tuvan

Vi Diệu Pháp Tạng và công trình Dịch thuật ở Việt Nam

Luận tạng là chìa khóa để thấy biển tuệ của chư phật. Học phật không nghiên cứu luận tạng chẳng khác nào làm toán mà không thông thạo bảng cửu chương

  1. NGUỒN GỐC

 

Theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy thì Tạng Vi Diệu Pháp (A tỳ Ðàm) được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo Lợi (tāvatimsa) với tác ý trả hiếu cho thân mẫu. Ngày nay chúng ta đến hành hương ở Ấn độ để chiêm bái bốn chỗ Ðộng tâm: Ðản sanh, Thành đạo, Chuyển pháp luân và nơi Phật nhập diệt. Ngoài bốn chỗ động tâm, có thêm một điểm chiêm bái không kém phần lôi cuốn khách hành hương đó là địa điểm đức Phật trở về thế gian sau khi thuyết pháp ở cung trời Ðạo Lợi. Ở đây, hiện tại là một nơi hoang dã cách xa thành phố Bombay.Tại địa điểm quan trọng này, ngược dòng lịch sử hơn 2500, Ðại đế Asoka đã đến chiêm bái và nhà vua dựng một trụ đá hình sư tử có ghi vài dòng chữ, để đánh dấu rằng đức Phật thuyết pháp ở cung trời Ðạo Lợi và ngài trở về thế gian là sự thật.

Kết quả hình ảnh cho đức phật giảng pháp ở cung trời đao lợi

Tuy nhiên ngày nay cũng có một vài học giả cho rằng Tạng Vi Diệu Pháp là do những nhà luận sư sau này trước tác. Nếu căn cứ theo lịch sử và kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy thì chúng ta tin chắc rằng tạng Vi Diệu Pháp do đức Phật thuyết giảng và kỳ kết tập thứ nhất tạng này được ngài Ananda trung tuyên trong phần giáo pháp. Mãi đến kỳ kết tập thứ ba, tạng Vi Diêu Pháp mới được đại hội phân chia độc lập, như vậy lúc này kinh điển của Phật giáo có ba tạng: Tạng kinh, Tạng luật và Tạng luận (Vi diệu pháp. Chúng ta không nên nhầm lẫn bộ Kathāvatthu của ngài Mục Kiền Liên Tử (Moggaliputta-Tissa- thera ) trước tác trong kỳ kết tập thứ ba là của đức phật, tên bộ sách thì giống nhau nhưng nội dung thì ngài Mục Kiền Liên Tử dựa trên 500 câu của đức phật giảng trên cõi trời và viết lại theo hoàn cảnh, tôn giáo, bộ phái và xã hội Ấn độ thời đó.

Ðọc tạng Vi diệu pháp chúng ta tin chắc rằng người giảng không phải là phàm phu mà là một con người siêu phàm (trí của bậc toàn giác). Cho dù có một số quan niệm cho rằng tạng Vi diệu pháp không phải do đức Phật giảng, nhưng điều đó đối với người Phật tử chúng ta không quan trọng mà điều quan trọng là? pháp môn đó có phù hợp với nền khoa học đương đại, có giúp ích con người để xây dựng đời sống an lạc và hạnh phúc, áp dụng tu tập có dễ dàng đoạn trừ tham sân si hay không.

  1. ĐỊNH NGHĨA

Danh từ Abhidhamma có nghĩa là giáo lý cao siêu, vi diệu. Gồm  có hai thành phần : Abhi là sự thù thắng, uyên thâm, sâu xa; Dhamma là giáo pháp, lời dạy của đấng giác ngộ. Do đó Vi diệu pháp là giáo lý tinh hoa của đức Phật, giáo lý này đặc thù và nhiều pháp môn  hơn Kinh tạng và Luật tạng.

