10447058_763461047030587_7358015985388277354_n

Tu hành bên ngoài về Bồ đề tâm

NHỮNG LỜI DẠY VỀ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM NHƯ CON ĐƯỜNG

Vị Thầy vĩ đại Padmakara là một lưu xuất của Đức Phật A Di Đà. Ngài đã tu hành trong vô số kinh điển Đại Thừa, Ngài thương yêu tất cả chúng sanh như người mẹ thương yêu đứa con duy nhất. Hành động luôn vì lợi ích của người khác, Ngài là người dẫn dắt cứu độ tất cả chúng sanh trong sinh tử luân hồi đến niết bàn. Không cần phải thỉnh cầu, Ngài đều ban những hướng dẫn cho tất cả những ai đã được thuần hóa. Được phú cho lòng đại bi, Ngài là vị Vua của tất cả Bồ Tát.

Khi Ngài ngụ trong Động Sư Tử Thành tại Monkha, tôi, Công Chúa Tsogyal của xứ Kharchen, đã phát bồ đề tâm, đặt hết tâm trí vào giác ngộ tối thượng. Dâng lên một mandala bằng chất liệu quý báu đến vị Thầy vĩ đại, tôi thỉnh cầu: Emaho! Đại sư, Ngài đã dạy phải trau dồi tình thương và lòng bi với mọi người, điều quan trọng duy nhất trong giáo lý Mahayana là tu hành trong bồ đề tâm. Vậy chúng con phải dấn thân vào tu hành bồ đề tâm như thế nào?

Vị Thầy trả lời: Này Tsogyal, nếu đi vào Đại Thừa (Mahayana) mà không rèn luyện bồ đề tâm, con sẽ rơi vào những thừa thấp. Thế nên, điều cốt lõi là đặt tâm vào sự giác ngộ tối hậu và nỗ lực tu hành cho ích lợi của người khác.

Vô số những giải nghĩa chi tiết về điều này đã ghi trong sutra và tantra của Đại thừa. Khi bồ đề tâm được giải nghĩa ngắn gọn theo những giáo lý này, nó được chia thành ba phần: tu hành bên ngoài, bên trong, và bí mật.

TU HÀNH BÊN NGOÀI VỀ BỒ ĐỀ TÂM

Công Chúa Tsogyal hỏi: Những phương pháp tu hành bên ngoài là gì? 

Vị Thầy đáp: Có mười hai điểm cho sự tu hành bên ngoài.

  1. Cốt tủy của việc tu hành trong bồ đề tâm. 
  2. Những phân chia của nó. 
  3. Định nghĩa. 
  4. Những đặc tính của hành giả. 
  5. Đối tượng để thệ nguyện. 
  6. Nghi lễ thọ thệ nguyện. 
  7. Lợi ích của tu hành. 
  8. Lý do tu hành. 
  9. Những thiếu sót của việc không tu hành. 
  10. Các giới luật. 
  11. Đường phân chia giữa mất và được nguyện. 
  12. Phương pháp phục hồi nguyện nếu bị tổn hại.

Bà hỏi: Thưa, Kính xin Ngài mô tả những điểm này.

  1. CỐT TỦY

Vị Thầy trả lời: Cốt tủy của việc phát bồ đề tâm là khát vọng đạt được giác ngộ vô thượng cùng với nguyện làm như vậy để giải thoát tất cả chúng sanh khỏi sinh tử.

  1. SỰ PHÂN CHIA

Kinh điển mô tả nhiều loại phân chia, nhưng tóm tắt có hai loại: bồ đề tâm nguyện và bồ đề tâm hạnh. Bồ đề tâm nguyện là mong muốn làm lợi ích chúng sanh, nhưng chỉ một điều này thì không đủ. Điều quan trọng là thực sự dấn thân vào việc làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh. 

Những người có thành kiến và tâm vị kỷ rất khó phát sinh được bồ đề tâm.

  1. ĐỊNH NGHĨA

Định nghĩa bồ đề tâm là sự khơi dậy trong bản thân hành giả một thái độ vị tha mà trước đó chưa từng xuất hiện. 

Những người không có sự tích lũy công đức thì không khơi dậy được thái độ này.

