Terchen Rinpoche 14

Tôi sinh ra trong thân tướng con người là để truyền bá Giáo Pháp và giúp đỡ chúng sinh

Ngài xây dựng tu viện này với ý nguyện như thế nào ạ?

Tôi được sinh ra trong thân tướng con người này là vì một lý do đó là để truyền bá Giáo pháp và giúp đỡ tất cả chúng sinh.

Động cơ xây dựng tu viện này là bởi vì Tôi là một Lama

Tôi không phải chỉ là một Lama trong kiếp này, mà tôi đã từng là Lama trong rất nhiều kiếp trước.

Trong thời Đức Phật, khi đó tôi cũng đã là một Lama.

Tôi là một Lama ở đất nước Ấn Độ cổ đại trong suốt thời Đức Phật và đồng thời cũng ở đất nước Tây Tạng cổ đại.

Thông thường, Bậc Tôn Quý (Rinpoche) thị hiện dưới hai hình thức: Bậc tái sinh trở lại (Tulku) hoặc Bậc Hộ trì truyền thừa. Tôi là một Bậc Hộ trì truyền thừa.

Dòng truyền thừa Ripa có rất nhiều bậc Đạo sư vĩ đại, và Dòng truyền thừa hết sức quý báu này đã có sự truyền thừa qua nhiều thế hệ các Bậc Đạo sư cho đến ngày hôm nay.

Tôi sống tại tu viện ở Tây Tạng cho đến năm 1959.

Trong suốt thời gian sống ở Vùng Kham của Tây Tạng, Tôi có một Tu viện với tên là Ripa Gon. Ở Tu viện này có khoảng 200 tu sĩ tu học và thực hành Pháp.

Tôi sinh năm 1939 và tôi sống ở Tu viện này cho đến năm 1959.

Vào năm 1959, một biến cố lớn đã xảy đến với đất nước Tây Tạng, và Tôi đã phải chuyển đi cùng với gia đình của mình. Sau khi rời khỏi Tây Tạng, cuối cùng, chúng tôi đã đến Pemakod, Ấn Độ, nhưng không phải vì thế mà tôi bỏ việc thực hành Pháp lại phía sau. Toàn bộ thời gian của Tôi đều được dành cho việc thực hành Pháp.

Chúng tôi sống ở Assam, Ấn Độ trong một thời gian ngắn, tuy nhiên, khi ở đó Tôi đã thực hành và truyền bá Giáo Pháp.

Cuối cùng, vào năm 1966, chúng tôi chuyển đến định cư ở Orissa, Ấn Độ.

Chúng tôi chuyển đến Orissa như những người tị nạn Tây Tạng. Tại thời điểm đó, chúng tôi không có gì cả và điều kiện sống rất khó khăn. Mặc dù chúng tôi phải vật lộn với cuộc sống đầy khó khăn, nhưng ý nghĩ đầu tiên của chúng tôi là làm thế nào có thể xây dựng được một tu viện để có thể thực hành Pháp và giúp đỡ cộng đồng.

Vì chúng tôi rất nghèo cũng như không có nhiều nguyên vật liệu nên chúng tôi đã sử dụng rơm và xây dựng một túp lều để làm chỗ cho việc tu tập.

Chúng tôi tu tập trong căn lều đó vài năm. Những cơn mưa đã làm cho khung mái nhà bị mục rữa và mái nhà thì bị dột.

Vì vậy, chúng tôi đã gây quỹ để xây dựng một tu viện mới. Tu viện đó với mái được làm bằng thiếc, sàn nhà được gia cố bằng cọc tre và lát xi măng. Điều kiện dành cho việc tu tập đã được cải thiện rất nhiều.

Chúng tôi tu tập và thực hành Pháp trong tu viện đó từ năm 1970 đến năm 1980.

Nhưng sau đó, tu viện thứ hai này cũng bắt đầu bị dột sau những mùa mưa. Còn trong mùa hè, tu viện rất nóng do mái nhà được làm bằng thiếc.

Anh trai Tôi là Đức Anzin Rinpoche có một khoản tiền tiết kiệm được cúng dường bởi cộng đồng tu sĩ Tây Tạng qua nhiều năm. Với khoản tiền đó và một khoản cúng dường từ một Đạo sư người Nhật Bản, cuối cùng chúng tôi đã có thể xây dựng được một tu viện nhỏ bằng bê tông với 2 tầng riêng biệt.

Bất cứ khi nào tôi đến một vùng đất mới, suy nghĩ đầu tiên nảy sinh trong đầu Tôi là làm thế nào Tôi có thể truyền bá Giáo Pháp ở nơi này? Làm thế nào tôi có thể giúp đỡ chúng sinh? Bằng cách nào tôi có thể xây dựng được tu viện ở đó?

Trước năm 1988, mặc dù chúng tôi rất muốn nhưng chúng tôi không thể có một tu viện đủ lớn để các tu sĩ tu tập lâu dài. Với ý định và nguyện vọng đó, các nhà tài trợ đến từ những người học trò của Jigme Rinpoche và người bảo trợ Heinz Buhofer hoàn toàn ủng hộ và hỗ trợ cho dự án. Dự án có thể được bắt đầu và do đó chúng tôi đã có thể hoàn thành được tâm nguyện của mình. Dự án được bắt đầu từ năm 2004 và hoàn thành vào năm 2008. Nó không chỉ mang lại lợi lạc cho các tu sĩ mà còn mang lại nhiều lợi lạc cho cộng đồng.

Tu viện càng lớn, các tu sĩ càng nhiều và cộng đồng nhận ra được những gì mà họ có. Đó là sự thị hiện của Pháp và thông qua sự ban phước của người Thầy mà họ bắt đầu tập trung và phát triển những thực hành tâm linh.

Từ lần đầu tiên cho đến ngày hôm nay, các tu sĩ đang dần tăng trưởng trong mức hiểu và những thực hành tâm linh. Nếu ai đó gặp khó khăn, họ có chỗ để có thể cầu nguyện. Nếu ai đó chết, họ cũng có thể cầu nguyện để có được sự giúp đỡ trong kiếp sống này và những kiếp sống vị lai. Đó là lợi ích vô cùng lớn.

Nếu một vùng đất được tiếp cận với Phật Pháp, nó sẽ giúp đỡ cho rất nhiều chúng sinh tìm được hạnh phúc và những quả lành. Không chỉ trong đời này mà còn trong nhiều đời sống của kiếp sau.

Mọi người đều thực hành pháp với một ước nguyện là tìm được hạnh phúc cho bản thân và có thể giúp đỡ được tất cả các chúng sinh khác. Và tâm nguyện của tôi là xây dựng tu viện lớn này để có thể lan truyền những lợi lạc đến khắp mọi nơi trên thế giới và những tu sĩ đang thực hành Pháp sẽ có thể truyền bá giáo Pháp cho tất cả chúng sinh.

What were your intentions in the building of this monastery?

I took birth in this human form for one reason to spread the Dharma and help sentient beings.

The aspiration to build this monastery came about because I am a Lama

I am not a Lama from only this lifetime. I’ve been a Lama for many generations of life times.

I was a Lama all the way back to the time of the Buddha.

I was a Lama in ancient India during the time of the Buddha and also in ancient Tibet.

Generally there are two different types of Rinpoches Tulkus and lineage holders. I am a lineage holder.

The Ripa family has always had great masters and the lineage has been very precious for a great many generations and lifetimes.

Until 1959 I lived in the monastery in Tibet.

In this lifetime in the Kham region of Tibet I had a monastery by the name of Ripa Gon. I had about 200 monks there practicing the Dharma

I was born in 1939 and I lived in this monastery in Tibet until 1959.

In 1959 a great change came to Tibet and I had to flee with my family. After fleeing Tibet we finally arrived in Pemakod. But I did not leave my practive behind. I practiced the entire time.

We lived in Assam, India for a little while and even there I practiced and propagated the Dharma.

Finally in 1966 we arrived in Orissa, India and settled there. We arrived in Orissa as Tibetan refugees. We had nothing and the conditions were very poor.

Even though we were struggling and life was very difficult, our first thought was how can we build a monastery so we can practice and help the community.

Since we were very poor and had no materials we used straw and built a hut to practice in

We struggled in that hut for a few years. During the rains, the roof would leak and the straws would rot.

So we raised money as a community to build a new monastery.

We made one with a tin roof and some bamboo and cemented the floors.

The conditions were very much improved.

We practiced in that monastery from 1970’s until the 1980’s.

Eventually the second monastery also began to leak during the rains and because of the tin roof, it was very hot in the summer.

My brother Anzin Rinpoche had saved money that was offered by the Tibetan community over the years. With that money and a donation from a Japanese Lama we were finally able to build a small but proper 2 story concrete monastery.

Whenever I travel or go to new places my first thought is how can I propagate the Dharma here? How can I help sentient beings? How can I build a temple?

Before 1988, even though I so much wished to we did not have a facility large enough to house monks permanently.

With that intention and aspiration in mind the right sponsor came along Jigme Rinpoche’s student and patron Heinz Buhofer kindly sponsored the project. And due to that we were able to fulfill our aspirations and start the project. The project began around 2004 and completed in 2008. It’s not just the monks who benefit but the community benefits as well.

The bigger the monastery the more monks there are the community realizes what they have. It is the presence of Dharma and through the blessings of the teacher that they start to focus the development of their own practice as well.

From the first time the monks arrived up today they are improving in their practices and understanding. If someone is sick they have place that they can go to ask for prayers. If someone dies they can also offer prayers which helps them for this lifetime and many lifetimes to come. So that has been a big benefit as well.

If a land propagated with Buddha Dharma then it will help sentient being find happiness and bliss. Not just in this lifetime, but in many future lives.

Everyone practices the Dharma with one intention to find happiness and bliss for oneself and to help all other sentient beings.

And my intention in building this big monastery was so that we could spread peace all over the word and those who are practicing would be able to propagate the Dharma for all sentient beings.

Terchen Namkha Drimed Rinpoche