0-02-08-d91be122f630f487a533d5af71c8b624a419a582077d41e3c31ee07fcd0a457a_full

Quy y Tam Bảo

Đạo sư Padmakara cõi Uddiyana, Ngài xuất hiện như một hóa thân làm người. Công chúa Tsogyal xứ Kharchen hỏi Ngài rằng: Thưa Đạo sư, xin rủ lòng từ bi chỉ dạy cho chúng con nền tảng của mọi sự thực hành Pháp, phương cách để chấm dứt sanh và tử, một nhân nhỏ mà có lợi lạc bao la, một phương pháp dễ áp dụng và ít khó khăn.

Đạo sư hóa thân trả lời: Tsogyal, quy y là nền tảng cho mọi sự thực hành Pháp. Tam bảo là sự nâng đỡ cho mọi thực hành Pháp. Phương cách để đưa sanh và tử đến chỗ chấm dứt là quy y cùng với những phương diện phụ của sự việc ấy.

Công chúa Tsogyal hỏi: Nghĩa cốt lõi của quy y là gì ? Định nghĩa của nó ra sao ? Khi phân chia, có bao nhiêu loại quy y ?

Đạo sư trả lời: Nghĩa cốt lõi của quy y là chấp nhận Phật, Pháp, Tăng là thầy, con đường và những người đồng hành để thực hành con đường với con, và rồi hứa rằng ba cái đó là quả con sẽ đạt đến. Như thế quy y nghĩa là một lời hứa hay chấp nhận. Tại sao một sự chấp nhận như vậy được gọi là quy y ? Nó được gọi là quy y bởi vì sự chấp nhận Phật, Pháp và Tăng là sự nâng đỡ, nương tựa, và bảo vệ hay cứu giúp cho chúng sanh khỏi sự sợ hãi lớn lao của những khổ đau và che chướng. Đấy là nghĩa cốt lõi của quy y.

Định nghĩa của quy y là tìm sự che chở khỏi những khủng khiếp của ba cõi thấp và khỏi quan kiến thấp kém tin vào một tự ngã trong năm uẩn vô thường[11] như các triết gia phi Phật pháp chủ trương.

Khi phân chia thì có ba loại: quy y cách bên ngoài, quy y cách bên trong và quy y cách bí mật.

QUY Y CÁCH BÊN NGOÀI

Công chúa Tsogyal hỏi: Về quy y cách bên ngoài, nguyên nhân muốn thọ quy y là gì ? Người ta quy y đối tượng nào ? Loại người nào được thọ quy y ? Cách thức nào để thọ quy y ? Người ta thọ quy y với thái độ đặc biệt nào ?

Đạo sư Padma trả lời: Nguyên nhân của thọ quy y là sợ hãi những khổ đau của vòng sanh tử, tin vào Tam Bảo là chỗ để quy y và hơn nữa, chấp nhận Tam Bảo là đối tượng quy y và là những bậc bảo hộ của sự quy y. Do ba điều này mà người ta có ý định thọ quy y. Nói chung người ta muốn quy y vì sợ chết.

Có nhiều người thậm chí không thấy rằng nửa cuộc đời đã trôi qua và không nghĩ đến tương lai dù chỉ một khoảnh khắc. Họ không có sự quy y.

Nếu con sẽ không chết hay nếu con chắc chắn có lại kiếp làm người, con sẽ không cần quy y. Tuy nhiên sau khi chết và chuyển kiếp, có những thống khổ tràn khắp trong những cõi thấp.

Người ta quy y đối tượng nào ? Con cần quy y Tam Bảo. Ai có thể chấm dứt sanh tử ? Chỉ có vị Phật toàn giác là vị hoàn toàn thoát khỏi mọi khuyết điểm và đã viên mãn mọi đức hạnh. Thế nên chỉ có Pháp Ngài chỉ dạy và Tăng đoàn giữ gìn giáo lý của Ngài mới có thể chấm dứt được khỏi vòng sanh tử của ta và những người khác. Thế nên ba cái ấy là những đối tượng duy nhất để quy y, con cần quy y Tam Bảo.

Nói chung, có nhiều người xem những lời dạy của những bậc giác ngộ không hơn gì những lời của một thầy bói, và có những người khi kẹt quá thì nương nhờ vào hồn linh ma quỷ. Những người như vậy thật khó có sự quy y.

Loại người nào quy y? Đó là những người có quan tâm, sùng mộ, đức tin và nghĩ đến những công đức của Tam Bảo. Người ta cần có ba thái độ đặc biệt này :

Vì vòng sanh tử không có khởi đầu và kết thúc, tôi phải tách lìa nó ngay lúc này !

Những thần thánh chẳng phải Phật giáo không phải là những đối tượng quy y của tôi !

Duy chỉ có trạng thái toàn giác của Phật quả là đối tượng quy y chân thật của tôi.

Cách thọ quy y diễn ra như thế này.

Khi thọ quy y, chỉ môi miệng suông thì vô ích. Đó giống như sự lẩm bẩm trống rỗng, không chắc sẽ dẫn con đến đâu.

Cách thọ quy y là sao ? Con phải quy y với thân, ngữ, tâm thành kính. Con phải quy y với ba ý nghĩ: sợ hãi những cõi thấp của sanh tử, tin vào những ban phước của Tam Bảo, và niềm tin kiên định cùng với lòng bi.

Người tin đời này tốt đẹp và đời sau cũng tốt đẹp thì chỉ chết sau khi vừa định thực hành Pháp.

Điều ấy chưa đủ, con cần biết những nghi thức quy y.

Người ta quy y với thái độ đặc biệt nào ? Con cần quy y với một cảm thức trách nhiệm đối với lợi lạc của những người khác. Con cần quy y với thái độ này, vì con sẽ không đạt được giác ngộ trọn vẹn và đích thực chỉ nhờ từ chối sanh tử và mong muốn niết bàn.

Để giải thoát tất cả chúng sanh khỏi đau khổ của sanh tử ,

Tôi sẽ thọ quy y cho đến khi tôi và tất cả chúng sanh trong ba cõi điều thành tựu giác ngộ tối thượng !

Nói chung, mọi mong ước điều là mong ước nhị nguyên. Quy y mà không thoát khỏi chấp trước nhị nguyên thì không đủ.

Bấy giờ công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Quy y cách bên ngoài kèm theo bao nhiêu loại tu hành ?

Đạo sư trả lời: Đã quy y con phải khéo léo thực hành tám sự tu hành để ngăn chặn sự cam kết của con khỏi hư hỏng.

Bà hỏi: Tám sự tu hành đó là gì ?

Ngài trả lời: Trước hết có ba tu hành đặc biệt: Đã quy y Phật con không nên lễ lạy những thần thánh khác. Đã quy y Pháp con cần thôi gây hại cho chúng sanh. Đã quy y Tăng, con không nên kết giao với người ngoại đạo. Đấy là ba tu hành đặc biệt.

Giải thích thêm: Trước hết đã quy y Phật, không lễ lạy những thần thánh khác nghĩa là nếu con lễ lạy những vị thần thế gian như Mahadeva, Vishnu, Maheshvara hay những vị khác thì nguyện quy y của con bị hủy hoại.

Thứ hai, đã quy y Pháp, thôi gây hại chúng sanh, nghĩa là nguyện quy y của con nhất định bị hủy hoại nếu con thực hiện sát sanh. Nguyện ấy bị hư hại nếu con đánh đập chúng sanh khác vì giận dữ, bắt chúng làm nô lệ, xỏ mũi chúng, nhốt chúng trong chuồng, cắt lông làm áo, v.v…

Thứ ba, đã quy y Tăng, không kết giao với người ngoại đạo nghĩa là nguyện của con bị hư hại nếu con kết bạn với người chấp giữ cái thấy và hạnh của chủ nghĩa thường biến hay đoạn kiến. Nếu cái thấy và hạnh của con phù hợp với họ, nguyện quy y của con bị hủy hoại.

Bất cứ trường hợp nào, mọi thực hành Pháp đều bao hàm trong quy y. Người có tà kiến không có hiểu biết này.

Đây là năm tu hành tổng quát:

1- Khi bắt đầu thực hành, hãy làm một lễ cúng dường lớn với nhiều đồ ăn thức uống tốt nhất. Bày trước các đấng Tôn Quý vào ngày mười bốn và khẩn cầu các Ngài đến hưởng cúng dường. Sau đó làm lễ cúng dường vào ngày rằm. Những cúng dường này có bốn loại: cúng dường lễ lạy, cúng dường phẩm vật, cúng dường tán thán và cúng dường thực hành.

Thứ nhất là cúng dường lễ lạy: đứng thẳng và chấp hai tay. Tưởng nhớ những công đức của chư Phật và chư Bồ Tát. Hãy quán tưởng đầu con chạm vào chân có dấu hiệu Pháp luân của các Ngài khi con đảnh lễ.

Tiếp theo là cúng dường phẩm vật: hãy bày những đồ cúng dường không phải là sở hữu của người nào (như hoa) và những đồ cúng dường được quán tưởng, với chính thân con cũng vậy.

Hãy cúng dường những lời tán thán với âm điệu du dương.

Cúng dường thực hành là phát nguyện rằng những thiện căn từ sự trau dồi Bồ đề tâm của tánh Không và lòng bi bất khả phân là để cho giác ngộ vì lợi lạc của tất cả chúng sanh.

Đạo sư Padma nói: Tam Bảo không cần một chút gì trong chén nước hay sự tôn kính. Mục tiêu của việc cúng dường là để cho con nhận được những tia sáng quang minh của chư Phật.

Về việc cúng dường những thức ăn uống tốt nhất, hãy làm ba mâm và trì tụng OM AH HUM ba lần. Hãy tưởng tượng đồ cúng dường của con nhờ đó mà trở thành một đại dương cam lồ. Sau đó, quán tưởng Bổn Tôn của con được bao quanh bởi vô số chúng hội Tam Bảo và tưởng tượng con dâng cúng cam lồ này, khẩn cầu tất cả các Ngài thọ nhận. Nếu con không thể dâng cúng theo cách này, hãy chỉ làm một cúng dường vừa và nói: Xin Tam Bảo chấp nhận cho!

Nếu con không có gì để cúng dường, ít nhất con phải dâng những chén nước mỗi ngày. Nếu không làm thế, nguyện quy y của con sẽ hư hao.

Tam Bảo không cần những phẩm vật cúng dường như chúng sanh. Lễ cúng thực phẩm là để con tích tập công đức mà không trụ chấp.

