Dudjom Rinpoche, Kathmandu, Nepal.

Chất cam lồ huyền diệu

Namo!

Pháp Vương Nhân từ của tất cả các bộ Phật, (1)

Bản chất và hiện thân của mọi đối tượng quy y,

Con kính lễ Đức Liên Hoa Sanh, vương miện tôn quý của con!

 Nếu ta chỉ dạy cho những người khác bằng cách thế tuyệt hảo nhất thì ai trên trái đất này lắng nghe? Bởi ta hoàn toàn không có nhận thức sáng suốt và không thể là người dẫn dắt ngay cả cho chính mình! Mặc dù thế, con nhìn ta với thị kiến thanh tịnh và đã khẩn cầu ta. Vì vậy, để con không thất vọng, ta sẽ nói vài điều xuất hiện trong tâm.

Mọi thành công, dù lớn hay nhỏ, dù là những công việc có tính chất tâm linh hay thế tục, đều bắt nguồn từ kho công đức của con. Vì thế, đừng xao lãng ngay cả thiện hạnh không đáng kể. Hãy làm điều đó. Tương tự như thế, đừng bỏ qua những lỗi lầm bé nhỏ của con và coi là không quan trọng – hãy tự kềm chế mình! Hãy nỗ lực tích tập công đức, hãy cúng dường và bố thí. Với trái tim tốt lành, hãy cố gắng làm mọi sự lợi lạc cho chúng sinh. Đi theo bước chân của bậc hiền trí và cẩn trọng khảo sát mọi sự con làm.

Đừng làm nô lệ cho những kiểu cách không được truy xét. Hãy tiết kiệm lời nói. Hãy chín chắn và suy xét chu đáo các tình huống. Cần nuôi dưỡng những cội gốc nhận thức sâu xa: khát khao muốn làm mọi điều cần làm và từ bỏ tất cả những gì nên bỏ. Đừng chỉ trích bậc hiền trí hay mỉa mai các ngài. Hoàn toàn rũ bỏ mọi cảm thức ganh đua, ghen tị. Chớ khinh thường người ngu dốt, đừng quay lưng lại họ với sự kiêu căng, ngạo mạn. Hãy từ bỏ sự tự phụ của con. Hãy từ bỏ tánh tự coi mình là quan trọng. Tất cả những điều này rất cần thiết. Hãy hiểu rằng con mắc nợ lòng tốt của cha mẹ con về cuộc đời của con, vì thế đừng để họ buồn lòng mà hãy đáp ứng những ước nguyện của cha mẹ. Hãy tỏ ra nhã nhặn và quan tâm đến tất cả những ai phụ thuộc vào con. Hãy làm họ thấm nhuần ý thức về sự tốt lành, và dạy họ làm điều đức hạnh và tránh điều xấu ác. Hãy kiên nhẫn với những khiếm khuyết nhỏ bé của họ và kềm chế tính khí xấu xa của con – nhớ rằng điều nhỏ bé nhất có thể hủy hoại một hoàn cảnh tốt lành.

Đừng giao du với những kẻ có tâm trí nhỏ hẹp, đừng đặt niềm tin nơi những bạn bè sơ giao và chưa được thử nghiệm. Hãy kết bạn với những người trung thực, thông tuệ và cẩn trọng, và hãy có một ý thức về sự đúng mực và nhã nhặn. Đừng kết bạn với những kẻ xấu không hề quan tâm đến nghiệp quả, những kẻ nói dối, lừa đảo và trộm cắp. Đừng dính líu với họ nhưng hãy làm điều này một cách khéo léo. Đừng trông cậy vào những kẻ nói những lời ngọt ngào trước mặt và làm điều trái ngược sau lưng con.

Đối với bản thân con, hãy kiên định trong sự thăng trầm của hạnh phúc và đau khổ. Hãy thân thiện và bình thản với những người khác. Việc nói huyên thuyên quá độ và thiếu kiểm soát sẽ khiến con bị uy lực của họ tác động; im lặng thái quá khiến họ không hiểu được những điều con muốn nói. Giữ một cách cư xử trung dung: đừng vênh váo với sự tự tín, mà cũng đừng làm một tấm thảm chùi chân. Đừng chạy theo chuyện tầm phào mà không truy xét sự thực của nó. Hiếm ai biết cách ngậm miệng. Vì thế đừng huyên thuyên về những ước muốn và ý định của con – hãy giữ những điều ấy cho riêng con. Và dù con đang nói với một kẻ thù, một người quen, hay một người bạn, đừng bao giờ làm gãy đổ niềm tin.

