Dzongsar Khyentse Rinpoche & Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche

Làm thế nào để tiếp cận Bậc Thầy

Một bài nói chuyện về lòng sùng mộ của Dzongsar Khyentse Rinpoche, được ban năm 1996 ở Boulder, Colorado [Hoa Kỳ] kỷ niệm ngày Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche viên tịch.

Thành thật mà nói, tôi cho rằng tôi không phải là người thích hợp để nói về lòng sùng mộ đạo sư bởi tôi chẳng có nó. Điều này không phải vì tôi thiếu những bậc thầy; nó là bởi tôi. Hãy tin tôi, tôi có rất nhiều cái tôi và lòng sùng mộ là tin xấu cho cái tôi. Mặt khác, tôi đã tìm hiểu về lòng sùng mộ, nhờ đó có đôi chút kiến thức lý thuyết về nó.

Tại sao lại sùng mộ?

Tại sao chúng ta lại cần lòng sùng mộ? Nói chung, chúng ta cần nó bởi chúng ta cần giác ngộGiác ngộ có thể hiểu nôm na là thoát khỏi những ám ảnh và cản trở nhất định. Cho tới khi thoát khỏi những ám ảnh và thói quen này, chúng ta sẽ trôi lăn bất tận trong luân hồitrải qua mọi kiểu lo lắng, khổ đau hay tương tự.

Nguyên nhân của mọi khổ đau này là sự bấp bênh căn bản của chúng taChúng ta luôn băn khoăn liệu mình tồn tại hay không. Cái tôi của chúng ta, hoặc sự bám víu vào ý tưởng về ngã, hoàn toàn không vững chắc về sự tồn tại của chính nó. Cái tôi có vẻ mạnh mẽ nhưng thật sự nó khá dao độngDĩ nhiênchúng ta không đặt ra những câu hỏi như vậy một cách cố ý, mà luôn có cảm giác trong tiềm thức về sự bấp bênh liệu chúng ta có tồn tại.

Chúng ta cố gắng dùng những thứ như bạn bè, tiền bạc, địa vịquyền lực và mọi điều mà hàng ngày chúng ta làm, chẳng hạn xem ti-vi hay đi mua sắm, để chứng minh và khẳng định sự tồn tại của bản thân. Hãy thử ngồi một mình trong nhà và chẳng làm gì. Chẳng sớm thì muộn, bạn sẽ với tay đến chiếc điều khiển từ xa hay một tờ báo. Chúng ta cần phải làm gì đó. Chúng ta cần bận rộn. Nếu không được vậy, chúng ta cảm thấy không an toàn.

Nhưng có một điều gì đó rất lạ trong những điều này. Cái tôi liên tục tìm kiếm sự xao lãng và sau đấy, sự xao lãng lại trở thành một vấn đề. Thay vì giúp chúng ta an tâm, nó lại khiến sự bấp bênh tăng thêm. Chúng ta bị ám ảnh bởi xao lãng và nó phát triển thành một thói quen khác. Khi nó đã trở thành thói quen, thật khó để dứt bỏ. Vì thế, để thoát khỏi thói quen mới này, chúng ta phải hình thành một thói quen khác. Đó là cách mà mọi thứ tiếp tục mãi.

Để phá hủy kiểu thói quen này, Đức Thế Tôn đã dạy chúng ta rất nhiều, rất nhiều phương pháp khác nhau. Một vài trong số đó là những phương pháp rất thiện xảo, chẳng hạn vượt qua những cảm xúc bằng cách kết bạn với chúng. Thậm chí một từ của Đức Thích Ca Mâu Ni cũng có thể giải phóng chúng ta khỏi những kiểu ám ảnh và thói quen tập khí này. Ví dụ, hãy xem giáo lý về vô thường. Khi nhiều người chúng tabao gồm chính tôi, nghe giảng về những thứ như vô thường, thân người quý báu, tình yêu thương và lòng bi mẫnchúng ta thường nghĩ chúng rất đơn giản và sơ khởi. Nhưng điều này là bởi chúng ta thực sự không hiểu về chúng.