2- Tu hành thứ hai là không bỏ Tam Bảo cao cả dù con có mất thân, mất mạng hay mất một vật gì quý báu.

Không từ bỏ quy y dù vì chính thân thể con: thậm chí có ai dọa móc mắt, chặt chân, cắt mũi, cắt tai hay cánh tay con, con cứ để họ làm còn hơn là phải từ bỏ Tam Bảo.

Không từ bỏ quy y dù với cái giá là đời sống của con: thậm chí có ai dọa giết con, con cứ để họ làm còn hơn là phải từ bỏ Tam Bảo.

Không từ bỏ quy y vì một món quà tặng quý giá : thậm chí nếu con được hứa cho toàn thể thế giới với châu báu để đổi lấy sự từ bỏ quy y. con cũng chớ chối bỏ quy y.

3- Tu hành thứ ba là bất kể cái gì xảy đến cho con, dù bệnh tật, nhọc nhằn, thoải mái, hạnh phúc hay đau buồn, con nên lập một mạn đà la với năm loại đồ cúng và dâng cúng Tam Bảo, rồi phát nguyện quy y và khẩn cầu như sau:

Đạo sư thiêng liêng, bậc trì giữ kim cương vĩ đại, tất cả chư Phật và chư Bồ Tát, xin lắng nghe con! Cầu mong bệnh tật của con và bất cứ cái gì gây ra bởi những hồn linh và những thế lực bất thiện đều không xảy đến. Xin ban an bình, thiện lành và tốt đẹp.

Ngoài những điều này cũng nên tích tập công đức bằng cách tụng tán kinh điển lớn tiếng và làm những lễ cúng dường, vì những thực hành như vậy là những cái căn bản để quy y. Nếu không được như ý thì chớ sanh những tà kiến, nghĩ rằng Tam Bảo không ban phước, Pháp không thật ! Trái lại hay nghĩ tôi sẽ cảm thấy tốt hơn khi nghiệp xấu của tôi đã cạn kiệt. Không nên theo đuổi những cách khác như bói toán, phù thủy, mà chỉ nên thực hành quy y.

4- Dù con đi về phương hướng nào, hãy nhớ chư Phật và chư Bồ Tát, hãy cúng dường và quy y. Chẳng hạn, nếu ngày mai con đi về hướng đông, thì hôm nay làm một mạn đà la và cúng dường, quy y chư Phật, chư Bồ Tát của phương đó.

Con nên khẩn cầu như sau trước khi đi:

Đạo sư bậc trì giữ kim cương, tất cả chư Phật và chư Bồ Tát, xin hãy nghe con ! Xin ngăn chặn những chướng ngại do người và loài chẳng phải người gây ra và làm cho mọi sự đều tốt lành từ lúc con rời khỏi nơi này cho đến nơi con đến.

Nếu không làm điều này vào ngày trước khi khởi hành thì con phải làm vào lúc khởi hành.

Vào lúc quy y, nếu con không nhớ thọ quy y trong mười hoặc bảy bước khi đi qua ngưỡng cửa thì sự quy y của con bị hao tổn.

Một khi tâm con đã giao phó cho sự quy y, con sẽ không thể bị lầm lạc.

5- Hãy nghĩ đến những phẩm tính tốt của quy y và thực hành nó thường xuyên. Đã quy y Tam Bảo hãy xem đó là nơi chốn của hy vọng và niềm tin. Hãy giữ gìn Tam Bảo như nguồn quy y duy nhất và hãy khẩn cầu các Ngài. Hãy cầu sự ban phước của Tam Bảo.

Hãy nghĩ rằng biểu trưng của Tam Bảo, hoặc một bức hình, một tượng tạc, một bức vẽ, một cái tháp, một cuốn kinh, chính là Pháp thân. Có thể khi lễ lạy, cúng dường, cầu nguyện thình lình con chứng ngộ bản tánh của Pháp thân. Dù điều đó không xảy ra, bằng cách đảnh lễ cúng dường Tam Bảo và tạo nên một mối nối kết nghiệp báo, người ta sẽ trở thành đệ tử của một vị Phật tương lai.

Đạo sư Padma nói: Bất kể cái gì sanh khởi trong con như những đức hạnh và an lạc của những bậc giác ngộ, con hãy xem đó là những ban phước của Thầy con và Tam Bảo. Bằng cách suy nghĩ như vậy mà con sẽ nhận được những ban phước. Bất kể những vấn nạn và những khổ sở nào con gặp, hãy xem chúng là nghiệp xấu riêng của con. Điều này sẽ chấm dứt tất cả nghiệp xấu của con. Nói chung, nếu con không giao phó cho Tam Bảo mà nắm giữ những suy nghĩ tà kiến thì Tam Bảo không ban phước! Và có thể con không thoát khỏi những địa ngục thấp nhất.

Công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Quy y có những phẩm tính tốt nào?

Đạo sư trả lời: Quy y có tám phẩm tính tốt.

1- Con gia nhập chúng hội Phật tử. Đã quy y Tam Bảo con được gọi là một Phật tử. Không quy y, con không ở trong chúng hội Phật tử cho dù con có tự xưng là một con người thánh thiện, một đại thiền giả hay một vị Phật bằng xương bằng thịt.

