vajravarahi_thangka_nepalbuddha_06

Bổn tôn – Suối nguồn của những thành tựu

Vienna, Tháng Mười 1987

Những phương pháp đặc biệt của Kim Cương thừa nhắm vào việc đưa những sắc tướng mà chúng ta thường kinh nghiệm là bất tịnh tới một bình diện thanh tịnh. Trọng tâm của sự chuyển hóa này là thấu hiểu rằng mọi hiện tượng chỉ xuất hiện trên bình diện tương đối khi chúng ta kinh nghiệm chúng. Trên bình diện tuyệt đối thì chúng không có bất kỳ hiện hữu chân thật nào – chúng không là gì ngoài một giấc mộng, một ảo ảnh. Nếu ta thấu hiểu bản chất đích thực của mọi sự vật, thì tự điều này trở thành kinh nghiệm về sự thuần tịnh của chúng.

Ta không thể chuyển hóa những kinh nghiệm bất tịnh thành thanh tịnh chỉ bằng cách trì tụng một thần chú để biến đổi các hiện tượng. Cũng không nhờ một vài chất thể đặc biệt sở hữu những năng lực như thế, hay nhờ những sự cúng dường cho một vài vị trời để họ giúp đỡ lại ta. Tất cả những điều này không có quan hệ gì tới những gì xảy ra trong Kim Cương thừa. Điều cần quan tâm là phát triển sự thấu suốt rằng thế giới của các sắc tướng tự nó không hiện diện như một sự vô minh; chính thái độ bám chấp của chúng ta vào các sự vật đã đem lại vô minh. Để kinh nghiệm tính chất thuần tịnh của mọi sự thì không có gì đáng làm hơn là thấu hiểu rằng trên bình diện tương đối các sự việc xuất hiện bởi những điều kiện (duyên) khác nhau và bởi lý duyên sinh, nhưng trên bình diện tuyệt đối thì chúng không thực sự hiện hữu. Hai phương diện này không tách lìa nhau.

“Những sắc tướng bất tịnh” hay “những sắc tướng thuần tịnh” có nghĩa là gì? “Bất tịnh” ám chỉ việc ta tin tưởng rằng các sự việc (các pháp) thực có và hiện hữu tương thuộc. Việc tin tưởng rằng các sự việc thực sự hiện hữu là một quan điểm cực đoan không đúng đắn bởi chân tánh của mọi sự là tánh Không. Nếu muốn nhận ra tánh Không của mọi hiện tượng thì ta không thể chấp nhận những gì ta được bảo cho biết. Thật ra, rất khó thấu hiểu chân tánh của các sự việc chỉ bằng cách trò chuyện hay nghe nói về nó.

Không phải sắc tướng đơn thuần của các sự việc gây nên sự vô minh, mà chính bởi cách thế chúng ta liên kết với các sự việc và bám chấp vào chúng như thực có. Bởi tự thân các sự việc thì trống không, chúng vượt lên các phạm trù sinh hay diệt. Việc chúng xuất hiện là phương diện của sự tự biểu lộ không ngăn ngại. Các phương pháp khác nhau của Kim Cương thừa được dùng để thấu hiểu điều đó.

Đối với thực hành Kim Cương thừa, ta cần nhận ta rằng những sự việc chỉ xuất hiện trên bình diện tương đối nhưng trong chân tánh của chúng thì chúng không thực sự hiện hữu. Tuy nhiên, ta vẫn tin rằng các sự việc là thực có. Đây là hai viễn cảnh khác nhau, và tất cả những gì cần quan tâm là nối kết chúng với nhau để chúng không thường xuyên mâu thuẫn nhau. Những phương pháp Kim Cương thừa khác nhau, chẳng hạn như thiền định về các phương diện của Đức Phật (Tây Tạng: yidam, nghĩa đen: mối ràng buộc tâm) và những thần chú được dùng để chấm dứt những mâu thuẫn hiển nhiên này.

Trong “ba cội nguồn” của Kim Cương thừa – Lạt ma, Bổn tôn (yidam) và Hộ Pháp (vị Bảo Trợ) – thì Lạt ma là cội nguồn quan trọng nhất; Bổn tôn và Hộ Pháp là những hiển lộ của Lạt ma. Tâm của Lạt ma là Dharmakaya (Pháp Thân), tánh Không của Pháp giới. Các Bổn tôn xuất hiện từ đó như một biểu lộ của lòng bi mẫn và sự quang minh nội tại của tâm. Như thế các ngài không có loại hiện hữu thực sự như được gán cho những vị trời thế tục.

Lý do khiến các Bổn tôn xuất hiện trong những thân tướng đa dạng, chẳng hạn như an bình và phẫn nộ, là bởi các đệ tử có những thái độ, cái nhìn (thị kiến) và những nguyện ước khác nhau. Để đáp ứng những ước muốn khác nhau này, các Bổn tôn có những sắc tướng khác nhau như một biểu lộ của lòng bi mẫn của Lạt ma. Các Bổn tôn cũng xuất hiện trong rất nhiều cách thế khác nhau để tượng trưng rằng toàn bộ việc bám chấp của ta vào những sắc tướng bất tịnh được tịnh hóa.

Chúng ta có một tri giác nhị nguyên và luôn luôn suy nghĩ trong những phạm trù nhị nguyên. Vì thế, chúng ta không thể nối kết với Bổn tôn tối thượng và ta cần một điều gì đó đại diện cho ngài. Nhiều thân tướng của các Bổn tôn mà ta biết từ những hình ảnh thì ở trong hình thức đại diện đó tượng trưng cho Bổn tôn tối thượng. Thiền định về các Bổn tôn được phân chia thành hai giai đoạn là phát triển (Tây Tạng: Kjerim) và thành tựu (TT: Dsogrim). Ý nghĩa của chúng như sau:

Mọi sắc tướng xuất hiện trong một sự tương thuộc. Điều gì đó xuất hiện vào một thời điểm, tồn tại một thời gian và lại biến mất. Hai giai đoạn thiền định được dùng để tượng trưng rằng nguyên lý sinh diệt được tiến hành trên một bình diện thuần tịnh. Sự xuất hiện của một Bổn tôn tượng trưng rằng việc bám chấp vào sự xuất hiện (sinh khởi) của thế giới kinh nghiệm thế tục được tịnh hóa. Các giai đoạn phát triển có những yếu tố khác nhau: trước tiên ta quán tưởng chính mình là Bổn tôn, sau đó ta quán tưởng Bổn tôn trong không gian trước mặt ta, ta cúng dường và tán thán v.v.. Lý do khiến trước tiên ta quán tưởng chính mình là Bổn Tôn như sau: tất cả chúng ta đều thấy mình hết sức quan trọng. Nếu bây giờ có ai nói với ta: “Anh không thực sự hiện hữu,” thì ta khó có thể thấu hiểu và chấp nhận điều này. Trong giai đoạn phát triển ta xử sự với việc này bằng cách không suy nghĩ về việc ta có hiện hữu hay không, mà chỉ đơn thuần không để ý tới vấn đề này và quán tưởng bản thân ta trong hình tướng của Bổn tôn. Nếu ta quán tưởng chính mình là Bổn tôn, trong khi tỉnh giác rằng Bổn tôn là một biểu lộ của sự thuần tịnh viên mãn, thì sự bám chấp vào một cái “tôi” sẽ biến mất một cách tự nhiên.

Việc quán tưởng Bổn tôn trong không gian trước mặt ta tiến hành theo một cách thế tương tự. Ta bám chấp vào mọi đối tượng bên ngoài mà ta tri giác. Trong giai đoạn phát triển ta tưởng tượng toàn thể thế giới bên ngoài là cung điện của Bổn tôn. Bổn tôn ở giữa cung điện và tất cả chúng sinh xuất hiện trong hình tướng của Bổn tôn. Bằng cách quán tưởng các sắc tướng bất tịnh trong hình tướng thuần tịnh của chúng, ta chiến thắng được việc bám chấp vào chúng.

