44270088_298211187443786_5956479646475223040_n

Những giáo huấn về thực hành một Bổn Tôn với những thuộc tính

Sự Tu Tâm Vô Thượng Trí Của Mật Thừa

Những Giáo Huấn Về Thực Hành Một Bổn Tôn Với Những Thuộc Tính

NAMO GURU DHEVA DAKINI HUNG.

Đạo sư vĩ đại Padmakara đã thành tựu giai đoạn phát triển và thành tựu, và đã đạt được năng lực phô diễn của tánh giác tự nhiên. Ngài đã đạt đến tất địa an trụ trong thân tướng Mahamudra. Trong hư không của sự biểu hiện, Ngài nô đùa với toàn thể hiện tượng và hiện hữu. Vì lợi ích của nhà vua và công chúa đương thời cũng như cho những thế hệ tương lai, Ngài đã ban cho công chúa xứ Kharchen, Công Chúa Tsogyal những giáo huấn chân thật này, Sự tu hành tâm Vô Thượng theo Kim Cương Thừa.

Công Chúa Tsogyal nói: Emaho, Thưa Đại Sư! con khẩn cầu những khẩu truyền của Ngài về sự thực hành Bổn Tôn cùng với những thuộc tính. Vì hành giả sẽ không đạt tất địa nếu không dựa vào một Bổn Tôn Yidam, chúng con nên thực hành một Bổn Tôn Yidam ra sao?

Vị Thầy đáp: Sự thiền quán về Bổn Tôn Yidam với những thuộc tính có hai loại: sự thiền quán tiệm tiến cho một người khả năng tâm thức kém và sự thiền quán về thân bất nhị của người có khả năng lớn hơn.

NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG TÂM THỨC KÉM

Người có khả năng tâm thức kém nên tu hành trong bồ đề tâm, tức sự quý báu của tâm giác ngộ. Khởi đầu, dù ở đâu hành giả nên rửa tay, súc miệng, rửa mặt, với cam lồ bí mật hay nước trong tịnh bình và ngồi kiết già hoặc bán già trên một chỗ ngồi thoải mái.

Sau đó nên hướng tâm con đến chúng sanh trong tam giới luân hồi đã vướng mắc vào khổ đau và những nguyên nhân của đau khổ. Trước tiên hãy hình thành ý nghĩ của bồ đề tâm: Để đưa tất cả chúng sanh ra khỏi luân hồi, con sẽ thực hành thân tướng của Bổn Tôn Yidam! Kế tiếp trau dồi lòng Bi thương xót tất cả chúng sanh, tình thương (Từ) muốn họ thoát khỏi đau khổ, hoan Hỷ muốn họ gặp được hạnh phúc, tính không thiên vị (Xả) muốn họ không xa rời hạnh phúc.

Sau đó tụng ba chủng tự OM AH HUNG, kế tiếp đảm đương niềm tự hào mình là vị Bổn Tôn Yidam rồi quán tưởng chủng tử tự riêng của vị đó trên một hoa sen, một mặt trời, và một mặt trăng ở giữa ngực vị Yidam.

Kế đó quán tưởng ánh sáng chiếu ra từ chủng tử tự, tất cả chư Phật, Bồ Tát an trụ trong mười phương cũng như tất cả chư Guru, Yidam, và Dakini đều hiện diện trên bầu trời phía trước con. Hãy đảnh lễ và cúng dường đến các Ngài, sám hối những sai phạm, hoan hỷ trong công đức của các Ngài, thọ quy y nơi Tam Bảo, khẩn thỉnh các Ngài chuyển Pháp luân, khẩn cầu các Ngài đừng nhập niết bàn, phát khởi bồ đề tâm, và hồi hướng thiện căn. Phụng tống vị Thầy và những vị khác, và để sự quán tưởng lắng xuống hay tan hòa vào trong con tùy theo cách nào thích hợp. Những bước này tất cả đều là phương diện tích lũy công đức.

Sau đó, để tích lũy trí tuệ, hãy để thân con trở thành bản tánh của ánh sáng nhờ những tia sáng chiếu ra từ chủng tử tự nơi giữa ngực con. Ánh sáng cũng chiếu vào mười phương nhờ đó mọi sự vật trong thế gian cũng như tất cả chúng sanh trở thành bản tánh ánh sáng. Sau đó, ánh sáng này được tất cả chư Phật và Bồ Tát trong mười phương ban phước.

Về việc hòa nhập lại ánh sáng vào con, thế gian trở thành ánh sáng, thấm nhập vào chúng sanh, họ hóa tán vào con, và ánh sáng của thân con tan hòa giống như sự bốc hơi nước trên mặt gương. Rồi dần dần hóa tán vào tòa ngồi mặt trăng, kế tiếp là mặt trời và mặt trăng, sau đó hòa tan vào chủng tử tự. Kế tiếp tan hòa vào hình lưỡi liềm và bindu (Giọt ánh sáng). Ánh sáng của bindu là của bản tâm, kích thước bằng một phần trăm của đầu sợi tóc. Hãy quán tưởng điều này nhiều lần.

Khi sự quán tưởng của con không rõ ràng, hãy niệm mantra tánh Không (shunyata), v.v.., sau đó hãy để sự quán tưởng tan biến

Quả của hai thân là do hoàn thiện hai loại tích lũy này.

Từ trạng thái của tánh Không này, hãy quán tưởng bản tâm con hiện diện như chủng tử tự của vị Bổn Tôn Yidam hay quán tưởng chủng tử tự chuyển hóa thành một thuộc tính biểu tượng được chạm nổi với chủng tử tự. Từ sự chuyển hóa này, tạo ra đầy đủ vị Bổn Tôn Yidam riêng của con với đầu, những thuộc tính, v.v.., sau đó là chủng tử tự trên một dĩa mặt trời hay mặt trăng trên một hoa sen giữa trung tâm của Bổn Tôn.

Những tia sáng chiếu ra từ đó cầu thỉnh tất cả chư Như Lai, Guru (đạo sư), Bổn Tôn Yidam, Dakini của mười phương trong bầu trời phía trước con. Sau đó dâng cúng các Ngài năm loại cúng dường. Mời thỉnh Bổn Tôn trí tuệ và khẩn cầu chư vị an tọa.

Quán tưởng chư Như Lai ban quán đảnh và trên đỉnh đầu con là vị Phật thống nhiếp của gia đình (bộ). Sau đó khẩn thỉnh phụng tống các Ngài.

Tiếp theo sau, quán tưởng ba chủng tử tự trên dĩa mặt trời ở giữa đỉnh đầu, cổ họng, và ngực của con. Thánh hóa chúng như thân, khẩu, ý. Tập trung chú tâm một điểm vào vị Bổn Tôn Yidam.

Sau đó, khi cảm thấy thiền định mệt mỏi, hãy tụng niệm.

  1. Sự tụng niệm vajra lầm thầm là tụng niệm chỉ ở vùng cổ có thể nghe được.
  2. Tụng niệm vajra với âm điệu êm tai là tụng niệm với giai điệu như vào lúc thực hành đại hoàn thiện.
  3. Tụng niệm vajra bí mật là niệm thầm trong tâm.
  4. Tụng niệm như luân xa là quán tưởng rằng âm thanh xuất hiện qua miệng con, đi vào rốn, và tan hòa lại vào giữa ngực.
  5. Tụng niệm như tràng hoa là xoay vòng mantra quanh chủng tử tự ở giữa ngực và niệm nhất tâm trong lúc tập trung tâm con vào những chủng tự.
  6. Tụng niệm tập trung vào âm thanh là trong lúc niệm chỉ tập trung tâm con vào âm thanh của mantra.

