Rinpoche-770x420

Đối xử với mọi người như Đức Phật

Là một vị thầy Phật giáo, tôi thường nhận được những câu hỏi về thiền định và các nguyên tắc Phật giáo sâu xa, chẳng hạn sự khởi lên phụ thuộc và tính Không. Tôi rất hoan hỷ được chia sẻ điều mình biết về những chủ đề này. Nhưng tôi nhận ra rằng người ta hiếm khi hỏi tôi về đạo đức và cách sống một cuộc đời đức hạnh.

Đúng là thiền định đóng vai trò quan trọng trong truyền thống Phật giáo. Không nghi ngờ gì về điều đó. Điều tương tự cũng đúng với việc nghiên cứu các tư tưởng và triết học Phật giáo. Nhưng theo nhiều cách, đạo đức và đức hạnh là nền tảng của con đường Phật giáo.

Đức Phật đã sống một cuộc đời từ ái, khiêm nhường và bi mẫn. Ngài hoàn toàn đại diện cho những giáo lý mà Ngài ban và Tăng đoàn xung quanh Ngài đã nương theo tấm gương của Ngài. Có nhiều lần khi các đệ tử sa ngã và hành xử không thích hợp – đôi lúc khá vui nhộn – nhưng những rắc rối này được sử dụng làm cơ hội để làm sáng tỏ các giá trị quan trọng và cho cộng đồng thấy cách thức sống một cuộc đời đức hạnh. Từ thuở sơ khai của Phật giáo, hành động đạo đức đã là trung tâm của con đường giống như việc thiền định, nghiên cứu và quán chiếu.

Ngày nay, khi người ta hỏi tôi về đạo đức là lúc những vụ tai tiếng hay tranh cãi xảy ra trong các cộng đồng Phật giáo. Bất chấp tầm quan trọng rõ ràng của bất bạo động và lòng bi mẫn trong truyền thống Phật giáo, nhiều đệ tử không chắc chắn về cách giải quyết những tình trạng này. Tôi có thể thấy tại sao họ trở nên bối rối. Có nhiều truyền thừa và trường phái Phật giáo khác nhau, và thật khó để theo dõi tất cả những giáo lý, thực hành và cấu trúc đạo đức khác nhau.

“Chúng ta sử dụng những nguyên tắc bất bạo động và đại bi như thế nào để dẫn dắt bản thân trong các vấn đề quan trọng như tìm ra một vị thầy chân chính và giải quyết những thử thách không thể tránh khỏi khởi lên trong đời sống của một cộng đồng?”

Điều này đặc biệt đúng trong truyền thống Tây Tạng, khi mà chúng ta có ba cách tiếp cận khác nhau – thứ mà chúng ta gọi là Yana – “thừa” – thứ hòa quyện vào với nhau thành một con đường của thực hành Phật giáo. Chúng là thừa Cơ Bản của sự giải thoát cá nhân, Đại thừa của lòng bi mẫn lớn lao và Kim Cương thừa của giác tính không thể phá hủy. Sự kết hợp này là một trong những khía cạnh độc đáo và đẹp đẽ của Phật giáo Tây Tạng, nhưng không phải lúc nào nó cũng khiến mọi thứ trở nên đơn giản.

ĐẠO ĐỨC TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Trong Phật giáo Tây Tạng chúng ta thực hành ba thừa cùng nhau và điều đó bao gồm cả thực hành đạo đức. Tôi sẽ làm sáng tỏ điều này.

Nguyên tắc đạo đức căn bản nhất trong Thừa của sự giải thoát cá nhân là bất bạo động, hứa nguyện tránh làm hại người khác bằng mọi giá.

Khi chúng ta thêm vào Đại thừa, chúng ta không quên về bất bạo động, mà tiến thêm một bước với thực hành Bồ đề tâm. Đây là hứa nguyện giúp đỡ mọi chúng sinh đạt giác ngộ hoàn toàn.

Cuối cùng, Kim Cương thừa đem đến quan niệm về nhận thức thanh tịnh. Trong thực hành Kim Cương thừa, chúng ta duy trì vững chắc trong bất bạo động và động cơ vị tha của Bồ đề tâm, nhưng có tri kiến thuộc về kết quả. Chúng ta xem mọi người và mọi thứ là hiện thân của giác ngộ. Chúng ta cam kết thấy bản thân, người khác và thế giới xung quanh chúng ta là căn bản thanh tịnh, trọn vẹn và hoàn hảo.

Lý tưởng về nhận thức thanh tịnh này được đại diện trong nguyên tắc của thệ nguyện Samaya, những hứa nguyện chính thức mà một hành giả Kim Cương thừa trung thành. Có nhiều chi tiết về Samaya, nhưng một cách đơn giản, tinh túy của Samaya là thực hành nhận thức thanh tịnh với tất cả khả năng.

Nhiều người hiểu sai về Samaya và nghĩ rằng nó chỉ liên quan đến việc thấy vị thầy là một vị Phật, một bậc giác ngộ hoàn toàn. Đó là một phần của Samaya, nhưng nó bỏ qua điểm then chốt. Samaya là về việc thấy mọi người và mọi thứ thông qua thấu kính của nhận thức thanh tịnh. Mục đích duy nhất của việc thấy vị thầy là Phật là để chúng ta có thể thấy những phẩm tính giác ngộ này trong chính chúng ta, trong người khác và trong thế giới xung quanh chúng ta. Nó là một công cụ giúp chúng ta đạt được sự xác quyết về sự thanh tịnh của bản tính chân thật của bản thân.

Thực hành Kim Cương thừa đặt nền tảng trên những lý tưởng về bất bạo động và đại bi. Không có Kim Cương thừa nào mà không có chúng. Vì thế, làm sao chúng ta sử dụng những nguyên tắc này để dẫn dắt bản thân trong các vấn đề quan trọng như tìm ra một vị thầy chân chính và giải quyết những thách thức không thể tránh khỏi khởi lên trong đời sống của một cộng đồng?

VẤN ĐỀ THỰC HÀNH

Điểm đầu tiên mà tôi muốn nói có lẽ rất rõ ràng. Thực hành của chúng ta cần đem lại điều tốt nhất trong chúng ta – những con người. Nó cần phát huy trí tuệ bên trong, sự sáng suốt căn bản và phạm vi đạo đức, thứ mà chúng ta đều có (dù chúng ta chú ý đến nó hay không).

Vì vậy, cách thức cơ bản nhất để đánh giá sự hành trì của chúng ta là mức độ mà chúng ta tiến gần hơn đến những lý tưởng đơn giản của sự từ ái, khiêm nhường, chân thật và trí tuệ. Là những cá nhân hay là các cộng đồng, nếu chúng ta thấy bản thân đang di chuyển về hướng khác, thứ gì đó đã chệch hướng. Không ai trong chúng ta hành xử hoàn hảo trong mọi trường hợp, nhưng theo thời gian, cần phải có sự chuyển biến rõ ràng hướng về các giá trị nhân văn căn bản và phổ quát này.

Điều này đặc biệt đúng về chư đạo sư tâm linh. Chư đạo sư Phật giáo là những hình mẫu tiêu biểu và người dẫn dắt trong các cộng đồng, và họ đại diện cho truyền thống Phật giáo với thế giới phi-Phật giáo. Là những đệ tử của giáo lý Phật Đà, nếu chúng ta nỗ lực để từ ái, khiêm tốn và sùng mộ sự hành trì, thì điều đó sẽ chỉ hợp lý khi những bậc dẫn dắt của chúng ta là đại diện cho những phẩm tính này. Chư vị cần truyền cảm hứng cho chúng ta bằng lòng từ ái và sùng mộ. Chư vị cần truyền niềm tin bằng sự chăm lo và quan tâm mà chư vị dành cho người khác. Dĩ nhiên, chúng ta không nên mong chờ sự hoàn hảo, nhưng hiển nhiên là người dẫn dắt người khác cần thực hành điều mà họ thuyết giảng.

TÌM KIẾM MỘT VỊ THẦY CHÂN CHÍNH

Về việc tìm kiếm một vị thầy chân chính, có bốn điều đặc biệt quan trọng.

Đầu tiên là vị thầy cần phải là một phần của dòng truyền thừa chân chính. Những đạo sư chân chính không quảng bá bản thân; họ quảng bá dòng truyền thừa. Nếu một vị thầy khoe khoang về những phẩm tính và sự chứng ngộ và phô diễn sự hành trì của bản thân, đó có thể là dấu hiệu cho thấy điều gì đó không đúng. Nhưng nếu một vị thầy đã nghiên cứu và hành trì dưới sự dẫn dắt của những đạo sư đáng kính khác và tôn kính dòng truyền thừa bằng cách giữ gìn các giá trị và truyền thống của nó, đó là một dấu hiệu tốt. Chỉ dòng truyền thừa thì không khiến vị thầy trở nên chân chính, nhưng nó quan trọng.

“Một vị thầy chân chính thì đáng tin cậy và đặt nhu cầu của đệ tử lên trên.”

Phẩm tính thứ hai cần tìm kiếm là sự tận tụy với việc nghiên cứu và hành trì. Điều này khá hiển nhiên. Bạn sẽ không học dương cầm từ một người không phải là một người chơi giỏi, phải không? Dĩ nhiên là bạn sẽ không. Điều tương tự cũng đúng ở đây. Nếu bạn đang tin tưởng ai đó với sự an lạc tâm linh của mình, bạn cần chắc chắn rằng người này trực tiếp biết về con đường. Để làm điều này, họ cần phải có sự tận tụy rõ ràng với sự hành trì và rèn luyện của bản thân.

Phẩm tính quan trọng thứ ba là lòng bi mẫn. Là đệ tử, chúng ta cần cảm thấy tin tưởng rằng vị thầy đứng về phía chúng ta – rằng chư vị muốn chúng ta hạnh phúc và thành công và thực sự quan tâm đến chúng ta và sự tiến bộ của chúng ta trên đường tu.

Sự tin tưởng mang tính quyết định ở đây. Một vị thầy chân chính thì đáng tin cậy và đặt nhu cầu của đệ tử lên trên. Dấu hiệu của một vị thầy sở hữu phẩm tính này là các đệ tử cảm thấy an toàn và được bảo vệ trong sự chăm lo của Ngài. Họ biết rằng dù điều gì xảy ra trong cuộc đời, đạo sư sẽ luôn ở đó để dẫn dắt và giúp đỡ họ.

Phẩm tính thứ tư và cũng là cuối cùng liên quan trực tiếp nhất đến đạo đức. Một vị thầy chân chính cần giữ gìn các giới luật và thệ nguyện. Trong truyền thống Tây Tạng, điều đó nghĩa là chư vị duy trì bất cứ giới luật tu sĩ hay cư sĩ nào đã thọ nhận, trung thành với Bồ Tát giới của Đại thừa và giữ gìn các Samaya của Kim Cương thừa.

Điều này không phải là một chiến công nhỏ bé, mà nó rất quan trọng. Có nhiều chi tiết về điều này và là đệ tử, chúng ta có thể không biết chính xác các giới luật mà một người nắm giữ. Nhưng chúng ta có thể hỏi han và kiểm tra xem liệu có bất cứ nghi ngờ nào về hành vi hay hành động của một vị thầy. Đó là một điểm khởi đầu tốt.

Trong thời đại hiện nay, không dễ dàng để tìm thấy một vị thầy hoàn hảo. Thời của Đức Phật, khi mọi người dường như đạt giác ngộ chỉ nhờ việc xuất hiện, đã qua từ lâu. Chúng ta không thể tìm thấy một vị thầy đại diện hoàn hảo cho cả bốn phẩm tính này, nhưng họ cần phải có chúng ở một mức độ nào đó. Nếu vị thầy hoàn toàn thiếu đi một hay nhiều hơn những phẩm tính này, có lẽ tốt nhất là rời đi.

RỜI BỎ MỘT VỊ THẦY

Bốn phẩm tính này là hướng dẫn chung tốt lành cần tuân theo khi tìm kiếm một vị thầy. Nhưng ngay cả khi chúng ta nỗ lực hết sức để tìm kiếm một vị thầy, thông thường chúng ta chỉ biết vị thầy sau khi trở thành học trò của Ngài. Trong thế giới hiện đại, phần lớn chúng ta không có một tu viện hay chuyên gia Phật giáo ngay dưới phố. Chúng ta không phải lúc nào cũng biết mọi chi tiết về một vị thầy, hay thậm chí có ai đó mà chúng ta có thể hỏi. Vì vậy, chúng ta cần làm gì khi phát hiện ra rằng một vị thầy không giống như điều chúng ta đã hy vọng?

Nhiều đệ tử của Phật giáo Tây Tạng nhầm lẫn cho rằng họ không thể, hoặc không nên, rời bỏ một vị thầy khi đã có một cam kết với Ngài. Điều này không đúng. Mục đích bao trùm của mối quan hệ đạo sư-đệ tử là nó cần làm lợi lạc đệ tử. Nó không phải vì lợi ích hay lợi nhuận của vị thầy. Nếu bạn đã cố gắng hết sức và thấy rằng nó không phải một kiểu tốt đẹp, bạn có thể tìm kiếm một vị thầy khác. Đây không phải là một vấn đề hay sự thất bại của cá nhân. Nó là một sự đánh giá.

Cách tốt nhất để rời bỏ là làm vậy mà không nói xấu vị thầy hay tạo nhiều khó khăn cho những người có thể được lợi lạc từ vị thầy và cộng đồng. Hãy rời đi một cách thuận hòa, hay ít nhất là đừng rời đi với sự bất hòa. Đơn giản ra đi với sự khiêm nhường và không cảm thấy tồi tệ về sự thật rằng nó đã chẳng đi đến đâu.

