12314258_10153823823239297_8846871877163080241_o

Cuộc đời của Đức Jamyang Khyentse Wangpo

Hoàn cảnh

Ở Xứ Tuyết Tây Tạng, những giáo lý của Đức Phật được trao truyền trong nhiều dòng truyền thừa. Người ta thường nói rằng những dòng truyền thừa nghiên cứu được hỗ trợ bởi ‘tám cột trụ lớn[1]’ và ‘tám cỗ xe[2]’ được hỗ trợ bởi ‘tám cột trụ lớn[3]’.

Những giáo lý được trao truyền từ Ấn Độ đến Tây Tạng từ thế kỷ thứ bảy trong triều đại của vua Pháp Songtsen Gampo[4] cho đến thế kỷ chín hay mười được biết đến là Giáo Lý Cổ Xưa Của Cựu Dịch (Ngagyur Nyingma). Tên gọi ‘Nyingma’ hay ‘Cổ Xưa’ này không phải là điều gì đó mà những hành giả Nyingmapa tự mình đưa ra; nó đầu tiên được sử dụng bởi các trường phái của ‘Truyền thống Mới’ hay ‘Sarma’ bởi họ xem Nyingma là một truyền thống cổ xưa khi so sánh với truyền thống của họ. Giai đoạn chuyển tiếp giữa các trường phái cổ xưa và mới thường được cho là thời kỳ của dịch giả Rinchen Zangpo (958-1055) vĩ đại. Bất cứ bản dịch nào xuất hiện trước thời kỳ của Ngài được gọi là ‘Cổ’ trong khi bản dịch của chính Ngài cùng với những bản dịch sau đó được gọi là ‘Tân’ hay ‘Mới’. Đây là cách mà những học giả trong quá khứ giải thích sự khác biệt.

Trong các trường phái Tân Dịch Sarma, Sakya và Kagyu phát triển vào cùng khoảng thời gian. Cũng có truyền thống Kadampa Cổ. Sau đấy xuất hiện vài truyền thống mới khác, chẳng hạn Tân Kadam (cũng được gọi là Gelukpa), Shangpa Kagyu, Tropu[5], Bodong[6], Shije và v.v.

Nhìn chung, dường như bất cứ khi nào thứ gì mới xuất hiện, ban đầu, nó không nổi tiếng lắm. Để khiến mọi người chú ý, nó cần phải được thúc đẩy một cách nhiệt thành, thông thường bằng cách đưa ra các tuyên bố lặp lại về việc nó tốt đẹp như thế nào. Đó là cách mà mọi thứ vận hành. Ở Tây Tạng, các trường phái Tân Dịch áp dụng thuật ngữ Nyingma để tách biệt họ khỏi những truyền thống cổ xưa hơn. Thực tế thì họ đang nói rằng, “Đó là truyền thống cổ xưa. Chúng tôi giới thiệu thứ gì đó khác biệt. Chúng tôi là những trường phái mới”.

Thực sự, những trường phái này chỉ khác biệt về tên gọi. Tất cả các truyền thống chính yếu ở Tây Tạng đều chỉ có một cội nguồn duy nhất: đó là Đức Phật. Không những vậy, các truyền thống này đều tương tự khi chúng cung cấp những chỉ dẫn về cách thức đi theo con đường dẫn đến giải thoát và sự toàn tri trong một đời.

Dẫu vậy, bởi thời kỳ suy đồi ngày càng trở nên tồi tệ hơn, truyền thống Giáo Pháp cũng suy giảm và vì thế, xuất hiện sự phân chia thành Nyingma và Sarma và thậm chí trong Sarma thì nhiều trường phái khác nhau cũng xuất hiện. Chỉ trong Kagyu, có bốn nhánh chính và tám nhánh phụ. Trong trường phái Sakya, cũng có ba nhánh chính gồm Sakya, Ngorpa và Tsarpa. Trong trường phái Kadam, cũng có sự phân chia thành Kadampa cũ và mới. Tất cả những truyền thống đã phân chia và ngày càng trở nên mất tính thống nhất. Không may thay, điều này nghĩa là các mối quan hệ giữa những nhánh khác nhau không phải lúc nào cũng là thuận hòa.

Các bạn có thể không đồng tình với điều mà tôi đang nói ở đây. Tôi cần phải bảo vệ nó; nếu không, có vẻ như thể tôi chỉ đang bày tỏ một quan điểm. Trước tiên, hãy cùng xem truyền thống Kadampa. Đức Tsongkhapa tôn quý, Bồ Tát Văn Thù trong thân người, đã biên soạn khoảng mười tám tập, điều vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nhưng trong số này, một số được nghiên cứu cũng như thực hành rộng rãi và rất được trân trọng trong trường phái Gelukpa và cũng có vài phần không được đánh giá cao đến vậy. Ví dụ, luận giải của Ngài về Bát Nhã được biết đến là Chuỗi Vàng Của Những Giải Thích Tốt Đẹp (lek she ser treng) cùng một số trước tác nhất định được xem là gần với truyền thống Kadampa cổ và các trường phái cổ và vì thế, chúng không còn được xem trọng bởi những học giả Gelukpa.

Sau đấy, nếu chúng ta xem xét trường phái Sakya, nguồn gốc thực sự của nó là trường phái Nyingma; nhưng trong ba nhánh chính, chúng ta thấy rằng, nhánh Ngor không còn thực hành những giáo lý được-gọi-là tổ tiên (yab chö) của trường phái Sakya, chẳng hạn, các thực hành Yangdak Heruka và Phổ Ba Kim Cương Vajrakilaya.

Trong trường phái Nyingma cũng vậy, mặc dù lòng bi mẫn và sự gia trì của Guru Rinpoche không có bất cứ sự suy giảm nào, có nhiều vị Terton đã xuất hiện trong các thế kỷ, mỗi vị phát lộ các pho Terma riêng. Theo thời gian, những môn đồ của các truyền thống Terma đặc biệt này nhấn mạnh vào truyền thừa của riêng họ mà quên đi các truyền thừa khác. Giờ đây, sau rất nhiều vị Terton và nhiều pho Terma, gần như chẳng có điều gì để bạn có thể chỉ ra là chung cho toàn bộ trường phái Nyingma.

Đó là tình trạng của giáo lý Phật Đà ở Tây Tạng – mất tính thống nhất và bị đe dọa bởi chủ nghĩa bộ phái – khi mà hai hóa thân vĩ đại của Đức Văn Thù Sư Lợi – Jamyang Khyentse Wangpo và Jamgon Kongtrul Lodro Thaye xuất hiện.

Các tiền thân

Bạn có thể băn khoăn liệu Đức Jamyang Khyentse Wangpo thực sự là ai. Câu trả lời đơn giản là Ngài là Đức Văn Thù Sư Lợi trong thân người. Nói về Đức Văn Thù Sư Lợi và giải thích Ngài là ai cũng là điều khó khăn ngay cả với một Bồ Tát vĩ đại, vị đã đạt được các địa. Một vị Bồ Tát như vậy có thể nói bằng lưỡi kim cương của Ngài trong trọn một đại kiếp nhưng Ngài vẫn không thể hoàn thành việc thuật lại những hoạt động giác ngộ và liệt kê các phẩm tính của Đức Văn Thù Sư Lợi.

Tuy nhiên, giới hạn bản thân trong quan điểm hạn chế của những chúng sinh bình phàm, chúng ta có thể nói đôi điều về những hóa thân trước kia của Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Ở vùng đất Ấn Độ cao quý, trong thời kỳ của Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài là Tôn giả Xá Lợi Phất, trí tuệ đệ nhất trong các đệ tử của Đức Phật. Và trong tám vị Trì Minh Vương vĩ đại, Ngài là Manjusrimitra [Diệu Đức Hữu], vị thọ nhận sự trao truyền về Đại Uy Đức Kim Cương [Yamantaka]. Ngài cũng là đại thành tựu giả Vajra Ghantipa, vị Yogi vĩ đại, người đạt chứng ngộ nhờ nhất tâm thực hành Thắng Lạc Kim Cương [Chakrasamvara] và có thể du hành đến các cõi trời mà không để lại thân bình phàm, hợp nhất với vị phối ngẫu và đưa những đứa con của Ngài đi cùng trong hình tướng của chày và chuông. Ngài cũng là sức trang hoàng vương miện của năm trăm học giả uyên bác – Vimalamitra [Vô Cấu Hữu], vị đã khiến những giáo lý Đại Viên Mãn chiếu tỏa như mặt trời trên khắp Tây Tạng.

Sau đấy, Ngài cũng là học giả Pratiharanandamati[7] và ở đây, tôi có một câu chuyện muốn kể cho các bạn. Những hóa thân của Đức Jamyang Khyentse thường gặp vấn đề về ruột không lâu sau khi chào đời và dù chư vị thọ dụng bao nhiêu thuốc, điều đó dường như không giúp ích. Bạn có thể băn khoăn tại sao lại vậy. Khi được nhìn nhận bằng con mắt trí tuệ, có vẻ vấn đề này bắt nguồn từ khi Đức Jamyang Khyentse là học giả Pratiharanandamati. Lần nọ, khi Pratiharanandamati đang nhất tâm thiền định trong ẩn thất trên một sườn núi hoang vắng, một Không Hành Nữ xuất hiện trước Ngài và tiên đoán rằng thậm chí ở đó một mình và thực hành nhất tâm, Ngài vẫn sẽ gặp một kẻ thù lớn lao với giáo lý Phật Đà. Bà ấy giải thích rằng, “Khi kẻ thù này xuất hiện, Ngài phải giải thoát hắn. Nếu Ngài không làm thế, đó sẽ là một chướng ngại to lớn với giáo lý”.