THỰC HÀNH GIỮA THỜI

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư: Chúng con nên làm gì trong khoảng giữa thời thiền quán về vị Bổn Tôn Yidam?

Đạo Sư khuyên: Khi con không thể trì tụng, hãy cúng dường torma, tán thán sau khi rung chuông. Khi phụng tống Bổn Tôn trí tuệ, hãy an trụ với tư duy ý niệm bình thường của con.

Sau đó, khi con muốn cúng dường để hoàn tất, hãy đặt một bức hình, bức tượng, hay kinh điển phía trước con và làm một mandala với nước thơm và rải hoa. Trong một thoáng, hãy tự hào là một Bổn Tôn Yidam và chiếu ra những tia sáng từ chủng tử tự giữa ngực con. Cầu thỉnh tất cả pháp thân và sắc thân an trụ trong mười phương. Khẩn cầu pháp thân trụ trong pháp khí và kinh điển. Khẩn cầu sắc thân trụ trong tranh, tượng.

Hãy quán tưởng vô số tập hội chư Phật, Bồ Tát, các Tổ, Yidam, và Dakini ở trong mười phương lưu lại trước mặt con. Dâng cúng các Ngài bất kỳ vật cúng dường nào con có, thực hiện bảy tịnh hóa [33] trước sự hiện diện của các Ngài.

Vào lúc này, con có thể cúng dường torma đến vị Bổn Tôn Yidam. Dâng các vị Hộ Pháp torma nước, làm tượng tsa tsa, tượng đất sét hay những thực hành khác như vậy.

Sau đó nếu muốn tụng các lời của chư Như Lai, hãy quán tưởng rằng chỉ trong chốc lát lưỡi con trở thành hư không, từ đó xuất hiện chữ HUNG và chày vajra một chấu. Quán tưởng rằng niệm những bài tụng này xuất ra từ chủng tử tự qua ống của chày vajra. Vô lượng những phân thân của con tràn ngập hàng tỷ vũ trụ, mỗi thân có một chày vajra trong miệng. Quán tưởng rằng tất cả chúng sanh đều nghe được và họ được giải thoát khỏi luân hồi. Đó là nghi lễ niệm kinh.

Tất cả những bước này đều là thực hành Pháp thực hiện trong giữa thời hoặc khi làm những hoạt động hàng ngày.

NIÊM ẤN GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư: Chúng con nên niêm ấn giai đoạn phát triển với giai đoạn hoàn thiện như thế nào?

Vị Thầy khai thị: Hành giả nào muốn thực hành giai đoạn thành tựu nên quán tưởng tự thân trong tướng Bổn Tôn, khẩn thỉnh Bổn Tôn trí tuệ rời khỏi (phụng tống). Hóa tán nguyện hữu tình thành ánh sáng, trở thành chủng tử tự của Bổn Tôn hoặc một chữ HUNG. Chữ HUNG tan hòa dần thành bindu. Bindu nhỏ dần thành tánh không trong sáng. Từ trong trạng thái này, hãy an trú trong “tính như thị của mọi hiện tượng”, trống không, tự nhận biết vô niệm vượt lên những cực đoan của hiện hữu và phi hiện hữu. Thường xuyên hãy tự nhắc mình tương ứng với những hướng dẫn khẩu truyền về giai đoạn thành tựu mà con nhận được từ Thầy mình.

Nếu con, hành giả làm như vậy, thực hành ba hay bốn thời một ngày, thì ngay trong kiếp này hay không bị gián đoạn bởi những tái sanh khác, con sẽ an trú trong đại yoga trong trạng thái Trung ấm và đạt được thân Mahamudra của vị Bổn Tôn Yidam. Ngay cả dù năng lực của giai đoạn phát triển của con chưa hoàn toàn viên mãn, trong kiếp tới con sẽ trụ trong trạng thái đại yoga và chắc chắn đạt được cấp Mahamudra của Vidyadhara.

Tất cả những bước này là những khai thị về những giai đoạn tuần tự của thiền định cho những người khả năng tâm thức đơn giản.

NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG TÂM THỨC CAO NHẤT

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư: Người có khả năng tâm thức cao nên thực hành ra sao?

Đạo Sư đáp: Khi một người có tâm thức cao nhất thiền quán về một Bổn Tôn, họ không quán tưởng từng bước. Đơn giản chỉ tụng tâm chú, một câu chú, hay đơn giản chỉ muốn hay nghĩ về vị Bổn Tôn, là họ thấy Bổn Tôn một cách sinh động mạnh mẽ, lập tức, và tự-hiện hữu, giống như một bọt nước xuất hiện từ nước. Đây là sự cầu thỉnh Bổn Tôn từ pháp giới.

Tự quán tưởng chính con như Bổn Tôn là hư không, và Bổn Tôn có thể thấy được nhưng không có tự tánh là trí tuệ. Như vậy, đó là hư không và trí tuệ là bất khả phân.

Chân lý tương đối là xuất hiện bất tận như là Bổn Tôn, trong khi chân lý tuyệt đối là chứng ngộ rằng tinh túy của Bổn Tôn không có tự tánh, là trống không. Do vậy, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối là bất khả phân.

Vị Bổn Tôn xuất hiện như phái nam là phương tiện, khi xuất hiện như phái nữ là trí tuệ. Như vậy, đó là trí tuệ và phương tiện bất khả phân.

Vị Bổn Tôn xuất hiện trong thân tướng Bổn Tôn là phúc lạc, nó không có tự tánh là tánh Không. Như vậy, đó là cực lạc và tánh Không bất khả phân.

Vị Bổn Tôn xuất hiện trong thân tướng Bổn Tôn là tánh giác, hình tướng xuất hiện của nó không có tự tánh là tánh không. Như vậy, đó là tánh giác và hư không bất khả phân.

Vị Bổn Tôn xuất hiện trong thân tướng Bổn Tôn là quang minh, nó không có tự tánh là tánh Không. Như vậy, đó là quang minh và tánh Không bất khả phân.

Hãy quán tưởng chính con như Bổn Tôn theo cách đó, thân tướng hữu hình nhưng không có tự tánh và do vậy vượt lên tuổi tác và suy hoại. Khẩu thì tụng niệm bất tận do vậy, tinh túy của mantra vượt khỏi sự ngưng dứt. Tâm siêu vượt sinh tử và như vậy là sự tương tục của pháp tánh.

Không lìa Bổn Tôn trong bốn hoạt động hàng ngày – đi, đứng, nằm, ngồi – đó là con đường của người có khả năng tâm thức cao nhất. Điều này cực khó và là lãnh vực của người có nghiệp báo đã từng tu hành trước kia.

NHỮNG GIAI ĐOẠN QUÁN TƯỞNG

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư: Khi thiền quán về vị Bổn Tôn Yidam, xin Ngài khai thị về cách lưu giữ Bổn Tôn trong tâm.

Đạo Sư đáp: Trước tiên là những hướng dẫn khẩu truyền về sự quán tưởng Bổn Tôn: Dù con thiền quán Bổn Tôn ở trước mặt hay thiền quán chính con là vị Bổn Tôn, sau khi nhận được hướng dẫn khẩu truyền của vị Thầy, Ngài sẽ ban ân phước cho con, đệ tử của Ngài và bảo vệ con chống lại những thế lực gây chướng ngại.