Một lời cảnh báo mà tôi muốn thêm vào ở đây là, điều quan trọng là thành thật với bản thân. Rời bỏ một vị thầy hay cộng đồng, thứ có vẻ như là không tốt, là điều có thể hiểu được, nhưng nếu bạn thấy mỗi vị thầy đều không xứng đáng với thời gian của bạn, thì bạn có thể cần xem xét sâu xa hơn về những kiểu mẫu của chính mình để xem điều gì đang diễn ra. Có thể thật khó để tiến bộ trên con đường nếu bạn tìm kiếm sự hoàn hảo.

NHỮNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHIÊM TRỌNG

Tuy nhiên, sẽ là một vấn đề khác nếu vị thầy đang phạm phải những vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Rời bỏ vị thầy một cách ôn hòa sẽ ý nghĩa nếu đó chỉ là vấn đề thích hợp giữa vị thầy và đệ tử. Khi vấn đề là người ta đang bị tổn thương hay luật pháp bị vi phạm, tình thế trở nên rất khác.

“Nếu ai đó đang bị làm hại, sự an toàn của nạn nhân được đặt lên hàng đầu. Điều này không phải là một nguyên tắc của Phật giáo. Đó là giá trị nhân văn căn bản và không bao giờ được vi phạm.”

Trong trường hợp đó, sự vi phạm các quy tắc đạo đức cần phải được nhắc đến. Nếu sự lạm dụng thân thể hay tình dục xảy ra, hoặc có sự không đúng về tài chính hay bất cứ vi phạm đạo đức nào khác, vì lợi ích của các đệ tử, cộng đồng và rốt ráo là đạo sư, cần phải đề cập đến các vấn đề. Trên tất thảy, nếu ai đó đang bị làm hại, sự an toàn của nạn nhân được đặt lên hàng đầu. Điều này không phải là một nguyên tắc của Phật giáo. Đó là giá trị nhân văn căn bản và không bao giờ được vi phạm.

Sự đáp lại thích hợp tùy thuộc vào hoàn cảnh. Trong vài trường hợp, nếu vị thầy đã hành xử không thích hợp hay gây hại nhưng công nhận sai lầm và hứa sẽ tránh nó trong tương lai, thì việc giải quyết vấn đề một cách nội bộ có thể là thỏa đáng. Nhưng nếu những vi phạm đạo đức xảy ra trong thời gian dài, hoặc nếu sự lạm dụng là nghiêm trọng, hay vị thầy không sẵn lòng chịu trách nhiệm, sẽ là thích hợp nếu công khai hành vi này.

Trong những trường hợp này, sẽ không phải là một sự vi phạm Samaya khi đưa ra ánh sáng những thông tin đau đớn này. Nói rõ những hành vi phá hoại là một bước cần thiết để bảo vệ những người đang bị làm hại hay có nguy cơ bị làm hại trong tương lai và bảo vệ sự an toàn của cả cộng đồng.

TRÍ TUỆ CUỒNG

Truyền thống Kim Cương thừa có lịch sử về những vị Yogi và Yogini và đạo sư lập dị, những vị sử dụng các phương pháp khắc nghiệt để dẫn dắt học trò. Câu chuyện Tổ Marpa yêu cầu Milarepa xây dựng rồi phá hủy một chuỗi các tháp đá có lẽ là ví dụ nổi tiếng nhất về điều này. Truyền thống “trí tuệ cuồng” này có thể là đúng đắn, nhưng không may thay, nó thường được sử dụng như một sự hợp lý hóa cho hành vi phi đạo đức, điều chẳng liên quan gì đến trí tuệ hay bi mẫn.

Điều quan trọng nhất cần biết về những phong cách giảng dạy lạ thường này là chúng hướng đến việc làm lợi lạc đệ tử. Nếu chúng không đặt nền tảng trên lòng bi mẫn và trí tuệ, chúng không đúng. Các hành động dựa trên lòng bi mẫn và trí tuệ – dù cho chúng có vẻ kỳ quặc, lập dị hay thậm chí phẫn nộ – vẫn không khơi dậy sự lo sợ hay băn khoăn. Chúng khiến lòng bi mẫn và trí tuệ nở hoa trong đệ tử.

“Chúng ta cần phân biệt những vị thầy lập dị hay khiêu khích – nhưng một cách rốt ráo thì bi mẫn và thiện xảo – với những vị thực sự đang làm hại đệ tử và gây ra sự tổn thương.”

