Dengipa

Dengipa – Nô lệ chốn lầu xanh

Truyền thuyết

Dengipa vốn là giáo sĩ bà-la-môn của triều đình Pataliputra. Do nghiệp duyên đời trước, Đức vua Indrapala và Dengipa quyết định cùng nhau đi tu. Họ tìm đến chân sư Luipa và được sư truyền cho tâm pháp.

Theo truyền thống, họ phải có một vật gì đó để cúng dường cho sư Luipa, nhưng họ chẳng mang theo gì, và cuối cùng họ đi tới quyết định cúng dường bản thân.

Sư Luipa dẫn họ đến Orissa, kế đó đi bảy ngày nữa thì đến Japantipur. Đến một lầu xanh, sư Luipa hỏi người gác cửa: “Chủ nhân của ngươi có cần mua nô lệ không?”

Tức thì, một giọng nói từ trong vang ra: “Giá bao nhiêu?”

“Một trăm lượng vàng.”

Cuộc ngã giá đã xong, nhưng với hai điều kiện. Một là người bà-la-môn phải được ngủ một mình, hai là sau khi làm đủ công lao động, người bà-la-môn phải được trả tự do.

Sư Luipa để người bà-la-môn ở lại. Kẻ nô lệ người bà-la-môn kia luôn luôn làm hài lòng nữ chủ nhân và được mọi người quí mến. Một ngày nọ, sau khi ông ta làm xong công việc, người chủ quên sai người mang thức ăn đến, ông bèn đi ra vườn nơi ông thường nghỉ ngơi sau khi làm việc.

Người chủ chợt nhớ ra, vội sai các người làm khác đem thức ăn đến cho ông và họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy 15 thiếu nữ đẹp đang phục vụ ông và thân ông phát ánh hào quang chói lọi.

Nữ chủ nhân được báo tin chuyện lạ, bà lấy làm áy náy, bèn đến nói rằng: “Tôi thật là càn quấy vì đã đối xử với ngài như một kẻ nô lệ suốt 12 năm nay. Quả thật tôi có mắt như mù, cầu xin ngài từ bi tha thứ và cho phép tôi được hầu hạ ngài như bậc thầy.”

Dengipa không chấp nhận lời thỉnh cầu này, nhưng ngài vẫn truyền pháp cho bà ta và nhân dân thành Japantipur, rồi vân du nơi khác.

THE MAHASIDDHA DENGIPA – THE COURTESAN’S BRAHMIN SLAVE

Dengipa was the brahmin minister to the King of Pataliputra. King Indrapala, whose initiatory name was Darikapa, had been awakened to the karmic misery of his situation by the yogin Luipa, and when he decided to renounce his kingdom and the world, l;>e:rigipa echoed his master’s decision. Together they went down to the cremation ground to meet Luipa. The Guru welcomed them, and gave them the initiation and empowerment of Sarpvara. They had nothing to give the Guru as the customary initiation offering, but he accepted the offering of their bodies as slaves, which he intended to sell. He took them first to Orissa, where they stayed some time, begging their food. The story of how the king was sold is related in the legend of Darikapa.

Luipa and the brahmin journeyed seven days to reach Jayantipur, a country with a Buddhist king,, and there they went straight to a brothel, where Luipa asked for an audience with the chief courtesan. “Is your mistress interested in buying a male slave?” he asked the door-keeper.

“I will buy!” came a voice from within. “What is your price?” “One hundred ounces of gold,” Luipa told her.
The deal was concluded after the courtesan agreed to two conditions: first that the brahmin should sleep alone, and second that he should be released as soon as he had earned the equivalent of what had been paid for him. The brahmin was led away, and the Guru departed.

The brahmin slave pleased his mistress and was respected by her servants. They called him Swamiji, Honorable Sage. One day when his work was finished, the courtesan forgot to send him his evening meal. He went out into the garden, where it was his custom to retire, but later his mistress remembered him and sent out servants with food, and to their amazement they found him served by fifteen girls, his body radiating light. When the courtesan was informed she was ashamed that she had not recognized her slave’s holiness. “I have done wrong in treating you as a slave for twelve years,” she said contritely. “Now let me serve you as my priest.”

Dengipa refused her offer, but taught the Buddha’s message to her and to the people of Jayantipur. He initiated them into the mandala of Vajra Varahi and instructed them in her sadhana, and eventually he went to the Dakini’s Paradise with seven hundred disciples.

Tác giả: Keith Dowman
Nguồn: Các vị Chân sư Đại Thủ Ấn
Nguyên tác: Masters of mahamudra of the 84 buddhist siddhas

Việt dịch: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng 
Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến