32-h013

Đức Dzongsar Khyentse ban truyền quán đảnh Rinchen Terdzö

Lạt Ma nổi tiếng, tác giả, nhà làm phim người Bhutan, Dzongsar Khyentse Rinpoche mới đây đã hoàn thành việc ban khẩu truyền và quán đảnh Rinchen Terdzö (Kho tàng những terma quý báu) giữa sự bủa vây khắc nghiệt của núi non Takila phía bắc Bhutan – nơi Ngài đã trải qua 5 tháng cử hành những buổi lễ tuần với sự tham gia của hàng chục ngàn người.

Rinpoche personally blesses all 4,000+ people attending with purified saffron water. Thangtong Tulku assists.

Lạt Ma Dzongsar Khyentse Rinpoche ban quán đảnh Rinchen Terdzö ở Takila, Bhutan. (Nguồn: khyentsefoundation.org)

Sự kiện này bắt đầu vào giữa tháng hai (mặc dù sự chuẩn bị đã được tiến hành từ vài tuần trước đó), được tổ chức bởi đại sư đáng kính người Bhutan, Khenpo Karpo Rinpoche, Quỹ Druk Odiyana (do đại sư thành lập năm 2004), và hàng trăm nhà tu hành nhiệt tâm – những người đã chuẩn bị và đóng góp cúng vật cũng như diễn xướng các nghi thức, biên soạn các tài liệu lễ nghi cho những người tham gia. Nhiều người trong số họ đã có những hy sinh cá nhân đáng kể để tham dự sự kiện.

Buổi lễ được tổ chức tại nơi tọa lạc của bức tượng lớn nhất thế giới từ thế kỉ thứ 8 của đại sư Phật giáo Padmasambhava (còn được gọi là Guru Rinpoche). Quần thể còn gồm một tu viện ba tầng do Quỹ Druk Odiyana khởi xướng xây dựng vào năm 2008.

Các chức sắc tham dự, đón nhận trao truyền có cả Quốc vương Bhutan, Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, thủ tướng Bhutan, Tshering Tobgay và nhiều thành viên cấp cao của cộng đồng tôn giáo Bhutan.

Phatgiao-org-vn-bhutan-ket-thuc-le-ban-quan-dinh-rinchen-terdzo-cua-ngai-dzongsai-Khyentse-Rinpoche-2

Cầu vồng an lợi vắt qua bức tượng của Guru Rinpoche ở Takila trong sự kiện ban quán đảnh. (Nguồn: Facebook của Dzongsarjamyangkhyentsefanclub)

 

Quỹ Khyentse, một tổ chức phi lợi nhuận được Lạt Ma Rinpoche thành lập năm 2001, tài trợ tất cả sự truyền tục nghiên cứu và thực hành Phật giáo. “Cam kết của Rinpoche để hoàn thành một cách tỉ mỉ những nghi lễ này là một phần cống hiến cả đời Ngài để bảo tồn dòng dõi và đảm bảo Phật xác tín sẽ hiện hữu đối với những thế hệ mai sau… Cũng như Lạt Ma Rinpoche đã tiếp nhận quán đảnh từ Guru Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche và ông nội của Ngài, Kyabje Dudjom Rinpoche, một nhóm nhỏ những tulku từ các dòng dõi khác nhau cũng đang tiếp nhận quán đảnh để rồi một ngày nào đó họ có thể truyền trao cho những đệ tử của mình”.

Rinchen Terdzö là một trong “Ngũ đại tạng” của đại sư Jamgön Kongtrul Lodrö Thaye (1813-1899) và là một công trình được lấy ra từ termas (những triết lý thâm sâu trên thế gian và trong tâm trí đồ đệ của Guru Rinpoche và Yeshe Tsogyal, được phát lộ vào thời điểm thích hợp bởi các tertön hoặc “những người khám phá kho tàng”) đã từng được khám phá ở thời kì của đại sư. Vì thực sự rất phức tạp nên khẩu truyền và quán đảnh Rinchen Terdzö phải mất từ bốn đến sáu tháng để hoàn thành.

Quỹ Khyentse cùng cho rằng vì bản chất dài dòng và phức tạp của Richen Terdzö nên nhiều tín đồ đã nghĩ Lạt Ma Rinpoche chỉ ban khẩu truyền trong dịp lễ này, tuy nhiên Ngài dự định sẽ lặp lại chương trình ở Ấn Độ trong tương lai ở hoàn cảnh thích hợp hơn dành cho những người tham gia đến từ ngoại quốc.

Phatgiao-org-vn-bhutan-ket-thuc-le-ban-quan-dinh-rinchen-terdzo-cua-ngai-dzongsai-Khyentse-Rinpoche-3

Hàng ngàn người tham dự lễ ban quán đảnh. (Nguồn: khyentsefoundation.org)

Sinh năm 1961 ở Bhutan, Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche, còn được gọi là Khyentse Norbu, là một đồ đệ thân cận của đại sư Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991), trường phái Nyingma (Cổ phái). Năm 7 tuổi, Rinpoche được Đức Sakya Trizin, lãnh tụ trường phái Sakya của Phật giáo Kim Cương thừa, thực chứng là hóa thân thứ ba của người sáng lập dòng truyền thừa Khyentse, Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892). Ông là hóa thân trực tiếp của Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) – hóa thân hoạt động của Jamyang Khyentse Wangpo.

Rinpoche đã viết kịch bản và đạo diễn ba bộ phim đoạt các giải thưởng lớn: Chiếc cúp (1999), Những người du hành và các phù thủy (2003) và Vara: nguyện cầu (2013). Vị Lạt Ma này cũng là tác giả của các cuốn sách Điều gì khiến bạn không phải là Phật tử (Shambhala, 2007) và Không chỉ là hạnh phúc: Hướng dẫn tu tập sơ khai (Shambhala, 2012).

Việt dịch: Dân Nguyễn – Dịch từ buddhistdoor

Nguồn: Khyentse Foundation