Dzongsar Rinpoche 222

Năm cách nhớ tưởng sai lạc

Năm Cách Nhớ Tưởng Sai Lạc 

Hãy tránh việc nhớ chữ mà quên nghĩa, 
Hoặc nhớ nghĩa mà quên lời. 
Hãy tránh việc nhớ cả hai mà không hiểu ý
Nhớ lộn xộn, hay nhớ sai lạc không chính xác

Không nên gán một tầm quan trọng thái quá cho những cú pháp biến hóa tao nhã mà không cố gắng phân tích ý nghĩa sâu xa của văn tự, chẳng khác nào một đứa bé đang nhặt hoa. Vì chỉ có văn tự suông thì chẳng có lợi ích gì cho tâm thức. Ngược lại, chớ xem thường cách thức những giáo huấn đó được giải bày, và coi đó chỉ thuần là ngôn từ nên chẳng có gì là cần thiết. Nếu như vậy thì mặc dù bạn có thể thấu hiểu được ý nghĩa thâm sâu, nhưng bạn sẽ không còn có được phương tiện để có thể diễn tả ý nghĩa đó. Văn tự và ý nghĩa sẽ mất đi mối liên kế

Nếu bạn nhớ được giáo lý mà không nhận ra được những mức độ khác nhau của ý nghĩa – gồm có ý nghĩa thích hợp (phương tiện nghĩa), chân nghĩa và ý nghĩa gián tiếp (dụ nghĩa) – thì bạn sẽ nhầm lẫn về những điều mà văn tự muốn ám chỉ.18 Điều này có thể dẫn bạn xa rời Chân Pháp. Nếu ghi nhớ một cách lộn xộn thiếu trật tự thì bạn sẽ làm cho trình tự đúng đắn của giáo lý ấy bị rối tung lên, và rồi mỗi lần bạn lắng nghe, giải thích hay thiền định về giáo lý ấy, sự nhầm lẫn rối tung kia sẽ còn tăng lên gấp bội. Nếu bạn nhớ không chính xác những điều đã được nói ra, vô số vọng niệm sai lầm sẽ gia tăng.19 Điều này sẽ làm hư hỏng tâm bạn và làm giảm giá trị của những giáo huấn. Hãy xa lánh tất cả những lỗi lầm này và hãy ghi nhớ tất cả – gồm có văn tựý nghĩa và thứ tự của bài giảng – một cách đúng đắn, không có bất kỳ sai lạc nào.

Dù bài giảng có dài và khó tới đâu chăng nữa, bạn chớ nên ngã lòng và đừng tự hỏi chừng nào sẽ kết thúc; hãy kiên trì. Và dù bài giảng có ngắn gọn và đơn giản tới đâu, bạn cũng đừng đánh giá thấp, cho rằng đây là những điều hoàn toàn sơ đẳng.

Như thế thật là điều cực kỳ cần thiết để bạn có thể nhớ được cả văn tự lẫn ý nghĩa một cách hoàn hảo, đúng trình tự và với tất cả mọi sự cùng nối kết lại với nhau một cách đúng đắn.

English Version

The Five Wrong Ways of Remembering

Avoid remembering the words but forgetting the meaning, Or remembering the meaning but forgetting the words. Avoid remembering both but with no understanding,
Remembering them out of order, or remembering them incorrectly.

Do not attach undue importance to elegant turns of phrase without making any attempt to analyze the profound meaning of the words, like a child gathering flowers. Words alone are of no benefit for the mind. On the other hand, do not disregard the way in which the teachings are expressed, as being just the words and therefore dispensable. For then, even if you grasp the profound meaning, you will no longer have the means through which to express it. Words and meaning will have lost their connection.

If you remember the teaching without identifying the different levels-the expedient meaning, the real meaning and the indirect meaning-you

will be confused about what the words refer to.  This may lead you away from the true Dharma. If you remember it out of order, you will mix up the proper sequence of the teaching, and every time you listen to it, explain it, or meditate on it the confusion will be multiplied. If you remember incorrectly what has been said, endless wrong ideas will proliferate.  This will spoil your mind and debase the teaching. Avoid all these errors and remember everything-the words, the meaning and the order of the teachings-properly and without any mistake.

However long and difficult the teaching may be, do not feel disheart-ened and wonder if it will ever end; persevere. And however short and simple it may be, do not undervalue it as just elementary.

To remember both words and meaning perfectly, in the right order and with everything properly linked together, is therefore indispensable.

Đức Patrul Rinpoche
Trích Lời vàng của Thầy tôi