hay là Urgyen Drodul Tinley Dorje.

Trọng trách công việc tăng lên của Ngài ở Tây Tạng đã dẫn Đức Akong Tulku Rinpoche yêu cầu anh trai mình, Tỳ kheo Lama Yeshe Losal đảm nhiệm việc điều hành Kagyu Samye Ling ở Scotland. Lama Yeshe đã trở thành Tu viện trưởng mới và đã tạo ra môi trường cộng đồng tu tập trong và ngoài Tu viện.

Việt ngữ: Nhóm Viet Rigpa Lotsawas

Hiệu đính: Giác Nhiên

Nguồn: samye.org

Mọi sai sót đều do người dịch và người hiệu đính. Có chút phước đức nhỏ nhoi nào xin hồi hướng cho những ai có duyên với Đức Akong Tulku Rinpoche đều được Ngài dẫn dắt sớm liễu thoát sinh tử và cầu mong nhờ công đức này Ngài sớm quang lâm đến Việt Nam.