Duc Lien Hoa Sanh 15

Bài cầu nguyện bảy dòng tới Đức Liên Hoa Sinh

“Bài Cầu Nguyện Bảy Dòng” mang lại các sự ban phước rất to lớn. Trong tất cả các terma, hay các kho tàng tâm linh được khám phá lại, đã được tìm thấy trong quá khứ hay thời gian gần đây mà Guru Rinpoche để lại, không có một terma nào không tìm thấy “Bài Cầu Nguyện Bảy Giòng” trong đó. Như Guru Rinpoche đã nói: “Khi một đệ tử khẩn cầu ta với lòng sùng mộ và bài ca khao khát “Bài Cầu Nguyện Bảy Dòng”, từ Sangdopalri ta sẽ đến lập tức, như một bà mẹ không thể cưỡng lại lời kêu cầu của đứa con của bà.”

Bài cầu nguyện bắt đầu với chữ HŪNG, là chủng tự của trí tuệ cốt lõi của tất cả chư Phật. Nó tiếp tục rằng “Urgyen yul gyi nup chang tsam,” nghĩa là: “Ở biên giới tây bắc xứ Oddiyāna.” Trong xứ này có bốn cái hồ, mỗi cái ở một trong bốn hướng. Chính trong cái hồ nằm ở hướng tây bắc có tên là Dhanakosa mà Guru Rinpoche đã hiển lộ trong thế giới này. Trong Phạn ngữ, dhana có nghĩa là “sự giàu có,” và kosa nghĩa là “kho tàng.”

Dòng thứ hai, “Pema gesar dong po la,” có nghĩa là “Trên nhụy của một bông sen nở.” Trong hồ Dhanakosa có vô số bông sen năm màu. Vì Guru Rinpoche thuộc về ngữ hay Liên Hoa bộ, là bộ của Đức Phật A Di Đà, hoa sen của ngài màu đỏ, ngài hiển lộ ở giữa hồ trên nhụy của một bông sen đỏ.

Dòng thứ ba, “Yam tsen chok kyi ngo drup nye,” có nghĩa là “Đấng kỳ diệu đã đạt được sự thành tựu tối cao.” Guru Rinpoche không sinh ra do các nhân duyên hay từ các mầm mống của một mẹ và cha mà, như chúng ta đã nói, bỗng nhiên xuất hiện từ giữa một bông sen đỏ trong hình thức của chủng tự HRĪH, như một biểu lộ của Giác tánh thuần tịnh từ trái tim Đức Phật A Di Đà. Sau đó chữ HRĪH tan ra thành ánh sáng,chuyển hóa thành hình dạng của một đứa bé tám tuổi luôn luôn tươi trẻ với vẻ mặt rạng ngời và ba mươi hai tướng chính cùng tám mươi tướng phụ của một vị Phật. Như vậy ngài xuất hiện trong thế giới chúng ta giữa các cầu vồng, một trận mưa hoa được thập phương chư Phật rải xuống, âm nhạc cõi trời và các bài ca tán tụng du dương được hát lên bởi vô số Dāka và Dākinī tràn ngập bầu trời.

Dòng thứ tư, “Pema Jungne shey su drak,” có nghĩa là “Lừng danh là Đấng Sinh từ Hoa Sen – Liên Hoa Sanh.” Guru Rinpoche, đối tượng quy y tối thượng và không lầm lạc, đã lừng danh khắp vô vàn cõi Phật là Đấng Đạo Sư Sinh từ Hoa Sen.

Dòng thứ năm, “Khor du khandro mang po kor,” có nghĩa là “Được một đoàn tùy tùng gồm nhiều Dākinī vây quanh.” Bất cứ nơi nào Guru Rinpoche hiển lộ, ngài mở bày và giảng giải các giáo lý Mật thừa hay Kim Cương thừa. Vì các Dākinī là những người nghe và trì giữ các giáo lý này, Guru Rinpoche luôn luôn được một tập hội Dākinī vây quanh.