Khi Ngài ngồi đó, Ngài cố gắng phát hiện xem kẻ thù của giáo lý này có thể là ai. Ngài nhanh chóng phát hiện ra rằng vị vua của vùng đất, một tín đồ của ngoại đạo Tirthika, đang du ngoạn gần đó trong khu rừng, cùng với tất cả thượng thư. Ngài có thể thấy họ đang dùng bữa và nói chuyện cùng nhau. Một người trong số họ nói rằng, “Hôm nay, chúng ta đang ở một nơi dễ chịu và thời điểm thật cát tường. Bởi chúng ta đều đã tập trung về đây, đức vua và tất cả các thượng thư, chúng ta cần quyết định vài kế hoạch lớn lao cho tương lai, một dự án vì vương quốc mà chúng ta có thể dành trọn sức lực”.

Nhiều thượng thư đưa ra ý tưởng về các cách thức mà họ có thể buôn bán và kiếm tiền. Số khác không đồng tình và gợi ý rằng họ cần bảo trợ một dự án tâm linh. Cuối cùng, một thượng thư xảo quyệt đứng dậy và giải thích rằng thứ ngăn tôn giáo của họ thống trị khắp vương quốc chính là Phật giáo và vì thế, ông ta đề xuất họ sẽ cướp phá và hủy hoại mọi Tu viện Phật giáo trong vùng.

Ngay khi học giả nghe được điều này và thấy kết quả sẽ xảy ra, Ngài lập tức cử hành Pháp tu Đại Uy Đức Kim Cương Yamantaka và hóa hiện trong hình tướng của một con bò to lớn và đáng sợ với những cái sừng dài, nhọn. Ngài đâm thẳng vào vị vua cùng các thượng thư và giải thoát họ bằng cách đâm sừng qua dạ dày, chọc vào ruột của họ. Những vấn đề về ruột mà các hóa thân Khyentse gặp phải là nghiệp quả của sự kiện này.

Mặc dù tôi sẽ không đề cập tất cả ở đây, Ngài cũng xuất hiện là nhiều học giả uyên bác và Yogin thành tựu khác ở xứ Ấn Độ. Sau đấy ở Tây Tạng, Ngài xuất hiện là vị vua Pháp vĩ đại – Trisong Detsen và lập tức sau đó, trong hóa thân kế tiếp của mình, Ngài là Gyalse Lharje Chokdrup Gyalpo, vị kế thừa của pho giáo lý được biết đến là Đại Dương Giáo Pháp Thâu Nhiếp Mọi Giáo Lý (Kadu Chokyi Gyatso)[8].

Tựu chung lại, có năm vị Terton vĩ đại, những hóa thân kết hợp của cả vua Trisong Detsen và Gyalse Lharje:

Sự hiển bày về thân là Ngadak Nyang Rinpoche.
Sự hiển bày về khẩu là Guru Chokyi Wangchuk.
Sự hiển bày về ý là Changdak Tashi Tobgyal.
Sự hiển bày về phẩm tính là Ngari Pandita – Pema Wangi Gyalpo.
Sự hiển bày về hoạt động là Đức Dalai Lama thứ 5 – Ngawang Lobsang Gyatso.
Từ thời của vị Terton đầu tiên – Sangye Lama cho đến hóa thân của Ngài là Jamyang Khyentse Wangpo, Gyalse Lharje hóa hiện làm mười ba Terton. Cũng có những hóa thân khác, nhưng ở đây chỉ tính đến những vị là Terton.

Bên cạnh đó, Đức Jamyang Khyentse cũng là Dakpo Lharje tức Tổ Gampopa. Ngài là Nesarwa Jamyang Khyentse Wangchuk và Sakya Pandita. Thực sự, nếu bạn xem xét danh sách những tiền thân của Ngài, dường như thật hiếm có vị đạo sư uyên bác hay thành tựu vĩ đại nào mà không phải là một trong những hóa thân trước kia của Đức Jamyang Khyentse.

Đích thân Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã tuyên bố rằng Ngài là hóa thân về thân của Trisong Detsen, hóa thân về khẩu của Guru Rinpoche, hóa thân về ý của Namkhai Nyingpo, hóa thân về phẩm tính của Gyalse Lharje và hóa thân về hoạt động của Langdro Lotsawa.

Sự chào đời và thời thơ ấu

Nhiều tiên tri cổ xưa chỉ ra rằng địa điểm chào đời của Ngài ở Kham, thuộc quận Derge, tại nơi gọi là Terlung. Như được nhắc đến trong các tiên tri, vùng đất đó có hình dáng một con rắn và và có một núi đá hình Kim Sí Điểu. Trong tiên tri, dòng ‘Trong dòng dõi Nyo’[9] nghĩa là gia đình của Ngài, tức gia đình Dilgo, là một nhánh của Nyo, cùng dòng họ với Đức Terdak Lingpa vĩ đại. Tên gọi Nyo, điều nghĩa là ‘điên khùng’, bắt đầu từ thời kỳ mà một vị thiên giáng hạ xuống cõi người này. Người ta nói rằng ông ấy trở nên bị vấy bẩn vì dính dáng với những con người bất tịnh và sự tiếp xúc với con người này khiến ông ấy trở nên điên khùng.

Một thời gian trước khi Đức Jamyang Khyentse chào đời, vị Khenpo vĩ đại của [Tu viện] Ngor, Thartse Jampa Namkha Chime (1765-1820) đang lưu lại Derge và lâm bệnh nặng. Lúc ấy, vua Derge thỉnh cầu Ngài đừng nhập diệt mà hãy trụ thế dài lâu trên thế giới này. Ông ấy bổ sung rằng nếu điều đó là không thể và Ngài không thể kéo dài thọ mạng thêm nữa, Ngài chắc chắn cần quay trở lại để dẫn dắt chúng sinh trong một hóa thân khác. Đức vua đã thỉnh cầu như vậy nhiều lần. Ngài Thartse Jampa Namkha Chime không nói điều gì với đức vua một cách trực tiếp, mà với những vị xung quanh, Ngài nói thật khó để ai đó trong các Bardo lựa chọn địa điểm chào đời của họ. Tuy nhiên, nếu ai đó được lựa chọn, Ngài nói, thì tái sinh làm con trai của Trungyik Rinchen Wangyal sẽ đảm bảo một nền tảng rất tốt lành để sống cuộc đời thiện lành và làm lợi lạc giáo lý.

Trước khi Đức Jamyang Khyentse Wangpo chào đời, có nhiều dấu hiệu cát tường thù thắng tiên đoán sự xuất hiện của Ngài. Khi Ngài chào đời, nhau thai cuốn quanh Ngài theo kiểu y tu sĩ và tóc Ngài đã mọc dài đến tai. Trong vòng vài tháng sau khi chào đời, Ngài thọ nhận sự gia trì của Manjusrimitra và Guru Rinpoche. Và người ta nói rằng, Ekajati, Nữ Hộ Pháp của Mật thừa bí mật, đã chăm sóc Ngài như đứa con duy nhất.

Khi Đức Jamyang Khyentse còn rất trẻ và gia đình đang sống trong một túp lều lớn trong vùng Terlung, mỗi sáng khi Ngài rời lều, Ngài sẽ thấy hình Guru Rinpoche lớn trên núi đá. Về sau, khi nghĩ về điều này, Ngài nhận ra rằng chắc hẳn phải có một bức tượng Kutsab[10] của Guru Rinpoche được chôn giấu như một Terma.

Lên tám tuổi, khi đang ở một nơi hẻo lánh và chuẩn bị ngủ, Ngài bất ngờ nghe thấy âm thanh ‘Dhih!’ lạ thường – chủng tự gốc của Đức Văn Thù Sư Lợi – và lúc ấy, tâm bình phàm của Ngài ngừng lại hoàn toàn và Ngài được diện kiến chư đạo sư vĩ đại – Manjusrimitra và Guru Rinpoche, những vị ban cho Ngài quán đỉnh cùng nhiều giáo lý. Từ khoảnh khắc đó trở đi, trí tuệ của Ngài đã phát triển hoàn toàn và Ngài có thể nhớ những chi tiết về hàng nghìn đời quá khứ.

Thay vì chơi những trò chơi bình thường, là một đứa trẻ, Ngài sẽ làm nhiều Mandala chi tiết từ bùn đất, chơi đùa với dao Phổ Ba mà Ngài làm từ gỗ. Vào một lần như thế, Ngài nói Ngài đang cử hành Pháp hội Drupchen [Đại Thành Tựu] về Kadu Chokyi Gyatso và tụng lớn nhiều phần của thực hành. Thậm chí ở độ tuổi này, tất cả Bổn tôn của Mandala đã xuất hiện rõ ràng và sống động trong tâm Ngài. Không may thay, gia đình đã thuê một người hầu khá ngu dốt, kẻ hoàn toàn không biết điều gì đang xảy ra và nghĩ rằng Khyentse Rinpoche đơn giản đang làm loạn. Ông ấy phá hủy tất cả Mandala và dọn dẹp chúng bằng chân, sau đó, la mắng vị Khyentse Rinpoche nhỏ; nhưng làm thế, ông ấy đã gánh chịu sự phẫn nộ của chư Không Hành Nữ và chết ngay đêm đó.

Chỉ với một vài chỉ dẫn từ cha về việc đọc, viết và trì tụng, Đức Jamyang Khyentse Wangpo trở nên cực kỳ thành thạo.

Một lần, Đức Bà Yeshe Tsogyal xuất hiện trước Ngài trong hình tướng một cô gái bình thường và trao cho Ngài chỉ dẫn tiên tri để tìm ra một Terma.

Gia đình của Ngài là những môn đồ của truyền thống Ngorpa thuộc trường phái Sakya trong nhiều thế hệ. Thực sự, Ngorpa Khenpo Jampa Kunga Tendzin (1776-1862) vĩ đại sau này đã trở thành vị thầy gốc của Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Khi đang du hành qua Derge, Ngài Jampa Kunga Tendzin đưa cho cha của Đức Jamyang Khyentse một ít tiền và nói rằng, “Con trai của con là hóa thân của Đức Jampa Namkha Chime. Con phải trao cậu bé cho Thartse Labdrang”. Đáp lại, cha Ngài nói rằng, “Con sẽ không trao con trai của con để đổi lấy tiền, nhưng nếu vì lợi lạc của Giáo Pháp, con hân hạnh khi cậu bé trở thành tu sĩ”. Sau đấy, Đức Jamyang Khyentse đã đến sống trong Tu viện Dzongsar Tashi Lhatse.