2- Con trở thành một pháp khí thích hợp cho mọi lời nguyện như giải thoát của cá nhân (biệt giải thoát giới) chẳng hạn. Còn nếu con mất nguyện quy y thì mọi giới nguyện căn cứ trên đó đều bị hủy hoại.

Để phục hồi, chỉ thiết lập lại giới nguyện quy y là đủ. Nghĩa là con cúng dường và thọ quy y trước sự hiện diện của Tam Bảo là đủ.

Con cũng cầu nguyện quy y trước bất kỳ lời nguyện nào, từ những giới nguyện cho một ngày đến những lời nguyện của Mật thừa. Thế nên quy y được xem là cái khiến cho con thành một nền tảng thích hợp cho mọi lời nguyện.

3- Nguyện quy y Tam Bảo làm giảm và chấm dứt mọi nghiệp chướng đã tích lũy trong tất cả những đời quá khứ. Nghĩa là những che chướng của con sẽ hoàn toàn cạn kiệt nhờ quy y đặc biệt, trong lúc thọ quy y tổng quát thì những nghiệp chướng sẽ giảm.

Lại nữa khi một cảm nhận đích thực về quy y sanh ra nơi con, những nghiệp chướng sẽ chấm dứt rốt ráo, trong khi chỉ những lời nguyện quy y thì đã làm chúng giảm bớt.

Hơn nữa, nếu con quy y vào mọi lúc, khi đi, đứng, nằm, ngồi, thì những nghiệp chướng sẽ hoàn toàn hết sạch, trong khi chỉ thỉnh thoảng quy y thì chúng sẽ giảm bớt.

4- Con sẽ có công đức bao la. Những phước đức thế gian như sống thọ, khỏe mạnh, rạng rỡ uy nghi, giàu có lớn đều phát xuất từ quy y. Sự giác ngộ vô thượng siêu thế gian cũng có từ quy y.

5- Con sẽ miễn nhiễm với sự tấn công của người và phi nhân và với những chướng ngại trong đời sống này. Có nói rằng khi tám quy y chân thật đã sanh ra trong con thì không có chướng ngại nào do con người có thể làm tổn hại được con trong cuộc đời này.

6- Con sẽ thành tựu bất cứ điều gì con mong muốn. Khi tâm quy y chân thật đã sanh ra trong con, bất cứ điều gì con dự định đều không thể không thành. Tóm tắt, có nói rằng tin vào những đối tượng quy y, con sẽ nhận được bất cứ điều gì con mong muốn như khi khẩn cầu một viên ngọc như ý.

7- Con sẽ không rơi vào các cõi thấp, những số phận xấu hay những nẻo hư hỏng. ba cõi thấp là cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Những số phận xấu ám chỉ sanh ra ở những nơi không có Phật Pháp, giữa những bộ lạc biên địa sơ khai. Những nẻo hư hỏng ám chỉ những triết học phi Phật Pháp. Thế nên để tránh khỏi rơi vào những chỗ ấy, người ta chỉ cần quy y.

Trong những giáo lý Đại thừa của Mật giáo có nói rằng người ta có thể giác ngộ trong chỉ thân này và trong chỉ đời này. Điều này nghĩa là không nghi ngờ gì con sẽ nhanh chóng giác ngộ. Thế nên cần phải bỏ tà kiến nghĩ rằng chỉ quy y một lần là đủ. Con cần phải quy y trở đi trở lại cả ngày lẫn đêm. Rồi con chắc chắn sẽ giác ngộ nhanh chóng.

Đạo sư Padma nói: Nếu con hết mình trong việc quy y, con không cần thực hành nhiều giáo lý khác. Không nghi ngờ gì con sẽ đạt quả vị giác ngộ.

Công chúa Tsogyal lại hỏi Đạo sư: Thực hành quy y thực tế là sao?
Đạo sư trả lời: Áp dụng quy y thực tế như sau. Trước hết, hãy tưởng nguyện:

Con sẽ đặt tất cả chúng sanh trong giác ngộ viên mãn.

Để làm điều đó con sẽ thực hành tích tập phước đức và trí hệu, tịnh hoá những che chướng và xóa tan những trở ngại. Vì mục đích này, con xin quy y từ ngay giây phút này cho đến khi giác ngộ.

Tối thượng trong hết thảy loài người, tất cả chư Phật mười phương, con và tất cả chúng sanh vô biên xin quy y từ giây phút này cho đến khi đạt giác ngộ vô thượng.

Tối thượng trong hết thảy, không dính nhiễm, giáo Pháp của mười phương, con và tất cả chúng sanh vô biên xin quy y từ giây phút này cho đến khi đạt giác ngộ vô thượng.

Tiếp theo chú tâm lập lại ba lần:

Con quy y Phật
Con quy y Pháp
Con quy y Tăng

Rồi cầu khẩn ba lần:

Cầu xin Tam Bảo che chở cho con khỏi những sợ hãi của đời này. Xin che chở cho con khỏi những sợ hãi của ba cõi thấp. Xin che chở cho con khỏi lọt vào những nẻo hư hỏng !

Khi sắp kết thúc hãy nói:

Qua những thiện căn này của con, nguyện con đạt được Phật quả để lợi lạc cho chúng sanh!

Con nên hồi hướng theo cách này.

Công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư hóa thân Padmakara: Phương pháp nguyện quy y là gì ?