Nói cách khác, những kết quả của “trí tuệ cuồng” chân chính luôn tích cực và có thể thấy được. Khi một vị thầy sử dụng cách tiếp cận cực đoan dựa trên lòng bi mẫn, kết quả là sự phát triển tâm linh, không phải là sự tổn thương. Tổn thương là một dấu hiệu đúng đắn cho thấy hành vi “trí tuệ cuồng” đang bỏ qua trí tuệ để thấy điều gì thực sự làm lợi lạc đệ tử, lòng bi mẫn đặt lợi ích của học trò lên trước hoặc cả hai.

Cũng cần phải chú ý rằng những phong cách giảng dạy khắc nghiệt mà chúng ta thấy trong lịch sử Kim Cương thừa xảy ra trong bối cảnh là một mối liên hệ tâm linh chín muồi giữa đạo sư và đệ tử. Chúng không phải điều gì đó thông thường. Marpa không bắt tất cả đệ tử xây tháp đá. Thực sự, Ngài đối xử với các đệ tử khác rất khác với cách Ngài đối xử với Milarepa. Nhưng Ngài thấy được tiềm năng của Milarepa và biết cách tiếp cận nào sẽ làm lợi lạc Ngài nhiều nhất. Phần còn lại thuộc về lịch sử. Milarepa đạt giác ngộ và là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của Tây Tạng.

Những phương pháp giảng dạy khắc nghiệt chỉ được sử dụng với những học trò rất trưởng thành và trong bối cảnh là mối quan hệ của sự tin tưởng và sùng mộ ổn định, bên cạnh đó chúng còn là cách thức cuối cùng. Chúng ta biết rằng có bốn kiểu hoạt động giác ngộ: tức tai, kính ái, tăng ích và hàng phục [phẫn nộ]. Hoạt động phẫn nộ chỉ được sử dụng với những người không dễ tiếp thu với các cách tiếp cận tinh tế hơn. Vì vậy, phong cách này không phải một quy tắc tiêu chuẩn, mà là thứ gì đó chỉ được dùng trong những hoàn cảnh nhất định.

Như thế, chúng ta cần phân biệt những vị thầy lập dị hay khiêu khích – nhưng một cách rốt ráo thì bi mẫn và thiện xảo – với những vị thực sự đang làm hại đệ tử và gây ra sự tổn thương. Đây là hai điều rất khác biệt, và điều quan trọng là chúng ta không gộp chúng vào với nhau. Có nhiều vị thầy thúc ép và xúi giục đệ tử để giúp họ biết về tâm họ, nhưng đó không phải là lạm dụng. Sự lạm dụng về thân thể, tình dục và tâm lý không phải là những công cụ giảng dạy.

KIM CƯƠNG THỪA TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Bởi thế giới được liên kết với nhau, đạo đức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một mặt, chúng ta, những hành giả Phật giáo đang giới thiệu giáo lý của Đức Phật đến thế giới. Bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu về vị thầy này hay Tăng đoàn kia chỉ với vài cú nhấp chuột và tìm kiếm nhanh chóng bằng Google. Đây là một điều tốt, bởi nó khiến toàn bộ truyền thống trở nên rõ ràng hơn. Hành vi đạo đức – và những vi phạm đạo đức – trở nên có thể thấy hơn so với quá khứ.

Hiển nhiên là khi trường học, doanh nghiệp hay cơ quan công cộng khác được mong chờ sẽ tuân thủ những điều lệ về hành vi và luật lệ của địa phương, các tổ chức tâm linh cần phải là hình mẫu về hành vi đạo đức. Và chư đạo sư thậm chí còn phải hơn thế. Xuyên suốt lịch sử, một trong những vai trò quan trọng nhất của chư đạo sư và Tăng đoàn Phật giáo chính là điều này. Chư vị là kiểu mẫu hành vi đạo đức cho các cộng đồng mà chư vị phụng sự.

Phật giáo Kim Cương thừa được người Tây Tạng nghĩ đến như một kho tàng quý báu. Nó là di sản tâm linh và món quà của chúng ta với thế giới. Bởi các giáo lý và thực hành của truyền thống này đang lan tỏa toàn cầu, điều quan trọng là chúng ta hiểu truyền thống và cách thức làm việc với những giáo lý mạnh mẽ của nó.

Như tôi vừa nói, cốt lõi của truyền thống Kim Cương thừa là chúng ta nỗ lực để đại diện cho nhận thức thanh tịnh. Chúng ta xem các ý nghĩ và cảm xúc của mình – thậm chí những thứ khó khăn – là sự hiển bày của giác tính bất tận. Chúng ta xem mọi người là Phật và đối xử với họ như vậy. Chúng ta xem thế giới mà chúng ta đang sống là một cõi Tịnh độ, giác ngộ như nó là.

