Untitled-1

Diệp Y Độ Mẫu – Vị Bổn tôn của năng lực chữa lành tự nhiên

ཨོཾ་པི་ཤ་ཙི་པརྞ་ཤ་ཝ་རི་སརྦ་ཛྭ་ར་པྲ་ཤཱ་མ་ན་ཡེ་སྭཱ་ཧཱ།
OM PISHATSI PARNA SHAVARI SARVA ZVARA PRASHA MANI SVAHA

Parnashavari (Tib. Loma Gyonma) là một Dakini chữa bệnh, ngài trừ bỏ các bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch. Tên của Ngài có nghĩa là người mặc áo lá và Ngài thể hiện mối liên hệ của chúng ta với thiên nhiên và phương pháp chữa bệnh tự nhiên. Ngài là một vị thần dân gian Ấn Độ được tiếp thu vào Phật giáo Mật tông, Ngài được liên hệ với với Đức Phật Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu) và các hoạt động giác ngộ của chư phật.

Theo quan điểm của Phật giáo, có một năng lượng chữa bệnh trong vũ trụ có thể được truyền thông qua các khả năng của người chữa lành. Sức mạnh chữa bệnh của Diệp Y Độ Mẫu Parnashavari có được thông qua thiền định, nghi lễ hoặc tụng thần chú của Ngài. Là một hiện thân của một trong hai mươi mốt Đức Độ Mẫu Tara, Ngài được biết đến với cái tên là Parnashavari Diệp Y Độ Mẫu trong sự cô độc trên núi, người đã loại bỏ các bệnh truyền nhiễm khác nhau (Tiếng Tạng : Rimne Selwe Ri Throd Loma Gyonma).

Thông thường, Ngài được miêu tả bằng màu vàng hoặc màu cam, với biểu hiện nửa phẫn nộ. Ngoài ra còn có các hình thức phẫn nộ hiếm gặp hơn là trong màu xanh lam, màu đen, màu xanh lá cây hoặc màu đỏ. Hình dạng phổ biến nhất của Ngài là với ba khuôn mặt (vàng, trắng và đỏ); mỗi mặt có ba con mắt. Hình thức này có sáu tay. Trong ba tay phải, Ngài cầm một chày kim cương vajra ở trái tim, một mũi tên biểu trưng cho hoạt động hàng phục, và một chiếc rìu nhỏ, và trong ba tay ở bên trái: một chày kim cương, một cây cung, và một bông sen hoặc một nhánh cây.

Người ta tin rằng chày kim cương của Ngài thu hút những con quỷ bệnh tật, chiếc rìu của Ngài cắt trái tim của chúng, và cây cung và mũi tên của Ngài hút lấy sinh lực của chúng. Chày Kim cương trong tay Ngài tượng trưng cho sức mạnh không thể phá hủy và nhận thức về bản chất ảo tưởng của các hiện tượng. Theo Đạo Phật, Người chữa lành thực sự phải có khả năng nhận ra bản chất ảo tưởng của các bệnh tật và loại bỏ chúng.

Theo truyền thống Ấn Độ, Parnashavari được miêu tả trong tư thế hoa sen (padmasana). Trong hình ảnh Tây Tạng, Ngài xuất hiện trong một tư thế hoàn toàn khác – chân phải của Ngài uốn cong với cơ thể, do đó gót chân Ngài ép xương chậu và đầu gối cùa Ngài chạm vào sàn. Chân trái của Ngài cong ở đầu gối, với một chân trên sàn nhà. Mục đích của tư thế yoga này là hướng năng lượng quan trọng đến vùng xương chậu và từ đó đi lên qua cột sống. Theo truyền thống của yoga Tây Tạng, điều này đánh thức khả năng chữa bệnh trong cơ thể và dẫn đến trạng thái ý thức cao hơn.

Phục trang và phẩm tính của Ngài thể hiện mối liên hệ của Ngài với thiên nhiên, từ đó sức mạnh chữa lành của Ngài được tạo ra. Váy của Ngài thường được làm bằng lá, đôi khi được trang trí bằng hoa hoặc lông chim công. Con công tượng trưng cho sự chuyển đổi những cảm xúc tiêu cực thành trí tuệ. Một số hình ảnh của Parnashavari, được mô tả với những con rắn quanh cổ hoặc được dệt trên tóc. Chúng tượng trưng cho mục đích của thực hành yoga để nâng cao năng lượng kundalini ở đáy cột sống.

