thien su Dao Nguyen

Không hoang phí một hạt gạo

Tôi tin là chúng ta đang sống trong một thời đại mà cần phải xét một cách nghiêm túc thái độ của ta đối với thực phẩm. Nói theo Thiền là chúng ta cần ‘tỏa sáng nơi chỗ đứng của mình’.

Có thể đó chỉ là một hạt gạo, nhưng hạt gạo đó cân đủ nặng để thay đổi cuộc sống của chúng ta

Thực phẩm dư thừa hay thực phẩm bỏ đi trong khi vẫn còn tiêu thụ được, là một vấn đề cần quan tâm, và tôi sốc khi nhìn thấy con số thống kê về lượng thực phẩm hoang phí hàng năm ở Nhật. Con số dự đoán cho năm 2010 là 17 triệu tấn thực phẩm dư thừa được sản xuất trong một năm, trong đó khoảng 5 tới 8 triệu tấn bị đổ đi dầu vẫn còn ăn được. Nhật có thể được coi là một trong những nơi hoang phí thực phẩm nhiều nhất trên thế giới…

Khi tôi còn nhỏ, cha mẹ thường rầy và dạy tôi không được hoang phí đồ ăn khi tôi để sót dù chỉ một hạt cơm trong chén. Sự sinh tồn của nhân loại là một cuộc chiến đấu dai dẳng chống lại đói khát, và quy tắc đạo đức là ta không được hoang phí thực phẩm mà cha ông ta đã phải đấu tranh quyết liệt để sống còn và đã trao truyền lại cho chúng ta. Tuy nhiên, với sự dư thừa thực phẩm hiện nay, quy tắc này coi như đã không còn ý nghĩa.

Theo một báo cáo của Tổ chức Liên Hiệp Quốc về Thực phẩm và Nông nghiệp (FAO), ngay hiện giờ cứ trong chín người thì có một người bị suy dinh dưỡng mãn tính. Nói cách khác, họ đang chết đói, dầu rằng ngày nay nhân loại có thể sản xuất đủ để nuôi tất cả dân số trên thế giới. Phần đông những người chịu đói sống trong các nước ‘đang phát triển’. Sự khan hiếm thực phẩm trong các nước đang phát triển gây ra do nhiều yếu tố không dễ giải quyết hay bàn đến. Tuy nhiên, việc phung phí số lượng lớn thực phẩm trong các xứ phát triển có thể là một trong những nguyên nhân đưa đến nạn đói, khiến ta cần suy nghĩ về điều đó một cách cẩn trọng.

Hoang phí thực phẩm cũng là một vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nữa. Vứt bỏ một số lượng lớn thực phẩm có nghĩa là khi ta xử lý, hủy bỏ chúng, sẽ tạo ra không chỉ vấn đề với rác thải mà còn ảnh hưởng đến môi trường do hiệu ứng của khí thải nhà kính như các-bon đi-ô-xít. Theo số liệu do Liên Hiệp Quốc báo cáo, 28% đất nông nghiệp trên thế giới được sử dụng để sản xuất nông sản không bao giờ được tiêu thụ, và hậu quả của việc tiêu hủy thực phẩm dư thừa là hàng năm có đến 3,3 tỷ tấn các-bon đi-ô-xít phát sinh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự chuyển đổi khí hậu. Nếu mức độ hoang phí thực phẩm của chúng ta tiếp tục không được kiểm soát, nó sẽ làm tổn hại môi trường sống trên toàn cầu và lâu dần còn có thể ảnh hưởng đến sự sinh tồn của nhân loại. Điều này cần được coi trọng còn hơn sự suy thoái về đạo đức tiêu thụ thực phẩm. Bằng mọi giá, chúng ta cần giảm phung phí thực phẩm, đó là ước nguyện mãnh liệt nhất của tôi hiện nay.