Kế tiếp, hãy ngồi ở nơi thích hợp, thân thể thoải mái. Đặt một bức hình Bổn Tôn thật đẹp trước mặt. Ngồi một lúc ngắn không suy nghĩ rồi nhìn vào bức hình từ đầu xuống chân. Nhìn lần nữa, toàn bộ chi tiết dần dần từ chân lên đầu. Hãy nhìn chăm chú vào bức hình như một toàn thể. Thỉnh thoảng nghỉ ngơi không suy nghĩ về bức hình và hãy tự làm tươi tỉnh. Sau đó theo cách này nhìn lại nhiều lần trong trọn ngày.

Tối đó hãy ngủ suốt đêm. Khi thức dậy hãy nhìn như trước. Vào buổi tối đừng quán tưởng Bổn Tôn mà chỉ an nghỉ tâm con trong trạng thái vô niệm.

Làm theo điều này, Bổn Tôn sẽ xuất hiện sống động trong tâm con dù không thiền quán. Nếu không được như vậy, hãy nhìn chăm chú vào bức hình, nhắm mắt lại và hình dung bức hình ở trước con. Ngồi cho đến khi nào hình ảnh vẫn còn tự nhiên. Khi nó trở nên mờ nhạt và không rõ, hãy nhìn lại bức hình và lập lại sự quán tưởng, hãy để hình ảnh hiện diện sống động. Cắt đứt suy nghĩ khái niệm và ngồi (với hình ảnh Bổn Tôn).

Khi thiền quán như vậy con sẽ có năm loại kinh nghiệm: kinh nghiệm chuyển động, kinh nghiệm thủ đắc, kinh nghiệm thói quen, kinh nghiệm ổn định và kinh nghiệm hoàn thiện.

  1. Khi tâm con không giữ được an định, lúc đó con có nhiều tư tưởng, ý nghĩ, và hồi ức, đó là kinh nghiệm chuyển động. Qua đó, con tiến gần đến việc kiểm soát tâm. Kinh nghiệm này giống như thác nước đổ xuống vách đá.
  2. Sau đó, khi con có thể quán tưởng Bổn Tôn trong một lúc ngắn với hình dáng và màu sắc sống động và rõ ràng cùng lúc, đó là kinh nghiệm thủ đắc. Kinh nghiệm này giống như một hồ nhỏ.
  3. Tiếp sau đó, khi Bổn Tôn xuất hiện rõ ràng dù con thiền quán trong khoảng thời gian ngắn hay dài, và khi Bổn Tôn ở yên trong sáu thời công phu của con mà không có niệm tưởng thô nào xảy ra, đó là kinh nghiệm của thói quen, giống như dòng chảy của một con sông.
  4. Kế tiếp, không động niệm và con có thể duy trì thời công phu trong lúc vẫn thấy Bổn Tôn rõ ràng. Đó là kinh nghiệm ổn định giống như Núi Tu Di.
  5. Sau đó, khi con duy trì được trọn ngày hay hơn mà không mất sự hiện diện sống động của tứ chi ngay cả đến tóc trên thân Bổn Tôn và không khởi niệm, đó là kinh nghiệm hoàn thiện.

Hành giả, hãy áp dụng điều này cho kinh nghiệm của mình!

Nếu ngồi quán tưởng Bổn Tôn quá lâu mà không rõ ràng, thân con sẽ rối loạn. Con sẽ trở nên mệt mỏi và không thể tiến bộ trong sự thiền quán của mình. Con sẽ có nhiều niệm tưởng hơn, vậy trước tiên hãy tự làm tươi tỉnh và sau đó tiếp tục thiền định.

Cho đến khi đạt được quán tưởng rõ ràng, đừng thiền quán vào ban đêm. Nói chung, điều quan trọng là quán tưởng trong thời gian ngắn. Thiền quán trong lúc có ánh sáng mặt trời, khi bầu trời trong sáng, hay với một ngọn đèn bơ. Không nên thiền quán khi vừa thức giấc hoặc con cảm thấy uể oải hay mệt mỏi.

Vào ban đêm hãy ngủ thẳng giấc và thiền quán tám thời ngắn vào ngày hôm sau.

Khi thiền định, nếu xả thiền đột ngột, con sẽ mất tập trung, vậy hãy xả thiền chậm rãi.

Lúc thiền quán khi sự quán tưởng của con trở nên sống động, con có thể thực hành vào ban đêm, lúc hoàng hôn, và bình minh.

Nói chung đừng làm con mệt mỏi, hãy chú tâm vào quán tưởng, lần lần quen thuộc với thiền quán ổn định, và quán tưởng đầy đủ hình tướng Bổn Tôn.

KÉO DÀI SỰ QUÁN TƯỞNG

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư: Chúng con nên quán tưởng vị Bổn Tôn trụ trong thời gian bao lâu?

Đạo Sư đáp: Sau khi con quán tưởng được rõ ràng và một ít ổn định như đã giải thích ở trên, có thể kéo dài thời gian an trụ. Thường thì sự tụng niệm quyết định độ dài của thời công phu. Nhưng vì chưa tới lúc tụng niệm, sự kéo dài thời thiền nên theo khả năng an trụ trong quán tưởng của con.

Đối với cách đo lường bên trong của thời thiền, thì khoảng cách của những hơi thở là quan trọng nhất. Tuy nhiên, với sự đo lường bên ngoài thì thời gian và số lượng thời thiền là quan trọng nhất.

Số lượng của thời thiền có thể quyết định là giữ bốn thời trong một ngày và đêm, và kéo dài càng lâu càng tốt. Mục tiêu của việc đo lường thời thiền là không làm xáo trộn thân thể, giữ cho thực hành thăng bằng, gia tăng sự tập trung, và có thể quán tưởng trong một thời gian dài.

Về việc tính đếm, không nên đếm miệng mà dùng chuỗi để đếm bằng tâm. Sau đó gia tăng số lượng; hãy nghỉ một lúc và thiền định một lúc.

Về sự đo thời gian bằng bóng râm, hãy chia một ngày thành mười sáu hay tám thời (chia bóng râm theo đường vạch) và thiền định mỗi hai phần của vạch bóng râm rồi nghỉ một phần. Tóm lại, hãy thiền định trong tám thời ngắn và nghỉ ngơi xen kẽ tám thời.

Khi con đã ổn định theo cách này, hãy thiền quán trong hai thời ngắn rồi dần dần kéo dài thêm. Sau đó con sẽ có thể trụ trong cả ngày, một ngày và một đêm, nửa tháng, một tháng, v.v…

Tóm lại, bất kể thời thiền của con ổn định ra sao, điểm chính là đừng làm thân con mệt mỏi. Hãy giữ những thời thiền cân xứng và kéo dài một cách tự nhiên thời gian trong sáng bất động và vô niệm.

Đây là những giáo huấn khẩu truyền về việc kéo dài sự quán tưởng Bổn Tôn.

SỬA CHỮA NHỮNG LỖI LẦM

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư: Khi thiền quán về Bổn Tôn, chúng con nên sửa những lỗi biến đổi ra sao?

Đạo Sư đáp: Để sửa những lỗi biến đổi, có hai phương diện: nhận ra lỗi và sửa lỗi.

Về nhận ra lỗi có hai loại: thông thường và đặc biệt.

Những lỗi thông thường là quên quán tưởng, lười biếng, e ngại, hôn trầm, trạo cử (kích động), quá nỗ lực và thiếu cố gắng.