Parnashavari đóng một vai trò quan trọng trong Phật giáo Đại thừa Ấn Độ, được bảo tồn và phát triển hơn nữa trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng nơi nữ thần nhận được địa vị cụ thể và chức năng nghi lễ quan trọng.

Trước ngài Parnashavari, con xin thành tâm đảnh lễ và nguyện cầu

Con và tất cả những sinh mệnh cần được bảo vệ

Bằng cách bình định tất cả bốn trăm lẻ một loại bệnh khác nhau

Cũng như tất cả các bệnh dịch và bệnh truyền nhiễm

Vào thời điểm dịch bệnh trong thời đại mạt pháp này.

Hãy giữ gìn và bảo vệ tất cả chúng con!

Nghi quỹ thực hành Pháp Diệp Y Độ Mẫu Parnashavari  từ Chu kỳ Namcho, được khám phá vào thế kỷ 17 bởi Terton Migyur Dorje, người được nhận ban truyền từ Đức Quán Thế  Avalokiteshvara và Đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava. Diệp Y Độ Mẫu Parnashavari thực hành từ chu kỳ Namchö.

Parnashavari (Tib. Loma Gyonma) is a healing goddess who removes contagious and epidemic diseases. Her name means “dressed in leaves” and she embodies our connection with nature and natural methods of healing. She is an example of an Indian folk deity absorbed into Tantric Buddhism, where she is connected with Buddha Amoghasiddhi and the enlightened activities of the buddhas.

According to the Buddhist view, there is a healing power in the universe that can be channeled through the healer’s abilities. The healing power of Parnashavari is invoked through meditation, rituals, or chanting the goddess’s mantra. As an embodiment of one of the Twenty-one Taras, she is known as “Parnashavari in mountain solitude, who removes contagious diseases” (Tib. Rimne Selwe Ri Throd Loma Gyonma).

Most often, the goddess is portrayed in yellow or orange color, with semi-wrathful expression. There are also rarer wrathful forms in blue, black, green, or red color. Her most popular form is with three faces (yellow, white, and red); each of the three faces has three eyes. This form has six hands. In her three right hands she holds a vajra at the heart, an arrow in the manner of striking, and a small ax, and in the left: a vajra lasso, a bow, and a lotus or a tree branch.

It is believed that her lasso attracts the demons of diseases, her axe cuts their hearts, and her bow and arrow siphons their living force. The vajra in her hand symbolizes her indestructible power and her awareness of the illusory nature of phenomena. The true healer, according to the Buddhists beliefs, must be able to recognize the illusory nature of the diseases and eliminate them.

In the Indian tradition, Parnashavari is depicted in lotus posture (padmasana). In Tibetan images, she appears in a completely different posture – her right leg is bent to the body, so her heel presses her pelvis and her knee is leaning against the floor. Her left leg is bent in the knee, with a foot on the floor. The aim of this yogic pose is to direct the vital energy to the pelvic area and from there up through the spine. According to the tradition of Tibetan yoga, this awakens healing powers in the body and leads to a higher state of consciousness.

The clothes and attributes of the goddess express her connection with nature, from where her healing power originated. Her skirt is usually made of leaves, sometimes decorated with flowers or peacock feathers. The peacock symbolizes the transformation of the negative emotions into wisdom. Some of the Parnashavari’s images are depicted with snakes around her neck or woven in her hair. They symbolize the aim of yogic practice to elevate kundalini energy at the base of the spine.

Parnashavari plays an important role in Indian Mahayana Buddhism, which is preserved and further developed in the Tibetan Buddhist tradition where the goddess receives specific status and important ritual function.

To you, Goddess Parnashavari, I prostrate and offer praise
I and all the beings that need protection
By pacifying all the four hundred and one different kinds of diseases
As well as all the epidemic and infectious diseases
At the time of epidemic in this degenerate era.
Please save and protect us all
!*

* Fragment from Parnashavari’s sadhana from the Namcho Cycle, revealed in the 17th century by Terton Migyur Dorje, who primarily received them from Bodhisattva Avalokiteshvara and Padmasambhava.

Goddess Parnashavari Practice from the Namchö Cycle

Theo Buddhistdoor.net

Link bản gốc:

Parnashavari: Goddess of Natural Healing