EN_happinessmonk_supplied_30122014

Ba khiếm khuyết của chiếc bình chứa

Không nên lắng nghe như một chiếc bình bị lật úp. Không có khả năng nhớ được những gì bạn nghe thì lại giống như một cái bình bị thủng lỗ. Còn trộn lẫn những cảm xúc tiêu cực với những điều bạn đang nghe thì giống như một cái bình trong có chứa chất độc.

Bình lật úp. Khi bạn đang lắng nghe Giáo Pháp, hãy chú tâm lắng nghe những gì được nói ra và đừng để bất kỳ điều gì khác làm cho bạn trở nên sao lãng. Nếu không, bạn cũng sẽ như cái bình bị lật úp, không thể rót gì vào đó được. Mặc dù thân bạn đang hiện diện ở đó, nhưng bạn lại chẳng nghe được một lời nào của giáo lý đang được giảng dạy.

Bình thủng lỗ. Nếu bạn chỉ lắng nghe mà không nhớ được bất kỳ điều gì bạn đã nghe hoặc đã hiểu thì bạn sẽ giống như một cái bình có một chỗ rò rỉ: cho dù có đổ vào đó bao nhiêu nước thì cũng sẽ không giữ lại được chút gì. Dù bạn có được nghe bao nhiêu giáo lý chăng nữa thì bạn cũng chẳng bao giờ có thể thấm nhuần được những giáo lý ấy hay đưa được những giáo lý ấy vào thực hành.

Bình chứa chất độc. Nếu bạn lắng nghe giáo lý với thái độ (động lựcsai lầm, chẳng hạn như bạn mang trong lòng tham vọng trở nên nổi tiếng hay vĩ đại, hoặc lắng nghe với một tâm thức tràn đầy năm độc, thì Giáo Pháp chẳng những không giúp được gì cho tâm bạn mà Giáo Pháp ấy cũng sẽ bị biến đổi thành một cái gì đó hoàn toàn không còn phải là Pháp nữa, hệt như chất cam lồ được rót vào một bình chứa chất độc.

Đó là lý do tại sao Ngài Padampa Sangye, một nhà hiền triết của Ấn Độ đã nói:

Hãy lắng nghe giáo lý giống như một con nai nghe nhạc; 
Hãy suy niệm về giáo lý giống như người du cư phương Bắc xén lông cừu; 
Hãy thiền quán về giáo lý giống như người câm thưởng thức thức ăn;
Hãy thực hành giáo lý giống như con trâu ‘yak’ háu đói đang ăn cỏ;
Hãy thành tựu giáo lý, giống như mặt trời lộ ra từ sau những đám mây
.

Khi lắng nghe giáo lý, bạn phải giống như một con nai bị mê hoặc bởi âm thanh của đàn vīnā tới nỗi không hề chú ý tới người thợ săn ẩn núp đang bắn mũi tên có tẩm thuốc độc. Hãy chắp hai bàn tay lại và lắng nghe, để mỗi lỗ chân lông trên thân bạn cũng đều rúng động và đôi mắt bạn nhạt nhòa đẫm lệ, chớ để cho bất kỳ tư tưởng nào hiện ra làm cản trở việc lắng nghe.

Thật chẳng có gì là tốt lành nếu chỉ có thân bạn là hiện diện ở đó, trong khi tâm bạn lại lang thang theo các niệm tưởng, buông thả lời nói của mình trong một kho chuyện tầm phào, phát biểu bất kỳ điều gì bạn ưa thích và đưa mắt nhìn quanh quẩn khắp nơi. Thậm chí khi lắng nghe giáo lý, bạn nên ngưng cầu nguyện, ngưng niệm các câu minh chú, hay làm bất kỳ một hành vi phước đức nào khác mà bạn có thể đang làm.

Sau khi lắng nghe giáo lý một cách đúng đắn theo cách thức như trên, thì còn một việc quan trọng không kém là phải nắm giữ lại được ý nghĩa của những điều đó, không bao giờ được quên những ý nghiã đó, và liên tục áp dụng những gì đã được nghe vào thực hành. Như chính bậc Minh Hạnh Túc đã nói:

Ta đã chỉ cho các ông phương pháp 
Đưa tới giải thoát 
Nhưng các ông nên biết 
Giải thoát tuỳ thuộc vào chính các ông.

 Vị Thầy ban truyền cho đệ tử những giáo huấn về cách lắng nghe Giáo Pháp và cách áp dụng Giáo Pháp, cách thức từ bỏ những ác hạnhthực hiện những thiện hạnh, và cách thức tu tập. Người đệ tử có nhiệm vụ phải ghi nhớ những giáo huấn đó, không được lãng quên bất cứ điều gì; phải đem những giáo huấn đó vào thực hành và chứng ngộ được những giáo huấn đó.

Tự mỗi một mình việc lắng nghe Giáo Pháp cũng có thể đem đến chút ít lợi lạc. Nhưng trừ phi bạn nhớ được những gì bạn đã được nghe, còn bằng không thì bạn sẽ không có được chút hiểu biết nào về ngôn từ hoặc ý nghĩa của giáo pháp – điều này thì chẳng khác gì việc không được lắng nghe gì hết.

Nếu bạn ghi nhớ Giáo Pháp nhưng lại trộn lẫn Giáo Pháp với những cảm xúc tiêu cực ô nhiễm của bạn, thì giáo pháp ấy sẽ không bao giờ là Giáo Pháp thuần tịnh. Như Ngài Dagpo Rinpoche vô song đã nói:

Trừ phi bạn thực hành Pháp phù hợp với Giáo Pháp Bằng không, chính Pháp ấy sẽ trở thành nguyên nhân của con đường tái sinh xấu ác.

Hãy tự xả bỏ bất kỳ một vọng niệm sai lạc nào liên quan tới vị Thầy và Giáo Pháp, đừng phê bình hay lăng mạ các huynh đệ tâm linh cùng những người bạn đồng hành của bạn, hãy dứt bỏ tánh kiêu căng, khinh miệt, hãy từ bỏ mọi niệm tưởng xấu xa. Bởi vì tất cả những điều này sẽ đưa bạn tới con đường tái sinh vào các cõi thấp.

English Version: The Three Defects of the Pot

Not to listen is to be like a pot turned upside down. Not to be able to retain what you hear is to be like a pot with a hole in it. To mix negative emotions with what you hear is to be like a pot with poison in it.

The upside-down pot. When you are listening to the teachings, listen to what is being said and do not let yourself be distracted by anything else. Otherwise you will be like an upside-down pot on which liquid is being poured. Although you are physically present, you do not hear a word of the teaching.

The pot with a hole in it. If you just listen without remembering anything that you hear or understand, you will be like a pot with a leak: however much liquid is poured into it, nothing can stay. No matter how many teachings you hear, you can never assimilate them or put them into practice.

The pot containing poison. If you listen to the teachings with the wrong attitude, such as the desire to become great or famous, or a mind full of the five poisons, the Dharma will not only fail to help your mind; it will also be changed into something that is not Dharma at all, like nectar poured into a pot containing poison.

This is why the Indian sage, Padampa Sangye, said:

Listen to the teachings like a deer listening to music;
Contemplate them like a northern nomad shearing sheep;
Meditate on them like a dumb person savouring food;
Practise them like a hungry yak eating grass;
Reach their result, like the sun coming out from behind the clouds.

When listening to the teachings, you should be like a deer so entranced by the sound of the vi1;1a that it does not notice the hidden hunter shooting his poisoned arrow. Put your hands together palm to palm and listen, every pore on your body tingling and your eyes wet with tears, never letting any other thought get in the way.

It is no good listening with only your body physically present, while your mind wanders off after your thoughts and your speech lets loose a rich store of gossip, saying whatever you like and looking around everywhere. When listening to teachings, you should even stop reciting prayers, counting mantras, or whatever other meritorious activities you may be doing.

‘After you have listened properly to a teaching in this way, it is then also important to retain the meaning of what has been said without ever forgetting it, and to continually put it into practice. For, as the Great Sage himself said:

I have shown you the methods
That lead to liberation.
But you should know
That liberation depends upon yourself.

The teacher gives the disciple instructions explaining how to listen to the Dharma and how to apply it, how to give up negative actions, how to perform positive ones, and how to practise. It is up to the disciple to remember those instructions, forgetting nothing; to put them into practice; and to realize them.

Just listening to the Dharma is perhaps of some benefit by itself. But unless you remember what you hear, you will not have the slightest knowledge of either the words or the meaning of the teaching-which is no different from not having heard it at all.
If you remember the teachings but mix them with your negative emotions, they will never be the pure Dharma. Ali the peerless Dagpo Rinpoche says:

Unless you practise Dharma according to the Dharma,
Dharma itself becomes the cause of evil rebirths.

Rid yourself of every wrong thought concerning the teacher and the Dharma, do not criticize or abuse your spiritual brothers and companions, be free of pride and contempt, abandon all bad thoughts. For all of these cause lower rebirths.

Đức Patrul Rinpoche
Trích trong Lời vàng của Thầy tôi