  1. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA HÀNH GIẢ

Người thực hiện tu hành bồ đề tâm phải có những đặc tính nhất định. Họ phải khao khát hướng đến giáo huấn Đại Thừa, không giống như Thanh Văn và Phật Độc Giác. Phù hợp với đại trí tuệ, họ hoàn toàn thoát khỏi sai lầm. Họ phải thọ quy y nơi vị Thầy và Tam Bảo và phải luôn cảm thấy thờ ơ đến những giáo huấn thấp hay sai lạc. Họ phải an định và dịu dàng một cách tự nhiên.

Dân Tây Tạng thì thù địch với Giáo Pháp, những vị bộ trưởng thì tàn ác, nhà vua thì cả tin, chỉ có một số ít người dễ tiếp thu giáo lý Đại Thừa. Tsogyal, hãy thoát khỏi sự phân chia thù và bạn.

  1. ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng con thọ bồ đề tâm nguyện phải là người có nguyện Đại Thừa mà tâm Ngài tràn đầy tình thương và lòng bi. Ngài phải là một người không hành động vì lợi ích của Ngài dù chỉ trong một chốc lát và giữ gìn giới luật không vi phạm.

Trong thời buổi đen tối này, người ta sẽ rơi vào bàn tay của Mara (Ma vương) nếu không đi theo một vị thầy đủ phẩm tính.

  1. NGHI LỄ

Nghi lễ thọ bồ đề tâm nguyện như sau. Sắp xếp bày biện nhiều phẩm vật cúng dường trước Tam Bảo Vào ngày rằm hay mùng tám trong tháng và năm cát tường, hãy tỏ lòng tôn kính đến Tăng Đoàn. Dâng cúng một tiệc Ganachakra đến Yidam (Bổn Tôn riêng của hành giả). Làm nhiều cúng dường torma (bánh bột) đến chư dakini, hộ Pháp, và những tinh linh mạnh mẽ. Bố thí tất cả sở hữu của con để tích tụ công đức bao la.

Vào chiều cùng ngày, dâng cúng phí tổn lễ nhập dòng cho vị Thầy. Để tỏ lòng tôn kính vị Thầy, người đệ tử nên tích lũy công đức nhờ phương diện của bảy thanh tịnh.[16] 

Đặc biệt, con phải sám hối những hành động sai lầm như sau. Hãy quán tưởng chủng tự AH tại đỉnh đầu con, nhờ dòng ánh sáng chiếu ra từ chữ AH, khiến đem tất cả chúng sanh vào sự giác ngộ của chư Phật và cúng dường đến tất cả Đấng tôn quý. Nhờ phương tiện của ánh sáng thể nhập lại vào chủng tự AH, thấm nhập cam lồ thành tựu của tất cả các Đấng tôn quý rồi tan hòa vào thân, khẩu, ý của con, thiêu đốt mọi hành động sai lầm và che chướng của con. Quán tưởng như vậy và niệm âm AH 108 lần.

Hãy quán tưởng ánh sáng chiếu từ chữ HUM ở trung tâm của nguyễn hữu tình nơi giữa ngực vị Thầy tan hòa vào thân, khẩu, ý của con, nhờ đó những hành động bất thiện của con được đốt sạch, hãy nghĩ như vậy rồi niệm âm HUM 108 lần.

Sau đó là sự sám hối bằng lời. Hãy nhớ lại tất cả những hành vi bất thiện đã tích lũy từ luân hồi vô thủy, niệm với sự ăn năn bài sám hối này:

Kim Cương Sư và tất cả chư Vidyadhara xin hãy lưu tâm đến con! 

Tập hội Bổn Tôn,Yidam cùng với quyến thuộc của chư Phật hiền minh và phẫn nộ. Xin lưu tâm đến con 

Các Đấng Chiến Thắng trong mười phương cùng với con các Ngài, xin hãy lưu tâm đến con! 

Các Bà mẹ Dakini bảo vệ giáo lý cùng với các Hộ Pháp, xin hãy lưu tâm đến con! 

Trong sự hiện diện của các bậc xứng đáng được sùng kính. Con, ăn năn sám hối mọi nghiệp của hành động bất thiện đã tích lũy bởi năng lực của suy nghĩ sai lầm qua phương tiện của thân, khẩu, ý, qua sự vi phạm những hành động phi đạo đức và sai lầm, làm cho người khác vi phạm, hay tùy hỷ khi họ vi phạm, từ vô thủy cho đến hôm nay.