Kết quả hình ảnh cho vi diệu pháp

Có người sẽ hỏi giáo lý của đức Phật có công năng giúp chúng sinh tu tập giải thoát tại sao lại phân chia phần Luận tạng là vi diệu. Xin thưa, vi diệu ở đây không phải ở trên phương diện giải thoát mà ở trên phương diện diễn đạt trình độ giáo lý cho chúng sinh ở mức độ cao thấp. Vì trong Kinh tạng và Luật tạng, đức Phật thuyết giảng giáo lý theo ngôn từ phổ thông, Tục đế như: Chư thiên, Ma vương, vua,  quan, đàn ông, đàn bà ?  trái lại Luận tạng đức Phật trình bày giáo lý theo ý nghĩa Chân đế (paramattha) như: uẩn, xứ, giới, đế. . .Do đó việc phân chia Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng rất phù hợp theo trình độ nhân duyên của chúng sanh, nếu trong Luật tạng đức Phật sử dụng ngôn từ con người bằng 5 uẩn thì ai sẽ phạm giới và ai sẽ hành trì giới luật để tu tập giải thoát.

  1. MỤC ĐÍCH HỌC TẠNG DIỆU PHÁP

Nội dung Vi Diệu Pháp được đức Phật trình bày bằng bốn nội dung chính: Tâm, Tâm sở, Sắc pháp và Níp bàn. Khi nói về tâm và tâm sở, luận tạng giúp cho chúng ta nhận thấy được pháp duyên khởi hoặc nguyên lý hình thành sự hiện hữu của tâm và sự diễn tiến hoại diệt từng sát na của chúng. Khi nói về sắc pháp, luận tạng trình bày thể trạng của sắc pháp, những duyên tạo hợp, cũng như những tiến trình sanh diệt từng sát na của lộ sắc. Khi nói về Níp bàn, luận tạng giải thích cặn kẻ về pháp hữu vi sanh  diệt, tạm bợ, vô thường  giúp chúng ta nhàm chán thế sự thăng trầm luân chuyển theo dòng đời để mau  tu tập đạt đến đạo quả Níp bàn- vắng lặng phiền não, không còn tham sân si.

Kết quả hình ảnh cho vi diệu pháp

Do đó việc nghiên cứu và học Vi diệu pháp đối với người Phật tử chúng ta cần phải trau giồi và thông suốt.

Vì thông hiểu vi diệu pháp: chúng ta sẽ nhìn vạn pháp đúng theo nghĩa chân đế và không còn chấp những kiến thức sai lệch về thế gian và con người.

 Thông hiểu vi diệu pháp giúp chúng ta có một nền tảng giáo lý căn bản  bằng cách diễn đạt Pháp, Từ, Nghĩa và Biện vô ngại giải.

 Thông hiểu Vi diệu pháp sẽ giúp hành giả tu tập pháp môn Tứ niệm xứ dễ dàng, chính xác và có hiệu quả cao, không lẫn lộn giữa Tục đế và Chân đế.

  1. CÔNG TRÌNH DỊCH THUẬT Ở VIỆT NAM

Tạng Vi diệu pháp- A tỳ đàm Pāli phần chánh tạng đã được cố Hòa thượng Tịnh Sự phiên dịch ra Việt ngữ và đã ấn hành phổ biến trong giới Phật giáo cũng như phổ biến trên mạng Internet, nhưng phần chú giải thì chưa phiên dịch xong, chỉ có quyển chú giải Thuyết Luận Sự (Kathavatthu) và chú giải Bộ Pháp Tụ (atthasalini) do Tỳ Khưu Siêu Minh biên dịch. Bên cạnh đó quyển Thắng pháp tập yếu luận của ngài Anuruddha trước tác đã được Hòa thượng Minh Châu phiên dịch. Ðọc bộ này chúng ta có khái niệm tổng quát  về bảy bộ Vi Diệu Pháp. Ðồng thời theo chiều hướng khai sơn phá thạch của nhị vị phiên dịch Luận tạng trên, Thượng tọa Giác Chánh, Thượng Toạ Giác Giới, Thượng Toạ Chánh Minh, Đại Đức Khải Minh, Ðại Đức Giác Nguyên, Đại Đức Thiện Minh, cư sĩ Phạm Kim Khánh v.v… biên soạn, dịch thuật một số tác phẩm Vi diệu pháp có giá trị rất cao nhằm giúp cho Phật tử học hiểu Vi Diệu Pháp dễ dàng.