Hãy nồng nhiệt với mọi người, hãy mỉm cười và chuyện trò vui vẻ. Hãy giữ lập trường của con. Hãy tôn kính các bậc trưởng thượng và thậm chí khi có những điều không thích hợp với họ, đừng khinh miệt họ. Đồng thời, cũng đừng nhún nhường quá mức đối với người thô lỗ, ngay cả khi họ kiêu ngạo và đầy tự mãn.

Hãy khéo léo: đừng hứa những điều con biết là không thể giữ. Vì thế, hãy trân trọng những gì con đã hứa, và không bao giờ bỏ qua chúng như điều không quan trọng. Đừng ngã lòng bởi sự bất hạnh và không đạt được những gì con mong muốn, thay vào đó, hãy suy xét cẩn thận xem thực ra con được và mất những gì.

Mọi hành vi thế tục như thế, được tuân thủ với nhận thức đúng đắn, sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng trong đời này và như có nói, một chuyển di nhanh chóng tới các cõi linh thánh.

Tuy nhiên, nếu con muốn hoàn toàn thoát khỏi sinh tử, đây là một vài lời khuyên sẽ trợ giúp con trên con đường dẫn đến giải thoát.

Nếu con không mãn nguyện thì con vẫn nghèo khó dù có nhiều tiền của đến đâu chăng nữa. Vì thế hãy quyết định là con có đầy đủ, và giũ sạch sự khát khao và tham muốn. Quả thực ít có ai biết rằng của cải đang trôi đi và không bền vững, và hiếm ai có thể thực hành bố thí một cách hoàn hảo. Ngay cả đối với những người thực hành pháp này, bố thí thường bị vấy bẩn bởi ba sự bất tịnh và bị lãng phí, giống như thực phẩm bị trộn lẫn thuốc độc. (2)

Ngoại trừ chúng sinh thống khổ trong địa ngục, không ai trong sinh tử không yêu quý cuộc đời. Trong bảy điều tuyệt vời của các cõi giới cao, trường thọ là một nghiệp quả tương tự như nguyên nhân của nó. (3) Vì thế, nếu con muốn có một cuộc đời trường thọ, hãy bảo vệ mạng sống của chúng sinh. Hãy nhất tâm vào việc thực hiện điều này!

Hãy nuôi dưỡng niềm tin và lòng kính ngưỡng đối với Tam Bảo và vị Thầy của con. Nỗ lực làm mười thiện hạnh và kết hợp thông tuệ trong trẻo với sự nghiên cứu uyên bác. Hãy nuôi dưỡng một ý thức về đức liêm chính của cá nhân con và sự đúng đắn đối với người khác. Với bảy điều quý báu siêu phàm này, con sẽ luôn luôn hạnh phúc. (4)

Đạt được an bình và hạnh phúc cho bản thân là cách tiếp cận Hinayana của các vị Thanh Văn và Duyên Giác. Lòng vị tha của Bồ đề tâm là con đường của những người có tiềm năng vĩ đại (thượng căn). Vì thế hãy tu tập các công hạnh của chư vị Bồ Tát, và hãy làm điều này trong một phạm vi rộng lớn! Hãy gánh vác trách nhiệm giải thoát tất cả chúng sinh khỏi luân hồi sinh tử. Trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của Phật pháp, không điều nào sâu xa hơn Bồ đề tâm. Hãy hết sức nỗ lực trên con đường khi hợp nhất Bồ đề tâm tuyệt đối và tương đối. Điều này sẽ khiến con rút ra được tinh túy của mọi Kinh điển và Mật điển. Điều phục tâm của mình là cội gốc của Giáo pháp. Khi tâm được kiểm soát, các ô nhiễm tự nhiên suy giảm.

Đừng để con trở nên chai lì và dửng dung đối với Pháp; đừng để con lạc lối. Hãy làm cho Giáo pháp sâu xa thấm đẫm tâm con. Giờ đây là lúc con đã có đời người tuyệt hảo và rất khó được này. Giờ đây là lúc con có tự do để thực hành giáo lý, đừng phí phạm thời gian của con. Hãy nỗ lực thành tựu mục tiêu bất biến siêu việt, bởi cuộc đời đang trôi đi và không xác định được bao giờ cái chết đến. Cho dù ngày mai con sẽ chết, con nên có sự tin cậy và không hối tiếc.

Hãy nuôi dưỡng lòng kính ngưỡng chân thực đối với Bổn sư, thương yêu các huynh đệ kim cương của con, và nuôi dưỡng tri giác thanh tịnh đối với họ. Các đệ tử luôn luôn thiết tha gìn giữ samaya và các giới nguyện như giữ gìn mạng sống của họ là những người may mắn. Họ sẽ nhanh chóng đạt được thành tựu.