Sau đó kiên quyết không để hành động xấu gia tăng, lập lại bài khẩn cầu trên, kế tiếp đọc ba lần:

Đúng như các Đấng Như Lai và các con của Ngài trong quá khứ, nhờ đời sống hoàn thiện xiển minh con đường và các địa bồ tát, đã từ bỏ những hành động phi đạo đức và bất thiện, nên con ngay từ giờ phút này cho đến khi đạt tới cốt tủy của giác ngộ con sẽ từ bỏ những hành vi bất thiện do suy nghĩ sai lầm. Con nguyện từ bây giờ trở đi sẽ kiềm chế chúng.

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM THỰC TẾ

Có hai phần. Phần đầu tiên dành cho người mới bắt đầu phát bồ đề tâm nguyện. 

Tận đáy lòng người đệ tử nên khơi dậy thái độ suy nghĩ chân thành: Để cứu giúp tất cả chúng sanh trong luân hồi thoát khỏi biển khổ, con sẽ đạt giác ngộ vô thượng!

Sau đó lập lại ba lần bài khẩn cầu này:

Với thái độ xem tất cả chúng sanh như cha, mẹ của con, anh chị em, con trai và con gái, hoặc những vị Thầy và đạo hữu của con. Con từ ngay ngày hôm nay cho đến khi đạt được giác ngộ, con sẽ phát sinh ý định kiên cố giải thoát tất cả chúng sanh chưa được giải thoát. Con sẽ giúp vượt qua những người chưa vượt qua. Con sẽ giải thoát những người chưa giải thoát, và con sẽ an lập trong trạng thái vô trụ giác ngộ của chư Phật cho những chúng sanh chưa vượt khỏi đau khổ.[17] 

Thứ hai, để phát bồ đề tâm hạnh, hãy hình thành suy nghĩ: từ ngay lúc này và khi nào luân hồi còn chưa trống rỗng, không dám xao lãng dù chỉ trong một chốc lát, con sẽ hoàn thành hạnh phúc cho chúng sanh theo nhiều cách. Lập lại bài nguyện trên, sau đó đọc ba lần:

Từ chính lúc này cho đến khi sinh tử luân hồi trống rỗng, con sẽ kiên trì phát nguyện kiên cố tu hành dần dần, thực hành và hoàn thiện sáu ba la mật và bốn phương tiện lôi cuốn(tứ nhiếp pháp). Đúng như chư Phật quá khứ và tất cả Bồ tát nhờ cuộc sống mẫu mực hoàn thiện trong con đường và các địa bồ tát với những giới nguyện gốc và nhánh. Con cũng sẽ tu hành, và hoàn thiện chúng! Xin hãy xem con như một bồ tát.

Bây giờ vị Thầy nói, Hãy như vậy! Và đệ tử nói, Lành thay! Diệu nghĩa thay! Sau khi lập lại bài trên ba lần, hành giả đã đạt được giới nguyện. 

Để giữ giới nguyện được nguyên vẹn, từ lúc này trở đi, vị Thầy nên chỉ dẫn giới luật cho đệ tử. Người đệ tử sau đó dâng lên một lễ vật và cúng dường rộng rãi để tạ ơn. 

Từ lúc đó trở đi, điều quan trọng nhất là hành giả tiếp tục phát khởi và tu hành bồ đề tâm, giống như dòng chảy không gián đoạn của một con sông.

  1. NHỮNG LỢI ÍCH

Những lợi ích của việc tu hành bồ đề tâm mà con đã khai triển là như sau: vượt lên trên Thanh Văn, và Duyên Giác (Độc giác Phật), con được nhập vào hội chúng các hành giả Đại Thừa. Những cảm xúc phiền não, những hành động xấu, và những che chướng tất cả đều được loại trừ tận gốc rễ. Mọi hành động thuộc thân, ngữ, ý của con trở thành những nguyên nhân đầy ý nghĩa và sự tích lũy công đức bao la sẽ hoàn thiện trong người con. Con sẽ luôn được chư Phật, Bồ Tát, và các đại hộ Pháp quan tâm. Mọi chúng sanh sẽ thương mến con như thương chính con họ và thấy con đáng yêu. Con sẽ không bao giờ tách lìa khỏi giáo lý Đại Thừa. 

Tóm lại, con sẽ nhanh chóng hoàn thành những phẩm tính siêu việt của Phật quả, thức tỉnh với giác ngộ chân thật và viên mãn. Những phẩm tính này là vô song. Do vậy, hãy kiên trì thực hành như vậy.