Rèn luyện Tâm thức

Tinh túy của con đường là sở hữu trí tuệ chứng ngộ vô ngã. Tới khi chúng ta có được nó, chúng ta vẫn chưa hiểu được tâm yếu của giáo lý Phật Đà.

Để đạt được trí tuệ này, đầu tiên, chúng ta phải khiến tâm thức trở nên dễ uốn nắn – trong vấn đề kiểm soát tâm mình. Như Tổ Tịch Thiên từng nói, nếu bạn muốn đi một cách thoải mái, có hai phương án khả thi. Bạn có thể cố trải da lên mặt đất – nhưng điều đó sẽ rất khó – hoặc bạn có thể đơn giản đi một đôi giày. Giống như vậy, thật khó để rèn luyện và điều phục mỗi cảm xúc mà chúng ta có, hay thay đổi thế giới theo mong muốn của ta. Thật sự, nền tảng của mọi trải nghiệm là tâm và đó là lý do Phật giáo nhấn mạnh vào việc rèn luyện tâm thức để khiến nó trở nên dễ dàng uốn nắn và linh hoạt.

Tuy nhiêntâm linh hoạt như vậy vẫn chưa đủ. Chúng ta phải hiểu được bản tính của tâm. Điều này rất khó làm, bởi nó liên quan đến trí tuệ chứng ngộ vô ngãChúng ta đã ngụp lặn trong luân hồi từ vô thủyThói quen tập khí vô cùng mạnh mẽ. Chúng ta hoàn toàn mê mờ. Vì lý do này, rất khó để trí tuệ xuất hiện.

Vậy cần phải làm gì? Chỉ có một cách để đạt được trí tuệ này – bằng cách tích lũy công đức. Làm sao chúng ta tích lũy công đức này? Theo thừa căn bản của Phật giáophương pháp tích lũy công đức là nhờ phát khởi tâm xả ly, bằng cách quán chiếu về vô thường, nhờ từ bỏ mọi nguyên nhân và điều kiện củng cố cái tôi, nhờ tham gia vào mọi nguyên nhân và điều kiện tăng cường trí tuệtừ bỏ việc làm hại chúng sinh khác hay tương tự. Trong truyền thống Đại thừacông đức tích lũy nhờ lòng bi mẫn dành cho hữu tình chúng sinh.

Nói ngắn gọn, nếu bạn muốn giác ngộ, bạn cần trí tuệ. Nếu bạn muốn trí tuệ, bạn phải có công đức. Và để có được công đức, theo Đại thừa, bạn phải có lòng bi mẫn và Bồ đề tâmmong ước thiết lập chúng sinh trong trạng thái giải thoát.

Ân phước gia trì của Bậc thầy

Kim Cương thừa nổi tiếng về những phương pháp và kỹ thuật của nó, một vài trong số đó khá dễ. Tuy nhiên, quan trọng nhất là có “quan kiến linh thiêng”. Và lòng sùng mộ bậc thầy là tinh túy của quan kiến linh thiêng này. Bình giảng về Mật điển Thắng Lạc Kim Cương nói, “Nhờ ân phước gia trì và lòng từ của bậc thầy, đại lạc, sự chứng ngộ tính không, sự hợp nhất của luân hồi và Niết bàn, có thể đạt được tức thì”. Trích dẫn này nói về Phật tính.

Nhìn chung, thông điệp rốt ráo của Phật giáo là bạn sở hữu Phật tính. Nói cách khác, bạn vốn đã và khá tự nhiên có trong mình những phẩm tính của sự giác ngộ trọn vẹn. Nhưng bạn cần nhận ra nó. Sự thật rằng bạn chưa nhận ra được là lý do khiến bạn lang thang trong luân hồi. Theo Tổ Long ThọĐức Phật không nói rằng bạn cần từ bỏ luân hồi để đạt giác ngộ. Ngài nói, bạn cần thấy luân hồi là trống rỗng, rằng nó không tồn tại cố hữu. Điều này giống như nói rằng bạn cần nhận ra Phật tính cốt yếu của mình.

Có nhiều phương pháp khác nhau để nhận ra vị Phật bên trong này. Trong đó, nhanh nhất và dễ nhất là thọ nhận ân phước gia trì của bậc thầy. Đó là nguyên nhân khiến lòng sùng mộ là cần thiết.