Đạo sư trả lời: Người ta cần đảnh lễ và nhiễu quanh vị Thầy có nguyện quy y, dâng Ngài hoa và nói như sau:

Thưa Thầy, xin hãy lắng nghe con. Thưa chư Phật và chư Bồ Tát trong mười phương, xin hãy lắng nghe con. Kể từ giây phút này cho đến khi giác ngộ, con[12] (tên) xin quy y bậc tối thượng của hết thảy loài người, muôn triệu chư Phật pháp thân viên mãn vô thượng.

Con quy y cái tối thượng trong hết thảy an lạc, không dính nhiễm, những Giáo Pháp Đại thừa.

Con quy y cái tối thượng trong hết thảy chúng hội, Tăng già của những Bồ Tát cao cả bất thối chuyển.

Vào lúc lặp lại lần thứ ba lời này, con sẽ đắc giới nguyện. Hãy đảnh lễ và rải hoa. Rồi thực hành sự tu hành giải thích ở trên và tận lực trong quy y.

Đây là giải thích và áp dụng cách quy y bên ngoài.

Công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Đã quy y thì người ta được bảo vệ như thế nào ?

Đạo sư trả lời: Bất kỳ ai có những thực hành quy y đúng đắn như giải thích ở trên thì nhất định được Tam Bảo bảo vệ. Vì vậy, nếu con sợ lạc vào một nẻo lang thang và cầu nguyện gặp được một con đường chân chánh, chắc chắn con sẽ gặp. Con cũng chắc chắn được bảo vệ khỏi những sợ hãi của cuộc đời này.

Khi mọi phẩm tánh của quy y đã sanh nơi con, con chớ nên bằng lòng mà dừng lại. Hãy tăng thêm nữa những phẩm tính đã sanh trong con. Con cần sử dụng mọi phẩm tính sanh trong tâm con để gom góp những tích tập và tịnh hóa những che chướng. Khi sự vận dụng như vậy được phát sanh, toàn bộ khả năng đã được phát động.

Tất cả những người cảm thấy không có khuynh hướng làm phát sanh trực tiếp những phẩm tính sâu sa như (quán chiếu) tánh Không hay mạn đà la của những Bổn Tôn trong con người họ thì vẫn có thể tịnh hoá những che chướng và gom góp những tích tập chỉ bằng sự quy y.

Bấy giờ con có thể tự hỏi rằng, nếu người ta được bảo vệ khi quy y như vậy, thì có phải chư Phật sẽ xuất hiện và dẫn dắt tất cả chúng sanh hay không? Câu trả lời là chư Phật không thể tự tay đem tất cả chúng sanh ra khỏi sanh tử. Nếu các Ngài làm như vậy được, thì chư Phật với lòng đại bi và những phương tiện thiện xảo đã giải thoát cho tất cả chúng sanh không trừ một ai rồi.

Rồi con có thể tự hỏi, vậy người ta được bảo vệ bằng cái gì? Câu trả lời là người ta được bảo vệ bằng (sự thực hành) Pháp.

Khi quy y đã sanh ở trong con, con không cần thực hành những giáo lý khác. Không thể nào con không được bảo vệ bởi lòng bi của Tam Bảo. Điều đó giống như con chắc chắn không sợ hãi khi con đã có một đội vệ sĩ tuyệt hảo.

Đạo sư Padma giải thích quy y cách bên ngoài cho công chúa Tysogyal như thế.

GIÁO HUẤN DAKINI
Do YESHE TSOGYAL ghi lại và chôn dấu
Phát lộ bởi : NYANG RAL NYIMA OSER và SANGYE LINGPA


TAKING REFUGE

The Master Padmakara of Uddiyana, who appeared as a nirmanakaya in person, was asked by Lady Tsogyal, the princess of Kharchen: Great Master, please be kind and teach the basis for all Dharma practice, the means by which to end birth and death, a little cause that has immense benefit, a method that is easy to apply and has little hardship.

The nirmanakaya master replied: Tsogyal, taking refuge is the basis for all Dharma practice. The Three Jewels are the support for all Dharma practice. The means that brings an end to birth and death is to take refuge along with its subsidiary aspects.

Lady Tsogyal asked: What is the essential meaning of taking refuge? What is its definition? When divided, how many types are there?

The master replied: The essential meaning of taking refuge is to accept the Buddha, Dharma, and Sangha as your teacher, path, and companions for practicing the path, and then to pledge that they are the fruition you will attain. Thus taking refuge means a pledge or acceptance. Why is such an acceptance called taking refuge? It is called taking refuge because of accepting the Buddha, Dharma, and Sangha as the support, refuge, and protector or rescuer for being freed from the great fear of the sufferings and obscurations. That is the essential meaning of taking refuge.

The definition of taking refuge is to seek protection from the terrors of the three lower realms and from the inferior view of believing in a self within the transitory collection 1 as is held by non-Buddhist philosophers.

When divided, there are the three types: the outer way of taking refuge, the inner way of taking refuge, and the secret way of taking refuge.

THE OUTER WAY OF TAKING REFUGE

Lady Tsogyal asked: Concerning the outer way of taking refuge, what is the cause of wanting to take refuge? In what object does one take refuge? What kind of person takes refuge? What are the manners or methods though which one takes refuge? With what particular attitude does one take refuge?