  1. LÝ DO TU HÀNH

Có thể đạt giải thoát một mình con là đủ, vậy tại sao con phải giải thoát tất cả chúng sanh khỏi luân hồi? Vì chúng sanh là cha mẹ của con, món nợ của sự biết ơn của con thì to lớn không thể tưởng, nên con cần tu hành để đền đáp lòng tốt của họ.

Lòng tốt của họ bao gồm việc hình thành cơ sở cho cuộc đời và hình hài con, nuôi dưỡng con từ bé bằng những thức ăn, đồ uống tốt nhất; chịu đựng mọi loại đau khổ và khó khăn vì hạnh phúc của con, yêu thương con hơn chính bản thân họ, xem con còn quan trọng hơn cả trái tim họ.

Ngoài ra, họ đã cho con tài sản và của cải, dạy dỗ con, kết nối con với Giáo Pháp thiêng liêng, v.v… Vì lòng tốt không thể tưởng của những bậc cha mẹ này, con phải giải thoát tất cả họ khỏi luân hồi. Vì tất cả chúng sanh đều có nguyên nhân căn bản, bản chất của giác ngộ, nên con cũng có liên hệ với họ một cách sâu xa, và vì vậy con phải giải thoát tất cả họ khỏi luân hồi. 

Tsogyal, nếu khao khát hạnh phúc chỉ cho một mình con, con sẽ không kết nối được với Phật quả viên mãn.

  1. NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA SỰ KHÔNG TU HÀNH

Những khiếm khuyết của việc không tu hành như sau. Rơi vào đẳng cấp Thanh Văn, Duyên Giác, con gặp trở ngại trong việc đạt đại giác ngộ; mọi hành động con thực hiện đều phù phiếm, mọi công đức đã tích lũy trong quá khứ sẽ bị tiêu hao, con sẽ bị những tinh linh luôn cản trở; người khác sẽ xung khắc và không thích con. Tóm lại, những mong ước của con sẽ không bao giờ thỏa mãn, v.v.. Có vô số khuyết điểm như vậy. 

Tsogyal, thật khờ dại biết bao khi muốn làm người theo Đại Thừa mà không có bồ đề tâm.

  1. NHỮNG GIỚI LUẬT

Có hai loại giới luật để gìn giữ. Với những giới luật của bồ đề tâm nguyện con phải thường xuyên tu hành trong bồ đề tâm với ý định không bao giờ được bỏ mặc chúng sanh. Bồ đề tâm nguyện sẽ hư hại nếu:

  • Khi đã có ý định chối bỏ chúng sanh khác, khi con nổi giận hay đánh người và để một ngày trôi qua mà không áp dụng phương cách đối trị. 
  • Khi đã có ý định lừa gạt Thầy, Tổ, huynh đệ Kim Cương Thừa hoặc bất kỳ người nào xứng đáng được tôn kính, con lừa gạt họ mà để qua một ngày không áp dụng phương cách đối trị. 
  • Con làm cho người khác hối tiếc về thiện căn bao la của họ đã tạo ra, mà đúng ra phải hoan hỷ chứ không phải tiếc nuối. Điều này xảy ra do con đã có ý định khiến họ cảm thấy hối tiếc, con nói: “Có những việc còn cao hơn thế này! Điều này chưa tuyệt hảo!” 
  • Bị thôi thúc bởi sân hận, con thốt ra một câu chỉ trích một bồ tát, bậc đã phát triển bồ đề tâm. 
  • Không có lòng bi, con lừa dối chúng sanh khác. 

Năm hành vi này gọi là năm hành động lầm lạc, nếu con để một ngày trôi qua mà không đối trị chúng bằng một giải độc. Hãy từ bỏ những điều này vì chúng sẽ làm con mất giới nguyện. 

Tsogyal, con có thể bị tổn hại vì thọ nhiều giới luật mà không giữ được. 

Ngoài ra, đây là năm hành động con nên gắn bó.