Trong dòng thứ sáu, “Kye kyi jesu da drup kyi,” chúng ta cầu nguyện: “Noi gương ngài, bản thân con sẽ trở nên thành tựu.” Hiện nay, do vô minh của chúng ta, ta đang lang thang không nơi nương tựa trong những mê lầmđau khổ của sinh tử luân hồi; cách thế duy nhất để ra khỏi tình huống này là thọ nhận cácgiáo huấn sâu xa của Mật thừa và đưa chúng ta vào sự thực hành. Vì thế, để quét sạch vô minh của ta,chúng ta cầu thỉnh và khẩn nài Guru Rinpoche đến ban cho ta những sự ban phước, các lễ quán đảnh, và các giáo huấn chúng ta cần khiến ta có thể đi theo ngài trên con đườngthành tựu sự chứng ngộ tối caonhư ngài đã thực hiện. Bị nghiệp và thế lực của các cảm xúc tiêu cực ngăn che và bị nhận chìm trong vô minh, giờ đây chúng ta đang đắm chìm trong đại dương đau khổ. Nếu chúng ta không nương tựa vào một hiện thể phi thường như Guru Rinpoche là đấng bản thân đã giải thoát khỏi đại dương đau khổ này, thì ta không có cách nào thoát khỏi sự khốn cùng và vô minh này.

Dòng thứ bảy là “Chin gyi lop chir shek su sol,” hay “Xin đến và ban phước cho con.” Khi nào, nhờ những khẩn cầu của ta, Guru Rinpoche đến và ban cho ta những sự ban phước của thân, ngữ và tâm ngài, thìchúng ta có khả năng thành tựu sự chứng ngộ. Như việc mạ vàng một pho tượng làm cho nó còn đẹp đẽquý báu hơn, cũng thế, thân, ngữ và tâm của riêng ta, khi đã được thân, ngữ, và tâm của Guru Rinpoche ban phước, sẽ có khả năng tốt đẹp hơn để đạt được sự thành tựu tối cao.

Bài cầu nguyện kết thúc với thần chú: “Guru pema siddhi hung.” Guru là một từ Phạn ngữnghĩa đen là “nặng.” Nó được dịch sang tiếng Tây Tạng là lama, nghĩa đen là “không thể vượt hơn được.” “Nặng” chỉ ra rằng Guru thì nặng trĩu các phẩm tính tốt đẹp và việc người nào đó vi phạm các giáo huấn của ngài sẽ đem lại những hậu quả nặng nề. Guru Rinpoche là tinh túy, sự hợp nhất toàn thiện của tất cả trí tuệ, lòng từ ái, và các năng lực của chư Phật trong ba thời. Vì thế, bởi ngài có đầy đủ vô số các phẩm tính giác ngộ nênchúng ta gọi ngài là “Guru”, nặng. Từ padma trong tiếng Sanskrit (cũng được dùng trong tiếng Tây Tạngphát âm là pema) có nghĩa là “hoa sen.” Nó ám chỉ danh hiệu của Đức Liên Hoa Sanh. Là một Hóa Thân của trái tim Đức Phật A Di Đà, Guru Rinpoche thuộc Liên Hoa bộ hay ngữ bộ của chư Phật và chính ngài là một Vidyādhara hay người trì giữ Giác tánh của Phật bộ này; cũng thế, ngài được sinh ra từ tâm lõi của một bông sen. Tiếng Phạn siddhi hay tiếng Tây Tạng ngưdrup có thể được hiểu trong tiếng Anh là “sự thành tựu đích thực.” HŪNG là chủng tự của tâm tất cả chư Phật, và bởi tất cả chư Phật hiện thân trong ngài nên một cách đặc biệt, nó là chủng tự của Guru Rinpoche. Vì thế, khi kết thúc bài cầu nguyện, chúng ta nói “SIDDHI HŪNG”, ta khẩn cầu ngài ban cho ta mọi sự thành tựu, cả thông thường lẫn siêu việt.

Nếu chúng ta lập đi lập lại việc trì tụng bài nguyện này với lòng sùng mộ sâu xa, thì không nghi ngờ gì, ta sẽ nhận lãnh các sự ban phước. Chúng ta cần phát triển đức tin không thể lay chuyển rằng, để đáp lại sự khẩn cầu và mời thỉnh của ta, Guru Rinpoche sẽ thực sự đến với ta từ Cõi Cực Lạc ở Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ.

The Seven Line Prayer

The “Seven Line Prayer” carries very great blessings. Among all the termas, or rediscovered spiritual treasures, found in ancient or recent times that address Guru Rinpoche, there is not a single one in which the “SevenLine Prayer” is not found. As Guru Rinpoche said: “When a disciple calls upon me with devotion and the yearning song of the ‘Seven Line Prayer,’ I shall come at once from Sangdopalri, like a mother who cannot resist the call of her child.”

The prayer begins with the letter HUNG, which is the seed syllable of the heart-wisdom of all the buddhas. It continues, saying, “Urgyen yul gyi nup chang tsam,” which means, “At the northwest border of the land of Oddiyal)a.” In this land there are four lakes, one in each of the four directions. It is in the lake situated in the northwest corner, known as Dhanakosa, that Guru Rinpoche manifested in this world. In Sanskrit, dhana means “wealth,” and kofa means “treasury.”

