Garchen Rinpoche 8

Hồi hướng

Hồi Hướng (Đại Ấn năm nhánh) | Dedication (five fold path of Mahamudra)

(Garchen Rinpoche giảng về Hồi hướng – Pháp hội A Di Đà, 10/9/2016 tại Đài Loan, Ina Dhargye dịch Tạng-Anh, Kim Ong ghi chép lại, KOD chuyển việt ngữ) Garchen Rinpoche, 10 Sep 2016, Amitabha Retreat in Taiwan, teachings on Dedication (translated from Tibetan to English by Ina Dhargye, transcribed by Kim Ong, translated from English to Vietnamese by KOD)

Bây giờ đến phần Hồi Hướng. Bản văn nói “nếu viên ngọc như ý của hai bồ công đức không được đánh bóng bởi ước nguyện [vị tha]”, hai bồ công đức ở đây là để chỉ sự tích tập công đức và trí tuệ.

Thực sự thì bất kỳ việc gì con làm với thân khẩu ý đến từ tâm yêu thương và lòng bi mẫn cũng là một sự tích tập công đức. Thi thoảng một số người nghĩ rằng chỉ có các hoạt động về Pháp, chẳng hạn như lễ lạy hay đi nhiễu mới có công đức, nhưng thực sự điều này không đúng. Bất kỳ cái gì con làm với một tâm yêu thương là một sự tích tập công đức.

Tích tập trí tuệ là duy trì chánh niệm – tâm nhận ra tất cả niệm tưởng và cảm xúc ô nhiễm, bất kể cái gì xuất hiện trong tâm. Người ta nói rằng khi niệm tưởng được giải phóng ngay lúc vừa khởi sinh thì niệm tưởng thực sự là Ứng hóa thân hay niệm tưởng đã trở thành bổn tôn. Do vậy, khi niệm tưởng được giải phóng ngay lúc khởi sinh, thông qua việc nhận ra chúng (các niệm tưởng) thì chúng đã không còn sức mạnh. Chúng không ảnh hưởng được con bằng cách này hay cách khác. Chúng tan biến như các đợt sóng trên mặt nước. Ví dụ, khi con nóng giận, sau đó con nhận ra sự nóng giận này thì sự nóng giận đó sẽ bị tan đi và sẽ không còn cảm giác giận dữ theo sau nữa, và con sẽ có thể chỉ cười mà thôi. Đây là những gì chúng ta thực sự muốn nói đến về việc chuyển hóa [cảm xúc] ô nhiễm thành trí tuệ. Do vậy, cái thực sự cần phải được thực hành trong giai đoạn hậu thiền định – là giải phóng các niệm tưởng khác nhau lúc chúng vừa khởi sinh và sau đó các niệm tưởng này trở thành các Ứng hóa thân. Đó là sự tích tập trí tuệ.

Ở đây bản văn nói “sự tích tập hai bồ công đức như một viên ngọc như ý cần được đánh bóng”, như một viên kim cương cần được đánh bóng để ánh hào quang của nó tự hiển lộ. Điều này có nghĩa là chúng ta phải trưởng dưỡng [và duy trì] tâm yêu thương và bi mẫn một cách liên tục, lặp đi lặp lại. Nếu con làm được như vậy thì các phẩm tánh giác ngộ của năm trí tuệ và ba thân Phật sẽ tự hiển lộ một cách tự nhiên, như cầu vồng xuất hiện trên bầu trời một cách tự nhiên vậy.

Sau đó, bản văn nói “thì kết quả như mong nguyện làm sao sinh khởi. Bởi thế, hãy kết thúc các pháp tu bằng cách hồi hướng trọn vẹn”. Những gì chúng ta mong nguyện là đạt được lợi ích cho mình và cho người. Lợi ích cho mình là đạt được tự do của Pháp thân. Lợi ích cho người là mang lại hoặc hóa hiện ứng hóa thân cho đến khi nào luân hồi vẫn còn hiện hữu. [Nếu đạt được] tại trạng thái này thì tâm [ta] trở thành một với tâm của tất cả chư Phật. Việc này như việc cho một giọt nước vào trong đại dương và giọt nước chan hòa không thể tách rời với đại dương và hòa quyện vào cùng các hoạt động của đại dương như một thể [thống nhất]. Bởi thế không còn khái niệm “tôi đang làm việc này” và “bạn đang làm việc kia” mà lợi ích cho mình và cho người đồng thời cùng đạt được.

Đức Garchen Rinpoche

English

Garchen Rinpoche, 10 Sep 2016, Amitabha Retreat in Taiwan, teachings on Dedication (translated from Tibetan to English by Ina Dhargye, transcribed by Kim Ong, translated from English to Vietnamese by KOD):

‘And next, we come to the dedication. And so it says, “if the wish-granting gem of the two provisions have not been polished by prayer of aspirations”, so the two provisions here refer to the two accumulations of merit and wisdom.

And so, actually everything that you do with body and speech that comes from the mind of love and compassion is an accumulation of merit. Sometimes people think that only Dharma activities, like doing prostrations or circumambulations, are merits, but it actually is not true. Anything that you do with a mind of love is an accumulation of merit.

And then, the accumulation of wisdom is to sustain your mindfulness — it recognises all thoughts and afflictive emotions, whatever that arises within the mind. It is said that when thoughts are liberated upon arising, thoughts are actually Nirmanakaya or thoughts then become the deity. So it is said that when thoughts are liberated upon arising, through recognising them, they are rendered powerless. They do not affect you one or the other way. They dissipate like waves in water. For eg. When you get angry, then you recognise that anger, then it will dissolve and there will be no feeling of anger left behind, and you will be able to just laugh. Actually we can say that this is what we really mean with transforming afflictions into wisdom. And so, that actually should be practised in the post-meditative state — to liberate the various thoughts that arise upon arising and then, those thoughts become Nirmanakayas. That is the accumulation of wisdom.

And here it says, “The twofold accumulations is like a wish-granting gem that needs to be polished”, like a diamond needs to be polished for its radiance to reveal itself. And so here it means that we need to adhere to the mind of love and compassion continuously over and over again. And if you do so, then the enlightened qualities of the five wisdoms and three kayas will naturally reveal themselves, like a rainbow appearing in the sky naturally.

And then it says, “The fruit of our wishes and desires will not come, so persevere in this final dedication.” So what we wish and desire is to accomplish the benefit of self and others. The benefit of self is to attain the freedom of the Dharmakaya. The benefit of others is to bring forth or perform emanations for as long as samsara exists. At this point, the mind becomes one with the mind of all the Buddhas. It is just like putting one drop of water into the ocean and the drop of water merges indivisibly with the ocean and engages in the same activities as the ocean as one. So there is no more notion of “i am doing this” and “he is doing that”, but the benefit of oneself and others are accomplished simultaneously.’