  1. Như một đối trị với sự biểu hiện sân hận hay đánh đập chúng sanh, con nên luôn an định, dịu dàng và cố gắng giúp đỡ họ. 
  2. Như một đối trị với sự sự lừa dối người xứng đáng được tôn kính, con nên tận tâm chu đáo và không bao giờ nói dối dù bị mất sinh mạng. 
  3. Như một đối trị với việc gây cho người khác cảm thấy hối tiếc, hay hãy thiết lập tất cả chúng sanh trong đức hạnh dẫn đến đại giác ngộ của chư Phật. 
  4. Như một đối trị về việc chỉ trích người khác do sân hận, con nên tán thán những người theo Đại Thừa Và xem họ như những vị Thầy của con. 
  5. Như một đối trị cho sự lừa dối chúng sanh, con cần lấy tự tâm mình làm nhân chứng, và với ý định thanh tịnh, hãy đi theo những người kiên định. 

Gắn bó với những hành động này con sẽ là một người nắm giữ giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ngay cả dù con sinh ra làm người nữ. 

Trích: GIÁO HUẤN DAKINI Do YESHE TSOGYAL ghi lại và chôn giấu
Phát lộ bởi : NYANG RAL NYIMA OSER và SANGYE LINGPA

The Teachings on Taking the Arousing of Bodhicitta as the Path

The great master Padmakara is an emanation of Buddha Amitabha. Having trained his mind in the numerous Mahayana sutras, he loves all sentient beings as a mother loves her only child. Acting always for the welfare of others, he is the steersman who delivers all samsaric beings to nirvana. Without being asked he gives instruction to all those to be tamed. Endowed with great compassion he is the king of all bodhisattvas.

When he was staying in the Lion Fortress Cave at Monkha, I, Lady Tsogyal of Kharchen, aroused bodhicitta, the mind set on supreme enlightenment. Having offered a mandala of precious substances to the great master, I made this petition:

Emaho! Great master, you have taught that having cultivated love and compassion for all beings, the sole importance in the Mahayana teaching is to train in bodhicitta.

This being so, how should we engage in the training of bodhicitta?

The master replied: Tsogyal, if, having entered the Mahayana, you do not train in bodhicitta, you will fall into the lower vehicles. Therefore it is essential to always arouse the mind that is set on supreme enlightenment and to exert yourself in the trainings of benefiting others.

Countless detailed explanations of that have been given in the sutras and tantras of the Mahayana. When bodhicitta is explained concisely in accordance with these teachings, it is divided into three sections: the outer training, the inner training, and the secret training.

THE OUTER TRAINING IN BODHICITTA

Lady Tsogyal asked: What are the methods of the outer training?

The master replied: There are twelve points to the outer training.

  1. The essence of training in bodhicitta
    2. Its divisions
    3. Its definition
    4. The characteristics of the person
    5. The object from whom you take the vow
    6. The ceremony for taking it
    7. The benefits of the training
    8. The reason for training
    9. The shortcomings of not training
    10. The precepts
    11. The dividing line between losing and possessing it
    12. The method for repairing it if damaged

She asked: How are these points you have described?

  1. THE ESSENCE

The master replied: The essence of arousing bodhicitta is the desire to attain unexcelled enlightenment together with the vow to do so in order to liberate all sentient beings from samsara.

  1. THE DIVISIONS

The sutras describe many classifications of divisions, but in short, there are two kinds: aspiration and application. The aspiration is the wish to accomplish the welfare of beings, but that alone is not sufficient. It is important to actually engage in benefiting all sentient beings.

It seems to be quite difficult for prejudiced people who are not free from egotism to give rise to bodhicitta.

  1. THE DEFINITION

The definition of bodhicitta is the arising in oneself of an altruistic attitude that has not previously arisen.
This attitude will not arise in beings who have not gathered the accumulations.

  1. THE CHARACTERISTICS OF THE PERSON
    The person who engages in the training of bodhicitta should possess certain characteristics. He should aspire toward the teaching of the Mahayana, unlike the shravakas and pratyekabuddhas. Due to great intelligence, he should be totally free from doubt. He should have taken refuge in a master and in the Three Jewels and should feel weary of incorrect or inferior teachings. He should be naturally peaceful and gentle.

The people of Tibet are hostile toward the Dharma, the ministers are evil minded, the king is gullible; there are only a few who are suitable recipients for the Mahayana teachings. Tsogyal, be free from partiality toward friend and enemy.

  1. THE OBJECT

The object from whom you take the bodhicitta vow should be a master who has the Mahayana aspiration and whose mind is filled with love and compassion. He should be a teacher who does not act for the benefit of himself for even an instant, and who observes his precepts without transgressions.