Ví dụ, bạn có thể gặp ác mộng về quái vật. Nhưng sau đấy, ai đó bất ngờ đổ một thùng nước lạnh vào bạn và bạn tỉnh giấc. Nước lạnh không thực sự khiến quái vật biến mất, bởi chẳng có quái vật nào cả. Nó chỉ là giấc mơ. Nhưng mặt khác, khi bạn gặp ác mộng, khổ đau của bạn là thật và người đổ thùng nước lên bạn thật sự rất tử tế và đặc biệt. Nếu bạn có nhiều công đức, bạn có thể gặp một người như thế, một người có thể đổ nước. Tuy nhiênnếu không có công đức, bạn có thể chẳng bao giờ tỉnh dậy khỏi cơn ác mộng.

Truyền thừa đạo sư bắt đầu từ một vị gọi là Kim Cương Trì [Vajradhara] hay Phổ HiềnVương Như Lai [Samantabhadra]. Chư đạo sư của chúng ta nói rằng, Ngài là tâm chúng tabản tính của tâm ta. Điều này nghĩa là khi chúng ta truy ngược lại dòng truyền thừachúng ta cuối cùng sẽ kết thúc ở chính tâm mình, tinh túy của bản thân chúng ta. Bậc thầy không phải là kiểu một người bảo trợ toàn năng mà chúng ta phải thờ phụng hay tuân theo. Điều quan trọng nhất cần hiểu là Ngài là sự hiển bày Phật tính của chúng ta.

Ở cấp độ thông thường, người ta có thể nói bậc thầy là người nói cho bạn điều cần làm và điều cần tránh. Một đứa bé có thể không nhận ra bàn là nóng gây bỏng, vì thế cha bảo rằng nó gây bỏng và giúp cậu bé không bị thương. Bậc thầy làm vậy vì bạn khi Ngài nói cho bạn điều gì đúng và điều gì sai.

 Dù vậy, trong Kim Cương thừa, bậc thầy còn làm điều quan trọng hơn nhiều. Bạn chắc hẳn phải đọc rất, rất nhiều lần rằng, thân, khẩu và ý của bạn và các uẩn đều thanh tịnh từ vô thủy. Nhưng chúng ta không nhận ra điều này. Như Kyabje Dudjom Rinpoche từng nói, chính bởi vì sự thật quá đơn giản đến mức mọi người không hiểu được. Nó giống như lông mi của chúng ta, quá gần nên ta chẳng thể nhìn thấy. Lý do khiến chúng ta không chứng ngộ điều đó là bởi thiếu công đứcVai trò của bậc thầy là ban cho chúng ta quán đỉnh và giới thiệu cho chúng ta sự thanh tịnh này – và cuối cùng là chỉ ra trực tiếp bản tính tâm.

Thử thách Bậc thầy

Trì Minh Vương Jigme Lingpa vĩ đại nói rằng điều quan trọng là trước tiên phải xem xét bậc thầy. Như tôi đã nói, một cách tự nhiênchúng ta là những người rất bấp bênh. Bởi vậy, chúng ta dễ dàng trở thành nạn nhân. Chúng ta mắc phải đủ mọi sai sót, thứ thật khó để giải quyết về sau.

Trước khi bắt đầu theo chân một bậc thầy, bạn cần hiểu về Giáo Pháp. Tôi không nói là bạn phải hiểu trọn vẹn, mà ít nhất, bạn phải hiểu đôi chút. Bạn cần phân tích và bạn cần hoài nghi và bình phẩm. Có lẽ, bạn cần tranh luận và cố gắng tìm lỗi bằng cách sử dụng lô-gic và quán xét.

Nhưng khi làm vậy, bạn không nên áp dụng cách tiếp cận của nhà báo để tìm kiếm lỗi lầmMục đích ở đây là tìm ra con đường, chứ chẳng phải tìm lỗi. Vì thế, khi nghiên cứu Phật giáo, bạn nên cố gắng xem liệu con đường này có thích hợp với bạn không, liệu nó có ý nghĩa hay không. Điều này rất quan trọng.