  1. Quên quán tưởng là thiền quán bị xao lãng.
  2. Lười biếng là suy nghĩ một cách giải đãi, “Tôi sẽ làm sau”.
  3. E ngại là sợ mình không thành tựu và sợ sai lạc.
  4. Hôn trầm là cảm thấy trì trệ vì hoàn cảnh, một cách ngẫu nhiên hay tự nhiên.
  5. Trạo cử là cảm thấy tự nhiên bị kích động do hoàn cảnh hay hoạt động có chủ ý.
  6. Quá nỗ lực là không bằng lòng trong lúc quán tưởng Bổn Tôn đã được rõ ràng lại phát sinh ý muốn quán tưởng thêm lần nữa.
  7. Thiếu cố gắng là vẫn dửng dưng khi sự quán tưởng Bổn Tôn không được rõ.

Khi quán tưởng Bổn Tôn, có mười hai lỗi đặc biệt như sau: lờ mờ và không trong sáng, trên và dưới đảo lộn, thân thể không cân xứng, trang phục biến đổi, tư thế thay đổi, hình dạng biến đổi, số lượng biến đổi, màu sắc của thân biến đổi, xuất hiện chỉ có màu sắc, xuất hiện chỉ có hình dạng, ngồi nghiêng ngả và dần dần biến mất.

Bây giờ giải thích về phương pháp sửa những lỗi này. Với bảy lỗi thông thường, con nên giữ vững tám áp dụng để sửa chữa chúng.

Áp dụng chánh niệm khi quên quán tưởng. Áp dụng niềm tin, quyết tâm và kiên trì để đối trị lười biếng. Áp dụng chánh tư duy như phương thuốc chống lại lo sợ. Để đối trị hôn trầm, hãy phát triển nhiệt tình, đi tắm và đi dạo. Khi bị xáo động, hãy phát triển sự buồn chán đối với luân hồi, hãy cột tâm của con với sự tỉnh thức, và buộc tâm vào cây quán tưởng. Tóm lại, với hôn trầm và trạo cử, hãy sử dụng sự cảnh giác của người canh giữ. Áp dụng sự bình thản buông xả khi mong muốn nỗ lực quá nhiều. Hãy quán tưởng chuyên cần khi thiếu cố gắng.

Về cách sửa những lỗi đặc biệt của Bổn Tôn, hãy nhìn kỹ những chi tiết khi bị lờ mờ, tối tăm hay không rõ và thực hành thiền định về tánh Không vô niệm. Hãy thực hành luân phiên giữa vô niệm, nhìn Bổn Tôn và thiền định.

Khi sự cân đối của thân, trang phục, hình dáng, hay tư thế biến đổi, hãy quán tưởng rằng thân Bổn Tôn là vật chất cụ thể và rất to lớn, vững chắc. Quán tưởng rằng những con bồ câu bay vào và ra lỗ mũi, những con chim, cừu và nai nô đùa trên tay và chân. Quán tưởng rằng vị Bổn Tôn an trụ như chất liệu cứng chắc giống một bức tượng.

Nếu biến đổi số lượng, hãy hạn chế quán tưởng một hay hai Bổn Tôn. Khi chỉ xuất hiện màu sắc, hãy quán tưởng hình dáng. Nếu Bổn Tôn đổi màu đỏ hay vàng theo sức nóng của thể trạng máu hay mật v..v… hãy nghỉ ngơi. Nếu Bổn Tôn dần dần biến mất, hãy tập trung tâm vào tay và mặt Bổn Tôn. Với lỗi quán tưởng không trọn vẹn, hãy quán tưởng toàn bộ thân thể Bổn Tôn với đầy đủ trang hoàng và những thuộc tính.

Tóm lại, hãy thực hành mà không trở nên mệt mỏi vì bất kỳ những lỗi nào có thể xảy ra. Sau đó, thiền định về tánh Không vô niệm. Kế tiếp thực hành trong lúc nhìn và chú tâm vào thân thể vị Bổn Tôn.

Đây là những giáo huấn khẩu truyền về sửa chữa lỗi lầm khi thiền quán về Bổn Tôn.

TU HÀNH VỚI BỔN TÔN

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư: Chúng con nên rèn luyện với Bổn Tôn như thế nào?

Đạo Sư khai thị: Giáo huấn khẩu truyền về tu hành với Bổn Tôn là quán tưởng Bổn Tôn bằng thiền định về vô niệm cho đến khi con thoát khỏi những lỗi này. Hãy thiền định luân phiên giữa Bổn Tôn và vô niệm. Khi con có thể quán tưởng Bổn Tôn không bị lỗi, hãy quán tưởng Bổn Tôn đứng thẳng, hay ngồi, nằm ngửa hoặc sấp trên một bình nguyên hay đỉnh núi, gần hay xa, trên đá hay dưới nước. Hãy tu hành việc quán tưởng Bổn Tôn theo những cách này bất cứ khi nào con muốn thực hành.

HÒA NHẬP VỚI BỔN TÔN

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư: Chúng con nên hòa nhập với Bổn Tôn ra sao?

Vị Thầy khai thị: Một khi con đã tu hành và quen thuộc với Bổn Tôn, hãy hóa tán Ngài vào trong con. Hãy quán tưởng điều đó khi con là một Bổn Tôn đơn hay một mandala với một cõi Phật. Sau đó, để nối kết Bổn Tôn với cái tối hậu, Bổn Tôn được quán tưởng và được ổn định nhờ niệm tưởng của con. Tâm con và tám thức kết tập là cái xuất hiện như thân tướng và trí tuệ của Bổn Tôn. Một cách tuyệt đối, nó là tỉnh giác của tâm giác ngộ, trí tuệ vĩ đại tự-hiện hữu, tinh túy của quả. Vị Bổn Tôn không xuất hiện từ đâu khác. Cho dù Ngài xuất hiện ra sao đều vô tự tánh và do vậy là một thân tướng bất nhị. Xuất hiện trong thân tướng Bổn Tôn là vượt khỏi bám luyến vì Ngài là thân, khẩu, ý như kim cương (thân vajra) xuất hiện nhưng vô tự tánh.

Dù tâm con xuất hiện như Bổn Tôn, nó cũng không có tự tánh. Vì nó không thể khảo sát hay biểu thị bằng bất cứ hình tướng gì, nó là pháp thân.

Hỡi hành giả, con đã tu hành như vậy theo ý nghĩa này, cần tuân thủ và an trú trong sáu samaya của thực hành. Con không nên từ bỏ sự sùng kính vị Thầy, người đã ban cho con giáo lý khẩu truyền. Áp dụng những gì có lợi cho thiền định và tránh những gì không lợi. Đừng để sự tập trung của con bị lãng phí vì những hoạt động hàng ngày. Tiếp tục cho đến khi hoàn thiện mà không từ bỏ Bổn Tôn, hãy giữ bí mật việc thực hành Bổn Tôn riêng của con và không thiền định với suy nghĩ bỏ vị này lấy vị khác. Bất kỳ vị Bổn Tôn nào con thực hành đều tương tự như thiền quán về tất cả chư Phật. Việc thiền quán về chư Phật không gì khác hơn là giúp nhận ra tâm con. Thậm chí việc quán tưởng Bổn Tôn cũng chỉ là một biểu hiện của tâm thức. Ngoài điều này ra thì không có gì để thành tựu và thiền định. Chư Phật và Bồ Tát đều hiện thân trong vị Bổn Tôn Yidam của con.

Đây là hướng dẫn khẩu truyền về hòa nhập với Bổn Tôn và nối kết Ngài với tuyệt đối.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THÀNH TỰU BỔN TÔN

Công Chúa Tsogyal hỏi vị Thầy Hóa Thân: Thưa, người ta lấy một vị Bổn Tôn như con đường và thành tựu Ngài ra sao?

Vị Thầy đáp: Để thành tựu một Bổn Tôn, trước tiên hãy quán tưởng vị Bổn Tôn phía trước con. Sau đó ổn định sự quán tưởng về chính con như Bổn Tôn. Cho đến lúc này tránh tụng niệm.

Bây giờ, khi sắp thực hành Bổn Tôn, hãy sắp xếp một mandala cho sự thành tựu và bày đồ cúng dường. Hãy đặt những đối tượng thiêng liêng trước mặt và tự làm tươi tỉnh, ngồi xuống trên một chỗ thoải mái.

Cầu thỉnh vị Thầy và tập hội chư Bổn Tôn Yidam, đảnh lễ, cúng dường và tán thán, thực hiện tám chi. Vị Bổn Tôn sau đó tan thành ánh sáng và hóa tán vào trong con, bằng cách này hãy quán tưởng chính con là vị Bổn Tôn Yidam. Hãy vẽ một vòng bảo vệ để nhập thất và thánh hóa sự cúng dường.

Nhờ ba samadhi v.v.., hãy quán tưởng mandala cùng với những Bổn Tôn. Thực hiện sự hiến cúng thánh hóa và quán đảnh. Cầu thỉnh và hòa nhập Bổn Tôn trí tuệ, đảnh lễ, cúng dường và tán thán.

Lập lại sự quán tưởng Bổn Tôn tách biệt phía trước con, và tụng niệm. Khi hoàn tất tụng niệm hãy tán thán.

Thể nhập Bổn Tôn vào thân con và đi ngủ trong lúc duy trì niềm tự hào con là Bổn Tôn.

Sáng hôm sau khi thức dậy lập tức quán tưởng Bổn Tôn và tụng niệm theo nghi quỹ của con như trên.

Hãy thánh hóa thực phẩm và đồ uống và cúng dường như một bữa tiệc.

Theo cách này dù con tu hành với Bổn Tôn như một tập hội Bổn Tôn trong mandala đơn, con vẫn sẽ thành tựu.

Đây là giáo huấn khẩu truyền của sự thành tựu Bổn Tôn.

NHỮNG DẤU HIỆU THÀNH TỰU

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư: Khi thành tựu một Bổn Tôn, những dấu hiệu và biểu lộ gì của sự thành tựu sẽ xuất hiện?

Vị Thầy khai thị: Có bốn loại dấu hiệu: biểu hiện, những giấc mơ báo hiệu, những chỉ dẫn, và những dấu hiệu trong thực tế.

Bốn loại biểu hiện giống như khói, ảo ảnh, đom đóm, và một bầu trời không mây. Những biểu hiện này được giải thích như những ví dụ cho sự tiến bộ của kinh nghiệm.

Năm loại giấc mơ báo hiệu như sau: thấy chư Phật và Bồ Tát khác với mình, thấy chư Phật và Bồ Tát và mình như nhau, thấy chính mình là Bổn Tôn không có trước sau, thấy tất cả chư Phật và Bồ Tát bày tỏ sự tôn kính và cúng dường cho mình và mộng thấy rằng tất cả chư Phật truyền đạt và giải nghĩa những giáo lý sâu xa.

Ngoài ra, nếu nằm mơ thấy mình nhiều lần khỏa thân là dấu hiệu đã tịnh hóa những tập khí. Mơ đi lên cầu thang vào bầu trời là dấu hiệu đã đi vào con đường. Mơ thấy cưỡi sư tử và voi là dấu hiệu đã hoàn thành các địa (quả vị Bồ Tát). Mơ thấy có vị xuất hiện tươi cười v.v… là dấu hiệu nhận được một tiên tri.

Dù con có những hảo mộng như vậy, cũng đừng vui mừng.

Đây là những chỉ dẫn bên ngoài, bên trong và bí mật của thực hành.

  1. Những chỉ dẫn bên ngoài trong khi thiền định là: thấy những đối tượng vật chất như phân tử vi tế, những chủng tử tự, những thuộc tính của tâm, thân tướng vi tế, v..v…, hoặc thấy những lãnh vực tri giác thô của năm màu như lửa và nước, v..v…
  2. Những chỉ dẫn bên trong là khi thiền định về Bổn Tôn con không để ý đến hơi thở ra vào, thân con nhẹ như bông gòn và thoát khỏi già chết.
  3. Những chỉ dẫn bí mật là khi con thực hành Bổn Tôn một xuất hiện huyễn ảo, thì như chỉ là trí tuệ hiện tiền tự nhiên. Con cảm thấy lòng bi bình đẳng với mọi người và lãnh vực kinh nghiệm của con hé lộ như trí tuệ.

Những dấu hiệu thực tế là những dấu hiệu bên ngoài và trong. Những dấu hiệu bên ngoài là ánh sáng xuất hiện, hình của Bổn Tôn cười, một âm thanh lớn hay mùi hương thơm dịu xuất hiện, một đèn bơ tự thắp sáng, thấy đầu con bay lên, hoặc thấy thân con không có bất kỳ khó chịu nào. Những dấu hiệu bên trong cho thấy lòng bi của con tăng trưởng hơn trước, bám luyến của con giảm bớt, thoát khỏi định kiến, con có samaya thanh tịnh và tình thương với vị Thầy và Pháp hữu, con không còn sợ luân hồi và không bị Mara (Ma vương) đe dọa.

Khi những dấu hiệu như vậy xảy ra, đừng trở nên vui mừng mà hãy tinh tấn.

Đây là cách  những dấu hiệu và chỉ dẫn của thực hành xuất hiện.

NHỮNG KẾT QUẢ CỦA THỰC HÀNH

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư: Những phẩm tính nào sẽ là kết quả của việc thực hành Bổn Tôn?

Đạo Sư nói: Những phẩm tính kết quả từ thực hành Bổn Tôn là con tịnh hóa những che chướng và tích lũy công đức.

Vì sự ý niệm hóa của con chấm dứt nhờ thiền quán một Bổn Tôn, con sẽ tịnh hóa những che chướng của nghiệp, những cảm xúc phiền não, và những nơi tái sanh.

Về phần tích lũy công đức, có năm loại kết quả: kết quả của con đường, đó là bốn cấp vidyadhara, và kết quả tối hậu.

Những cấp vidyadhara có hai phương diện: phẩm tính và tinh túy. Các phẩm tính là lục thông và bốn thần lực. Tinh túy là bốn cấp vidyadhara, đó là vidyadhara cấp trưởng thành, vidyadhara cấp làm chủ cuộc sống, vidyadhara cấp đại ấn, và cấp vidyadhara của hiện diện tự nhiên.

Kết quả tối hậu là khi sự thiền quán Bổn Tôn của con trở nên linh hoạt, ngay cả dù con có một ít phẩm tính và chút thông minh, chắc chắn con sẽ đạt được trạng thái Phật quả viên mãn.

Yeshe Tsogyal

Giáo huấn Dakini

Phát lộ bởi : Nyang Ral Nyima Oser và Sangye Lingpa


Vajrayana Mind Training
The Unexcelled Mind Training of Secret Mantra Instructions on Practicing a Deity with Attributes

NAMO GURU DHEVA DAKINI HUNG.

The great master Padmakara had gained accomplishment in development and completion, and had obtained the empowerment of natural awareness display. He had reached the siddhi of abiding in the bodily form of mahamudra. Within the space of manifestation, he played with the whole of appearance and existence. For the benefit of the present king and the princes as well as for the beings of future generations, he gave Lady Tsogyal, the princess of Kharchen, these real instructions, the Unexcelled Mind Training of Secret Mantra.
Lady Tsogyal said: Emaho, great Master! I request from you the oral instructions on the practice of the deity with attributes. Since one does not attain the siddhis without relying on the yidam deity, how should we practice a yidam deity?
The master said: The meditation on the yidam deity with attributes is of two types: the gradual meditation by a person of lesser mental capacity and the meditation on the nondual body by a person of greater capacity.