Master Padma replied: The cause of wanting to take refuge is fear of the miseries of samsara, trusting in the Three Jewels as the place of refuge, and, moreover, accepting the Three Jewels to be the objects of refuge and the protectors of refuge.

Through these three you give rise to the intention of taking refuge. In general, one wants to take refuge due to fear of death.

There are many people who do not even notice that half of their life has passed and who do not think of their future lives for even an instant. They have no refuge.

If you were not going to die or if you were certain of a human rebirth, you would not need to take refuge. However, after dying and transmigrating, there are the overwhelming miseries of the lower realms.

In what object does one take refuge? You should take refuge in the Three Jewels.

Who can bring an end to birth and death? It is exclusively the omniscient Buddha who is free from all defects and who has perfected all virtues. Therefore, only the Dharma he has taught and the sangha who uphold his doctrine are able to bring an end to the cycle of birth and death of self and others. Since these are the sole objects of refuge, you should take refuge in them.

In general, there are many people who consider the teachings of the truly and perfectly enlightened one as no more than the words of a fortuneteller, and who, when pressed, go to spirits for refuge. It is difficult for such people to have refuge.

What kind of person takes refuge? The one who possesses interest, devotion, and faith, and who thinks of the virtues of the Three Jewels. One should possess these three particular attitudes:

Since samsara is without beginning and end, I must turn away from it this very moment!

The gods of the non-Buddhists and so forth are not my objects of refuge!

The omniscient state of buddhahood alone is my true object of refuge!

This is how the special taking refuge takes place.

When taking refuge, mere lip service is useless. This is like empty muttering. It is uncertain where it will lead you.

What is the manner in which one takes refuge? You should take refuge with respectful body, speech, and mind. You should take refuge with three thoughts: fear of the lower realms and samsara, trust in the blessings of the Three Jewels, and steadfast faith and compassion.

The person who believes that this life is perfect and that the next one will also be perfect will simply die while still about to practice the Dharma. That is not enough.

In this context, you should know the rituals of taking refuge.

With what particular attitude does one take refuge? You should take refuge with a sense of responsibility for the welfare of others. You should take refuge with this attitude, as you will not attain the true and complete enlightenment simply by renouncing samsara and desiring the result of nirvana.

In order to free all sentient beings from the miseries of samsara, I will take refuge until I and all the sentient beings of the three realms have achieved supreme enlightenment!

In general, all wishing is dualistic wishing. Taking refuge without being free from dualistic fixation is not sufficient.

Lady Tsogyal then asked the master: How many kinds of training does the outer way of taking refuge entail?

The master replied: As soon as you have taken refuge you must skillfully practice the eight trainings, in order to prevent your commitment from degenerating.

She asked: What are these eight trainings?

He replied: First, there are the three special trainings: Having taken refuge in the Buddha, you should not bow down to other gods; having taken refuge in the Dharma, you should give up causing harm to sentient beings; having taken refuge in the Sangha, you should not associate with heretical people. These are the three special trainings.

To explain that further: First, having taken refuge in the Buddha, “not to bow down to other gods” means that if you bow down to mundane gods such as Mahadeva, Vishnu, Maheshvara, or others, your refuge vow is damaged. If you go to such gods for refuge, your refuge vow is destroyed.

Secondly, having taken refuge in the Dharma, “to give up causing harm to sentient beings” means that your refuge vow is definitely destroyed if you engage in killing. It is damaged even if you just beat other beings out of anger, enslave them, make holes in their noses, imprison them in a cattle shack, pluck out their hair, take their wool, and so forth.

Thirdly, having taken refuge in the Sangha, “to refrain from associating with heretical people” means that your vow is damaged if you keep company with people who hold the view and conduct of eternalism or nihilism. If your view and conduct are in conformity with theirs, your refuge vow is destroyed.

In any case, all Dharma practice is included within taking refuge. People with wrong views do not have this understanding.

These are the five general trainings.

1. When beginning your practice, make an extensive offering with a vast amount of the best kinds of food and drink. Present the offerings before the Precious Ones on the fourteenth day and beseech them to arrive for the offering. Following that, make offerings on the fifteenth day. These offerings are of four kinds: the offering of prostrations, the offering of material objects, the offering of praise, and the offering of practice.

First, the offering of prostration: Stand up straight and join your palms. Thinking of the virtues of the buddhas and bodhisattvas, imagine that you are touching their feet adorned with the design of the wheel as you make prostrations.

Next is the offering of material objects: Present offerings such as flowers that are entirely unowned by anyone and visualized offerings, as well as your own body.

Make praises with melodious tunes.

The offering of practice is to make the aspiration that the roots or your virtue resulting from having cultivated the bodhicitta of undivided emptiness and compassion may be for the attainment of enlightenment for the sake of all sentient beings.

Master Padma said: The Three Precious Ones have not even an atom of need for a bowl of water or respect. The purpose of making the offering is to enable you to receive the light rays of the buddhas.

Concerning the offering of the best kinds of food and drink, make three heaps of the best type of food, and utter OM AH HUNG three times. Imagine that your offerings thereby become an ocean of nectar. Following that, envision your yidam deity surrounded by an infinite gathering of the Three Precious Ones and imagine that you present this nectar offering, requesting them all to accept it. If you are unable to offer in that way, simply make an offering while saying, “Precious Ones, accept this!”

If you do not have anything to offer, you should at least present bowls of water every day. If you do not do that, your refuge vow will degenerate.

The Precious Ones do not need these offering of material nourishment in the same way as sentient beings. The food torma is for you to gather the accumulations without noticing.

2. The second training is to not abandon the sublime Precious Ones even for the sake of your body, your life, or a valuable gift.

Regarding not abandoning the refuge even for the sake of your body: Even if someone threatens to cut your eyes out, cut off your legs, your ears, your nose, or your arms, you should let him do so rather than abandon the Precious Ones.

Regarding not abandoning the refuge even at the cost of your life: even if someone threatens to kill you, you should let him do so rather than abandon the Precious Ones.

Regarding not abandoning the refuge for the sake of a valuable gift: even if you are promised the whole world filled with precious stones in return for giving up the refuge, you should not renounce the refuge.

3. The third training is that no matter what happens to you, whether you are sick, under hardship, at ease, happy, or sad, you should lay out a mandala and the five kinds of offerings and offer them to the Three Jewels. Then take refuge and make this supplication:

Sacred master, great vajra holder, all buddhas and bodhisattvas, please listen to me! May all my sickness and whatever is caused by spirits and negative forces not occur. Please create peace, auspiciousness, and goodness.

Aside from this it is also appropriate to gather merit by reading the scriptures aloud, chanting, and offering tormas, since such practices belong to the basics for taking refuge. If nothing helps, do not give rise to wrong views, thinking, The Precious Ones have no blessings! The Dharma is untrue! Think instead, I shall feel better when my evil karma has become exhausted! Without pursuing other ways such as soothsaying and shamanistic rituals, engage only in taking refuge.

4. In whichever direction you travel, remember the buddhas and bodhisattvas, make offerings, and take refuge. For instance, if tomorrow you are going toward the east, lay out a mandala and make offerings today, taking refuge in the buddhas and bodhisattvas of that direction.

Which supplication should you make? You should supplicate as follows before taking leave:

Master, vajra holder, all buddhas and bodhisattvas, please listen to me!

Please prevent obstacles caused by humans and nonhumans and make everything auspicious from the time of leaving this place until I arrive at my destination.

If you do not do that the day before departure you should do it at the time of departure.

At the time of leaving, if you do not remember to take refuge within ten or seven steps of crossing your threshold, your refuge vow is damaged.

Once you entrust your mind to the refuge, it is impossible that you will be deceived.

5. Think of the good qualities of taking refuge and train in it again and again.

Having taken refuge in the Three Precious Ones, regard them as your place of hope and look up to them as your place of trust. Keep the Precious Ones as your only source of refuge and make supplications to them. Pray to the Precious Ones for blessings.

Think that your present representation of the Three Jewels, whether a cast image,carved relief, a painting, a stupa, a volume of a book, or so forth, is the dharmakaya.

It is possible that the essence of dharmakaya will be suddenly realized when making prostrations, offerings, or supplications. Even if that does not happen, by prostrating and making offering to the Three Jewels and creating a karmic connection, one will become a disciple of a buddha in the future.

Master Padma said: No matter what arises in you such as the virtues and happiness of the enlightened ones, regard these to be the blessings of your master and the Precious Ones. By thinking in that way, you will receive the blessings. No matter what problems and misery you may meet, regard them as your own evil karma. That will bring an end to all your negative karmas. In general, if you do not entrust your mind to the Precious Ones, but hold the wrong view of thinking, The Precious Ones have no blessings!, it is possible that you will not escape from the lowest hells.

Lady Tsogyal asked the master: What good qualities result from taking refuge?

The master replied: Taking refuge has eight good qualities.

1. You enter the group of Buddhists. Having taken refuge in the Three Jewels, you are called a Buddhist. Without having taken refuge, you are not included among the Buddhist group, even though you may claim to be a holy person, a great meditator, or the Buddha in person.

2. You become a suitable vessel for all the vows such as the Individual Liberation. Correspondingly, if you lose your refuge vow, it is said that all the vows based thereon are also destroyed.

In order to restore them, restoring the refuge vow will be sufficient. That is to say, it is sufficient that you make an offering to the Three Jewels and take the vow in their presence.

You also need to have taken refuge prior to any vow; from the one-day precepts and so forth up to the vows of Secret Mantra. Taking refuge is therefore known as that which causes you to become a suitable basis for all types of vows.

3. The vow of taking refuge in the Three Jewels diminishes and brings to an end all karmic obscurations accumulated throughout all your past lives. That is to say, your obscurations will be totally exhausted through the special taking refuge, while through the general taking refuge the karmic obscurations will diminish.

Again, when a genuine feeling of taking refuge has arisen in your being, karmic obscurations are utterly brought to an end, while by the mere words of taking refuge they will diminish.

Furthermore, if you take refuge at all times, while walking, moving about, lying down, and sitting, the karmic obscurations will be completely exhausted, while by just taking refuge from time to time they will diminish. 4. You will possess vast merit. The mundane merits of long life, good health, splendor, and majestic dignity, great wealth and so forth, result from taking refuge.

The supramundane unexcelled enlightenment also results from taking refuge.

5. You will be immune to attack by humans and nonhumans, and immune to the obstacles of this life. It is said that as soon as the genuine taking refuge has arisen in your being, you cannot be harmed by human obstacles in this life. Also you cannot be harmed by nonhumans such as nagas and malicious spirits.

6. You will achieve the fulfillment of whatever you may wish for. When the genuine taking refuge has arisen in your being, it is impossible not to accomplish whatever you intend. In short, it is said that placing your trust in the objects of refuge, you will receive whatever you desire, just as when supplicating a wishfulfilling gem.

7. You will not fall into the lower realms, evil destinies, or perverted paths. The “three lower realms” refers to the hells, hungry ghost, and animal realms. “Evil destinies” refers to being reborn in places devoid of the Dharma such as among primitive border tribes. “Perverted paths” refers to non-Buddhist philosophies. So in order to avoid falling into these, it is said that one should simply take refuge.

8. The final benefit is that of swiftly attaining the true and complete enlightenment. What need is there to mention other benefits!

It is said in the Mahayana teachings of Secret Mantra that one can attain enlightenment within this single body and lifetime. This means that without a doubt you will swiftly attain enlightenment. So it is necessary to cut the misconception of thinking that it is enough to take refuge just once in a while. You should take refuge again and again both day and night. Then you will definitely swiftly attain true and complete enlightenment.

Master Padma said: If you exert yourself in taking refuge, you do not need to practice many other teachings. There is no doubt that you will attain the fruition of enlightenment.

Lady Tsogyal again asked the master: What is the actual practice of taking refuge?

The master replied: The actual application of taking refuge is as follows. First, form the aspiration of thinking:

I will establish all sentient beings in complete enlightenment. In order to do that I will gather the accumulations, purify the obscurations, and clear away the hindrances. For this purpose I will take refuge from this very moment until reaching enlightenment!

Then, without being distracted, say three times:

In the supreme of all humans, all the buddhas of the ten directions, I and all the infinite sentient beings take refuge from this very moment until reaching supreme enlightenment.

In the supreme of all peace, devoid of attachment, the Dharma
teachings of the ten directions, I and all the infinite sentient beings take refuge from this very moment until reaching supreme enlightenment. In the supreme of all assemblies, the members of the noble sangha who are beyond falling back and who dwell in the ten directions, I and all infinite sentient beings take refuge from this very moment until reaching supreme enlightenment.

Following that, repeat many times without being distracted:

I take refuge in the Buddha.
I take refuge in the Dharma.
I take refuge in the Sangha.

Then make this supplication three times:
Three Precious Ones, please protect me from the fears of this life.
Please protect me from the fears of the lower realms. Please protect me from entering perverted paths!

When you are about to finish, say:

Through this, my roots of virtue, may I attain buddhahood in order to benefit beings!

You should make the dedication in this way.

Lady Tsogyal asked the nirmanakaya master Padmakara: What is the method of taking the refuge vow?

The master replied: One should prostrate to and circumambulate a master who possesses the refuge vow, present him with flowers, and say as follows.

Master, please listen to me. Buddhas and bodhisattvas in the ten directions, please listen to me. From this very moment until attaining supreme enlightenment, I, ______,2 take refuge in the supreme of all humans, the billion truly perfected dharmakaya buddhas.

I take refuge in the supreme of all peace, devoid of attachment, the teachings of Mahayana.

I take refuge in the supreme of all assemblies, the sangha of noble bodhisattvas who are beyond falling back.

At the third repetition of this you will have obtained the vow. Make prostrations and scatter flowers. Then practice the trainings explained above and exert yourself in taking refuge.

This was the explanation of the outer way of taking refuge along with its application.

Lady Tsogyal asked the master: How is one protected by having taken refuge?

The master replied: Whoever practices the trainings correctly, having taken refuge as explained above, will definitely be protected by the Three Jewels. Since this is so, if you fear straying into an errant path and pray to meet a genuine path, you will surely meet it. You will definitely also be protected from the fears of this life.

When all the qualities of taking refuge have arisen in your being, you should not be content to stop. Increase more and more the qualities that have arisen within you.

You should use all the qualities that arise in your mind to gather the accumulations and purify the obscurations. When such exertion is generated, the full measure of ability has been produced.

All people who do not feel inclined to give rise to profound qualities such as [insight into] emptiness or the mandala of deities within their being can still purify their obscurations and gather the accumulations simply by taking refuge.

You may then argue, If one is protected by taking refuge in such a way, does that mean that the buddhas appear and lead all sentient beings? The reply is that the buddhas cannot take all sentient beings out of samsara with their hands. If they were able to do that, the buddhas with their great compassion and skillful means would have already freed all beings without a single exception.

Well then, you may ask, by what is one protected? The answer is that one is protected by the [practice of the] Dharma.

When taking refuge has arisen within your being, you do not need to practice other teachings. It is impossible that you will not be protected by the compassion of the Three Jewels. It is similar to the fact that you will definitely be fearless when you have an excellent escort.

Thus Master Padma explained the outer way of taking refuge to Lady Tsogyal.

Dakini Teachings: Padmasambhava’s Oral Instructions to Lady Tsogyal. From the revelations of Nyang Ral Nyima Özer, Sangye Lingpa and Dorje Lingpa.

Translated from the Tibetan according to the teachings of Kyabje Tulku Urgyen Rinpoche by Erik Perna Kunsang (Erik Hein Schmidt).

Edited by Marcia Binder Schmidt.