Sau đây là một ví dụ. Giả sử chúng ta muốn đến New York và chúng ta sẽ thuê một hướng dẫn viên. Chúng ta cần có vài ý tưởng về vị trí của New York. Có một hướng dẫn viên mà chẳng biết liệu New York ở Đông, Nam hay Tây là điều mà tôi gọi là “bệnh cảm hứng”. Sẽ là chưa đủ nếu chỉ có một hướng dẫn viên hấp dẫn hay thích vẻ ngoài, cách nói chuyện và hành xử của anh ta. Chí ít bạn cần có chút kiến thức về New York, để nếu trên hành trình, anh ta bắt đầu hành xử một cách khôi hài, bạn vẫn cảm thấy ổn bởi bạn biết bạn đang đi đúng hướng. Anh ta có thể dẫn bạn qua những con đường xa lạ hay gồ ghề, nhưng điều đó chẳng thành vấn đề nếu bạn biết mình vẫn đi đúng.

Mặt khác, nếu bạn không biết đường, bạn buộc phải đặt trọn niềm tin vào người dẫn đường này, kẻ tuyên bố rằng anh ta có thể làm bất cứ điều gì. Có thể nếu bạn có nhiều công đức, bạn tình cờ sẽ gặp được một người dẫn đường chân chính và cuối cùng đến được New York. Nhưng nếu tôi là bạn, tôi sẽ không tin tưởng kiểu thành công bất ngờ này. Thật tốt nếu xem xét con đường trước và sau đó, bạn có thể có một, một trăm hay hàng nghìn vị thầy nếu muốn.

Tiếp cận Bậc thầy

Tiếp theo chúng ta cần làm gì? Ngài Jamyang Gyaltsen, một trong những đạo sư Sakyapa vĩ đại, nói, “Đầu tiên con phải suy nghĩquán chiếu và tạo ra lòng sùng mộ”. Bạn cần lòng sùng mộ giả tạo, tức là thấy rằng bậc thầy là Phật. Đấy là làm ra vẻ như vậy. Sau một thời gian, ở giai đoạn thứ hai, bạn sẽ thực sự bắt đầu thấy Ngài là Phật, không chút khó khăn. Và cuối cùng, ở giai đoạn thứ ba, bạn chứng ngộ rằng bạn là Phật. Đó là cách tiếp cận độc đáo của Kim Cương thừa.

Như tôi đã nói từ đầu, cá nhân tôi không có lòng sùng mộ thực sự. Tôi chưa nhìn nhận thầy tôi là Phật, nhưng cố gắng quán chiếu và suy nghĩ rằng Ngài là Phật. Chúng ta gọi đó là lòng sùng mộ được tạo ra hay giả tạo. Ban đầuchúng ta thấy rằng mọi lỗi lầm mà chúng ta thấy ở Ngài chỉ là sự phóng chiếu của chính mình. Nhưng sự thật là Bậc thầy có mọi phẩm tính của Phật. Ngài là Phật, Ngài là Pháp, Ngài là Tăng; Ngài là tất cả.

Chúng ta nghĩ như vậy nhiều lần, lặp đi lặp lại. Điều này có thể với bạn là vô nghĩa, nhưng thực sự, nó rất hợp lý – trên tất thảy, mọi thứ phụ thuộc vào tâm. Chính sự mê mờ của chúng ta khiến thật khó để xem thầy là Phật. Chúng ta phải thực hành và dần dần trở nên quen thuộc và sau đấy, nó chắc chắn sẽ phát huy tác dụng.

Tổ Tịch Thiên dạy rằng, nếu bạn quen với thứ gì đó, chẳng còn gì có thể gây khó. Thử tưởng tượng rằng đây là lần đầu tiên trong đời bạn đến quán bar. Bạn được giới thiệu với ai đó và bởi vài kết nối nghiệp trong quá khứ, người này dần dần trao cho bạn mọi “quán đỉnh, chỉ dẫn khẩu truyền và giáo lý” về cách pha các đồ uống khác nhau. Rượu Tequila với chanh, Martinis – mọi chi tiết về đồ uống.

Là một học sinh rất nhiệt thành và chăm chỉ, bạn tập uống. Ban đầu, nó đốt cháy cổ họng của bạn, nó làm dạ dày bạn đau và bạn say. Bạn nôn mửa và thức dậy hôm sau với cơn đau đầu. Với sự thiết tha, bạn tiếp tục làm vậy. Đó là điều mà chúng ta gọi là thực hành nền tảng. Bạn tiếp tục ở bên người này; cho dù anh ta thỉnh thoảng lại gây khó dễ, điều đó cũng chẳng sao. Bạn là một học sinh rất cần cù. Sau đấy, một ngày kia, tâm bạn và tâm người đó hòa quyện: bạn biết mọi thứ về rượu, bạn biết cách uống. Lúc này, bạn là bậc trì giữ truyền thừa hoàn hảo của việc uống rượu. Khi ấy, bạn có thể bắt đầu dạy người khác.

Tính phổ quát của Bậc thầy

Chúng ta nghĩ rằng bậc thầy chỉ giỏi về ban giáo lý, rằng Ngài chỉ giỏi về những điều đặc biệt, chứ chẳng biết gì về đau đầu hay các vấn đề khác. Không nên nghĩ như vậy. Với mỗi vấn đề mà bạn gặp phải, hãy cầu nguyện đến thầy, thọ nhận ân phước gia trì và bạn sẽ thoát khỏi nó. Một Mật điển từng nói, “Thiền định nhiều năm về các giai đoạn phát triển hay hoàn thiện hay trì tụng Mật chú trong nhiều năm cũng chẳng thể sánh với một khoảnh khắc nhớ đến bậc thầy”.

Bạn cần hành xử với bậc thầy thế nào? Như một sự cúng dường, bạn có thể nghĩ về những điều như cách ăn mặc, phép xã giaolịch sự nhưng chúng không thành vấn đềTuy nhiên, có hai điều rất quan trọng mà bạn không nên quên. Thứ nhất là bạn không bao giờ được phép kiêu mạn. Điều này bởi bạn ở đó để học hỏi, để thọ nhận giáo lý, để tìm sự giác ngộ. Người Tạng thường nói, “Một kẻ kiêu mạn giống như viên đá”. Dù bạn đổ bao nhiêu nước lên nó, nó chẳng bị thấm. Nếu bạn kiêu mạn, bạn sẽ chẳng bao giờ học được điều gì. Vì thế, điều quan trọng là có được thái độ khiêm nhường.

Điều quan trọng thứ hai là không bao giờ bỏ lỡ cơ hội tích lũy công đứcCông đức rất quan trọng. Khi bạn xem một bộ phim, nếu bạn không biết rằng đó là phim và nghĩ rằng nó là thật, bạn sẽ trải qua đủ kiểu tổn thương về cảm xúc. Nhưng nếu người bên cạnh bảo rằng, “Đó chỉ là phim thôi”, thì bạn sẽ thoát được kiểu vô minh này. Mặt khác, nếu bạn không có công đức, đúng vào thời điểm mà người bên cạnh nói với bạn rằng, “Nhìn này, đây chỉ là phim thôi,” ai đó đằng sau ho nặng và bạn chẳng thể nghe được lời của người kế bên. Vì thế, bạn bỏ lỡ cơ hội chứng ngộ – tất cả đều bởi bạn không có công đức.

Nếu bạn không có công đức, cái tôi sẽ luôn trực sẵn để giải mã mọi thứ theo cách của nó. Dù bậc thầy có trao cho bạn giáo lý quan trọng nhất, bạn sẽ hiểu theo kiểu của bạn.

Vì vậy, thay vì cố gắng vượt trội cái tôi, điều quan trọng nhất phải làm là tích lũy công đức. Như thế nào? Có nhiều cách khác nhau. Bạn có thể đeo cà-vạt và trông thật đẹp trai, nghĩ rằng, “Đây là món cúng dường lên bậc thầy”. Nếu bạn đang lái xe vào đêm tối, khi thấy đèn đường, bạn có thể lập tức quán tưởng chúng là đèn cúng dường lên bậc thầy. Nếu không thể tự mình làm được và nếu bạn thấy ai khác làm, ít nhất hãy hoan hỷ với điều họ đang làm. Có rất nhiều điều mà ta có thể làm. Kyabje Dudjom Rinpoche nói, “Tích lũy công đức rất dễ, thực sự dễ hơn nhiều tích lũy bất-thiện hạnh”.