Vì thế, điều quan trọng là thấu hiểu rằng mọi yếu tố của giai đoạn phát triển có một nội dung tượng trưng. Không có sự thấu hiểu này, chẳng hạn như tin rằng Bổn tôn thực sự hiện hữu, ta hoàn toàn mê mờ trong việc thiền định và thậm chí phát triển ảo tưởng. Nếu ta sử dụng những giai đoạn phát triển và thành tựu khác nhau về các Bổn tôn, điều quan trọng là phải hiểu rõ ý nghĩa của những hình tướng khác nhau của các ngài. Ví dụ như, tại sao ta quán tưởng mười sáu tay, bốn chân v.v.. nếu chỉ có hai tay hai chân thì có thực sự đầy đủ không? Tin rằng ta phải quán tưởng thế này là vì các Bổn tôn thực sự trông giống như thế là một nhận thức sai lầm. Tin vào hiện hữu thực sự của Bổn tôn là một điều khá buồn cười và hết sức vô minh. Thay vì như thế, ta nên hiểu rằng có điều gì đó được tịnh hóa và cái gì đó là một phương pháp tịnh hóa. Việc quán tưởng một Bổn tôn có bốn tay, ví dụ thế, là một biểu tượng của việc tịnh hóa cách thế thông thường của ta khi kinh nghiệm các sự việc trong cái gọi là các phạm trù có bốn phần. Ví dụ như bốn yếu tố (tứ đại) và mọi sự khác ta tin tưởng xuất hiện trong một cách thế có bốn phần. Ba mắt của một Bổn tôn tượng trưng cho việc chiến thắng của cách thế ta suy nghĩ trong những phạm trù có ba phần. Ví dụ như ba thời (quá khứ, hiện tại, tương lai). Điều tương tự áp dụng cho tất cả những chi tiết khác của Bổn tôn; tất cả các chi tiết đó là để tịnh hóa sự bám chấp thông thường của ta vào thế giới của những kinh nghiệm.

Không có sự hiểu biết này, ta kết thúc trong thiền định đầy những nhận thức sai lầm. Ta tin rằng những sự việc là thật có hay không có chút hiện hữu nào. Đó là cách ta đi vào một con đường hoàn toàn sai lạc, là con đường không liên quan gì tới Kim Cương thừa hay Phật Giáo hiểu theo cách thông thường. Tin rằng các Bổn tôn thực sự hiện hữu và không hiểu rằng các ngài là những biểu tượng của sự tịnh hóa những ý niệm tri giác của ta về thế giới kinh nghiệm, điều ấy sẽ chỉ khiến cho những khái niệm phát triển thêm nữa. Kết quả là những ảo tưởng ta đã có sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, sau đó chúng có thể dẫn tới kinh nghiệm sợ hãi trong khi thiền định hay dẫn tới sự xuất hiện của những tư tưởng mà ta không biết phải xử sự thế nào với chúng. Vì thế, trong thực hành thiền định, đặc biệt là trong Kim Cương thừa, điều hết sức quan trọng là phải có được cái nhìn đúng đắn (chánh kiến).

Chánh kiến này ra sao? Đó là việc thấu hiểu rằng sự xuất hiện tương đối của các sự việc và thực tại tối hậu của chúng là một sự hợp nhất, thấu hiểu rằng chúng không tách lìa nhau và không mâu thuẫn nhau.

Các giai đoạn phát triển về các Bổn tôn tương ứng với chân lý tương đối, cách thế sự việc xuất hiện.

Các giai đoạn thành tựu tương ứng với nguyên lý rằng rốt cuộc thì các sự vật không thực sự hiện hữu. Đồng thời ta cần thấu hiểu rằng cả hai giai đoạn tạo thành một sự hợp nhất.

Các giai đoạn thành tựu thường được dùng để tránh rơi vào cái thấy cực đoan tin rằng các sự việc thực sự hiện hữu. Các giai đoạn phát triển ngăn ngừa cái thấy cực đoan khi tin rằng các sự việc không có chút hiện hữu nào, chỉ là một sự trống rỗng. Việc hiểu rằng cả hai giai đoạn tạo thành một sự hợp nhất khiến ta thấu hiểu rằng mọi sự là sự hợp nhất của đại lạc và tánh Không. Nhờ thiền định theo cách này, bằng cách áp dụng thực hành Bổn tôn, ta có thể đạt được những thành tựu tương đối và tuyệt đối. Trong ý nghĩa đó, Bổn tôn được gọi là “cội nguồn của những thành tựu.”