In this dark age, one will fall into the hands of Mara unless one follows a qualified master.

  1. THE CEREMONY

The ceremony for taking the bodhicitta vow is as follows. Having arranged an extensive display of offerings before the Three Jewels on the fifteenth or the eighth of the waxing moon in an auspicious year and month, pay respect to the sangha.

Offer a ganachakra to the yidam. Make extensive torma offerings to the dakinis, Dharma protectors, and elemental spirits. Give away all your possessions and gather a vast amount of merit.

That same evening, offer the initiation fee to the master. With respect for the master, the disciple should gather the accumulations by means of the seven pure aspects.1

In particular, you should confess misdeeds as follows. Visualize the syllable A at the crown of your head. By means of the light streaming forth from it, establish all sentient beings in the enlightenment of the buddhas and make offerings to all noble beings. By means of the light being absorbed back into the A, absorb the nectar of the siddhis of all the noble ones, which then dissolves into your body, speech, and mind, and burns away all of your misdeeds and obscurations. Imagining that, recite A 108 times.

Imagine that the light radiating from the HUNG in the heart of the wisdom being in the master’s heart center dissolves into your body, speech, and mind and thereby burns away all misdeeds. Thinking this, recite HUNG 108 times.

Then follows the verbal confession. Remembering all misdeeds accumulated since beginningless samsara, recite this confession three times with remorse.

Vajra master and all vidyadharas, pay heed to me!

Assembly of yidam deities together with your retinue of peaceful and wrathful buddhas, pay heed to me!
Victorious ones of the ten directions together with your sons, pay heed to me!

Mother dakinis guarding the teachings together with the Dharma protectors, pay heed to me!

In the presence of those who are worthy of veneration, I, ______, remorsefully confess all the evil karmic actions I have accumulated by the power of erroneous thinking by means of body, speech, and mind, through committing unvirtuous actions and misdeeds, causing others to commit them or rejoicing in their doing so, from beginningless lifetimes to this very day.

Then resolve not to further proliferate misdeeds. Repeat the above supplication and then say three times:

Just as the tathagatas and their sons of the past, by means of the perfect life-examples of the paths and bhumis, turned away from unvirtuous actions and misdeeds, so will I, ______, from this very moment until reaching the essence of enlightenment, turn away from committing misdeeds through erroneous thinking. I vow to henceforth refrain from them.

The Actual Arousing of Bodhicitta

This has two parts. The first is for the beginner to arouse the bodhicitta of aspiration.

From the core of his heart the disciple should arouse the genuine attitude of thinking: In order to save all the sentient beings of samsara from the ocean of suffering, I will attain unexcelled enlightenment!

At the end of repeating the above supplication he should say three times:

With the attitude of regarding all sentient beings as being my fathers and mothers, my brothers and sisters, my sons and daughters, or my teachers and Dharma friends, I, ______, from this very day until reaching the essence of enlightenment, will generate the firm intention of liberating all beings who have not been liberated. I will cross over the ones who have not crossed over, I will relieve the ones who are not relieved, and I will establish in the nondwelling state of enlightenment of the buddhas all beings who have not passed beyond suffering.2

Secondly, for arousing the bodhicitta of application, form the thought: From this very moment and for as long as samsara is not emptied, without being distracted for even a single moment, I will accomplish the welfare of beings in manifold ways.

Repeat the above supplication, after which you should say three times:

From this very moment until samsara is emptied, I, ______, will persistently generate the firm intention to gradually train, carry out, and perfect the six paramitas and the four means of magnetizing. Just as the buddhas of the past and all the bodhisattvas by means of the perfect lifeexamples of the paths and bhumis were endowed with the root and branch vows, in that way I also will train, carry out, and perfect them.

Please regard me as a bodhisattva.

The master then says, So be it! and the disciple, It is good! It is meaningful! After having repeated the above three times, one has obtained the vow.

In order to keep the vow unimpaired from that moment on, the master should instruct the disciple in the precepts. The disciple should then offer a gift and perform an extensive offering of thanksgiving.

From that moment on it is of the greatest importance to continuously exert oneself in arousing bodhicitta and in the trainings of bodhicitta, like the steady flow of a river.

  1. THE BENEFITS

The benefits of training in the bodhicitta you have thus developed are as follows. Elevated above the shravakas and pratyekabuddhas, you are included in the assembly of Mahayana practitioners. Your disturbing emotions, misdeeds, and obscurations are all annihilated from their very root. All the virtuous actions of your body, speech, and mind become causes for what is meaningful and a vast gathering of merit will be perfected in your being. You will always be watched over by the buddhas and bodhisattvas and the great protectors of the Dharma. All sentient beings will love you as their own child and find you beautiful to behold. You will never be separated from the Mahayana teachings.

In short, you will quickly accomplish the superior qualities of buddhahood and awaken to true and complete enlightenment. Thus the qualities are inconceivable.

Therefore be persistent in just this.

  1. THE REASONS FOR TRAINING

It may be sufficient to attain liberation by yourself alone, so why should you liberate all sentient beings from samsara? Since all beings are your own parents, your debt of gratitude is inconceivably great, and so you need to train in order to repay their kindness.

Their kindness consists in forming the basis for your life and body; raising you from childhood with the best food and drink; undertaking all kinds of pain and difficulties for your benefit; cherishing you as higher than themselves, more important even than their own hearts.

Moreover, they have endowed you with wealth and possessions, educated you, connected you to the sacred Dharma and so forth. Because of the inconceivably great kindness of these parents, you must liberate them all from samsara. Since all sentient beings have the basic cause, the essence of enlightenment, you are also connected with them and so you must liberate them all from samsara.

Tsogyal, if you desire happiness for yourself alone, you have no connection to perfect buddhahood.

  1. THE DEFECTS OF NOT TRAINING

The defects of not training are as follows. Having fallen to the level of being a shravaka and pratyekabuddha, you are hindered in attaining the great enlightenment; all the actions you perform become futile; all the merit you have accumulated in the past will be exhausted; you will always be hampered by spirits; others will feel hostile and dislike you. In short, your wishes will never be fulfilled and so forth. Thus there are countless shortcomings.

Tsogyal, how silly it is to expect to be a Mahayana follower without possessing bodhicitta.

  1. THE PRECEPTS

There are two types of precepts to observe. For the precepts of the bodhicitta of aspiration you must train again and again in bodhicitta with the intention to never forsake sentient beings. The bodhicitta of aspiration is impaired if:

° preceded by the intention to reject another sentient being, you get angry or physically hit another person and allow one day to pass without applying an antidote;

° preceded by the intention to deceive your master, teacher, vajra friend, or anyone else worthy of respect, you deceive them and let one day pass without applying an antidote;

° you cause someone to regret a vast root of merit he has created, which is an object for rejoicing and not for feeling regret. This occurs when, preceded by the intention to make him feel remorse, you say, “There is something superior to this! This is not excellent!”;

° motivated by anger, you utter a sentence of criticism to a bodhisattva who has developed bodhicitta;

° without compassion, you deceive another sentient being.

These deeds are called the five perverted actions if you allow one day to pass without counteracting them with an antidote. Give them up as they will cause you to lose your vow of aspiration.

Tsogyal, you can be ruined by taking many precepts which you do not keep.

There are, moreover, five actions to which you should adhere.

  1. As an antidote to showing anger or beating sentient beings, you should always be peaceful and gentle, and try to help them.
  2. As an antidote to deceiving someone worthy of respect, you should be conscientious and never lie even at the cost of your life.
  3. As an antidote to causing others to feel regret, establish all sentient beings in the virtue that leads to the great enlightenment of the buddhas.
  4. As an antidote to criticizing others out of anger, you should praise all followers of the Mahayana while regarding them as your teachers.
  5. As an antidote to deceiving sentient beings, you should take your own mind as witness, and with pure intention, follow those who are stable.

Adhere to these deeds and you will be a holder of the teachings of Shakyamuni even though you are born as a woman.

Secondly, the precepts of the bodhicitta of application will be explained under three points: (1) the ten nonvirtues to be abandoned, (2) the ten virtuous actions that are the antidotes, and (3) the ten paramitas that are to be engaged in.

Dakini Teachings: Padmasambhava’s Oral Instructions to Lady Tsogyal.

From the revelations of Nyang Ral Nyima Özer, Sangye Lingpa and Dorje Lingpa.

Translated from the Tibetan according to the teachings of Kyabje Tulku Urgyen Rinpoche by Erik Perna Kunsang (Erik Hein Schmidt).

Edited by Marcia Binder Schmidt.