Vi Diệu pháp là luận tạng trong ba tạng kinh điển. Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) được dịch ra nhiều danh từ khác nhau, nhưng hoàn toàn không phản nghĩa nhau: Vi Diệu pháp, Thắng pháp, Vô tỷ pháp, A Tỳ đàm? Tạng vi diệu pháp là kho tàng chân lý rất cao siêu, theo truyền thống tạng này đức Bổn sư giảng trên cõi Trời Ðạo lợi độ Phật mẫu và Chư Thiên vào hạ thứ bảy sau khi ngài thành đạo.

  1. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LUẬN  TẠNG PALI

  1. 7  Luận-  Hoà Thượng Tịnh Sự
  2. Thắng Pháp Tập yếu Luận- Hoà Thượng Thích Minh Châu
  3. Vi Diệu Pháp vấn đáp- Hoà Thượng Hộ Tông
  4. Vi Diệu Pháp Khái Lược- HT. Narada- Phạm Kim Khánh dịch
  5. Vi Diệu Pháp Nhập Môn- TT. Giác Chánh biên soạn
  6. Vi Trình Tâm Pháp- TT. Chánh Minh biên soạn
  7. Tâm Lý và Triết Học Phật Giáo- Tỳ Kheo Thiện Minh dịch
  8. Tâm Sở- Môn Tâm Lý và Triết Học Phật Giáo- Nguyễn Văn Sáu dịch
  9. Vi Diệu Pháp- Giáo Thọ Sư Giác Giới
  10. Chú Giải Thuyết Luận Sự- Nguyễn Văn Sáu
  11. Chú Giải Bộ Pháp Tụ- Tỳ Khưu Siêu Minh
  12. Chú Giải Bộ Phân Tích- Tỳ Khưu Siêu Minh

  1. TÓM TẮT 7 BỘ LUẬN

1-  Bộ pháp tụ (Dhammasanginī):  Nội dung giải thích những vấn đề quan trọng của tạng vi diệu pháp. Bộ này có giá trị đạo đức, tâm lý học Phật giáo rất cao siêu và nhiệm mầu. Bộ này là một giáo tài giảng dạy ở Tích Lan rất thạnh hành.

Bộ nầy chia làm bốn chương là:

  1. Tâm (Citta)
  2. Sắc (Rūpa),
  3. Tóm Lược (Nikkhepa),
  4. Biện Minh (Atthuddhāra).

Bộ sách nầy giải thích 22 Tika Mātikās (Mẫu Đề Tam) và 100 Duka Mātikās (Mẫu Đề Nhị) bao gồm phần tinh túy của Tạng Diệu Pháp. Phần lớn của bộ nầy giải thích ba câu đầu tiên — Thiện Pháp (Kusalā Dhamma), Bất Thiện Pháp (Akusalā Dhamma) và Vô Ký? (Abyākatā Dhammā).

Kể về lượng, bộ nầy hơn mười bhānavāras (), tức là hơn 104,000 chữ.

 2-  Bộ phân tích (Vibanga):  Nội dung của bộ phân tích có ba phần chính, một bàn về giáo lý căn bản cuả Phật giáo, hai bàn về cấp độ trí tuệ và ba bàn về những trở ngại của trí tuệ giác ngộ.

Bộ nầy chia làm mười tám (18) mục

Ba mục đầu, quan trọng hơn tất cả, đề cập đến Khandha (Uẩn), Āyatana (Xứ) và Dhātu (Giới). Các mục khác đề cập đến Sacca (đế),  Indriya (Căn, quyền). yākāra (duyên khởi), Satipaṭṭhāna (Niệm Xứ), Sammappadhāna (Tứ Chánh Cần), Iddhipāda (Tứ Thần Túc), Bojjhañga (Thất Giác Chi), Jhāna (Thiền), Appamaddā (Vô Lượng), Magga (đạo), Sikkhāpada (Giới Luật), patisambhida (Vô Ngại Giải), Panna (Trí Tuệ) v.v…

Phần lớn những tiết mục nầy gồm ba phần: giải thích theo Kinh (Suttanta), giải thích theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) và giáo lý đại cương  (Pañhapucchaka).

Bộ nầy gồm ba mươi lăm bhānavāras và 280,000 chữ.

3- Bộ nguyên chất ngữ(Dhātukatha): Nội dung gồm có 14 chương bàn về năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, bốn đế, bốn thiền, năm lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo.