Vô minh, năm độc, hoài nghi, và bám chấp nhị nguyên là những cội nguồn của sinh tử và những khổ đau của ba cõi. Có một cách đối trị xua tan hay giải thoát mọi sự trong một cú đánh duy nhất. Đó là trí tuệ tự nhiên, trí tuệ nguyên sơ của giác tánh. Vì thế, hãy tin tưởng ở giai đoạn phát triển: Các hình tướng, âm thanh, và tư tưởng chính là sự phô diễn của Bổn Tôn, thần chú, và trí tuệ nguyên sơ. Kế đó, hãy an trụ trong con đường “kế tiếp” (anuyoga) của ba tri giác riêng biệt, giai đoạn toàn thiện, trạng thái lạc và không.(6)

Hãy đứng trên thực hành tối thượng của Tâm Yếu – sinh tử và niết bàn là sự phô diễn của giác tánh. Không xao lãng, không thiền định, trong một trạng thái thư thản tự nhiên, hãy luôn luôn an trụ trong sự trần trụi thâm nhập toàn khắp của thực tại tối thượng.

Chú thích:

(1) Đó là năm bộ (gia đình) giác ngộ: Như Lai, Kim Cương, Bảo Sanh, Liên Hoa, và Nghiệp (Hành động). Thống lĩnh các bộ này là năm vị Phật Thiền (Tỳ Lô Giá Na, Kim Cương Tát Đỏa, Bảo Sanh, A Di Đà và Bất Không Thành Tựu một cách tương ứng). Năm bộ Phật tượng trưng cho năm phương diệncủa Phật quả.

(2) Ba bất tịnh của sự bố thí có thể được cho là ám chỉ sự chuẩn bị, hành động bố thí thực sự, và sự kết thúc của hành động. Nó có nghĩa là (i) tặng vật có nguồn gốc từ sự sinh nhai tà vạy; (ii) hành động bố thí được thực hiện với ý hướng sai lầm; (iii) người bố thí không hoan hỉ với hành động của mình và cảm thấy hối tiếc.

(3) mtho ris yon tan bdun, trường thọ, sức khỏe hoàn hảo, sắc đẹp, may mắn, gia đình hay địa vị xã hộitốt lành, giàu có, và thông tuệ là những phẩm tính của các cõi cao.

(4) ‘phags pa’i nor bdun. Bảy điều quý báu siêu phàm là: niềm tin, giới luật, bố thí, uyên bác, ý thức xấu hổ, ý thức đúng đắn đối với người khác, và thông tuệ hay trí tuệ minh mẫn.

(5) chos dred. Các diễn đạt của người Tây Tạng để chỉ một người hiểu biết Pháp (có thể rất giỏi) nhưng không thâm nhập nó, và trở nên hờ hững và khó tiếp nhận vị Thầy và giáo lý.

(6) ‘du shes hay shes bya gsum. “Ba tri giác riêng biệt” là một ám chỉ thực hành được liên kết với nhập môn thứ ba.

 Nguyên tác: “Magical Nectar,” trích trong “Counsels from My Heart” by Dudjom Rinpoche

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ


English Version

Magical Nectar: Advice for a Disciple

Namo!
Gracious Lord of all the Buddha Families,
The nature and embodiment of every refuge,
To you, the Lotus-Born, my jeweled crown, I bow in homage!

If I were to instruct others in the excellent way, who on earth would listen? For I am wholly without discrimination and cannot be a guide even for myself! Still, you see me with pure vision and you did ask. So rather than being a disappointment, I will say a few things as they come to mind.

All success, great and small, whether in spiritual or temporal affairs, derives from your stock of merit. So never neglect even the slightest positive deed. Just do it. In the same way, don’t dismiss your little faults as unimportant; just restrain yourself! Make an effort to accumulate merit: make offerings and give in charity. Strive with a good heart to do everything that benefits others. Follow in the footsteps of the wise and examine finely everything you do. Do not be the slave of unexamined fashions. Be sparing with your words. Be thoughtful rather, and examine situations carefully. For the roots of discrimination must be nourished: the desire to do all that should be done and to abandon all that should be abandoned.

Do not criticize the wise or be sarcastic about them. Rid yourself completely of every feeling of jealous rivalry. Do not despise the ignorant, turning away from them with haughty arrogance. Give up your pride. Give up your self-importance. All this is essential. Understand that you owe your life to the kindness of your parents. Therefore do not grieve them but fulfill their wishes. Show courtesy and consideration to all who depend on you. Instill in them a sense of goodness and instruct them in the practice of virtue and the avoidance of evil. Be patient with their little shortcomings and restrain your bad temper, remembering that it only takes the tiniest thing to ruin a good situation.