Trong khoảng thời gian này, Ngài tiến hành nhập thất trong động Sachen Puk và cử hành nghi quỹ Văn Thù Sư Lợi dựa trên lời cầu nguyện Gang-gi Lodro. Sáng sớm nọ, Đức Văn Thù Sư Lợi xuất hiện rất rõ ràng giữa Mandala và để bông hoa Utpala xanh rơi xuống từ tim. Khi bông hoa chạm đến luân xa tim của Đức Jamyang Khyentse, tất cả tăm tối vô minh hoàn toàn được xua tan và ánh sáng trí tuệ hoàn toàn phát triển.

Mười bốn tuổi, Ngài đã không thể khám phá một Terma đặc biệt và điều này tạo ra một chướng ngại. Chướng ngại đó hiển bày khi Ngài được mời đến Gonna Labdrang[11] và được phục vụ một ít thịt hỏng. Điều này khiến Ngài ốm nặng đến mức trong bảy ngày, dường như Ngài không còn sống. Ngoại trừ hơi thở yếu ớt, mọi dấu hiệu của sự sống biến mất. Cuối cùng khi Ngài hồi phục, Ngài mất trí nhớ và chỉ có thể nhận ra mẹ Ngài. Ngài phải học lại mọi thứ và sau này, Ngài nói rằng sau lần đó, trí tuệ của Ngài chỉ bằng một phần tư trước kia.

Trong kinh nghiệm thanh tịnh của Ngài, trong giai đoạn này, Ngài du hành đến Núi Huy Hoàng Màu Đồng và được Guru Rinpoche đón tiếp, vị đã bảo rằng, “Các hoàn cảnh cát tường cho đời hiện tại của con không phải là tốt nhất. Chúng có lẽ còn chẳng ở mức trung bình, mà là mức kém nhất. Bây giờ, con cần trở về”. Và như thế, Đức Jamyang Khyentse Wangpo tỉnh lại.

Sau kinh nghiệm này, Ngài nỗ lực lớn lao để làm chủ mọi nghi lễ và thực hành của truyền thống Ngorpa.

Nhìn chung, bất cứ khi nào bạn kể lại cuộc đời và sự giải thoát của một đạo sư vĩ đại, có ba chủ đề chính: cuộc đời bên ngoài, cuộc đời bên trong và cuộc đời bí mật của đạo sư. Những ghi chép truyền thống chủ yếu quan tâm đến các phẩm tính giác ngộ của một đạo sư; chúng không giống như tiểu sử hiện đại của những người nổi tiếng, điều nói nhiều về thứ mà người đó đã ăn cho bữa sáng, họ đã uống gì, họ ở đâu và mọi điều họ đã làm ở đó và v.v.

Sự nghiên cứu

Bây giờ, nếu chúng ta xem xét cuộc đời và sự giải thoát bên ngoài của Đức Jamyang Khyentse, Ngài đã đến miền Trung Tây Tạng hai lần, du hành khắp U và Tsang. Tựu chung lại, Ngài đã dành mười ba năm nghiên cứu ngày đêm với chư đạo sư từ mọi truyền thống, thọ nhận các quán đỉnh, khẩu truyền và chỉ dẫn.

Đức Jamyang Khyentse nói rằng Ngài có bốn vị thầy gốc chính yếu. Trong số đó, quan trọng nhất là Ngorpa Thartse Khenpo vĩ đại – Đức Jampa Kunga Tendzin. Sau đấy là Thartse Ponlop Naljor Jampal Zangpo (1789-1864). Một vị thầy gốc khác của Ngài là Shalu Losal Tengkyong. Và vị thầy gốc chính yếu còn lại của Ngài là Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye. Đây là bốn vị chính yếu; nhưng cả thảy, Ngài có hơn 150 vị thầy. Trong số đó, có nhiều vị cũng là Terton, chẳng hạn Chokgyur Dechen Lingpa vĩ đại. Trong những vị thầy Sakya của Ngài, nhiều vị đến từ các gia đình đang điều hành Sakya. Trong truyền thống Nyingma, chư đạo sư của Ngài bao gồm những bậc trì giữ Pháp tòa Mindroling – Đức Gyurme Pema Wangyal[12] và Đức Gyurme Sangye Kunga[13] cũng như Mindroling Jetsunma Trinle Chodron[14], những vị đều đến từ dòng họ của Tổ Terdak Lingpa và Dzogchen Rinpoche thứ 4 – Mingyur Namkhe Dorje. Hơn bảy mươi vị thầy của Ngài là những Lama thuộc các truyền thống Kadampa cũ và mới. Ngài cũng có vài đạo sư Bonpo.

Nếu chúng ta xem xét đến tất cả những giáo lý mà Ngài thọ nhận trong mười ba năm này, trong khi Ngài đang tu học với chư đạo sư ở miền Trung Tây Tạng và Kham, chúng bao gồm những giáo lý của trường phái Nyingma từ Kama và Terma, cũng như mọi giáo lý của Tân Dịch Sarma. Có những giáo lý từ mười cột trụ vĩ đại của truyền thừa nghiên cứu và các trao truyền từ tám cỗ xe vĩ đại của truyền thừa thực hành. Ngài cũng thọ nhận sự trao truyền cho tất cả Những Lời Dạy Của Đức Phật trong Kangyur và các luận giải của chư đạo sư Ấn Độ trong Tengyur. Tựu chung lại, nếu chúng ta tính đếm mọi giáo lý mà Ngài đã nghiên cứu và thọ nhận trao truyền, chúng lên đến hơn 700 tập.

Ngài nói rằng Ngài không thọ nhận những giáo lý một cách đơn thuần; Ngài đã nghiên cứu chúng và lĩnh hội ý nghĩa. Ngài cũng nói rằng có lẽ không ai uyên bác hơn Ngài vào thời ấy bởi tất cả những nghiên cứu mà Ngài đã tiến hành. Nếu ai đó từng hỏi truyền thống mà Ngài thuộc về, Ngài sẽ đơn giản đáp rằng Ngài là một Phật tử.

Những đại diện về thân, khẩu và ý

Để lưu giữ những đại diện về thân, khẩu và ý giác ngộ, trong suốt cuộc đời, Ngài thiết lập mười ba chùa chiền. Ngài cho làm hơn hai nghìn bức tượng bằng vàng và đồng cùng với ba nghìn bức nữa từ đất sét hay đá.

Khi chúng ta xem xét đóng góp của Ngài trong việc tạo ra những đại diện về khẩu giác ngộ, người ta nói rằng, Ngài đã sao chép gần như mỗi tập giáo lý mà Ngài thọ nhận. Ngày đó, chẳng có cách nào khác để sao chép một bản văn ngoài việc viết nó bằng tay. Bên cạnh đó, Ngài chịu trách nhiệm cho việc in ấn nhiều bản văn từ các bản khắc gỗ. Theo tiểu sử của Ngài do Jamgon Kongtrul biên soạn, Ngài đã xuất bản tổng cộng hơn mười nghìn tập.

Nếu các bạn từng có cơ hội thấy một trong những tập này, thứ được xuất bản bởi Khyentse Labrang, bạn sẽ kinh ngạc trước chất lượng của bản in và chất liệu được sử dụng. Mỗi tập đều sẽ nói rõ ràng ngày mà nó được đặt làm cùng với ngày mà nó hoàn thành và chỉ ra bao nhiêu vàng và bạc đã được dùng để trang trải chi phí. Dilgo Khyentse Rinpoche có thể cầm một tập và lập tức nói xem nó có phải từ Khyentse Labrang hay không, chỉ nhờ việc cảm nhận khối lượng và xem chất lượng giấy. Ngài thậm chí chẳng cần nhìn vào nhãn mác.

Về những đại diện của ý giác ngộ, Ngài giám sát việc xây dựng nhiều bảo tháp vĩ đại, bao gồm bảo tháp ‘Sức Trang Hoàng Duy Nhất Của Thế Gian’ tại Tu viện Derge Gonchen và Serdung ở Dzongsar. Tổng cộng, Ngài làm hơn hai trăm bảo tháp từ vàng và đồng và hơn hai nghìn từ gỗ hay đất sét và các chất liệu khác.

Giảng dạy và hành trì

Chúng ta biết rằng những hoạt động chính yếu để đảm bảo sự gìn giữ Giáo Pháp là giảng dạy và hành trì. Về mặt này, hầu như không có giáo lý nào Đức Jamyang Khyentse đã thọ nhận mà sau đó không trao truyền cho người khác. Những tuyển tập lớn lao của giáo lý và thực hành mà chúng ta thấy ngày nay, chẳng hạn Kho Tàng Terma Quý Báu (Rinchen Terdzo), Kho Tàng Mật Chú Kagyu (Kagyu Ngak Dzo), Kho Tàng Chỉ Dẫn Trọng Yếu (Damngak Dzo), Kho Tàng Kiến Thức (Sheja Kunkhyab Dzo), Trích Yếu Mật Điển (Gyude Kuntu), Trích Yếu Nghi Quỹ (Druptap Kuntu) và v.v. đều được kết tập duy nhất nhờ lòng từ của Đức Jamyang Khyentse.

Bạn có thể phản đối điều này và nói rằng Trích Yếu Mật Điển và Trích Yếu Nghi Quỹ được kết tập bởi Đức Jamyang Loter Wangpo (1847-1914) và Năm Kho Tàng là tác phẩm của Jamgon Kongtrul. Bạn có thể băn khoăn điều mà Đức Jamyang Khyentse Wangpo phải làm với tất cả những tuyển tập này. Thực sự, vị đã tìm kiếm khắp nơi mọi quán đỉnh và trao truyền trong những tuyển tập này, chẳng hạn Trích Yếu Mật Điển và Trích Yếu Nghi Quỹ, là Jamyang Khyentse Wangpo. Dĩ nhiên, vào thời ấy, Ngài không thể thọ nhận tất cả chúng từ chỉ một người. Ngài đã phải tìm kiếm trong mười ba năm, gặp gỡ từ đạo sư này đến đạo sư khác. Cuối cùng, sau tất cả những năm tháng nỗ lực đó, Ngài trao truyền mọi điều Ngài đã thọ nhận cho Đức Loter Wangpo và hướng dẫn vị này sắp xếp chúng thành những tuyển tập thích hợp với một cấu trúc rõ ràng. Ngài đã bảo Loter Wangpo làm điều này.

Theo cách tương tự, chính Đức Jamyang Khyentse là người đầu tiên thọ nhận tất cả những pho Terma của 108 Terton chính cùng với Terma của nhiều vị Terton phụ. Sau đấy, Ngài trao truyền chúng cho Jamgon Kongtrul, vị sắp xếp chúng thành Kho Tàng Terma Quý Báu.

Bình Pumba đồng mà Đức Jamyang Khyentse sử dụng khi ban quán đỉnh – thứ được Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro sau đó kế thừa, đã phải sửa hai lần bởi nó đã hao mòn vì sử dụng quá nhiều. Điều tương tự chưa từng được nghe nói đến trước đó.

Đó là vài nét về điều mà Ngài đã làm để hoằng dương giáo lý.

Nếu chúng ta nghĩ về đóng góp của Ngài với truyền thừa thực hành, từ năm bốn mươi lăm tuổi đến năm bảy mươi ba tuổi, Ngài chưa từng rời nơi cư ngụ, nơi được biết đến là ‘Vườn Hoan Hỷ Của Thành Tựu Bất Tử’, ở Dzongsar Tashi Lhatse. Chẳng ai có thể nói bao nhiêu thần chú mà Ngài đã trì tụng trong thời gian đó hay bao nhiêu thực hành mà Ngài đã hoàn thành. Tuy nhiên, kết quả rốt ráo của những thực hành tiếp cận và thành tựu có thể được đánh giá nhờ kinh nghiệm và chứng ngộ và chúng ta có thể nói điều gì đó về mức độ chứng ngộ của Ngài, bởi Jamgon Kongtrul Rinpoche đã nói với chúng ta về nó.

Một lần, Jamgon Kongtrul viếng thăm Dzongsar khi Đức Jamyang Khyentse khoảng bảy mươi tuổi và trong lúc hai vị đang trò chuyện cùng nhau, Đức Jamyang Khyentse nói với Jamgon Kongtrul rằng, “Con đã nghiên cứu với hơn 150 vị thầy. Trong số đó, con có bốn vị thầy chính yếu và trong những vị này, Ngài là vị duy nhất còn trụ thế. Con cảm thấy rằng con cần cúng dường lên Ngài sự chứng ngộ của con[15] từ tất cả sự hành trì mà con đã thực hiện trong suốt cuộc đời”. Khi Ngài miêu tả sự chứng ngộ và các thành tựu từ mọi thực hành – từ các giai đoạn phát triển và hoàn thiện, cho đến kết quả rốt ráo mà Ngài đã trải qua nhờ thực hành Đại Viên Mãn Dzogchen – Đức Jamgon Kongtrul không thốt nên lời. Ngài [tức Jamgon Kongtrul] nói rằng Ngài cảm thấy trở nên nhỏ bé và băn khoăn làm sao Ngài có thể bắt đầu đánh giá chiều sâu bao la của sự chứng ngộ như vậy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng nếu ai đó xem xét những bản văn chỉ dẫn của các truyền thống Sarma và Nyingma, thì theo truyền thống Đại Thủ Ấn, sự chứng ngộ của Đức Jamyang Khyentse được miêu tả là trạng thái ‘không-thiền định’, trong đó mọi hiện tượng được nhận ra là cùng một vị. Trong khi theo các giáo lý Dzogchen, Đức Jamyang Khyentse đã đạt đến trạng thái ngừng diệt của mọi hiện tượng trong cõi giới của sự thực. Kongtrul Rinpoche nói rằng Ngài chẳng có chút nghi ngờ về việc tâm trí tuệ của Khyentse Rinpoche không khác biệt với Pandita Vimalamitra hay Guru Rinpoche vĩ đại. Đến lượt mình, khi Jamgon Kongtrul cúng dường sự chứng ngộ, Đức Jamyang Khyentse nói rằng Ngài đã đạt đến cấp độ giác tính hoàn toàn trưởng thành theo thực hành Trekcho.

Nói một cách đơn giản, trong suốt cuộc đời, Đức Jamyang Khyentse đã liên tục giương cao cờ chiến thắng của thực hành tâm linh.

Về phong cách giảng dạy, bất cứ khi nào một môn đồ Gelukpa đến gặp, Ngài sẽ đội mũ vàng và giảng dạy theo các Mật điển và chỉ dẫn cốt tủy của các trường phái Kadampa cũ và mới, ban những chỉ dẫn về thực hành như Lojong [Luyện Tâm], để hành giả Gelukpa sẽ nghĩ rằng Ngài là Tổ Je Tsongkhapa vĩ đại bằng xương bằng thịt. Thực sự, Geshe Jampa Puntsok vĩ đại và uyên bác của Lithang, một học giả không thể sánh bằng trong toàn bộ trường phái Gelukpa, cũng là một đệ tử của Đức Jamyang Khyentse Wangpo.

Bất cứ khi nào một học trò từ trường phái Kagyu đến thỉnh cầu giáo lý, Ngài sẽ đội mũ của Tổ Gampopa và giảng dạy Đại Thủ Ấn từ các thực hành sơ khởi trở đi, chẳng hạn Bốn Pháp Của Gampopa và mọi người sẽ cảm thấy như thể chẳng có thiền gia Kagyupa nào có thể tiến gần đến mức độ chứng ngộ của Ngài. Nhiều đạo sư Kagyu thực sự viết trong tiểu sử rằng họ cảm thấy Ngài như thể là Milarepa đắp y tu sĩ. Những đệ tử Kagyu khác thấy Ngài thực sự là Gampopa. Các đệ tử của Ngài có Đức Karmapa thứ mười bốn và mười lăm cũng như [các hóa thân] Situ Rinpoche Pema Kunzang và Pema Wangchok Gyalpo.

Với các đệ tử Nyingma, Ngài là đại diện thực sự của Guru Rinpoche, người được ban danh hiệu Osel Trulpe Dorje bởi Đức Vimalamitra và danh hiệu Pema Osel Dongak Lingpa bởi Guru Rinpoche. Ngài đơn giản là vua của tất cả Terton.

Các hành giả Sakyapa sẽ nói rằng sức mạnh hiện nay của những dòng truyền thừa của họ – các truyền thống Sakya, Ngor và Tsar – và sự thật rằng những truyền thừa này vẫn duy trì không gián đoạn cho đến ngày nay, phần lớn đều nhờ lòng từ ái và sự tận tụy của Đức Jamyang Khyentse Wangpo.

Dù Ngài đang giảng dạy theo truyền thống nào hay đang ban quán đỉnh nào, mọi thứ – thậm chí cho đến cách Ngài cầm chuông và chày cùng phong cách trì tụng – sẽ được thực hiện chính xác theo truyền thống của truyền thừa đặc biệt đó. Ngài không bao giờ kết hợp những điều dù nhỏ nhặt từ các truyền thống khác nhau để trộn lẫn mọi thứ như [bột] Tsampa trong bát khất thực.

Các đệ tử

Nhìn chung, người ta nói rằng để một đạo sư được gọi là vô cùng vĩ đại, Ngài phải đào tạo ra những đệ tử vô cùng vĩ đại. Nếu chúng ta nghĩ về những đệ tử của Đức Jamyang Khyentse thì có khoảng một trăm vị là những đạo sư vĩ đại đến mức mỗi vị có hàng nghìn môn đồ và để lại đằng sau nhiều tuyển tập trước tác lớn, trong vài trường hợp lên đến bốn mươi hay năm mươi tập.

Mipham Rinpoche Jampal Gyepe Dorje (1846-1912) vĩ đại, một học trò như thế, nói trong các trước tác của Ngài rằng Đức Jamyang Khyentse là “đạo sư vĩ đại của tất cả giáo lý của Đức Phật ở Xứ Tuyết, Kim Cương Trì rốt ráo”. Mipham Rinpoche nói rằng khi bạn xem xét sự uyên bác và thành tựu của Đức Jamyang Khyentse Wangpo, đơn giản là không có đạo sư nào khác trong lịch sử Tây Tạng có thể so sánh với Ngài và trong tương lai cũng chẳng có ai sánh ngang với Ngài.

Năm đệ tử của Đức Jamyang Khyentse Wangpo là những Terton vĩ đại: Chokgyur Dechen Lingpa, Lerab Lingpa, Bonter Tsewang Drakpa, Khamtrul Rinpoche Tenpe Nyima và vị vua già của Ling – Lingtsang Gyalgen.

Đây là một vài trong những đệ tử hoằng dương giáo lý của Ngài và giúp thúc đẩy truyền thống mà chúng ta biết đến là Rime. Rime không phải là một truyền thống mới được tạo ra bằng cách trộn lẫn mọi truyền thống cổ xưa với nhau. Rime nghĩa là có niềm tin và nhận thức thanh tịnh với tất cả giáo lý của Đức Phật với nhận thức rằng chúng đều là những phương tiện xác thực bình đẳng để đem đến giải thoát và toàn tri và với điều này trong tâm, thực hành các phương pháp khác nhau của sự tiếp cận và thành tựu sau khi thọ nhận các quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn thích hợp.

Một đạo sư giữ gìn truyền thống này mà nhiều người chúng ta đã có phước báu lớn lao được hạnh ngộ là Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991). Ngài là người có sự kính trọng lớn lao nhất dành cho mọi truyền thừa của giáo lý Phật Đà. Người nào đó giống như Ngài, một môn đồ chân chính của truyền thống Rime vĩ đại, sẽ chỉ có sự kính trọng lớn lao nhất với mọi giáo lý của Đức Phật và không bao giờ khinh thường với tà kiến hay chê bai theo bất kỳ cách nào. Chính Jonang Jetsun Taranatha là người từng nói rằng chẳng nghĩa lý gì khi giết cha để cứu mẹ, cũng vì lẽ ấy, sẽ là không thể chấp được khi thúc đẩy một truyền thống bằng cách phá hoại truyền thống khác.

Viên tịch

Nếu tôi nói chi tiết về cuộc đời của vị đạo sư uyên bác và vĩ đại này, điều đó sẽ tốn thời gian hơn nhiều những gì chúng ta có bây giờ và tôi sợ rằng trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng chẳng có kiến thức. Như tôi đã đề cập trước đó, sự cát tường trong cuộc đời Ngài không phải là kiểu tốt nhất hay trung bình, mà chỉ ở mức thấp nhất và vì thế, năm 73 tuổi, tâm trí tuệ của Ngài tan hòa vào trái tim của Tổ Vimalamitra.

Ngày 24 tháng 12 lịch Tây Tạng, một tháng trước khi qua đời, Ngài đốt mọi giấy tờ cũ và kế đó, vào ngày 25, Ngài cúng dường Tsok. Sau đấy, gần một tháng sau, vào ngày 21 tháng Giêng, Ngài tung hoa và trì tụng những đoạn kệ cát tường, rồi tắm rửa và đắp một bộ y đẹp. Ngài ngồi hướng về phía Tổ Vimalamitra và nhập định, Ngài hòa tâm trí tuệ với tâm trí tuệ của Tổ Vimalamitra.

Một thời gian sau và chính xác theo những tiên tri được tìm thấy trong các bản văn Terma, Ngài trở lại để làm lợi lạc giáo lý và chúng sinh Tây Tạng trong năm hóa thân của thân, khẩu, ý, phẩm tính và hoạt động giác ngộ của Ngài.

Các tài liệu

Tiểu sử bên ngoài của Đức Jamyang Khyentse mà tôi kể lại không phải là thứ gì đó mà tôi tạo ra. Nó dựa trên những trước tác của các đệ tử thực sự của Ngài, người đã viết điều mà họ thấy và nghe từ chính đạo sư. Trong tất cả tiểu sử của Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tiểu sử chính yếu là thứ mà Ngài đã biên soạn theo hình thức kệ (shyal sungma). Bởi đây là điều mà Ngài đã đích thân viết, nó không cường điệu các phẩm tính hay thành tựu của Ngài, nếu không muốn nói là hạ thấp chúng. Không may thay, tôi không có thời gian để nói thêm và dù thế nào, tôi cũng không có kiến thức, nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng mặc dù chắc chắn tôi đã bỏ qua nhiều chi tiết, tôi đã không thêm bất cứ điều gì không được tìm thấy trong những ghi chép gốc.

Cuộc đời và sự giải thoát bên trong và bí mật

Đã nói về cuộc đời và sự giải thoát bên ngoài của Đức Jamyang Khyentse Wangpo, bây giờ tôi sẽ nói đôi điều về tiểu sử bên trong của Ngài.

Điểm đáng chú ý trong cuộc đời Ngài là thái độ không bộ phái và sự kính trọng dành cho mọi truyền thừa của giáo lý Phật Đà, điều khiến Ngài du hành và thọ nhận những trao truyền cho tám cỗ xe lớn và các truyền thừa khác từ hơn 150 vị thầy. Những trao truyền này đều thuộc về điều mà chúng ta gọi là sự trao truyền dài hay gián tiếp (ring gyu), nhưng Ngài cũng thọ nhận sự trao truyền ngắn và trực tiếp hơn (nye gyu) cho mỗi truyền thừa. Ví dụ, khi ở Reting, Ngài thọ nhận trao truyền ngắn của chư vị Jowo Kadampa sau khi diện kiến Dromtonpa Gyalwe Jungne và Đức Atisa trong một linh kiến. Điều tương tự cũng xảy ra với Nyingma, Sakya, Kagyu, Jonang và các truyền thừa khác. Câu chuyện về cách Ngài thọ nhận những trao truyền ngắn và trực tiếp hơn này từ chư đạo sư chính yếu của mỗi cỗ xe trong tám cỗ xe lớn của truyền thừa thực hành là điều tạo thành tiểu sử bên trong của Ngài.

Tôi sẽ không đi vào chi tiết cách thức Ngài thọ nhận các trao truyền cho tám cỗ xe lớn từ những đạo sư nổi tiếng và Bổn tôn trong các kinh nghiệm linh kiến thanh tịnh bởi nếu tôi dừng ở đây, điều đó có thể thiết lập những điều kiện cát tường để kể lại chúng trong tương lai.

Về tiểu sử bí mật của Đức Jamyang Khyentse Wangpo, chúng ta có thể nói rất ngắn gọn rằng Ngài là một trong năm vị khai mật tạng vương vĩ đại[16]. Ngài thực sự là vị vĩ đại nhất trong cả năm, người được trao quyền với điều được gọi là ‘bảy sự trao truyền có căn cứ vĩ đại’ (ka bab dun[17]) – một thuật ngữ chưa từng được áp dụng cho bất cứ ai trước Ngài và là điều đơn giản chưa từng được biết đến trước thời của Ngài.

Từ những bài Pháp thoại được ban ở Lerab Ling, Pháp từ ngày 18 đến 24 tháng 8 năm 1996.

Cuộc đời của Đức Jamyang Khyentse Wangpo
Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng
Adam Pearcey chuyển dịch Anh ngữ năm 2005.
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

[1] Thonmi Sambhota, Bairotsana, Kawa Peltsek, Chokru Lu’i Gyaltsen, Shyang Yeshe De, Dromton Gyalwa Jungne, Rinchen Zangpo, Ngok Lotsawa Loden Sherab, Sakya Pandita và Go Khukpa Lhetse.

[2] Nyingma, Kadam, Lamdre, Marpa Kagyu, Shangpa Kagyu, Kalachakra, Shyije và Chod, Orgyenpa.

[3] Pagor Vairochana, Dromton, Khyungpo Naljor, Drokmi Lotsawa, Marpa Lotsawa, Padampa Sangye, Kyijo Lotsawa và Orgyenpa.

[4] Năm sinh và mất của Songtsen Gampo thường được cho là 609-698 sau Công nguyên.

[5] Được thành lập bởi dịch giả Jampa Pal (1173-1225).

[6] Được thành lập bởi Bodong Chokle Namgyal (1375-1450), tác giả của hơn 100 tập, điều khiến Ngài trở thành tác giả viết nhiều nhất trong lịch sử Tây Tạng.

[7] Orgyen Tobgyal [Rinpoche] nói Vanaratna (tức Nakyi Rinchen; 1384-1468), một tiền thân khác của Đức Jamyang Khyentse và là một đạo sư quan trọng trong truyền thừa Kim Cương Thời Luân. Nhưng câu chuyện sau đấy liên quan đến Pratiharanandamati (sgo mtha’ yas pa’i blo gros), như được chỉ ra rõ ràng từ tiểu sử của Đức Jamyang Khyentse do Jamgon Kongtrul biên soạn.

[8] Một Terma được tái phát lộ (yang ter) của Đức Jamyang Khyentse Wangpo, vốn được phát lộ bởi Orgyen Lingpa.

[9] Điều này được tìm thấy trong tiên tri Terma của Tổ Thangtong Gyalpo, điều được trích dẫn trong lịch sử trường phái Nyingma của Dudjom Rinpoche, mặc dù các dịch giả có vẻ đã nhầm lẫn rigs’dzin (bậc trì giữ dòng dõi gia đình) với rig’dzin (Trì Minh Vương).

[10] Theo Rigpa Wiki, Kutsab hay ‘đại diện’ – một bức tượng được làm giống với một vị Phật, Bổn tôn Yidam hay đạo sư vĩ đại. Những bức tượng này được sử dụng như các đối tượng khơi dậy cảm hứng và là cội nguồn của ân phước gia trì cho hành giả Kim Cương thừa.

[11] Một phần của Tu viện Dzongsar.

[12] Vị trì giữ Pháp tòa vĩ đại thứ sáu của Mindroling (hay Minling Trichen).

[13] Vị Minling Trichen thứ bảy.

[14] Con gái của Đức Gyurme Trinle Namgyal, vị Minling Trichen thứ năm.

[15] Thông thường các đệ tử sẽ dâng cúng dường sự chứng ngộ của họ lên bậc thầy. Điều này được biết đến là Tokbul (rtogs ‘bul).

[16] Năm vị Terton vua [khai mật tạng vương] gồm Nyangrel Nyima Ozer, Guru Chokyi Wangchuk, Dorje Lingpa, Pema Lingpa và Jamyang Khyentse Wangpo.

[17] Bảy sự trao truyền này gồm Ka-ma (sự trao truyền liên tục của Kinh và Mật), Sa-ter (kho tàng đất), Yang-ter (kho tàng được tái phát lộ), Gong-ter (kho tàng tâm), Nyen-gyu (sự trao truyền bằng miệng), Dak-nang (sự phát lộ qua linh kiến thanh tịnh) và Je-dren (sự phát lộ từ trí nhớ).

The Life of Jamyang Khyentse Wangpo

Background
In Tibet, the Land of Snows, the teachings of the Buddha were transmitted in many lineages. It is often said that the study lineages were supported by ‘ten great pillars,'[1] and the ‘eight chariots’[2] or practice lineages were supported by ‘eight great pillars.’[3]

The teachings that were transmitted from India to Tibet from the seventh century reign of the Dharma King Songtsen Gampo[4] until around the ninth or tenth century came to be known as the Ancient Teachings of the Early Translations (Ngagyur Nyingma). This name ‘Nyingma’ or ‘Ancient Ones’ was not something the Nyingmapas came up with themselves; it was first used by the schools of the ‘New Tradition’, or ‘Sarma,’ because they saw the Nyingma as an ancient tradition in comparison with their own. The period of transition between old and new schools is usually given as the era of the great translator Rinchen Zangpo (958–1055). Whatever translations appeared before his time are called ‘Ancient’, whereas his own translations and those that came later are called ‘New’ or ‘Modern.’ This is how the scholars of the past explained the difference.

Among the Sarma or New Schools, the Sakya and Kagyü developed at around the same time. There was also the Old Kadampa tradition. Then came some other new traditions, such as the New Kadam (also called the Gelukpa), the Shangpa Kagyü, Tropu,[5] Bodong,[6] and Shije and so on.

Generally speaking, it seems to me that whenever something new comes along, at first it is not very well known, and in order to bring it to people’s attention, it needs to be promoted enthusiastically, usually by making repeated claims about how good it is. That is generally how things work. In Tibet, the New Schools applied the term Nyingma in order to dissociate themselves from the older traditions. In effect, they were saying, “That is the old tradition. We represent something different. We are the new schools.”

In fact, it is only in their names that these schools differ. In reality, all the major traditions followed in Tibet come from just a single source: the Buddha. Not only that, they are all alike in that they offer instructions on how to follow the path leading to liberation and omniscience within a single lifetime.

Even so, as the times degenerate and grow from bad to worse, the Dharma tradition also declines, and so there came to be a division into the Nyingma and the Sarma, and even within the Sarma many different schools arose. In the Kagyü alone, there are four major sub-schools and eight minor ones. In the Sakya School, there is the division into the three main branches of Sakya, Ngorpa and Tsarpa. In the Kadam School, there is a division between the old and new Kadampas. All the traditions have divided and become more and more fragmented over time, and unfortunately this has meant that the relationships between different branches have not always been harmonious.

You might disagree with what I am saying here. I need to back it up; otherwise it could seem as if I am just expressing an opinion. Let’s take the Kadampa tradition first of all. The Precious Lord Tsongkhapa, who was Mañjuśrī in person, composed some eighteen volumes of writing which still exist today. But of those, there are some which are widely studied and practised and highly treasured within the Gelukpa School, and there are also some sections of his writings which are not valued so highly. His commentary on the Prajñāpāramitā known as the Golden Rosary of Fine Explanations (lek shé ser treng), for example, and certain other writings are considered to be closer to the old Kadampa tradition and the ancient schools, and so they are no longer held in very high regard by Gelukpa scholars.

Then, if we consider the Sakya school, its real origins are within the Nyingma school, but amongst the three main branches, we find that the Ngor branch no longer practise the so-called ’ancestral teachings’ (yab chö) of the Sakya school, such as the practices of Yangdak Heruka and Vajrakiīaya.

In the Nyingma too, although there has not been any decline in the compassion and blessing of Guru Rinpoche, there have been many tertöns who have appeared through the centuries, each revealing their own particular terma cycles. Over time, the followers of particular terma traditions have emphasized their own lineage to the neglect of others. By now, after so many tertöns and so many terma cycles, there is almost nothing left that you could point to as being common to the whole Nyingma School.

This was the state of the Buddha’s teachings in Tibet—fragmented and threatened by sectarianism—when there appeared the two great emanations of Mañjuśrī, Jamyang Khyentse Wangpo and Jamgön Kongtrul Lodrö Taye.

Previous Incarnations
You might wonder who Jamyang Khyentse Wangpo really was. The simple answer is that he was Mañjuśrī in person. To talk about Mañjuśrī, and explain who he is, would be difficult even for a great bodhisattva who has attained the bhūmis. Such a bodhisattva could speak with his vajra tongue for an entire aeon, and still he would not finish recounting Mañjuśrī’s enlightened deeds and listing his qualities.

Nevertheless, confining ourselves to the limited perspective of ordinary beings, we can say a little about the earlier emanations of Jamyang Khyentse Wangpo. In the noble land of India, during the time of Buddha Śākyamuni, he was Śāriputra, the most gifted of the Buddha’s disciples in terms of wisdom. And among the eight great vidyādharas, he was Mañjuśrīmitra, the one who received the transmission of Yamāntaka. He was also the mahāsiddha Vajra Ghaṇṭipa, the great yogi who attained realization through the one-pointed practice of Cakrasamvara, and who could travel to celestial realms without leaving his ordinary body behind, united with his consort, and taking along his children in the form of a vajra and bell. He was also the crown ornament of the five hundred learned paṇḍitas, the great Vimalamitra, who made the teachings of the Great Perfection shine like the sun throughout the whole of Tibet.

Later he was also the paṇḍita Pratiharanandamati,[7] and here there is a story I wish to tell. Often the incarnations of Jamyang Khyentse have problems with their intestines quite soon after birth, and no matter how much medicine they take, it doesn’t seem to help. You might wonder why this is. When viewed with the eyes of wisdom, this problem, it seems, can be traced back to Jamyang Khyentse’s life as the paṇḍita Pratiharanandamati. On one occasion, while Pratiharanandamati was meditating one-pointedly in his hermitage on a deserted mountainside, a ḍākinī appeared to him and predicted that even staying there alone and practising one-pointedly, he would meet a great enemy of the buddhist teachings. “When this enemy comes,” she explained, “you must liberate him. If you do not, it will prove a great obstacle to the teachings.”

As he sat there, he tried to discover who this enemy of the teachings might be. He soon discovered that the king of the land, who was a follower of the tirthikas, was on an excursion nearby in the forest, together with all his ministers. He could see that they were eating a meal and talking together. “Today,” one of them was saying, “we are in a fine place and it is an auspicious time. While we are all gathered together, the king and all his ministers, we should decide upon some great plan for the future, a project for the good of the kingdom that we could put all our energy into.”

Several of the ministers put forward ideas for ways they could trade and make money. Others disagreed and suggested they should sponsor a religious project instead. Finally, one cunning minister stood up and explained that what prevented their own religion from becoming dominant throughout the kingdom was Buddhism, and so he proposed they ransack and destroy all the buddhist monasteries in the region.

As soon as the paṇḍita heard this and saw what would result, he instantly performed the practice of Yamāntaka and manifested in the form of a huge and terrifying ox with long, piercing horns. He ran towards the king and his ministers and liberated them all by running his horns through their stomachs, piercing their intestines. The intestinal problems experienced by the Khyentse incarnations are the karmic result of this event.

Although I will not mention them all here, he also appeared as many other learned paṇḍitas and accomplished yogins in the land of India. Then in Tibet, he appeared as the great Dharma-king Trisong Detsen, and immediately afterwards, in his very next incarnation, he was the heir of the teaching cycle known as The Ocean of Dharma that Gathers all the Teachings (Kadü Chökyi Gyatso),[8] Gyalse Lharje Chokdrup Gyalpo.

In all, there were five great tertöns who were combined emanations of both King Trisong Detsen and Gyalse Lharje:

Their body manifestation was Ngadak Nyang Rinpoche.
Their speech manifestation was Guru Chökyi Wangchuk.
Their mind manifestation was Changdak Tashi Tobgyal.
Their quality manifestation was Ngari Pandita, Pema Wangi Gyalpo
Their activity manifestation was the Fifth Dalai Lama, Ngawang Lobsang Gyatso.
From the time of the very first tertön, Sangye Lama, up until his incarnation as Jamyang Khyentse Wangpo, Gyalse Lharje appeared as thirteen tertöns. There were other emanations too, but these were just the ones who were tertöns.

In addition to these, Jamyang Khyentse was also Dakpo Lharje, or Gampopa. He was Nesarwa Jamyang Khyentse Wangchuk, and Sakya Pandita. In fact, if you really look into the list of his previous lives, it seems as though there was hardly any great learned or accomplished master who was not one of Jamyang Khyentse’s former incarnations.

Jamyang Khyentse Wangpo himself stated that he was the body incarnation of Trisong Detsen, the speech incarnation of Guru Rinpoche, the mind incarnation of Namkhai Nyingpo, the quality incarnation of Gyalse Lharje, and the activity incarnation of Langdro Lotsāwa.

Birth and Childhood
As indicated in the ancient prophecies, his place of birth was in Kham, in the district of Derge, in a place called Terlung. Just as mentioned in the prophecies, the earth there is in the shape of a snake, and there is a rock in the shape of a garuḍa. The line in the prophecy stating ‘In the family line of Nyö’[9] means that the family of his birth, which was the Dilgo family, was in the line of Nyö, the same family line as that of the great Terdak Lingpa. The name Nyö, which means ‘crazy’, dates back to the time when a god came down from the heavens to this human world. It is said that he became tainted through mixing with impure human beings, and this human contact made him crazy.

Some time before Jamyang Khyentse was born, the great Khenpo of Ngor, Thartse Jampa Namkha Chime was staying in Derge and had become very ill. At that time, the king of Derge requested him not to pass into parinirvāṇa but to remain longer in this world. He added that if this was not possible, and he could not extend his life any further, he should definitely return to instruct beings in another incarnation. The king made this request again and again. Thartse Jampa Namkha Chime did not say anything to the king directly, but to those around him he said that it was very difficult for someone in the bardos to choose their place of birth. However, if someone did have the choice, he said, then to be born as a son of Trungyik Rinchen Wangyal would ensure a very good basis for leading a positive life and benefitting the teachings.

Before Jamyang Khyentse Wangpo’s birth there were many extraordinary signs and miracles that foretold his coming. When he was born, the placenta was wrapped around his body in the shape of a monastic robe, and his hair was already long enough to reach his ears. Within a few months of his birth, he received the blessing of Mañjuśrīmitra and Guru Rinpoche. And it is said that Ekajaṭī, the Protectress of the secret mantra, cared for him as if he was her very own child.

When Jamyang Khyentse was very young, and the family was living in a big tent in the Terlung area, every morning when he left the tent he would see a big image of Guru Rinpoche in the rock. Later on, when he thought about this, he realized that there must have been a _kutsab_image of Guru Rinpoche hidden there as a terma.

At the age of eight, when he was in an isolated place, and was about to fall asleep, he suddenly heard an extraordinary sound of ‘Dhīḥ!’—which is the seed-syllable of Mañjuśrī—and at that moment his ordinary mind ceased completely and he was brought into the presence of the great masters Mañjuśrīimitra and Guru Rinpoche, who gave him empowerments and teachings. From that moment on, his wisdom became fully developed, and he could remember the details of many thousands of former lifetimes.

Instead of playing ordinary games, as a child, he would make elaborate mandalas out of mud and dung, and play with phurbas he had shaped out of wood. On one such occasion, he said he was performing a drupchen _of Kadü Chökyi Gyatso_, and recited many sections of the practice aloud. Even at this age, all the deities of the mandala appeared clearly and vividly to his mind. Unfortunately, the family employed a rather inept servant who was completely unaware of what was going on, and thought that Khyentse Rinpoche was simply making a big mess. He destroyed all the mandalas and cleared them away with his feet, and then scolded the young Khyentse Rinpoche, but in doing so, he incurred the wrath of the ḍākinīs and died the very same night.

With only the slightest tutoring from his father in reading, writing and reciting, Jamyang Khyentse Wangpo became extremely proficient.

On one occasion, Yeshe Tsogyal appeared to him in the form of an ordinary lady and gave him the prophetic guide for the discovery of a terma.

The family had been followers of the Ngorpa tradition of the Sakya School for many generations. In fact, the great Ngorpa khenpo Jampa Kunga Tendzin was to become Jamyang Khyentse Wangpo’s root master. When he was travelling through Derge, Jampa Kunga Tendzin gave some money to Jamyang Khyentse’s father and said, “Your son is the incarnation of Jampa Namkha Chime. You must give him to Thartse Labrang.” In reply, the father said, “I will not give my son away in exchange for money, but if it will be of some benefit to the Dharma, then I will gladly have him become a monk.” Following this, Jamyang Khyentse went to live in the monastery of Dzongsar Tashi Lhatse.

At around this time, he entered into retreat in a cave called Sachen Puk, and performed a sādhana of Mañjuśrī based on the Gang gi Lodrö prayer. Early one morning, Mañjuśrī appeared very clearly in the centre of the mandala and let a blue utpala flower fall from his heart. When the flower touched Jamyang Khyentse’s own heart centre, all the darkness of ignorance completely cleared away and the light of his wisdom became fully developed.

At the age of fourteen, he was not able to discover a particular terma and this created an obstacle. The obstacle manifested when he was invited to the Gönna Labrang[10] and served some rotten meat, which made him so severely ill that for seven days it seemed as if he were barely alive. Except for his faint breathing, all signs of life disappeared. When he eventually recovered, he had lost his memory, and was only able to recognize his mother. He had to re-learn everything all over again, and he later said that after this his wisdom was only a quarter of what it had been before.

In his own pure experience, during this period he had travelled to the Glorious Copper-Coloured Mountain and been received by Guru Rinpoche, who told him, “The auspicious circumstances for your present lifetime are not of the best kind. They may not even be of the intermediate level, but they will be of the lowest kind. You should now return.” And with that, Jamyang Khyentse Wangpo regained consciousness.

Following this experience, he made great efforts to master all the rituals and practices of the Ngorpa tradition.

Generally speaking, whenever you recount the life and liberation of a great master, there are three main topics: the master’s outer life, his inner life and his secret or innermost life. The traditional accounts are mainly concerned with a master’s enlightened qualities; they are not like modern biographies of famous people, which have a lot to say about what the person ate for breakfast, what they drank, where they stayed and all the things they did there and so on.

His Studies
If we now consider the outer life and liberation of Jamyang Khyentse, he twice went to Central Tibet, travelling throughout both Ü and Tsang. In total, he spent thirteen years studying day and night with masters from all traditions, receiving empowerments, transmissions and instructions.

Jamyang Khyentse himself said that he had four main root masters. Of these, the most important was the great Ngorpa Thartse khenpo, Jampa Kunga Tendzin. Then there was Thartse Pönlop Naljor Jampal Zangpo. Another of his root teachers was Shalu Losal Tengkyong. And the other main root lama was Jamgön Kongtrul Lodrö Taye. These were the main four, but altogether he had more than 150 teachers. Amongst these, there were many who were also tertöns, such as the great Chokgyur Dechen Lingpa. Amongst his Sakya teachers, several were from the ruling Sakya families. In the Nyingma tradition, his teachers included the Mindroling throne-holders Gyurme Pema Wangyal[11] and Gyurme Sangye Kunga,[12] as well as Mindroling Jetsünma Trinle Chödrön,[13] who were all from the family line of Terdak Lingpa, and the fourth Dzogchen Rinpoche Mingyur Namkhe Dorje. More than seventy of his teachers were lamas belonging to the old and new Kadampa traditions. He also had a few Bönpo teachers.

If we consider all the teachings he received during these thirteen years, whilst he was studying with these masters in central Tibet and Kham, they include the teachings of the Nyingma School from the kama and terma, as well as all the teachings of the Sarma. There were teachings from the ten great pillars of the study lineage and transmissions from the eight great chariots of the practice lineage. He also received the transmissions for all the Words of the Buddha included in the Kangyur and the commentaries of the Indian masters contained in the Tengyur. In all, if we were to add together all the teachings he studied and for which he received the transmission, they would amount to more than 700 volumes.

He himself said that he did not simply receive these teachings; he studied them and came to know their meaning. He also said that there was perhaps nobody more learned than him at that time, because of all the study he had done. If anyone ever asked him which tradition he belonged to, he would reply simply that he was a buddhist.

Representations of Body, Speech and Mind
In order to house the representations of enlightened body, speech and mind, over the course of his life he established thirteen temples. He commissioned more than two thousand gold and copper statues, and three thousand more crafted from clay or stone.

When we consider his contribution in producing representations of enlightened speech, it is said that he copied almost every volume of teaching that he received. In those days there was no other way to copy a text besides writing it out by hand. In addition, he was responsible for printing many texts from woodblocks. According to his biography, written by Jamgön Kongtrul, he published a total of more than ten thousand volumes.

If you ever have the chance to see one of these volumes published by the Khyentse Labrang, you will be amazed by the quality of the printing and the materials that were used. On each one it clearly says the date on which it was first commissioned and the date when it was completed, and it shows how much gold and silver was given to cover the cost. Dilgo Khyentse Rinpoche could just pick up a volume and tell immediately whether it was from the Khyentse Labrang or not, just by feeling its weight and checking the quality of the paper. He didn’t even need to look at the label.

In terms of representations of the Buddhas’ mind, he oversaw the building of many great stupas, including the ‘Single Ornament of the World’ stupa at the Derge Gönchen monastery and also the serdung at Dzongsar. In total, he had more than two hundred stupas made out of gold and copper, and over two thousand made from wood or clay and other materials.

Teaching and Practice
It is well known that the main activities needed to ensure the preservation of the Dharma are teaching and practice. In this regard, there was a hardly any teaching that Jamyang Khyentse received which he did not then pass on to others. The great collections of teachings and practices which we see today, such as _The Precious Treasury of Termas (Rinchen Terdzö), The Treasury of Kagyü Mantras (Kagyü Ngak Dzö), The Treasury of Essential Instructions (Damngak Dzö), The Treasury of Knowledge (Sheja Kunkhyab Dzö), The Compendium of Tantras (Gyüde Kuntü), The Compendium of Sādhanas (Druptap Kuntü) _and so on, were all compiled solely through the kindness of Jamyang Khyentse.

You might object to this and say that The Compendium of Tantras _and The Compendium of Sādhanas _were put together by Jamyang Loter Wangpo, and the Five Treasures were the work of Jamgön Kongtrul. You might wonder what Jamyang Khyentse Wangpo had to do with all this. In fact, the one who really searched everywhere for all the empowerments and transmissions contained in these collections such as The Compendium of Tantras _and The Compendium of Sādhanas _was Jamyang Khyentse Wangpo. Of course, at that time he was not able to receive them all from just one person. He had to search for thirteen years going from one master to the next. Then finally, after all those years of effort, he transmitted all that he had received to Loter Wangpo and instructed him to arrange them into proper collections with a clear structure. He told Loter Wangpo to do this.

In a similar way, it was Jamyang Khyentse who first received all the terma cycles of the 108 major tertöns, together with those of many of the minor tertöns. He then transmitted them to Jamgön Kongtrul, who arranged them into The Precious Treasury of Termas.

The copper pumba (vase), which Jamyang Khyentse used when giving empowerments, and which Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö later inherited, had to be mended twice because it wore out through so much use. For that to happen was simply unheard of before Jamyang Khyentse’s time.

This should give some idea how much he did to spread the teachings.

If we think about his contribution to the lineage of practice, then it is well known that from the age of forty-five until the age of seventy-three, he never once left his residence, which was known as the ‘Joyful Grove of Immortal Accomplishment’, in Dzongsar Tashi Lhatse. It would be impossible for anyone to say how many mantras he recited during that time, or how many practices he accomplished. Nevertheless, the ultimate fruition of the practices of approach and accomplishment can be measured in terms of experience and realization, and we can say something about his level of realization, because Jamgön Kongtrul Rinpoche tells us about it.

On one occasion, Jamgön Kongtrul visited Dzongsar when Jamyang Khyentse was around seventy years of age, and while they were talking together, Jamyang Khyentse said to Jamgön Kongtrul, “I have studied with more than 150 teachers. Among those, I have had four main teachers, and of those you are the only one who is still alive. I feel I should now offer you my realization[14] from all the practice I have done throughout my life.” When he described his realization and attainments from all the practices—from the development and completion phases, up to the ultimate fruition he had experienced through the practice of Dzogchen—Jamgön Kongtrul was completely lost for words. He says he felt humbled and wondered how he could ever begin to evaluate such an incredible depth of realization. Nevertheless, he knew that if one were to look into the instruction texts of the Sarma and the Nyingma traditions, then according to the Mahāmudrā tradition, Jamyang Khyentse’s realization would be described as the state of ‘non-meditation’, in which all phenomena are realized to be of a single taste. Whereas according to the Dzogchen teachings, Jamyang Khyentse had reached the state of the exhaustion of all phenomena within the expanse of reality. Kongtrul Rinpoche said he was left in no doubt that Khyentse Rinpoche’s wisdom mind was no different from that of the great Paṇḍita Vimalamitra or Guru Rinpoche himself. In turn, when Jamgön Kongtrul offered his realization, Jamyang Khyentse said that he had reached the level of awareness reaching full maturity corresponding to the practice of trekchö.

To put it simply, throughout his entire life, Jamyang Khyentse continuously held aloft the victory banner of spiritual practice.

As for his style of teaching, whenever a follower of the Gelukpa came to see him, he would put on a yellow hat and teach according to the tantras and pith instructions of the old and new Kadampa schools, giving instructions on practices like Lojong, so that a Gelukpa practitioner would think he was the great Je Tsongkhapa in person. In fact, the great and learned Geshe Jampa Puntsok of Lithang, who was without rival as a scholar throughout the whole Gelukpa School, was also a disciple of Jamyang Khyentse Wangpo.

Whenever a student from the Kagyü School came to request teachings, he would put on the hat of Gampopa and teach Mahāmudrā from the preliminaries, such as the Four Dharmas of Gampopa, onwards, and people would feel as if no Kagyüpa meditator even came close to his level of realization. Many Kagyü masters actually wrote in their histories that they felt as if he was Milarepa in monks’ robes. Other Kagyü disciples saw him as Gampopa in person. Included among his students were the fourteenth and fifteenth Karmapas, as well as the Situ Rinpoches, Pema Kunzang and Pema Wangchok Gyalpo.

For Nyingma students, he was the actual representative of Guru Rinpoche, who had been given the name Ösel Trulpe Dorje by Vimalamitra and the name Pema Ösel Dongak Lingpa by Guru Rinpoche. He was simply the king of all tertöns.

The Sakyapas themselves will say that the current strength of their lineages—of the Sakya, Ngor and Tsar traditions—and the fact that they have remained unbroken to this day, is largely due to the kindness and dedication of Jamyang Khyentse Wangpo.

Whichever tradition he was teaching upon or whatever empowerment he was giving, everything—even down to the way he held the vajra and bell and the style of his chanting—would be done precisely according to the tradition of that particular lineage. He would never combine bits and pieces from different traditions so as to mix things up like tsampa in a begging bowl.

His Students
Generally it is said that for a master to be called exceptionally great, he must produce exceptionally great students. If we think about the students of Jamyang Khyentse, then there were about one hundred who were such great masters in their own right that they each had thousands of followers and left behind huge collections of writing, amounting in some cases to as many as forty or fifty volumes.

The great Mipham Rinpoche Jampal Gyepe Dorje, who was one such student, said in his writings that Jamyang Khyentse was, “The great master of all the Buddha’s teachings in the Land of Snows, the ultimate Vajradhara.” Mipham Rinpoche said that when you consider the learning and accomplishment of Jamyang Khyentse Wangpo, there was simply no other master in Tibetan history with whom he might be compared, and that it is unlikely that there will be anyone of his calibre again in the future.

There were five disciples of Jamyang Khyentse Wangpo who were great tertöns: Chokgyur Dechen Lingpa, Lerab Lingpa, Bönter Tsewang Drakpa, Khamtrul Rinpoche Tenpe Nyima, and the old king of Ling, Lingtsang Gyalgen.

These were some of the disciples who spread his teachings, and who helped to promote the tradition we know as Rimé. Rimé was not a new tradition created by mixing all the old traditions together. ‘Rimé’ means to have faith and pure perception for all the teachings of the Buddha, in the recognition that they are all equally valid means for bringing about liberation and omniscience, and, with this in mind, to practise the various methods of approach and accomplishment, having received the appropriate empowerments, transmissions and oral instructions.

One master who upheld this tradition and whom many of us had the great good fortune to meet was Dilgo Khyentse Rinpoche. He was someone who had the greatest respect for all the lineages of the Buddha’s teachings. Someone like him, who is a genuine follower of the great Rime tradition, will only have the greatest respect for all the teachings of the Buddha, and never look upon them with wrong view or disparage them in any way. It was Jonang Jetsün Tāranātha who said that there is not much point killing one parent in order to save the other, and by the same token, it will never be acceptable to further one tradition by destroying another.

His Parinirvāṇa
If I were to talk in detail about the life of this learned and accomplished master, it would take much longer than we have available now, and I am afraid that in any case I do not have the knowledge. As I mentioned earlier, the auspiciousness during his life was not of the greatest or medium level, but only of the lowest level, and so it was that at the age of 73 his wisdom mind was absorbed into the heart of Vimalamitra.

On the 24th day of the twelfth Tibetan month, one month prior to his passing away, he had all his old papers burned, and then on the 25th he offered a tsok feast. Then, almost a month later, on the 21st day of the first lunar month, he scattered flowers and recited verses of auspiciousness, and then washed and put on a clean robe. He sat facing in the direction of Vimalamitra, and, entering into one-pointed samādhi, he merged his wisdom mind with the wisdom mind of Vimalamitra.

Some time later, and in exact accordance with the prophecies found in the terma texts, he returned to benefit the teachings and beings of Tibet in five further emanations of his enlightened body, speech, mind, qualities and activity.

Sources
This outer life story of Jamyang Khyentse Wangpo that I have recounted is not something I made up. It is based on the writings of his actual disciples, who wrote what they saw and heard from the master himself. Of all the biographies of Jamyang Khyentse Wangpo, the main one is the one he himself composed in verse form (shyal sungma). Since this was something he wrote himself, it does not exaggerate his qualities or his achievements, and if anything it downplays them. Unfortunately, I do not have time to say more, and anyway I do not have the knowledge, but I want to stress that although I have certainly missed out many details, I have not added anything that is not found in the original accounts.

His Inner and Secret Life and Liberation
Having spoken about the outer life and liberation of Jamyang Khyentse Wangpo, I will now say a little about his inner biography.

The outstanding feature of his life was his non-sectarian attitude and respect for all the lineages of the Buddha’s teachings, which caused him to travel and receive the transmissions for the eight great chariots and other lineages from more than 150 teachers. These transmissions were are all part of what we call the long or indirect transmission (ring gyü), but he also received the shorter, more direct transmissions (nyé gyü) for each lineage. For example, when he was in Reting he received the short transmission of the Jowo Kadampas after meeting Dromtönpa Gyalwe Jungne and glorious Atiśa in a vision. It was the same for the Nyingma, Sakya, Kagyü, Jonang and the others. The story of how he received these shorter, more direct transmissions from the main teachers in each of the eight great chariots of the practice lineage is what comprises his inner biography.

I will not go into details now about how he received the transmissions for the eight great chariots from these famous teachers and deities during pure vision experiences because if I stop here then it might create the auspicious conditions for recounting them in future.

As for the secret biography of Jamyang Khyentse Wangpo, we could say very briefly that he was one of the five great sovereign terma revealers.[15] He was in fact the greatest of the five, the one empowered with what are called the ‘seven great authoritative transmissions’ (ka bab dün[16])—a term that could not have been applied to anyone before him and which was simply unknown before his lifetime.

From talks given in Lerab Ling, France between August 18 and 23, 1996

| Translated by Adam Pearcey, 2005.

Thönmi Sambhota, Bairotsana, Kawa Peltsek, Chokru Lu’i Gyaltsen, Shyang Yeshe De, Dromtön Gyalwa Jungne, Rinchen Zangpo, Ngok Lotsāwa Loden Sherab, Sakya Paṇḍita and Gö Khukpa Lhetse.

Nyingma, Kadam, Lamdre, Marpa Kagyü, Shangpa Kagyü, Kālacakra, Shyije and Chö, Orgyenpa.

Pagor Vairochana, Dromtön, Khyungpo Naljor, Drokmi Lotsāwa, Marpa Lotsāwa, Padampa Sangye, Kyijo Lotsāwa and Orgyenpa.

The dates for Songtsen Gampo are often said to be 609-698 CE.

Founded by the translator Jampa Pal (1173–1225).

Founded by Bodong Chokle Namgyal (1375–1450) who authored over 100 volumes, making him the most prolific writer in Tibetan history.

Orgyen Tobgyal says Vanaratna (Tib. Nakyi Rinchen; 1384–1468), who was another of Jamyang Khyentse predecessors and an important master in the Kālacakra lineage. But the story which follows relates to Pratiharanandamati (sgo mtha’ yas pa’i blo gros), as is clear from the biography of Jamyang Khyentse composed by Jamgön Kongtrul.

A rediscovered terma (yang ter) of Jamyang Khyentse Wangpo originally revealed by Orgyen Lingpa.

This is found in the terma prophecy of Thangtong Gyalpo, which is given in Dudjom Rinpoche’s history of the Nyingma School, although the translators appear to have mistaken rigs‘dzin (holder of the family line) for rig‘dzin (vidyādhara).

Part of Dzongsar Monastery.

The sixth great throne holder of Mindroling (or Minling Trichen).

The seventh Minling Trichen.

The daughter of Gyurme Trinle Namgyal, the fifth Minling Trichen.

It is customary for students to make an offering of their realization to their teachers. It is known as tokbul (rtogs ‘bul).

The five sovereign tertöns were Nyangrel Nyima Özer, Guru Chökyi Wangchuk, Dorje Lingpa, Pema Lingpa and Jamyang Khyentse Wangpo.

These seven are kama (the continuous transmission of sutra and tantra), sa ter (earth treasures), yang ter (rediscovered treasures), gong ter (mind treasures), nyen gyü (oral transmission), dak nang (visionary revelations), and je dren (revelations from memory).

Đức Orgyen Tobgyal Rinpoche