Bộ luận này : các pháp này có nằm hay không nằm trong các xứ, có liên họp hay không liên họp với các uẩn (khandha), các thành phần liên hệ đến giác quan (āyatana) và các nguyên tố cấu thành sắc pháp.

Bộ nầy gồm mười bốn chương, nhiều hơn sáu bhānavāras, (48,000 chữ).

4- Bộ nhân chế định (puggalapannatti): Nội dung đề cập đến những hạng người. Về hình thức trình bày rất giống kinh tạng, những phép ẩn dụ rất độc đáo.

Về phương pháp trình bày sách nầy giống như Tăng Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikāya) của Tạng Kinh. Thay vì đề cập đến các Pháp khác nhau, sách nầy đề cập đến những loại có cá tánh khác nhau. Có mười chương. Chương đầu đề cập đến những cá tánh đơn độc. Chương nhì các nhóm hai cá tánh, Chương ba, các nhóm có ba cá tánh v.v…

Kể về lượng, sách nầy hơn năm bhānavāras (40.000 chữ)

5-  Bộ Ngữ tông hay luận sự (kathāvatthu): Bộ ngữ tông tương truyền do ngài Moggaliputta tissa biên soạn trong thời kỳ kiết tập kinh điển lần thứ ba.Có lẽ phần chú giải là của ngài nhưng 500 câu nguyên thủy chắc chắn do đức Phật giảng trên cõi Trời. Bộ ngữ tông hiện nay của chúng bao gồm 23 phần, trong đó chủ yếu là những câu vấn đáp. Tất cả những câu hỏi nêu lên là những vấn đề hoài nghi với giáo lý và do đó những câu trả lời luôn luôn ở dưới gốc độ truyền thống.

Sách đề cập đến 216 điểm tranh luận, và chia làm 23 chương.

Chú giải của tập Atthasālini ghi nhận rằng bộ này gồm 1000 vấn đề: năm trăm câu là chánh thống, năm trăm câu là phi chánh thống.

6-  Bộ song đối (yamaka): Gồm những câu vấn đáp, lý luận hai chiều và nội dung giải quyết những vấn đề rắc rối còn tồn động lại ở các bộ trước.

Gọi như vậy vì theo phương pháp luận giải của sách nầy, suốt từ đầu đến cuối, luôn luôn có hai câu đi đôi. Một câu hỏi và một câu đối lại, (mệnh đề hoán vị). Thí dụ cặp đầu của chương đầu đề cập đến “Căn”, hay cội rễ, nguồn gốc, lập luận như sau: “Có phải tất cả các thiện pháp đều là thiện căn không? Và có phải tất cả các thiện căn đều là thiện pháp không?”

Bộ nầy chia làm mười chương là: Mūla (Căn, hay cội rễ), Khandha (Uẩn), Āyatana (Xứ, hay thành phần có liên hệ đến giác quan, lục căn), Dhātu (Giới, ), Sacca (đế), Saṅkhāra ( pháp Hữu Vi), Anusaya (Tiềm Thùy, tâm tánh tiềm ẩn ngủ ngầm trong luồng nghiệp của chúng sanh), Citta (Tâm Vương), Dhamma (Pháp), và Indriya ( Căn hay Quyền).

Sách gồm 120 bhānavāras (960.000 chữ)

7-  Bộ đại xứ (patthāna): Nội dung tập này chuyên sâu vào giáo lý duyên hệ của vạn pháp qua 24 duyên hệ. Ðây là một bộ sách có giá trị rất cao, theo truyền thống bộ này đức Phật giảng ngài vận dụng trí tuệ của ngài ở một mức rất cao, thậm chí hào quang của ngài tỏa khắp cả một gốc trời. Phần chánh tạng của Việt ngữ  dung chứa khoảng 7 cuốn, dày khoảng 350 trang.

Đây là quyển sách quan trọng và lớn nhất của tạng Vi Diệu Pháp. Người đọc sách này chỉ có thể khâm phục trí năng tham cao và tuệ minh sát sâu sắc của đức Phật. Chắc chắn rằng muốn làm nên được một bản khái luận vừa sâu xa vừa rộng rãi như vậy tức nhiên phải là bậc giác ngộ và giải thoát.