Do not consort with narrow-minded people, nor place your trust in new and untried companions. Make friends with honest people who are intelligent and prudent and have a sense of propriety and courtesy. Don’t keep company with bad people, who care nothing about karma, who lie and cheat and steal. Distance yourself, but do it skillfully. Do not rely on people who say sweet things to your face and do the reverse behind your back.

As for yourself, be constant amid the ebb and flow of happiness and suffering. Be friendly and even with others. Unguarded, intemperate chatter will put you in their power; excessive silence may leave them unclear as to what you mean. So keep a middle course: don’t swagger with self-confidence, but don’t be a doormat either. Don’t run after gossip without examining the truth of it. People who know how to keep their mouths shut are rare. So don’t chatter about your wishes and intentions; keep them to yourself. And whether you are speaking to an enemy, an acquaintance or a friend, never break a confidence.

Be welcoming with people, and smile and talk pleasantly. And keep to your position. Be respectful towards your superiors, even when things do not go well for them. Don’t scorn them. At the same time, don’t bow and scrape before the vulgar, even when they are proud and full of themselves.

Be skillful in not making promises that you know you cannot keep. By the same token, honor the promises you have made, and never dismiss them as unimportant. Do not be depressed by misfortune and the failure to get what you want. Instead be careful to see where your real profit and loss lie.

All such worldly conduct, adopted with proper discrimination, will result in this life’s fortune and prosperity and, so it is said, a speedy passage to the divine realms.

If, however, you want to get out of samsara completely, here is some advice that should help you on your way to liberation.

If you have no contentment, you are poor no matter how much money you have. So decide that you have enough, and rid yourself of yearning and attachment. It’s a rare person indeed who knows that wealth is passing and unstable and who can therefore practice perfect generosity. For even those who do practice it, generosity is often soiled by the three impurities and is wasted, like good food mixed with poison.

Apart from the beings agonizing in hell, there is no one in samsara who does not cherish life. Now, of the seven excellencies of the higher realms, longevity is a karmic effect similar to its cause. Therefore, if you want to live long protect the lives of others; concentrate on doing this!

Cultivate faith and devotion to the Three Jewels and to your teacher! Strive in the ten virtues and combine clear intelligence with extensive learning. And nurture a sense of personal integrity and propriety with regard to others. With these seven sublime riches you will always be happy!

To gain peace and happiness for oneself is the hinayana approach of the Shravakas and Pratyekabuddhas. The altruism of bodhichitta is the path of beings of great potential. Therefore train yourself in the deeds of bodhisattvas, and do this on a grand scale! Shoulder the responsibility of freeing all beings from samsara. Of all the eighty-four thousand sections of the Buddha’s teachings, there is nothing more profound than bodhichitta. Therefore make every effort on the path, uniting absolute and relative bodhichitta, which distills the essence of all the sutras and the tantras. The subduing of one’s own mind is the root of dharma. When the mind is controlled, defilements naturally subside.

Do not allow yourself to become impervious and blasé with regard to the dharma; do not lead yourself astray. Let the profound dharma sink into your mind. Now that you have obtained this excellent life, so hard to find, now that you have the freedom to practice the teachings, don’t waste your time. Strive to accomplish the supreme, unchanging goal. For life is passing, and there is no certainty about the time of death. Even if you are to die tomorrow, you should have confidence and be without regret.

Therefore, cultivate a real devotion for your root teacher, and love your vajra kindred, cultivating pure perception in their regard. Fortunate are those disciples who at all times keep their samaya and vows as dearly as their lives. They gain accomplishment quickly.

Ignorance, the five poisons, doubt and dualistic clinging are the roots of samsara, and the sufferings of the three realms. To this there is one antidote that removes or “liberates” everything in a single stroke. It is spontaneous wisdom, the primal wisdom of awareness. Be confident, therefore, in the generation stage: appearances, sounds and thoughts are but the primordial display of deity, mantra and primal wisdom. Then settle in the “subsequent” (anuyoga) path of the three specific perceptions, the perfection stage, the state of bliss and emptiness.

Take your stand on the ultimate practice of the Heart Essence—samsara and nirvana are the display of awareness. Without distraction, without meditation, in a state of natural relaxation, constantly remain in the pure, all-penetrating nakedness of ultimate reality.

Few of Dudjom Rinpoche’s teachings have until now been available in English, so we are honored to present these two talks by him from Counsels from My Heart, available from Shambhala Publications. From Counsels from My Heart, by Dudjom Rinpoche, © 2001.

Kyabje Dudjom Rinpoche