Chúng ta cần một thái độ rộng lớn, bao la. Lòng sùng mộ cần phải lớn lao. Tôi nghĩ nếu bạn có được lòng sùng mộ chân chính, mọi thứ có thể được xem là sự hiển bày của bậc thầy.

Nguyên tác: Approaching the Guru, Dzongsar Khyentse Rinpoche.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.
Mọi sai sót là lỗi của người dịch, xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.
Mọi công đức có được xin hồi hướng hết thảy hữu tình chúng sinh.

English Version

Approaching the Guru

To tell you the truth, I think I am the wrong person to talk about guru devotion, because I don’t have it. This is not because there is any deficiency in my teachers; it is entirely because of something lacking in me. Believe me, I have so much ego, and devotion is bad news for the ego. On the other hand, I have studied devotion, so I may have some theoretical knowledge about it.

Why devotion?

Why do we need devotion? Generally speaking, we need devotion because we need enlightenment. In one way, enlightenment can be understood very simply as a release from certain obsessions and hang-ups. Until we are free from these obsessions and habits, we will wander endlessly in samsara, going through all sorts of anxiety, suffering, and so on.
The cause of all these sufferings is our fundamental insecurity. We are always wondering whether we exist or not. Our ego, or rather our attachment to the idea of self, is completely insecure about its own existence. Our ego may seem strong but it is actually quite shaky. Of course, we do not ask such questions consciously, but we always have a subconscious feeling of insecurity about whether we exist.

We try to use things such as friends, money, position and power, and all the everyday things that we do, like watching television or going shopping, to somehow prove and confirm our existence. Try sitting alone in a house and doing absolutely nothing. Sooner or later your hands will reach for the remote control or the newspaper. We need to be occupied. We need to be busy. If we are not busy, we feel insecure.

But there is something very strange in all this. The ego searches constantly for distraction, and then the distraction itself becomes a problem. Instead of helping us to feel reassured, it actually increases our insecurity. We get obsessed with the distraction and it develops into another habit. Once it becomes a habit, it is difficult to get rid of. So in order to get rid of this new habit, we have to adopt yet another habit. This is how things go on and on.

In order to undermine this kind of habitual pattern, Lord Buddha taught us many, many different methods. Some of these are very skillful methods, such as overcoming the emotions by making friends with them. Even a single word of the Sakyamuni Buddha can liberate us from all these obsessions and habitual patterns. Take, for instance, the teaching on impermanence. When many of us, including myself, hear teachings on things like impermanence, the precious human body, and love and compassion, we tend to dismiss them as very simple and preliminary. But this is because we do not  actually understand them.

Training the Mind

The quintessence of the path is to have the wisdom that realizes egolessness. Until we have this wisdom, we have not understood the essence of the Buddha’s teaching.
In order to achieve this wisdom, first we have to make our mind malleable, workable—in the sense of being in control of our own mind. As Shantideva said, if you want to walk comfortably, there are two possible solutions. Either you can try to cover the whole ground with leather—but that would be very difficult—or you can achieve the same effect by simply wearing a pair of shoes. In the same way, it would be difficult to train and tame every single emotion that we have, or to change the world according to our desires. In fact the basis of all experience is the mind, and that’s why Buddhists stress the importance of training the mind in order to make it workable and flexible.

Yet a flexible mind is not enough. We have to understand the nature of the mind. This is very difficult to do, precisely because it involves the wisdom of realizing egolessness. We have been in samsara from beginningless time. Our habitual patterns are very strong. We are completely deluded. For this reason, it is very, very difficult for this wisdom to appear.

So what is to be done? There is only one way to obtain this wisdom—by accumulating merit. How should we accumulate this merit? According to the general vehicle of Buddhism, the method of accumulating merit is by having renunciation mind, by contemplating impermanence, by refraining from all the causes and conditions that will strengthen the ego, by engaging in all the causes and conditions that will strengthen our wisdom, by refraining from harming other beings, and so on. In the mahayana school, the merit is accumulated by having compassion for sentient beings.

To cut a long story short, if you want enlightenment you need wisdom. If you want wisdom, you must have merit. And to have merit, according to mahayana, you must have compassion and bodhichitta, the wish to establish beings in the state of freedom.

Blessings of the Guru

The vajrayana is renowned for its many methods and techniques, some of which are quite easy. The most important one, however, is to have a “sacred outlook.” And guru devotion is the essence of this sacred outlook. It says in the commentary to the Chakrasamvara Tantra that, “Through the blessings and kindness of the guru, great bliss, the realization of emptiness, the union of samsara and nirvana, can be obtained instantly.” This quotation talks about buddhanature.

Generally speaking, the ultimate message of Buddhism is that you possess buddhanature. In other words, you already and quite naturally have within you the qualities of complete enlightenment. But you need to realize this. The fact that you don’t have this realization is the reason why you are wandering in samsara. According to Nagarjuna, the Buddha didn’t say that you need to abandon samsara in order to gain enlightenment. What he said was that you need to see that samsara is empty, that it has no inherent existence. This is the same as saying that you need to recognize your essential buddhanature.

There are many different methods for recognizing this Buddha within. Of these, the quickest and easiest is to receive the blessings of the guru. This is why guru devotion is necessary.
For example, you may be having a nightmare about monsters. But then suddenly, somebody throws a bucket of cold water over you and you wake up. The cold water doesn’t really make the monsters disappear, because there were no monsters in the first place. It was just a dream. But on the other hand, when you are having a nightmare, your sufferings are real, and the person who throws the bucket of water over you is indeed very kind and special. If you have a lot of merit you are able to meet such a person, a person who can throw the water. On the other hand, if you don’t have merit, you may never wake up from the nightmare.

The guru lineage originates with someone called Vajradhara or Samantabhadra. Our masters tell us that he is our own mind, the nature of our own mind. This means that when we trace back through the lineage, we actually end up with our own minds, the essence of ourselves. The guru is not some kind of almighty sponsor that we have to worship or obey. The most important thing to understand is that the guru is the display of our buddhanature.

On the ordinary level, one can say that the guru is someone who tells you what to do and what not to do. A small child may not realize that hot iron burns, so his father tells him that it burns and saves him from getting hurt. The guru is doing this for you when he tells you what is right and what is wrong.

In Vajrayana, though, the guru does something even more important. You must have read many, many times that your body, speech, mind and aggregates have all been pure from beginningless time. But we don’t realize that. As Kyabje Dudjom Rinpoche said, it is precisely because the truth is so simple that people don’t understand it. It’s like our eyelashes, which are so close that we can’t see them. The reason why we don’t realize this is our lack of merit. The guru’s role is to grant us empowerment and introduce us to this purity—and finally to point out directly the mind’s nature.

Putting the Guru to the Test

The great vidyadhara Jigme Lingpa said that it is very important to analyze the guru first. As I said before, we are naturally very insecure people. Because of this we are easy prey. We make all sorts of mistakes that are difficult to clear up later on.

Before you start to follow a guru, you should have a good understanding of the dharma. I don’t mean that you have to understand it completely, but at least you should have some understanding. You should analyze, and you should be skeptical and critical. Perhaps you should argue, and try to find fault by using logic and reflection.

But while you are doing this, you should not have the journalist’s approach of looking for faults. The aim here is to find the path, not to find faults. So, when you study Buddhism, you should try to see whether this path suits you or not, whether this path makes sense or not. This is very important.

Here’s an example. Let’s say that we want to go to New York, and we are hiring a guide. We need to have at least some idea where New York is. To take a guide without knowing whether New York is in the east, south or west is what I call the “inspirational disease.” It’s not enough just to find the guide attractive—to like the way he looks, talks and behaves. You should have at least some knowledge where New York is, so that if in the middle of the trip he begins to act a little funny, you feel okay because you know that you are heading in the right direction. He may lead you through strange or rough roads, but that doesn’t matter if you know you are heading in the right direction.

On the other hand, if you don’t know the way at all, you are obliged to place all your trust in this one guide who claims that he can do anything. Maybe if you have lots of merit, you might accidentally find an authentic guide and actually reach New York. But if I were you I would not trust this kind of accidental success all the way. It is good to analyze the path first, and then you can have one or a hundred or thousands of gurus if you like.