THE PERSON OF LESSER MENTAL CAPACITY

The person of lesser mental capacity should train in the precious mind of enlightenment, bodhicitta. To begin with, you the practitioner, no matter where you dwell, should rinse your hands, mouth, face, and so forth with secret nectar or the water of the vase and sit down in the fully or half-crossed leg position on a comfortable seat.
Then you should direct your mind toward sentient beings of the three realms of samsara who are enmeshed in suffering and the causes of suffering. First form the bodhicitta of thinking: In order to take them all out of samsara, I shall practice the form of the yidam diety! Next cultivate the compassion of feeling pity for all sentient beings, the love of wanting them to be free from suffering, the joy of wanting them to meet with happiness, and the impartiality of wanting them not to be apart from happiness.
Following this, utter the three syllables OM AH HUNG and then assume the pride that you are the yidam deity and visualize the particular seed syllable upon a lotus, a sun, and a moon in the yidam’s heart center.
Next imagine that through the rays of light issuing forth from the seed syllable, all the buddhas and bodhisattvas abiding in the ten directions as well as all the gurus, yidams, and dakinis are present in the sky before you. Make prostrations and offerings to them, confess misdeeds, rejoice in their merit, take refuge in the Three Jewels, request them to turn the wheel of Dharma, beseech them not to pass into nirvana, arouse the mind set on enlightenment, and dedicate the roots of virtue.
Request the masters and the others to depart and let your visualization subside or dissolve into yourself, whichever is suitable. These steps are all aspects of gathering the accumulation of merit.
Following this, in order to gather the accumulation of wisdom, let your entire body become the nature of light by means of rays of light shining from the seed syllable in your heart center. Also radiate light in the ten directions through which all worldly things as well as all beings become the nature of light. This light is then blessed by all the buddhas and bodhisattvas of the ten directions.
As to absorbing the light back into yourself, the world becomes light that is absorbed into the beings, they dissolve into yourself, and the light of your own body dissolves like the vapor of breath on a mirror. That dissolves gradually into the lotus seat, then into the sun and moon, and then dissolves into the seed syllable. The seed syllable then gradually dissolves into the crescent and the bindu. The light of the bindu is of the nature of mind, the size of one part of a hair tip split one hundred ways. Imagine this again and again.
When your visualization is unclear, utter the shunyata mantra and so forth, after which you let the visualization vanish.
The fruition of the two kayas results from perfecting these two types of accumulation.
From within the state of emptiness, imagine that your mind-essence is present as the seed syllable of the yidam deity or imagine that the seed syllable is transformed into a symbolic attribute marked with the seed syllable. From the transformation of this, create the complete head, attributes, and so forth of your particular yidam deity and then the seed syllable upon a sun or moon disc on the lotus in its heart center.
The rays of light shining forth therefrom invite all the sugatas, gurus, yidam deities, and dakinis of the ten directions in the sky before you. Present them then with the five kinds of offerings. Summon the wisdom deities and request them to be seated.
Imagine that the sugatas confer the empowerments upon you and crown you with the lord of the family. Request them then to take leave.
Following this, visualize the three seed syllables upon sun discs in the three centers of your crown, throat, and heart. Consecrate them as being body, speech, and mind. Focus your mind one-pointedly on the yidam deity. When you then feel weary of meditating, do the recitations.
1. The whispering vajra recitation is to recite so that only your collar can hear it.
2. The melodious vajra recitation is to recite with a tune as at the time of a great accomplishment practice.
3. The secret vajra recitation is to recite mentally.
4. The wheellike recitation is to imagine that it emerges through your mouth, enters the navel, and dissolves back into the heart center.
5. The garlandlike recitation is to spin the mantra garland around the seed syllable in the heart center and recite one-pointedly while focusing your mind on the syllables.
6. The recitation focused on sound is to recite while focusing your mind only on the sound of the mantra.

PRACTICES DURING BREAKS

Lady Tsogyal asked the master: What should we do in the breaks between meditating on the yidam deity?
The master advised: When you cannot do recitations, then offer tormas and make praises after sounding the bell. Having requested the wisdom deity to take leave, remain as yourself with your ordinary conceptual thinking.
When you, the practitioner, then wish to make offerings for accomplishment, place a painting, statue, or scripture in front of you and make a mandala with scented water strewn with flowers. In one instant, assume the pride of being the yidam deity and send forth rays of light from the seed syllable in your heart center. Invite all the dharmakaya and form kayas dwelling in the ten directions. Request the dharmakaya to remain in the shrine object and scripture. Request the form kayas to remain in the painting and statue.
Imagine that unfathomable assemblies of the buddhas and bodhisattvas, masters, yidams, and dakinis who dwell in the ten directions are remaining before you.
Presenting them with any offerings you have, perform the seven purities in front of them.
At this point you can offer tormas to the yidam deity. To the Dharma protectors give water tormas, make tsa-tsa, clay images, or other such practices.
Then if you wish to read the words of all the sugatas, imagine that in an instant
your tongue becomes emptiness, from which appears a HUNG and from that a onepronged vajra. Imagine that the reading issues forth from your seed syllable through the tube of the vajra. Innumerable replicas of your body fill the billionfold universe, each one having a vajra in its mouth. Imagine that the reading is heard by all sentient beings and that they are liberated from samsara. That was the ritual for reciting the sutras.
All these steps are Dharma practices to perform during the breaks or when doing your daily activities.

SEALING THE DEVELOPMENT STAGE

Lady Tsogyal asked the master: How should we seal the development stage with the completion stage?
The master advised: The practitioner who wishes to practice the completion stage shoud, having visualized himself in the form of the deity, request the wisdom deity to take leave. Melting the samaya being into light, it becomes the seed syllable of the deity or a HUNG. The HUNG gradually dissolves and becomes the bindu. The bindu grows smaller and smaller and then becomes clear emptiness. From within this state, remain in the “thatness of all phenomena,” empty, nonconceptual self-cognizance beyond the extremes of existence and nonexistence. Alternately, remind yourself again and again in accordance with the oral instructions on the completion stage you have received from your master.
If you, the practitioner, do like that, practicing three or four sessions daily, you
will, within this life or without being interrupted by other rebirths, rest in the great yoga during the intermediate state and attain the mahamudra form of the yidam deity. Even if the power of your development stage is not fully perfected, you will in the next rebirth abide in the great yoga state and without a doubt attain the vidyadhara level of mahamudra.
All these steps were advices in progressive stages of meditation for people with
simple mental capacities.

THE PERSON OF THE HIGHEST MENTAL CAPACITY

Lady Tsogyal asked the master: How should a person with the highest mental capacity practice?
The master replied: When a person of the highest mental capacity meditates on a deity, he does not visualize it step by step. Simply by uttering the essence mantra, a sentence, or simply by wanting to and thinking of the deity, he visualizes it vividly, instantaneously, and self-existing, like a bubble emerging from water. This is itself the invitation of the deity from dharmadhatu.
To visualize yourself as the deity is space, and that the deity is visible while devoid of self-nature is wisdom. Thus it is indivisible space and wisdom.
The relative is to appear unceasingly as the deity, while the ultimate is to realize that the essence of the deity, devoid of self-nature, is empty. Thus it is the indivisible relative and ultimate.
The deity manifesting as male is means, when manifesting as female it is knowledge. Thus it is indivisible means and knowledge.
The deity manifesting in the form of the deity is bliss, its lack of self-nature is emptiness. Thus it is indivisible bliss and emptiness.
The deity manifesting in the form of the deity is awareness, its appearance devoid of self-nature is emptiness. Thus it is indivisible awareness and emptiness.
The deity manifesting in the form of the deity is luminosity, its lack of self-nature is emptiness. Thus it is indivisible luminosity and emptiness.
Visualizing yourself in that way as the deity, the body aspect is visible yet devoid of self-nature and is therefore beyond age and decline. The speech aspect is unceasing and thus the essence mantra is beyond cessation. The mind aspect transcends birth and death and is thus the continuity of dharmata.
Not being apart from the deity during the four aspects of daily activities — walking, moving about, lying down, or sitting—that is the path of the person of the highest mental capacity. It is extremely difficult and is the domain of someone who possesses the residual karma of former training.

THE STAGES OF VISUALIZING

Lady Tsogyal asked the master: Please give advice on how to keep the deity in
mind when meditating on the yidam deity.
The master replied: First, the oral instructions on visualizing the deity: Whether you meditate on the deity in front of you or whether you meditate on yourself as the deity, after having received the master’s oral instructions, the master should have given you, the disciple, his blessings and protected you against obstructing forces.
Next, sit on a comfortable seat and be physically at ease. Take a well-made painting of the yidam deity and place it in front of you. Sit for a short time without thinking of anything whatsoever and then look at the image from head to foot. Look again gradually at all the details from the feet to the head. Look at the image as a whole. Sometimes rest without thinking about the image and refresh yourself. Then in this way, look again and again for a whole day.
That evening take a full night’s sleep. When you wake up look again as before.
In the evening do not meditate on the deity but just rest your mind in the state of nonthought.
Following this, the deity will appear vividly in your mind even without meditating. If it does not, look at its image, close your eyes, and visualize the image in front of yourself. Sit for as long as the visualization naturally remains. When it becomes blurry and unclear, look again at the image and then repeat the visualization, letting it be vividly present. Cut conceptual thinking and sit.
When meditating like this you will have five kinds of experiences: the experience of movement, the experience of attainment, the experience of habituation, the experience of stability and the experience of perfection.
1. When your mind does not remain settled at this time and you have numerous thoughts, ideas, and recollections, that is the experience of movement. Through that you approach taking control of the mind. This experience is like a waterfall cascading over a steep cliff.
2. Then when you can visualize the deity for a short time with both the shape and color of the deity remaining vivid and clear at the same time, that is the experience of attainment. This experience is like a small pond.
3. Following this, when the deity is clear whether you meditate upon it from a
long or a short distance, and when it remains for a sixth of your session without any occurrence of gross thoughts, that is the experience of habituation that is like the flow of a river.
4. Next, no thoughts move and you are able to maintain the session while clearly visualizing the deity. That is the experience of stability that is like Mount Sumeru.
5. Following this, when you can remain for a full day or more without losing the vivid presence of the deity’s arms and legs even down to the hairs on its body and without giving rise to conceptual thinking, that is the experience of perfection.
Practitioner, apply this to your own experience!
If you sit too long with an unclear visualization of the deity, your physical constitution will be upset. You will become weary and consequently unable to progress in your concentration. You will have even more thoughts, so first refresh yourself and then continue meditating.
Until you attain a clear visualization, do not meditate at night. In general it is important to visualize in short sessions. Meditate while there is sunlight, when the sky is clear, or with a butter lamp. Do not meditate when you just have woken up or when you feel sluggish or hazy.
At night, get a full night’s sleep and meditate the next day in eight short sessions.
When meditating, if you leave the session abruptly you will lose concentration, so do it gently.
When your visualization becomes vivid the moment you meditate, you can also practice at nighttime, during dusk and early dawn.
In general do not weary yourself. Focus your mind on the visualization, grow accustomed to it with stability, and visualize the complete form of the deity.

PROLONGING THE VISUALIZATION

Lady Tsogyal asked the master: For what duration should we remain visualizing the deity?
The master replied: After you have attained some clarity and a slight degree of
stability as explained above, the duration of remaining can be prolonged. Usually the recitation determines the length of the sessions. But since the time for recitation has not yet arrived, the duration of your sessions should be according to your ability to remain visualizing.
For the inner measure of sessions, the intervals of breathing are the most important. However, for the outer measure, time and number of sessions is most important.
The measures for sessions can be determined by keeping four sessions each day and night, for as long as possible. The purpose of measured sessions is to not upset your physical constitution, to keep a balanced practice, to enhance your concentration, and to be able to visualize for a long time.
As for counting, do not count verbally but use a mental rosary. Following this, gradually increase the number; take rest for one period and meditate one period.
For the shadow measure, divide the day into sixteen or eight sessions and meditate for every second part of the lines of the shadow. Rest for each part in between. In short, meditate in eight short sessions and alternate by resting in eight.
When you have become stable in this, meditate in two short sessions and gradually prolong them. Then you will be able to remain for a day, a day and a night, half a month, a full month, and so forth.
In short, no matter how stable your session is, the main point is to not weary yourself. So keep proportional sessions, and naturally prolong the duration of unmoving clarity free from thought activity.
These were the oral instructions on prolonging the visualization of the deity.

CORRECTING FAULTS

Lady Tsogyal asked the master: When meditating on the deity how should we correct the faults of transfiguration?
The master said: In order to correct the faults of transfigurations there are two
aspects: identifying the faults and correcting the faults.
Regarding identifying the faults, there are two kinds: general and particular. The general faults are forgetting the visualization, laziness, apprehension, dullness, agitation, too much effort, and lack of effort.
1. Forgetting the visualization is distraction from the meditation.
2. Laziness is indolently thinking, “I will do it later.”
3. Apprehension is fearing that you will fail to accomplish and be sidetracked.
4. Dullness is feeling dull because of circumstances, incidentally or naturally.
5. Agitation is feeling naturally agitated, because of either circumstances or a deliberate activity.
6. Too much effort is being discontent while the visualization of the deity is clear and giving rise to further thinking by visualizing it again.
7. Lack of effort is remaining indifferent while the visualization of the deity is unclear.
When meditating on the deity there are the following twelve particular faults: haziness and cloudiness, up and down reversed, the proportions of the body changing, the attire changing, the shape changing, the number changing, the posture changing, the body colors changing, appearing as just color, appearing as just shape, sitting sideways, and gradually vanishing.
Now to explain the methods for correcting these faults. For the seven general faults you should adhere to the eight applications that remove them.
Apply mindfulness when forgetting the visualization. Apply faith, determination, and diligence as the antidote to laziness. Apply right thought as the remedy against apprehension. As the antidote for dullness, develop enthusiasm, take a bath, and walk about. When agitated, develop sadness for samsara, tie your mind with the rope of mindfulness, and bind it to the tree of the visualization. In short, for dullness and agitation use the watchman of alertness. Apply equanimity when you desire to use too much effort. Visualize diligently when you lack effort.
As for correcting the particular faults of the deity, look at the image in detail when hazy, murky, or cloudy, and practice having meditated on nonconceptual
emptiness. Alternate among nonthought, looking at the deity, and meditating.
When the proportion of the body or the attire, posture, or shape change, imagine that the body is of material substance and extremely huge and steady. Imagine that pigeons fly in and out of the nostrils, and that birds, sheep, and deer frolic on the arms and legs. Imagine that it remains of solid matter like a statue.
If the number changes, confine the visualization to one or two deities. When it
appears as just color, visualize its shape. If it changes color to red or yellow according to the heat of your physical constitutions of blood or bile and so forth, take rest. If it gradually vanishes, focus your mind clearly on the face and arms. For the fault of incompleteness, meditate vividly on the body in its entirety with all the ornaments and attributes.
In short, practice without becoming weary from any of the faults that may arise.
Following this, meditate upon nonconceptual emptiness. Then practice while looking at and focusing on the form of the deity.
These were the oral instructions on correcting the faults when meditating on the deity.

TRAINING WITH THE DEITY

Lady Tsogyal asked the master: When training with the deity, how should we train?
The master advised: The oral instruction on training with the deity is to visualize the deity through meditating on nonthought until you are free from these faults.
Meditate while alternating the deity and nonthought. When you can visualize the deity without faults, depart from nonthought and meditate exclusively on the deity.
Now for training with the deity. When you can visualize the deity without faults, visualize it as standing upright or sitting or lying on its back or face down, on a plain or a mountain peak, close by or far away, in the center of a rock or at the bottom of water. Train in visualizing the deity in any of these ways whenever you wish to practice.

MINGLING WITH THE DEITY

Lady Tsogyal asked the master: When mingling with the deity, how should we mingle?
The master advised: Once you have trained in the deity and grown accustomed
to it, dissolve it into yourself. Visualize it whether you are a single deity or a mandala with a buddha-field. Then in order to connect the deity to the ultimate, the deity is visualized by your own thoughts and then stabilized. Your mind and the eight collections of consciousness are what manifest as bodily form and the wisdom of the deity. Ultimately, it is the awareness of enlightened mind, the great self-existing wisdom, the essence of fruition. The deity does not appear from elsewhere. No matter how it appears, it is devoid of a self-nature and is therefore a nondual form.
To appear in the form of the deity is beyond attachment since its vajra-like body, speech, and mind are manifest while devoid of self-nature.
Although your mind manifests as the deity, it has no self-nature. Since it cannot be examined or demonstrated as being such and such, it is dharmakaya.
You the practitioner, who have thus trained in this meaning, should observe and abide by the six samayas of the practice. You should not break off your devotion for the master who has given you the oral instructions. Apply what is conducive to samadhi and avoid what is not conducive. Do not let your concentration dissipate during daily activities. Carry on to perfection without abandoning the yidam, keep the particular deity you practice secret and do not meditate with the frame of mind that rejects one deity in order to accept another. Any deity you practice is the same as meditating on all the buddhas. The buddhas are nothing to be meditated upon besides realizing your own mind. Even the visualization of the yidam deity is a mental manifestation. Apart from that there is nothing to accomplish or meditate upon. The buddhas and bodhisattvas are embodied within your yidam deity.
Although you may meditate on many yidam deities, they are still manifestations of your mind. If you meditate on just one, that also is a manifestation of your mind.
These were the oral instructions on mingling with the deity and connecting it to the ultimate.

HOW TO ACCOMPLISH THE DEITY

Lady Tsogyal asked the nirmanakaya master: How does one take a deity as the
path and accomplish it?
The master replied: To accomplish a deity, first visualize the deity being in front of you. Then stabilize the visualization of yourself as the deity. Up to this point, avoid doing the recitations.
Now, when about to practice the deity, arrange a mandala for accomplishment
and set out offerings. Place the shrine objects in front of you and, having refreshed yourself, sit down on a comfortable seat.
Invite your master and the assembly of yidam deities, make prostrations, offerings, and praises, and perform the eight branches. The deities then melt into light and dissolve into yourself, by which method you visualize yourself as the yidam deity. Draw the boundary lines for retreat and sanctify the offerings.
By means of the three samadhis and so forth, visualize the mandala together with the deities. Perform the consecration and empowerment. Invite and absorb the wisdom deity and make homage, offerings, and praises.
Again, visualize the wisdom deity in front of you, separate from yourself, and do the recitation. When you have finished reciting, make praises.
Absorb the deity separate from yourself back into yourself and go to sleep while retaining the pride that you are the deity.
Visualize the deity instantly the next morning and make recitations following your sadhana text as above.
Sanctify your food and drink and offer it as a feast.
In this way whether you train with the yidam deity to be an assembly of mandala deities or a single form, you will still accomplish it.
This was the oral instruction for accomplishing the deity.

THE SIGNS OF ACCOMPLISHMENT

Lady Tsogyal asked the master: When accomplishing a deity, what signs and indications of accomplishment will appear?
The master advised: There are four kinds of signs: marks, dream omens, indications, and actual signs.
The four types of marks are like smoke, mirage, fireflies, and a cloudless sky. These are explained as being examples for progressive stages of experience.
The five types of dream omens are as follows: seeing buddhas and bodhisattvas as different from oneself, seeing the buddhas and oneself as equal, seeing oneself in the form of the deity without front and back, seeing that all the buddhas and bodhisattvas pay homage and make offerings to oneself, and dreaming that all the buddhas impart and explain profound teachings.
Moreover, to dream repeatedly that one is naked is a sign of having purified habitual tendencies. To dream of ascending a staircase into the sky is a sign of having entered the path. To dream of riding on lions and elephants is a sign of having achieved the bhumis. Dreaming of a smiling apparition and so forth is a sign of receiving a prophecy.
Even if you do have such excellent dreams, do not be exhilarated.
There are outer, inner, and secret indications of practice.
1. The outer indications during meditation are: to see material objects such as subtle particles, seed syllables, mind attributes, subtle bodily forms, and so forth, or to see gross perception spheres of five colors such as of fire and water and so forth.
2. The inner indications are that when meditating on the deity you do not notice the outward and inward movement of your breath, that your body is buoyant like cotton wool, and that you are free from old age and decay.
3. The secret indications are that when you practice the deity as a mere illusory
apparition, wisdom is naturally present. You feel equal compassion for everyone and your field of experience dawns as wisdom.
Actual signs are the outer and the inner signs. The outer signs are that lights appear, the image of the deity smiles, a great sound or a sweet fragrance appears, a butter lamp lights by itself, your skull cup levitates, or that you are without any physical discomfort. The inner signs are that your compassion grows greater than before, your attachment diminishes, you are free from prejudice, you have pure samaya and love for your master and Dharma friends, you have no fear of samsara and are not intimidated by Mara.
When many such signs occur, do not become exhilarated but be diligent.
These are the way in which the indications and signs of practicing the deity appear.

THE RESULTS OF PRACTICE

Lady Tsogyal asked the master: Which qualities will result from practicing a deity?
The master said: The qualities resulting from deity practice are that you purify
your obscurations and gather the accumulations.
Since your conceptualization is brought to an end by meditating on a deity, you will purify the obscurations of karma, disturbing emotions, and places of rebirth.
As for the gathering of the accumulations, there are five types of results: the path results, which are the four vidyadhara levels, and the ultimate result.
The vidyadhara levels have two aspects: qualities and essence. The qualities are the six superknowledges and the four magical powers. The essence is the four vidyadhara levels, which are the vidyadhara level of maturation, the vidyadhara level of life mastery, the vidyadhara level of mahamudra, and the vidyadhara level of spontaneous presence.
The ultimate result is that when your meditation of the deity becomes pliable, even if you have few qualities and little intelligence, you will without a doubt attain the state of perfect buddhahood.

Dakini Teachings: Padmasambhava’s Oral Instructions to Lady Tsogyal

From the revelations of Nyang Ral Nyima Özer, Sangye Lingpa and Dorje Lingpa.

Translated from the Tibetan according to the teachings of Kyabje Tulku Urgyen Rinpoche by Erik Perna Kunsang (Erik Hein Schmidt).

Edited by Marcia Binder Schmidt.