Tôi là một thiền sư, tin và hành theo giáo lý của Thiền sư Đạo Nguyên (1200-1253), người sáng lập nên phái Tào Động ở Nhật Bản. Thiền sư Đạo Nguyên để lại hai tác phẩm có chủ đề về thực phẩm. Đó là: Tenzo Kyokun (Hướng dẫn cho đầu bếp nhà Thiền) và Fushukuhanpo (Cách tiêu thụ thực phẩm). Cuốn đầu là những lời chỉ dẫn dành cho các bếp trưởng trong các thiền viện, giải thích cách chế biến thực phẩm. Cuốn thứ hai giải thích cách ăn uống của các vị sư tu khổ hạnh ở các thiền viện. Cả hai đều là những quy tắc chốn thiền môn giúp các tu sĩ sống trong các thiền viện được thanh tịnh.

Trong hai tác phẩm này, Thiền sư Đạo Nguyên dạy rằng ta không được hoang phí dù chỉ một hạt gạo trong khi chế biến thực phẩm hay khi ăn uống. Nếu ta làm được như thế trong khi chuẩn bị bữa ăn cũng như khi ăn, là ta đã đóng góp một phần, dù nhỏ nhoi đến đâu, trong việc giải quyết vấn đề hoang phí thực phẩm. Nhưng tại sao ngài lại nói không được hoang phí dù chỉ một hạt gạo? Dĩ nhiên, lúc đó ngài chưa hề biết đến nạn đói, nạn khan hiếm thực phẩm, và những vấn đề về môi trường mà thời đại tân tiến đang phải đối mặt. Đúng hơn, ngài chỉ áp dụng những điều Phật dạy mà ngài đã tiếp nhận đầy đủ, và tiếp tục hành chúng trong suốt cuộc đời của một vị thầy và một hành giả. Và trong tác phẩm Bendowa(1231), ngài Đạo Nguyên bảo rằng việc thực hành theo lời Phật dạy có thể được áp dụng cho tất cả mọi người, cư sĩ hay tu sĩ.

Theo Phật giáo, bản ngã chỉ là một của nhiều thành phần cấu tạo nên vũ trụ. Tuy nhiên, chúng ta lại nhìn nó như là tách biệt với vũ trụ. Do đó, ta xem bản ngã như không lệ thuộc vào các quy luật của vũ trụ. Quan niệm này đưa đến việc xem như có hai cái ngã đối nghịch nhau: cái ngã do ta tạo ra trong tâm và chơn ngã. Và điều này được coi là gốc rễ đưa ta đi trong vòng luân hồi sinh tử, già, bệnh, khổ. Phật giáo tin rằng cách duy nhất để thoát khổ là tái lập lại chơn ngã, khiến nó trở thành một với vũ trụ.

Như thế theo Thiền sư Đạo Nguyên, thực phẩm hay các bữa ăn không chỉ là sự kết hợp của nhiều thành phần riêng lẻ: cá nhân người ăn, thực phẩm (đối tượng) được ăn, hành động ăn, mà còn nhiều điều liên hệ khác nữa. Với việc chuẩn bị bữa ăn cũng thế. Để hành theo lời Phật dạy trong cách tiếp xúc với thực phẩm, ngài Đạo Nguyên cho rằng “cái ngã” ngay đây và bây giờ, cần phải hoàn toàn thẩm thấu và trở thành một với những gì được ăn ngay đây và bây giờ, với hành động ăn ngay đây và bây giờ, với muỗng nĩa dùng để ăn ngay đây và bây giờ, để tất cả đều được xem như là một pháp. Đó là trạng thái trong đó mọi thứ đều trở nên bình đẳng và được xem như là một pháp duy nhất, trong ý niệm ‘ngay đây và bây giờ’. Quan điểm này đích thực là để diệt bỏ cái ngã, như ngài Đạo Nguyên đã diễn tả sau đây: “Pháp là thực phẩm và hành động ăn, ngược lại thực phẩm và hành động ăn cũng là Pháp”…

Có thể đó chỉ là một hạt gạo, nhưng hạt gạo đó cân đủ nặng để thay đổi cuộc sống của chúng ta. Do đó, tôi tin rằng lời khuyên của ngài Đạo Nguyên, dựa theo cách hành đạo Phật, rất khẩn thiết đối với chúng ta: không hoang phí dù chỉ một hạt gạo.