Các vị bảo trợ (Hộ Pháp), “cội nguồn của hoạt động,” có thể được coi là biểu lộ đa dạng của các Bổn tôn, lại là biểu lộ của tâm Pháp giới của Lạt ma. Bởi Kim Cương thừa là con đường rất sâu xa nên ý nghĩa của các vị bảo trợ là bảo vệ ta thoát khỏi nhiều tình huống và chướng ngại mâu thuẫn có thể xuất hiện khi ta đang đi trên con đường đó. Trong Kim Cương thừa, các Bổn tôn và Hộ Pháp rất quan trọng, tuy nhiên Lạt ma, cội nguồn của sự ban phước, là yếu tố quan trọng nhất. Lý do là chỉ nhờ Lạt ma mà ân phước và sự hứng khởi mới có thể đi vào dòng tâm thức của riêng ta.

Mọi yếu tố được sử dụng trên con đường Kim Cương thừa có một ý nghĩa sâu xa. Thân của Bổn tôn là sự hợp nhất của sắc tướng và tánh Không, thần chú là sự hợp nhất của âm thanh và tánh Không, và tâm là sự hợp nhất của tỉnh giác (giác tánh) và tánh Không. Nếu ta áp dụng những yếu tố này vào thực hành của riêng ta, bằng cách hoàn toàn an trú trong sự tỉnh giác này, tự hào Bổn tôn có thể phát khởi trong ta. Nhưng để làm được như thế ta phải thấu suốt ý nghĩa đích thực của những điều này. Chỉ quan tâm tới việc quán tưởng bản thân ta là Bổn tôn thì không đủ, bởi bằng sự quán tưởng đơn thuần ta không thành tựu sự thấu suốt này.

Các hành giả phải thấu suốt ba điều. Cái thấy cả hai loại thực tại tạo nên một sự hợp nhất bất khả phân. Đối với con đường, việc thấu suốt phương pháp và trí tuệ là một sự hợp nhất thì rất quan trọng. Đối với quả, ta cần hiểu rằng hai thân (kaya) là những gì được thành tựu là một sự hợp nhất. Đặc biệt là khi thực hành Mahamudra (Đại Ấn) hay Maha Ati, sự thấu suốt ba yếu tố này (cái thấy, con đường và quả) hết sức quan trọng. Nếu không, ta không thể chứng ngộ kết quả nhờ thực hành này.

Cái được gọi là “Bổn tôn tối thượng” ra sao? Chẳng hạn như Đức Chenrezig (Từ Thị) xuất hiện trong một hình thức hết sức đặc biệt, với bốn tay v..v.. Tuy nhiên, đây không phải là phương diện tối thượng của Bổn tôn này mà chỉ là cách thế ngài xuất hiện. Bổn tôn tối thượng là sự tỉnh giác rằng biểu lộ của Đức Chenrezig là lòng bi mẫn của tất cả chư Phật.

Thân tướng của Dorje Phagmo (Heo nái Kim cương) (1) là một hình thức tượng trưng. Dorje Phagmo tối thượng là không gian của các hiện tượng, là trí tuệ siêu việt tối thượng, mẹ của tất cả chư Phật, là người sinh ra tất cả chư Phật. Bà là ba la mật của trí tuệ./.


English Version

Vienna, October 1987

The special methods of the Vajrayana aim at bringing the appearances, which we generally experience as impure, to a pure level. The central point of this transformation is the understanding that only on the relative level do all phenomena appear as we experience them. On the absolute level, they don’t have any real existence – they are nothing but a dream, an illusion. If one understands the true essence of all things, this in itself becomes the experience of their purity.