The second line, “Pema gesardongpo Ia,” means “On the pistil of a lotus blossom.” In Dhanakosa Lake there are innumerable lotuses of the five colors. Since Guru Rinpoche belongs to the speech or lotus family, the family of Amitabha, whose color is red, he manifested in the middle of the lake upon the pistil of a red lotus.

The third line, “Yam tsen chok kyi ngo drop nye,” means “The marvelous one who has attained the supreme accomplishment.” Guru Rinpoche was not born from causes and conditions or from the seeds of a mother and father, but, as we have said, arose suddenly from the center of a red lotus in the form of the seed syllable HRI, as a manifestation of pure awareness from the heart of Amitabha. The HRI then melted into light, transforming into the aspect of an ever-youthful eight-year-old child with radiant countenance and the thirty-two major and eighty minor marks of a buddha. He thus appeared in our universe amid rainbows, a rain of flowers thrown by all the buddhas of the ten directions, celestial music, and melodious songs of praise sung by the countless dakas and dakinis who filled the sky.

The fourth line, “Pema Jungne shey su drak,” means “Renowned as the Lotus-Born.” Guru Rinpoche, the ultimate and undeceiving object of refuge, is renowned throughout the infinity of buddha-fields as the Guru Born from the Lotus.

The fifth line, “Khor du khandro mang po kor,” means “Surrounded by a retinue of many c;lakinis.” Wherever Guru Rinpoche manifests, he unfolds and expounds the teachings of the secret Mantrayana or Vajrayana. Since the dakinis are those who both hear and hold these teachings, Guru Rin-poche is always surrounded by a gathering of c;lakinis.

In the sixth line, “Kye kyi jesu da drop kyi,” we pray, “Following in your footsteps, I myself will become accomplished.” At present, owing to our ignorance, we are wandering helplessly among the delusions and sufferings of sarnsara; the only way out of this situation is to receive the profound instructions of the secret Mantrayana and put them into practice. Thus, in order to clear away our igno-rance, we invite Guru Rinpoche with our supplications to come and give us the blessings, empowerments, and instructions we need to enable us to follow him on the path and accomplish, as he has, the supreme realization. Obscured by karma and the force of negative emotions and submerged in ignorance, we are at this moment drowning in the ocean of suffering. If we fail to rely on an extraordi-nary being like Guru Rinpoche who is himself free from this ocean, then there is no way for us to be delivered from this misery and confusion.

The seventh line is “Chin gyi lop chir shek su sol,” or “Please come and bless me.” When, through our en-treaties, Guru Rinpoche comes and bestows upon us the blessings of his body, speech, and mind, we are enabled to achieve realization. As the gilding of a statue makes it even more beautiful and precious, so our own body, speech, and mind, when blessed by the body, speech, and mind of Guru Rinpoche, become better able to achieve the supreme accomplishment.

The prayer closes with the mantra “Guru pema siddhi hung.” Guru is a Sanskrit word that literally means “heavy.” It was translated into Tibetan as lama, which literally means “unsurpassable.” “Heavy” shows that the guru is heavy with good qualities and that to transgress his instructions will bring heavy consequences. Guru Rinpoche is the quin-tessence, the complete union, of all the wisdom, loving-kindness, and abilities of the buddhas of the three times. Thus, as he is full of innumerable enlightened qualities, we call him “guru,” heavy. The Sanskrit word padma (used also in Tibetan and pronounced pema) means “lotus.” It refers to Padmasambhava’s name. As an emanation of the heart of the Buddha Amitabha, Guru Rinpoche belongs to the lotus or speech family of buddhas and is himself a vidyadhara or awareness holder of this buddha family; also, he was born in the heart of a lotus. The Sanskrit siddhi or Tibetan ngodrop can be understood in English as “true accomplishment.” HONG is the seed syllable of the mind of all the buddhas, and, as all the buddhas are embodied in him, it is especially the seed syllable of Guru Rinpoche. Thus, when at the end of the prayer we say “SIDDHI HONG,” we are asking him to grant us all the accomplishments, both common and supreme.

If we recite this prayer with deep devotion again and again, there is no doubt that we will receive the blessings. We should develop unshakable confidence that, in answer to our invocation and invitation, Guru Rinpoche will actually come to us from the paradise of the Glorious Copper-Colored Mountain;

Đức Dilgo Khyentse Ripoche
Trích trong Viên ngọc như ý, Tiếng Anh là The WishFulfilling Jewel