Kenichi Furuyama
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch
(Lược dịch theo Why not one single grain of rice should be wasted, Nguồn: Tạp chí Dharma World, 4-6-2016, thư Viện Hoa Sen)

Why Not One Grain of Rice Should Be Wasted

 If our current food wastage continues unchecked, it will undermine the global environment and may even in time threaten the survival of the human race.

I believe that we live in an age in which we must seriously rethink our approach to food. In Zen parlance, we need to “shine a light where we stand” (kyakka shōko).

Food waste, or the discarding of food that is still fit for human consumption, is a worrying problem, and I was astounded to see the statistics on the amount of food that is wasted annually in Japan. According to estimates for 2010, 17 million tons of food waste were produced in the space of one year, of which approximately 5 to 8 million tons were thrown out despite still being edible. Japan might be aptly described as one of the world’s biggest food wasters.

Japan’s food self-sufficiency in 2014 was 39 percent on a calorie basis, and 64 percent in terms of the value of output. What this means is that people in Japan buy a large proportion of their food from abroad, but they also throw much of it away uneaten.

When I was a child, my parents scolded me and told me not to waste my food if I left even just one grain of rice in my bowl. Human existence has been a long battle against hunger, and the moral principle that we should not waste our food grew out of this fierce struggle to survive and was handed down to us by our forebears. Given our contemporary food profligacy, however, one would have to conclude that this principle has been lost or become devoid of any substance. The Japanese word mottainai, which has entered the international lexicon to express the concept of waste avoidance, seems to have been abandoned in the very country of its birth, just like the food that is thrown out while still edible.

According to a report by the Food and Agriculture Organization (FAO) of the United Nations, one in nine people even now suffers from chronic malnutrition. They are, in a word, starving, and this despite the fact that human beings can now produce practically enough to feed the entire population of the world. Most of the world’s starving live in “developing” countries. Starvation in developing countries is caused by a variety of factors that are simple neither to solve nor to address. However, the possibility that the massive wastage of food in developed countries might be among the causes is something that all of those living in a country that wastes so much food, ought to seriously consider.

Food waste is a problem in other ways too. Throwing away large quantities of food means that this food has to be processed or disposed of in some way, which creates not only a refuse problem but also an environmental one owing to the emission of greenhouse gases such as carbon dioxide. According to statistics produced by the United Nations, 28 percent of the world’s agricultural land is used to produce food that is never eaten, and the carbon footprint of wasted food comes to annually 3.3 billion tons carbon dioxide equivalent, making it a significant contributor to climate change. If our current food wastage continues unchecked, it will undermine the global environment and may even in time threaten the survival of the human race. This must be taken even more seriously than the decline in food morals. At any rate we should reduce food wastage, and that at the moment is my fervent wish.

I am a Zen priest who believes in and studies the teachings of Dōgen (1200-1253), founder of the Sōtō school of Zen in Japan. Dōgen left us two writings on the subject of food. These are Tenzo kyōkun (Instructions for the Zen cook) and Fushukuhanpō (Procedures for taking food). Tenzo kyōkun (written in 1237) is a set of instructions for the head cooks at Zen monasteries, while Fushukuhanpō (probably written sometime after 1246) explains the etiquette of eating for ascetic monks at Zen temples. The former explains how food should be cooked, and the latter explains how food should be eaten. Both belong to the monastic regulations for purity (shingi) for monks living at Zen temples.

In the two works, Dōgen says that not a single grain of rice must be wasted, either when preparing food (according to Tenzo kyōkun) or when eating (according to Fushukuhanpō). If we try not to waste even a single grain of rice when preparing and eating food, we might be able to make some contribution, however small, toward solving the problem of food waste. But why does Dōgen say that not a single grain of rice should be wasted? He was, of course, unaware of the food shortages, hunger, and environmental challenges that the modern world now faces and was not directly addressing the problem of food wastage outlined above. Rather, he was simply applying the framework of the Buddha Way (butsudō) that he had wholly absorbed and continued to practice as a lifelong priest and renunciant. That is to say, his precept embodied the attainment of Buddhist enlightenment (shō) and the practice of a life rooted in enlightenment (shū), which he regarded as complementary to each other. Incidentally, in Bendōwa (Discourse on the practice of the Way; written in 1231), Dōgen stated that the Buddha Way was open to anyone, layperson or renunciant, who aspired to follow it. He thus did not exclude anyone living in ordinary society from his teachings.