One cannot transform impure experiences into pure ones just by reciting a mantra in order to change phenomena. It is also not through some special substances possessing such powers, or through offerings to some gods who in return help us. All this has nothing to do with what is happening in the Vajrayana. What it is all about is developing the understanding that the world of appearances does not present itself as confusion; it is our clinging to things which brings up confusion. In order to experience the purity of all things, there is nothing more to do than to understand that on the relative level things appear due to various conditions and due to dependent occurrence, but on the absolute level they are not truly existent. These two aspects are not separate from each other.

What is meant by “impure appearances” or “pure appearances?” “Impure” refers to our belief that things are real and exist independently from each other. The belief that things are truly existent is an extreme view which is not correct because the true nature of all things is emptiness. If one wants to recognize the emptiness of all phenomena one cannot just accept what one is told. In fact, it would be very difficult to understand the true nature of things simply by talking or hearing about it.

It is not the mere appearance of things which brings about confusion, it is the way we relate to things and cling to them as being real. Because things in themselves are empty, they are beyond the categories of arising and ceasing. The fact that they appear is the aspect of unobstructed self-expression. The various methods of the Vajrayana are used in order to understand that.
For the practice of the Vajrayana, one needs the view that things only appear on the relative level but in their true nature they are not really existent. Nevertheless, one still believes things are real.

These are the two different perspectives, and what it is all about is to connect both of them so that they are not constantly contradicting each other. The different Vajrayana methods, as for example the meditation on Buddha aspects (Tib.: yidam, lit.: mind-bond) and mantras are used to bring these apparent contradictions to an end.

Among the “three roots” of the Vajrayana – lama, yidam and protector – it is the lama who is the most important; yidam and protector are manifestations of the lama. The mind of the lama is the Dharmakaya, the emptiness of space. The yidams appear out of it as an expression of the mind’s inherent compassion and clarity. Thus they do not have the kind of true existence as is attributed to worldly gods.

The reason that the yidams appear in manifold forms, for example peaceful and wrathful, is that the disciples have different attitudes, views and aspirations. In order to meet these different wishes, there are different appearances of the yidams as an expression of the compassion of the lama. The yidams also appear in so many different ways in order to symbolize that the whole spectrum of our clinging to impure appearances is purified.

Now, we have a dualistic perception and are always thinking in dualistic categories. Therefore, we are not able to relate to the ultimate yidam and we need something which represents him. The many forms of the yidams which we know from pictures are in that form symbols for the ultimate yidam. The meditation on the yidam deities is divided into two phases, the so called developing phase (Tib.: Kjerim) and the completion phase (Tib.: Dsogrim). The meaning of it is as follows.

All appearances arise in a mutual dependence. Something arises at a certain time, stays for a while and disappears again. The two phases of meditation are used in order to symbolize that the principle of arising and disappearing is carried on to a pure level. The arising of a deity symbolizes that the clinging to the arising of the commonly experienced world is purified. The developing phases have different elements: first one visualizes oneself as the deity, then one visualizes the deity in the space in front of oneself, one makes offerings and praises, etc. The reason that one visualizes oneself first as the yidam is the following: we all consider ourselves as being very important. If now somebody tells us, “You are not really existent,” then this is difficult for us to understand and to accept. In the developing phase one deals with it in a way that one does not think about whether one exists or not, but one simply disregards this question and visualizes oneself in the form of the deity. If one visualizes oneself as the deity, while being aware that the yidam is an expression of complete purity, the clinging to an “I” disappears naturally.

The visualization of the yidam in space in front of oneself works in a similar way. Now we cling to all the outer objects we perceive. In the developing phase one imagines the whole outer world as the palace of the yidam. The yidam is in the middle of the palace, and all beings appear in the form of the yidam. By visualizing the impure appearances in their pure form one overcomes the clinging to them.

Therefore, it is important to understand that all the elements of the developing phase have a symbolic content. Without this understanding, for example believing the deity to be truly existent, one just confuses oneself in the meditation and even increases the illusion. If one uses the various developing and completion phases of the yidams, it is important to know the meaning of their different forms. Why, for example, does one visualize 16 arms, four legs, etc., if two are actually enough? To believe that we must visualize this because the yidams actually look like this would be a misconception. To believe in the true existence of the yidam is a little bit ridiculous and very confusing. Instead of that, one should understand that there is something which is purified and something which is a method of purification. The visualization of an yidam with four arms, for example, is a symbol of purifying our general way of experiencing things in so-called fourfold categories. For example the four elements and everything else we believe to appear in a fourfold manner. The three eyes of a yidam symbolize the overcoming of our way of thinking in threefold categories. For example the three times. The same applies to all the other details of the deity; all of them have the meaning to purify our common clinging to the world of our experiences.