Approaching the Guru

What should we do next? One of the great Sakyapa masters, Jamyang Gyaltsen, said, “First you have to think about, contemplate, and manufacture devotion.” You need fabricated devotion, which is to consider that the guru is the Buddha. Make believe, so to speak. After a while, at the second stage, you will really start to see him as the Buddha, without any difficulty. And finally, at the third stage, you will realize that you are the Buddha. This is the unique approach of the vajrayana.

As I said at the beginning, I personally don’t have real devotion. I don’t see my guru as the Buddha, but I try to contemplate and think that he is the Buddha. This is what we call created or fabricated devotion. In the beginning we consider that all the faults we see in him are nothing but our own projections. But the truth of the matter is that the guru has all the qualities of the Buddha. He is the Buddha, he is the dharma, he is the sangha; he is everything.

We think like this again and again. This may strike you as nonsense, but actually it’s very logical—after all, everything depends on the mind. It is because of our delusions that it is initially very hard for us to see the guru as the Buddha. We have to practice and get used to it again and again, and then it will definitely work.

Shantideva has said that if you get accustomed to something, there is nothing in this world that is difficult. Let’s say this is the first time in your life that you are going to a bar. You are introduced to someone and, due to some past karmic connection, this person proceeds to give you all the initiations and oral instructions and teachings on how to mix various drinks. Tequila with lemon, martinis dry and sweet—all sorts of details about drinking.

Being a very devoted and diligent student, you practice drinking. In the beginning, it burns your throat, it hurts your stomach, and you get drunk. You vomit and you get up the next morning with a headache. With lots of enthusiasm you keep doing this. This is what we call foundation practice. You keep going to this person, and even though he occasionally gives you a hard time, it doesn’t matter. You are a very diligent student. Then one day your mind and his mingle: you know everything about alcohol, you know how to drink. At this point, you are a perfect lineage holder of alcohol drinking. You can then begin to teach others.

The Universality of the Guru

We think that the guru is only good for giving teachings, that the guru is only good for special things but not good for headaches or other problems. This is not the way to think. For every problem that you have, pray to the guru, receive his blessings and you will be free from it. In one Tantra, it says, “Years and years of doing meditation on the development or completion stages, or years and years of chanting mantras, cannot compare with one instant of remembering the guru.”

How should you behave with a guru? As an offering you can think of things like dress code, etiquette, politeness, but it doesn’t really matter. However, there are two very important things that you should never forget. The first is that you should never have pride. This is because you are there to learn, to receive teachings, to find enlightenment. As Tibetans say, “A proud person is like a stone.” No matter how much water you put on it, it will never get soaked. If you have pride you will never learn. So it’s very important to adopt an attitude of humility.

The second important thing is never to waste an opportunity to accumulate merit. Having merit is so important. When you watch a movie, if you don’t know that it’s a movie and think it’s real, you will go through all sorts of emotional trauma. But if the person next to you says, “This is just a movie,” from then on you will be free from this kind of delusion. On the other hand, if you don’t have merit, then just at the moment when the person next to you says, “Look, this is just a movie,” someone behind you might cough very loudly, and you may not hear what the person next to you says. So you miss the opportunity of realization—all because you don’t have merit.

Also, if you don’t have merit, your ego is always there ready to interpret everything in its own way. Even though the teacher gives you the most important teaching, you will always interpret it according to your own agenda.

So at this point, instead of trying to outsmart the ego, the most important thing to do is to accumulate merit. How? There are lots of different ways. You can wear a tie and look handsome and think “This is an offering to my teacher.” If you are driving at night, when you see the street lamps, you can immediately visualize them as lamp offerings to the guru. If you can’t do this yourself, and if you see somebody else doing it, at least rejoice in what they are doing. There are so many things we can do. Kyabje Dudjom Rinpoche said, “Accumulating merit is so easy, in fact much easier than accumulating non-virtue.”

We need to have a grand, magnificent attitude. Devotion should be grand. I think if you have true devotion, everything can be taken as a manifestation of your guru.