Truyền thống đối xử với mọi thứ và mọi người như thể chúng ta đang gặp gỡ một vị Phật bằng xương bằng thịt là thực hành chính của chúng ta trong Kim Cương thừa. Nó là huyết mạch của truyền thống và là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất mà chúng ta có thể mong mỏi. Trong thời đại hiện nay, với sự vô minh và xung đột xung quanh, thế giới cần điều này hơn bao giờ hết.

Tác giả: Yongey Mingyur Rinpoche

Việt dịch: Pema Jyana

Nguồn Anh ngữ: When a Buddhist Teacher Crosses the Line

Nguồn: ĐỐI XỬ VỚI MỌI NGƯỜI NHƯ VỚI ĐỨC PHẬT

Mọi sai sót là lỗi của người dịch, xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.

Mọi công đức có được xin hồi hướng tất cả hữu tình chúng sinh.


When a Buddhist Teacher Crosses the Line

The teacher-student relationship in Vajrayana Buddhism is intense and complex. It is easy to misunderstand and can even be misused. The respected Tibetan teacher Mingyur Rinpoche explains Vajrayana ethics, how to find a genuine teacher, and what to do if a teacher crosses the line.

As a Buddhist teacher, I am often asked questions about meditation and profound Buddhist principles, like interdependence and emptiness. I am happy to share what I know on these topics. But I have noticed that people rarely ask me about ethics and how to live a virtuous life.

It is true that meditation is important in the Buddhist tradition. There’s no question about that. The same can be said about studying Buddhist ideas and philosophies. But in many ways, ethics and virtue are the foundation of the Buddhist path.

The Buddha himself lived a life of kindness, humility, and compassion. He fully embodied the teachings he gave, and the sangha that grew around him followed his example. There were many times when the students got off track and acted inappropriately—sometimes hilariously so—but these incidents were used as opportunities to clarify important values and to show the community how to live a life of virtue. From the early days of Buddhism, ethical conduct was as central to the path as meditation, study, and contemplation.

These days, the one time people do ask me about ethics is when scandals or controversies happen in Buddhist communities. Despite the clear importance of nonviolence and compassion in the Buddhist tradition, many students are not sure how to deal with these situations. I can see why they get confused. There are many different Buddhist lineages and schools, and it is hard to keep track of all their different teachings, practices, and ethical frameworks.

This is especially true in the Tibetan tradition, where we have three different approaches—which we call yanas or “vehicles”—that are woven together into one path of Buddhist practice. These are the Foundational vehicle of individual liberation, the Mahayana vehicle of great compassion, and the Vajrayana vehicle of indestructible wakefulness. This combination is one of the unique and beautiful aspects of Tibetan Buddhism, but it doesn’t always make things simple.

Ethics in Tibetan Buddhism

In Tibetan Buddhism we practice the three yanas together, and that includes the practice of ethics. Let me clarify.

The most basic ethical principle in the yana of individual liberation is nonviolence, the commitment to avoid harming others at all costs.

When we add in the Mahayana, we do not forget about nonviolence, but take it one step further with the practice of bodhichitta. This is the commitment to help all beings become fully enlightened.

Finally, Vajrayana brings in the notion of pure perception. In practicing the Vajrayana, we remain firmly grounded in nonviolence and the altruistic motivation of bodhichitta, but take the fruitional view. We treat everyone and everything as the embodiment of awakening. We commit ourselves to seeing ourselves, others, and the world around us as fundamentally pure, complete, and perfect.

This ideal of pure perception is embodied in the principle of samaya, the formal commitments that a Vajrayana practitioner adheres to. There many details about samaya, but simply put the essence of samaya is to practice pure perception to the best of one’s ability.

Many people misunderstand samaya and think it refers only to seeing the teacher as a buddha, a fully awakened being. That is part of samaya, but it misses the key point. Samaya is about seeing everyone and everything through the lens of pure perception. The sole purpose of viewing the teacher as a buddha is so we can see these same awakened qualities in ourselves, in others, and in the world around us. It is a tool that helps us to gain confidence in the purity of our true nature.

Vajrayana practice is rooted in the ideals of nonviolence and great compassion. There is no Vajrayana without them. So how do we use these principles to guide us on important issues like finding an authentic teacher and working with the inevitable challenges that arise in the life of a community?

The Point of Practice

The first point I’d like to make is probably an obvious one. Our practice should bring out the best in us as human beings. It should call forth our inner wisdom, our basic sanity, and the moral compass that we all have (whether we pay attention to it or not).

The most basic way to measure our practice, therefore, is the degree to which we are moving closer to the simple ideals of kindness, humility, honesty, and wisdom. If—as individuals or as communities—we find ourselves moving in the other direction, something is off track. None of us will act perfectly in every situation, but over time there should be a clear movement toward these basic and universal human values.

This is especially true of spiritual teachers. Buddhist teachers are role models and guides for the communities they lead, and they represent the Buddhist tradition to the non-Buddhist world. If, as students of the Buddha’s teachings, we strive to be kind, humble, and devoted to practice, then it only makes sense that our guides should embody these qualities. They should inspire us with their kindness and devotion. They should instill trust by the care and concern they show for others. Of course, we should not expect perfection, but it should go without saying that people who are guiding others should practice what they preach.

Finding a Genuine Teacher

When it comes to finding a genuine teacher, there are four things that are especially important.

The first is that the teacher should be part of an authentic lineage. Genuine teachers do not promote themselves; they promote their lineage. If a teacher brags about their qualities and realization and makes a show of their practice, that is probably an indication that something is not quite right. But if a teacher has studied and practiced under the guidance of other respected teachers, and honors their lineage by upholding its values and traditions, that is a good sign. Lineage alone does not make a teacher genuine, but it is important.

A genuine teacher should uphold their vows and precepts.

The second quality to look for is commitment to study and practice. This one is pretty obvious. You would not take piano lessons from someone who’s not a good player themselves, would you? Of course not. The same is true here. If you are trusting someone with your spiritual well-being, you should be sure that this person knows the path first-hand. In order to do this, they should have a clear commitment to their own practice and training.

The third essential quality is compassion. As students, we need to feel confident that our teacher is on our side—that they have our best interests at heart and deeply care about us and our progress on the path.

Trust is critical here. A genuine teacher is trustworthy and puts the needs of the student first. The sign of a teacher who has this quality is that students feel safe and protected in their care. They know that no matter what is going on in their life, their teacher will always be there to guide and support them.

The fourth and final quality is the one that relates the most directly to ethics. A genuine teacher should uphold their vows and precepts. In the Tibetan tradition, that means they maintain whatever monastic or lay vows they have taken, adhere to the bodhisattva vows of the Mahayana, and keep the samaya vows of the Vajrayana.

This is no small feat, but it is very important. There are lots of details included in this one, and as students we may not know exactly what vows a person holds. But we can ask around and check to see if there are any questions about a teacher’s behavior or conduct. That is a good place to start.

In this day and age, it is not easy to find a perfect teacher. The time of the Buddha, when people seemed to get enlightened just by showing up, is long gone. We may not find a teacher who perfectly embodies all four of these qualities, but they should have all of them to some degree. If a teacher is completely lacking one or more of these qualities, it is probably best to move on.

Leaving a Teacher

These four qualities are a good general guideline to follow when looking for a teacher. But even when we do our best to research a teacher first, often we only really get to know the teacher after becoming their student. In the modern world, most of us do not have a monastery or Buddhist expert down the street. We do not necessarily know all the details about a teacher, or even have someone we can ask. So what do we do when we discover that a teacher is not quite what we hoped?

If someone is being harmed, the safety of the victim comes first. This is not a Buddhist principle. This is a basic human value and should never be violated.

Many students of Tibetan Buddhism mistakenly think that they cannot, or should not, leave a teacher once they’ve made a commitment to them. This is not the case. The whole point of the teacher–student relationship is that it should benefit the student. It is not for the teacher’s gain or profit. If you have tried your best and have found that it is not a good fit, you can look for another teacher. This is not a problem or personal failing. It is good judgment.

The best way to leave is to do so without bad-mouthing the teacher or creating difficulties for those who may be benefiting from the teacher and the community. Leave on good terms, or at the very least, do not leave on bad terms. Simply move on with humility and do not feel bad about the fact that it did not work out.

The one caveat I would add here is that it is important to be honest with yourself. Leaving a teacher or community that does not seem to be a good fit is understandable, but if you find every teacher unworthy of your time, then you may want to look deeper into your own patterns to see what is going on. It may be difficult to make any progress on the path if you are looking for perfection.

Serious Ethical Violations

However, it is another matter altogether when a teacher is committing serious ethical violations. Leaving a teacher on good terms makes sense when the issue is just a matter of fit between teacher and student. When the issue is people being hurt or laws being broken, the situation is different.