Without this understanding, one ends up in the meditation full of misconceptions. One either holds things to be true or to be not existent at all. That is how one enters an entirely wrong path, which does not have anything to do with Vajrayana or Buddhism as such. To believe the yidams to be truly existent and not understand that they are symbols of the purification of our conceptual ideas about the experienced world only increases concepts further. It has the effect that the illusions, which one already has, become stronger, which can then lead to the experience of fear during the meditation or to the appearance of thoughts which one does not know how to deal with. Therefore, it is so important in the meditation practice, especially in the Vajrayana, to acquire the right view.

How does this right view look? It is the understanding that the relative appearance of things and their ultimate reality are a unity, that they are not separate from each other and not contradicting each other.

The developing phases of the yidam-deities correspond to the relative truth, the way things appear. The completion phases correspond to the principle that ultimately things are not truly existent. At the same time one needs the understanding that both form a unity.

The completion phases are used to avoid falling into the extreme view of believing things to be truly existent. The developing phases avert the extreme view of believing things to not exist at all, to only be empty. The understanding that both form a unity gives rise to the understanding that everything is the union of joy and emptiness. By meditating in this way, through the application of the yidam practice, the relative and the ultimate achievements can be obtained. In that sense, the yidam is called “the root of accomplishments.”

The protectors, “the root of activity”, can bee seen as the manifold expression of the yidams, which again are the expression of the Dharmadhatu mind of the lama. The meaning of the protectors, since the Vajrayana is a very profound path, is to protect one from the many conflicting circumstances and hindrances which may appear while being on that path. One relies on the protectors to pacify and eliminate these hindrances. Yidams and protectors are very important in the Vajrayana, however the lama, the root of blessing, is the most important element. The reason is that only through the lama can blessing and inspiration enter ones own mindstream.

All elements which are used on the Vajrayana path have a profound meaning. The body of the yidam is the unity of appearance and emptiness, the mantra is the unity of sound and emptiness, and the mind is the unity of awareness and emptiness. If one applies these elements to one’s own practice, by abiding completely in this awareness, one can let the pride of the deity arise in oneself. But in order to do so one has to understand the real meaning of these things. It is not about simply visualizing oneself as the deity, because by the mere visualization one does not achieve this understanding.

Practitioners have to understand three things. The view is that both kinds of reality make up an inseparable unity. For the path, the understanding that method and wisdom are a unity is important. Concerning the fruit, one needs the understanding that the two kayas which are achieved are a unity. Especially when practicing Mahamudra or Maha Ati, the understanding of these three elements is very important. Otherwise, one cannot realize the fruit through this practice.

What about the so called “ultimate yidam”? Chenrezig (Loving Eyes) for example appears in a very specific form, with four arms, etc. Nevertheless, this is not the ultimate aspect of this yidam; it is just the way he appears. The ultimate yidam is the awareness that Chenrezig’s expression is the compassion of all Buddhas.

The form Dorje Phagmo (Diamond Sow) has is a symbolic form. The ultimate Dorje Phagmo is that the space of phenomena is the highest transcendent wisdom, the mother of all Buddhas which gives rise to all Buddhas. She is the paramita of wisdom.

Kagyu Life International, No.4, 1995
Copyright ©1995 Kamtsang Choling USA

Nguyên tác: “Yidams – the Source of Accomplishments”
by Jamgon Kongtrul Rinpoche

http://www.diamondway.org/bt/jamgon4.htm

(1)Vajravarahi (Tib. Dorje Phagmo) Một Dakini là phối ngẫu của Cakrasamvara. Bà là một Bổn tôn chính của dòng Kagyu và là hiện thân của trí tuệ.

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên