2018-01-02-Gallery-GG11_A730844

Sáu điều ô nhiễm

Trong Như Thật Luận (Tương Ưng Luận) có nói:

Kiêu mạn, thiếu lòng tin và thiếu nỗ lực
Sao lãng bên ngoài, căng thẳng bên trong và chán nản; 
Đây là sáu điều ô nhiễm

Hãy từ bỏ sáu điều sau đây: (1) kiêu hãnh tự tin rằng bản thân bạn giỏi giang hơn vị Thầy đang giảng Pháp, (2) không tin tưởng nơi vị Thầy và giáo lý của Ngài, (3) không chuyên tâm nỗ lực đến gần với Pháp, (4) để cho những sự kiện bên ngoài làm cho sao lãng, (5) tập trung năm giác quan hướng vào bên trong một cách quá căng thẳng, và (6) chán nản vì nhiều lý do chẳng hạn như vì bài giảng quá dài.

Trong tất cả những cảm xúc tiêu cực thì kiêu mạn và ganh tị là những cảm xúc khó nhận diện nhất. Vì vậy, hãy quán chiếu tâm bạn một cách tỉ mỉ. Nếu bạn có bất kỳ cảm tưởng nào cho rằng những phẩm tính mà bạn có được có chút gì đó đặc biệt, cho dù là chỉ một chút, dù trên phương diện thế gian hay phương diện tâm linh, thì điều ấy cũng sẽ khiến cho bạn mù loà trước những lỗi lầm của chính mình và không nhận thấy được những phẩm tính tốt đẹp của người khác. Vì thế, hãy từ bỏ tánh kiêu mạn và luôn luôn hạ mình xuống một vị trí thấp kém.

Nếu bạn không có lòng tin thì lối vào Giáo Pháp đã bị lấp kín. Trong bốn loại niềm tin, hãy hướng tới niềm tin bất thối chuyển.

Mối quan tâm 12 của bạn đối với Giáo Pháp là nền tảng của tất cả những gì bạn sẽ thành đạt. Vì thế, tùy theo mức độ quan tâm của bạn sâu dầy, trung bình hay thấp kém, mà bạn sẽ trở thành một hành giả siêu việt, trung bình, hay kém cỏi. Và nếu bạn hoàn toàn không quan tâm tới Pháp thì sẽ chẳng có được chút kết quả nào. Như ngạn ngữ có nói:

Giáo Pháp không phải là tài sản của riêng ai. 
Giáo Pháp thuộc về bất kỳ kẻ nào có nỗ lực to lớn nhất. 

Để có được Giáo Pháp, chính bản thân Đức Phật đã phải trả giá bằng hàng trăm gian khó. Để có được một bài kệ chỉ có bốn dòng, Ngài đã khoét thịt mình làm thành những chiếc đèn cúng dường, đổ đầy dầu và đặt vào đó hàng ngàn tim đèn cháy đỏ. Ngài đã nhảy vào những hầm lửa, cắm hàng ngàn đinh sắt vào thân thể mình.

Cho dù phải đối diện với hỏa ngục nóng đỏ hay những lưỡi dao sắc nhọn, 
Hãy tìm cầu Giáo Pháp cho tới khi bạn lìa đời. 

Vì thế, hãy lắng nghe những lời giáo huấn với nỗ lực to lớn, hãy quên đi cái nóng, cái lạnh và tất cả mọi thử thách khác.

Thông thường, tâm thức ta thường có khuynh hướng mải mê chạy theo các đối tượng của sáu giác quan và khuynh hướng này chính là gốc rễ của tất cả mọi ảo giác hư huyễn trong vòng sinh tử luân hồi và là nguồn gốc của mọi đau khổ. Đây là cách mà con thiêu thân chết cháy trong ngọn lửa vì nhãn thức của nó bị sắc tướng lôi cuốn; là cách con hươu bị thợ săn giết chết vì nhĩ thức của nó bị âm thanh lôi cuốn; là cách những con ong bị những cây ăn thịt nuốt chửng vì bị mùi vị của cây ấy hấp dẫn; là cách những con cá cắn câu vì vị giác của chúng bị nhử bởi hương vị của mồi câu; là cách những con voi chết đuối trong đầm lầy vì chúng thích cảm giác thân thể đắm trong bùn. Cũng thế, bất kỳ khi nào bạn đang lắng nghe Pháp, đang giảng dạy, đang thiền định hay đang tu tập thực hành Pháp, thì điều quan trọng là bạn không được chạy theo những khuynh hướng huân tập trong quá khứ, không ấp ủ những cảm xúc về tương lai, và không để những tư tưởng hiện tại bị sao lãng bởi bất kỳ điều gì quanh bạn. Như Gyalse Rinpoche đã có nói:

Niềm vui và nỗi muộn phiền của quá khứ giống như những bức tranh vẽ trên nước: 
Chẳng còn lại dấu vết gì. Chớ chạy theo chúng! 
Nhưng nếu chúng xuất hiện trong tâm, hãy quán chiếu xem thành công hay thất bại đến và đi như thế nào. 
Ngoài Pháp ra, còn có thể tin vào thứ gì khác, hỡi những hành giả trì tụng minh chú ‘mani’? 15 

Kế hoạch và dự án tương lai giống như lưới thả nơi sông cạn. 
Sẽ không bao giờ đem lại được những gì bạn mong muốn. 
Hãy hạn chế những khát khao và nguyện ước! 
Nhưng nếu chúng xuất hiện trong tâm, hãy nghĩ đến ngày giờ chết bất định
Còn có thời giờ cho bất cứ việc gì khác không ngoài Pháp, hỡi những hành giả trì tụng minh chú ‘mani’? 

Việc làm hiện tại giống như công việc trong giấc mơ, 
Hãy quẳng chúng sang bên vì mọi nỗ lực như thế đều vô nghĩa
Hãy dửng dưng không tham luyến ngay cả món tiền bạn kiếm được do mồ hôi nước mắt
Tất cả mọi việc làm đều không có thực chất, hỡi những hành giả trì tụng minh chú ‘mani’! 

Theo đó, giữa những thời công phu thiền định, hãy tập cách kiểm soát mọi niệm tưởng khởi lên từ tam độc
Cho đến khi tất cả niệm tưởng và tri giác hiển lộ như Pháp Thân. 
Điều này không thể bỏ qua — hãy hồi nhớ lại bất cứ khi nào cần thiết

Chớ buông lung theo những vọng tưởng mê lầm, hỡi những hành giả trì tụng minh chú ‘mani’! 

Cũng có câu nói rằng:

Đừng dệt mộng tương lai. Vì nếu làm như vậy, Bạn chẳng khác nào người cha của Mặt Trăng Danh Tiếng! 

Câu nói trên muốn nhắc tới câu chuyện của một người nghèo khổ đi ngang qua một đống lúa mạch lớn. Ông ta cho lúa mạch vào một bao lớn, treo nó lên xà nhà, rồi nằm bên dưới bao lúa ấy và bắt đầu mơ mộng hão huyền.

“Số lúa mạch này sắp làm cho ta thực sự giàu có,” ông ta nghĩ như thế. “Khi đã giàu, ta sẽ lấy vợ… Nhất định là cô ta sẽ sinh một đứa con trai… Ta nên gọi nó là gì nhỉ?”

Ngay lúc đó mặt trăng xuất hiện, và ông ta quyết định đặt tên đứa con là Mặt Trăng Danh TiếngTuy nhiên vào lúc đo,ù có một con chuột đang gặm sợi dây đỡ cái túi. Đột nhiên sợi dây đứt bung, cái túi rớt lên người làm ông ta chết ngay.

Những giấc mơ về tương lai và quá khứ như thế sẽ chẳng bao giờ đem lại kết quả và chỉ là sự phá rối. Hãy từ bỏ hết thảy những giấc mơ như thế. Hãy tỉnh thức và chú tâm lắng nghe với lòng cẩn trọng.

Không nên tập trung tư tưởng một cách quá căng thẳng, nhặt nhạnh ra từng chữ, từng điểm một, như con gấu dremo bới tìm ‘mạc mốt’ – mỗi lần bạn nắm bắt được một đề mục nào, bạn lại quên đi đề mục trước đó, và sẽ chẳng bao giờ hiểu được cái tổng thể. Tập trung quá nhiều cũng làm bạn buồn ngủ. Thay vào đó hãy giữ một sự quân bình giữa sự căng thẳng và tâm trạng buông lỏng.

Có lần Ngài Ānanda đang dạy Śrona thiền định. Śrona rất khó có thể hiểu được điều đó một cách đúng đắn. Đôi khi ông ta quá căng thẳng, đôi lúc lại quá buông lỏng. Śrona đem vấn đề ra hỏi Phật, Đức Phật bảo: “ Khi còn là cư sĩ, ông là người đánh đàn vīnā rất hay phải không?”

“Vâng, con chơi rất hay.”

“Vậy âm thanh đàn vīnā của ông hay nhất khi lên dây thật căng hay thật chùng?”

“Âm thanh nghe hay nhất khi giây không căng quá mà cũng không chùng quá.”

“Tâm ông thì cũng tương tự như thế,” Đức Phật bảo; và nhờ thực hiện theo lời khuyên này mà Śrona đạt được kết quả. Ngài Machik Labdrưn có nói:

Hãy định tâm vững chắc và lơi lỏng thư giãn:
Đây là điểm trọng yếu của cái Thấy (kiến). 

Đừng để tâm bạn quá căng thẳng hay quá tập trung hướng vào bên trong; hãy để các giác quan của bạn thoải mái tự nhiên, cân bằng giữa buông lỏng và căng thẳng.

Bạn không nên cảm thấy mệt mỏi khi lắng nghe giáo huấn. Đừng nên chán nản khi bạn cảm thấy đói hay khát trong khi đang lắng nghe một bài giảng quá dài, hoặc khi bạn phải chịu đựng những phiền toái do nắng, mưa, gió, v.v. gây ra… Hãy hoan hỷ vì hiện nay bạn đang có được những điều kiện tự do và thuận duyên của đời người, rằng bạn đã gặp được một vị Chân Sư, và bạn có thể lắng nghe những giáo huấn sâu xa của Ngài.

Sự kiện bạn đang được nghe Giáo Pháp thâm diệu vào thời điểm này là kết quả của công đức được tích lũy từ vô lượng kiếp. Giống như bạn đang được ăn một bữa ăn khi mà bạn chỉ có thể ăn được một bữa duy nhất trong hàng trăm bữa ăn trong suốt cả đời bạn. Vì vậy, để tiếp nhận những giáo lý này, hãy khẩn thiết lắng nghe với lòng hoan hỷ; hãy phát
nguyện chịu đựng cái nóng, cái lạnh và bất kỳ thử thách, khó khăn nào có thể xảy ra.

English Version

The Six Stains

In the Well Explained Reasoning, it says:

Pride, lack of faith and lack of effort,
Outward distraction, inward tension and discouragement; These are the six stains.

Avoid these six: proudly believing yourself superior to the teacher who is explaining the Dharma, not trusting the master and his teachings, failing to apply yourself to the Dharma, getting distracted by external events, focussing your five senses too intently inwards, and being discouraged if, for example, a teaching is too long.

Of all negative emotions, pride and jealousy are the most difficult to recognize. Therefore, examine your mind minutely. Any feeling that there is something even the least bit special about your own qualities, whether worldly or spiritual, will make you blind to your own faults and unaware of others’ good qualities. So renounce pride and always take a low position.

If you have no faith, the entrance to the Dharma is blocked. Of the four types of faith, 11 aim for faith that is irreversible.

Your interest in the Dharma is the basis of what you will achieve. So depending on whether your degree of interest is superior, middling or inferior you will become a superior, middling or inferior practitioner. And if you are not at all interested in the Dharma, there will be no results at all. As the proverb puts it:

The Dharma is nobody’s property. It belongs to whoever has the most endeavour.

The Buddha himself obtained the teachings at the price of hundreds of hardships. To obtain a single four-line verse, he gouged holes in his own flesh to serve as offering lamps, filling them with oil and planting in them thousands of burning wicks. He leapt into flaming pits, and drove a thousand iron nails into his body.

Even if you have to face blazing infernos or razor-sharp blades, Search for the Dharma until you die.
Listen to the teachings, therefore, with great effort, ignoring heat, cold and all other trials. •

The tendency of consciousness to get engrossed in the objects of the six senses is the root of all sarilsara’s hallucinations and the source of all suffering. This is how the moth dies in the lamp-flame, because its visual consciousness is attracted to forms; how the stag is killed by the hunter, because its hearing draws it to sounds; how bees are swallowed by carnivorous plants, seduced by their smell; how fish are caught with bait, their sense of taste lured by its flavour; how elephants drown in the swamp because they love the physical feeling of mud. In the same way, whenever you are listening to the Dharma, teaching, meditating or practising, it is important not to follow tendencies from the past, not to entertain emotions about the future and not to let your present thoughts get distracted by anything around you. As Gyalse Rinpoche says:

Your past joys and sorrows are like drawings on water: No trace of them remains. Don’t run after them!

But should they come to mind, reflect on how success and failure come and go.
Is there anything you can trust besides Dharma, mani – reciters?

Your future projects and plans are like nets cast in a dry riverbed: They’ll never bring what you want. Limit your desires and

aspirations!

But should they come to mind, think how uncertain it is when you’ll die:

Have you got time for anything other than Dharma, mani – reciters?

Your present work is like a job in a dream. Since all such effort is pointless, cast it aside.

Consider even your honest earnings without any attachment. Activities are without essence, mani – reciters!

Between meditation sessions, learn to control in this way all thoughts arising from the three poisons;

Until all thoughts and perceptions arise as the dharmakaya, This is indispensable-remembering it whenever you need it, Do not give rein to deluded thoughts, mani – reciters!

It is also said:

Don’t invite the future. If you do, You’re like the father of Famous Moon!

This refers to the story of a poor man who came across a large pile of barley. He put it in a big sack, tied it to a rafter, and then lay down beneath it and started to day-dream.

“This barley is going to make me really rich,” he thought. “Once I’m rich, I’ll get myself a wife … She’s bound to have a boy… What shall I call him?”

Just then, the moon appeared and he decided to call his son Famous Moon. However, all this time a rat had been gnawing away at the rope that was holding up the sack. The rope suddenly snapped, the sack fell on the man and he was killed.

Such dreams about the past and the future will never come to fruition and are only a distraction. Give them up altogether. Be mindful and listen with attention and care.

Do not focus too intently, picking out individual words and points, like a dremo bear digging up marmots–each time you seize one item, you forget the one before, and will never get to understand the whole. Too much concentration also makes you sleepy. Instead, keep a balance between tight and loose.

Once, in the past, Ananda was teaching Sror:ta to meditate. Sror:ta had great difficulty getting it right. Sometimes he was too tense, sometimes too relaxed. Sro1.1a went to discuss the matter with the Buddha, who asked him: “When you were a layman, you were a good vi~-player, weren’t you?”

“Yes, I played very well.”

“Did your vi~ sound best when the strings were very slack or when they were very taut?”

“It sounded best when they were neither too taut nor too loose.”

“It is the same for your mind,” said the Buddha; and by practising with that advice SroQa attained his goal.

Machik Labdron says:

Be firmly concentrated and loosely relaxed:
Here is an essential point for the View.

Do not let your mind get too tense or too inwardly concentrated; let your senses be naturally at ease, balanced between tension and relaxation.

You should not tire of listening to the teachings. Do not feel discour-aged when you get hungry or thirsty during a teaching that goes on too long, or when you have to put up with discomfort caused by wind, sun, rain and so forth. Just be glad that you now have the freedoms and advantages of human life, that you have met an authentic teacher, and that you can listen to his profound instructions.

The fact that you are at this moment listening to the profound Dharma is the fruit of merits accumulated over innumerable kalpas. It is like eating a meal when you have only eaten once every hundred mealtimes through-out your life. So it is imperative to listen with joy, vowing to bear heat, cold and whatever trials and difficulties might arise, in order to receive these teachings.

Đức Patrul Rinpoche
Trích: Lời vàng của Thầy tôi