In that case, the violation of ethical norms needs to be addressed. If physical or sexual abuse has occurred, or there is financial impropriety or other breaches of ethics, it is in the best interest of the students, the community, and ultimately the teacher, to address the issues. Above all, if someone is being harmed, the safety of the victim comes first. This is not a Buddhist principle. This is a basic human value and should never be violated.

Physical, sexual, and psychological abuse are not teaching tools.

The appropriate response depends on the situation. In some cases, if a teacher has acted inappropriately or harmfully but acknowledges the wrongdoing and commits to avoiding it in the future, then dealing with the matter internally may be adequate. But if there is a long-standing pattern of ethical violations, or if the abuse is extreme, or if the teacher is unwilling to take responsibility, it is appropriate to bring the behavior out into the open.

In these circumstances, it is not a breach of samaya to bring painful information to light. Naming destructive behaviors is a necessary step to protect those who are being harmed or who are in danger of being harmed in the future, and to safeguard the health of the community.

Crazy Wisdom

The Vajrayana tradition has a history of eccentric yogis and yoginis and teachers who used extreme methods to guide their students. The story of Marpa asking Milarepa to build and then dismantle a series of stone towers is perhaps the most famous example of this. This tradition of “crazy wisdom” can be authentic, but unfortunately it is often invoked as a rationalization for unethical behavior that has nothing to do with wisdom or compassion.

The most important thing to know about these unusual teaching styles is that they are meant to benefit the student. If they are not rooted in compassion and wisdom, they are not genuine. Actions that are rooted in compassion and wisdom—even when they appear odd, eccentric, or even wrathful—do not instill fear or anxiety. They bring about a flowering of compassion and wisdom in the student.

We must distinguish teachers who are eccentric or provocative—but ultimately compassionate and skillful—from those who are actually harming students and causing trauma.

In other words, the results of genuine “crazy wisdom” are always positive and visible. When a teacher uses an extreme approach that is rooted in compassion, the result is spiritual growth, not trauma. Trauma is a sure sign that the “crazy wisdom” behavior was missing the wisdom to see what would truly benefit the student, the compassion that puts the student’s interest first, or both.

It is also worth noting that these extreme teaching styles we see in Vajrayana history took place in the context of a very mature spiritual bond between teacher and student. They were not all that common. Marpa didn’t make all of his students build stone towers. In fact, he treated his other students very differently from how he treated Milarepa. But he saw Milarepa’s potential and the approach that would benefit him most. The rest is history. Milarepa became enlightened and one of Tibet’s greatest adepts.

Not only are these extreme teaching methods used only with very mature students and in the context of a relationship of stable trust and devotion, they are also a last resort. There are said to be four kinds of enlightened activity: peaceful, magnetizing, enriching, and wrathful. Wrathful activity is only used for those who are not receptive to more subtle approaches. So again, this style is not a norm, but something that is only employed in certain circumstances.

Thus we must distinguish teachers who are eccentric or provocative—but ultimately compassionate and skillful—from those who are actually harming students and causing trauma. These are two very different things, and it is important that we do not lump them together. There are plenty of teachers who push and provoke students to help them learn about their minds, but that is not abuse. Physical, sexual, and psychological abuse are not teaching tools.

Vajrayana in the Modern World

Now that the world is so interconnected, ethics are more important than ever. In a sense, we Buddhist practitioners are all representing the Buddha’s teachings to the world. Anyone can learn about this teacher or that sangha with a few mouse clicks and a quick Google search. This is a good thing, because it makes the entire tradition more transparent. Ethical behavior—and ethical violations—are more visible than they were in previous times.

It should go without saying that when schools, businesses, and other public institutions are expected to adhere to a code of conduct and the laws of the land, then spiritual organizations should be role models of ethical behavior. And teachers even more so. Throughout history, one of the most important roles of Buddhist teachers and the Buddhist sangha was exactly this. They modeled ethical behavior to the communities that they served.

Vajrayana Buddhism is thought of as a precious treasure by Tibetans. It is our spiritual heritage and our gift to the world. Now that the teachings and practices of this tradition are spreading across the globe, it is important that we understand the tradition and how to work with its powerful teachings.

As I’ve said, the core of the Vajrayana tradition is that we strive to embody pure perception. We view our thoughts and emotions—even the difficult ones—as manifestations of timeless awareness. We see every person as a buddha, and we treat them as such. We view the world that we live in as a pure realm, enlightened just as it is.

This tradition of treating everything and everyone as though we are meeting the Buddha face-to-face is our main practice in the Vajrayana. It is the life blood of our tradition and the very highest ethical standard we could aspire to. In this day and age, with confusion and conflict all around us, the world needs this more than ever.

By: Yongey Mingyur Rinpoche