So what exactly is the Buddha Way propounded by Dōgen? The clearest answer is to be found in his 1233 essay “Genjōkōan” (Actualizing the fundamental point) in Shōbōgenzō (Treasury of the true Dharma eye), in which he writes that practicing – in other words, imitating – the Buddha Way means forgetting the self; and forgetting the self, he explains, means dissolving and fusing the self with myriad individual dharma (sensed, perceived, and cognized phenomena) and eliminating the boundary between self and the self of other. This discourse is rooted in the practice of not-self (higa) or nonself (muga in Japanese and anātman in Sanskrit) recommended since the days of presectarian Buddhism, and the practice of emptiness (kūgan) inherited from it by Mahayana Buddhism.

In Buddhist thought, the self is simply one of many phenomena that together constitute the universe of all things. However, our awareness of the self seeks to comprehend the “self” in isolation from the universe. The self thus comes to be perceived as somehow not bound by the laws of the universe, despite simply being another phenomenon. This gives rise to two incompatible selves: the self as conceived by us in our thought, and the true self. In Buddhism, this is regarded as the root cause that pits us against birth, old age, sickness, death, and the nonfulfillment of desires, and so creates suffering. Buddhism believes that the only way to be liberated from suffering is to restore the divorced self to – and make it one with – the universe, and so recover the true state of being. What Dōgen calls “forgetting the self” is the restoration of the self to this true nature.

Thus the approach to food that Dōgen expounds for following the Buddha Way does not propose that food or meals are simply a composite of completely discrete elements: the “I” (subject) who eats, the thing (object) that is eaten, the act of eating, and the various matters incidental to them. The same applies to the preparation of food. To practice the Buddha Way in our approach to food, Dōgen instead argues that the “I” here and now should completely dissolve into and become one with what is eaten here and now, with the act of eating here and now, and with the utensils used to eat here and now, so that the whole is perceived to constitute a single dharma. This is the state in which everything present becomes equal and is perceived as a single dharma that retains a sensory echo of the “here and now.” It is precisely this perception that is the state of forgetting the self. In Fushukuhanpō, Dōgen expresses this state of perception thus: “Dharma is food and eating, and food and eating are dharma.”

When placing the emphasis on the unified sensory echo of the “here and now,” Dōgen describes this state in terms such as nikon (right now) or, more simply, ima (now). When placing the emphasis on the dharma, he uses terms such as shohō jissō (the true aspect of all phenomena; Dōgen interpreted the phrase as “the true aspect is itself all phenomena”) and jissō (true aspect), or alternatively terms such as hosshō (literally, dharma nature, which Dōgen interpreted to mean that all phenomena themselves embody truth) and shinnyo (suchness, or tathātā in Sanskrit). And when focusing more on the perceiver, he uses terms such as isshin (one mind). Terms such as these, along with their synonyms, pervade Tenzo kyōkun and Fushukuhanpō.

Returning to our original subject, why should we not waste even a single grain of rice? Because if anything is left over, intentionally or by accident, when we are preparing or eating food, it becomes dharma into which the self has failed to dissolve. Forgetting the self is achieved precisely when the self has dissolved into all the dharma of the here and now. Thus, if the self has been unable to dissolve into even a single grain of rice, the self remains apart from it and cannot be forgotten. One is thus left with a self that cannot be completely reabsorbed into the universe of all things. Every day that we leave a grain of rice in our bowls, the self will remain unabsorbed and life will remain bound to suffering.

It may just be one grain of rice, but that one grain of rice weighs enough to change our lives. Hence I believe that there is an urgency to Dōgen’s advice to us, founded in the Buddha Way, not to waste even one grain of rice.

Kenichi Furuyama
Kenichi Furuyama,PhD (Buddhism, Komazawa University), is a senior research fellow and a lecturer at the Sōtō Institute for Buddhist Studies, Tokyo, and teaches Buddhism at Komazawa University, also in Tokyo. He specializes in Pali studies and Sōtō Zen studies and has published many articles in these fields.