dilgo khyentse Rinpoche 4

Lời dạy cuối cùng của Đức Dilgo Khyentse Rinpoche

“Cho dù ngày hôm nay cái chết tấn công bạn như tia chớp, bạn phải sẵn sàng chết không chút buồn phiền và hối tiếc, chẳng có bất kỳ bám chấp nào về những gì được bỏ lại. Khi an trụ trong việc nhận ra quan điểm tuyệt đối, bạn nên từ bỏ cuộc đời này như một con chim đại bàng bay vút lên bầu trời xanh.”
—Dilgo Khyentse Rinpoche

Dilgo Khyentse Rinpoche sinh năm 1910 tại miền Đông Tây Tạng. Ngay khi là một cậu bé, Rinpoche đã hiển lộ một khát khao mãnh liệt là hoàn toàn dâng hiến bản thân cho cuộc đời tu tập. Trước khi vị Thầy chính của ngài thị tịch, Khyentse Rinpoche đã hứa với vị Thầy rằng ngài sẽ giảng dạy rộng rãi cho bất kỳ ai khẩn cầu ngài Giáo pháp.. Khi ấy ngài mười lăm tuổi và để tự chuẩn bị, hầu như ngài đã trải qua mười ba năm kế tiếp trong ẩn thất tĩnh lặng. Trong những ẩn thất hẻo lánh và hang động ở sâu trong vùng hoang vu của những đồi cây gần nơi sinh của ngài trong thung lũng Denkhok, ngài liên tục thiền định về lòng từ, bi, và ước muốn đưa tất cả chúng sinh tới sự giải thoát và giác ngộ. Các hành giả Phật giáo coi niệm tưởng về cái chết là sự khích lệ hữu hiệu nhất cho thực hành tâm linh. Trong khi ở trong ẩn thất, Khyentse Rinpoche viết:

Giữa những đám mây
của sự vô thường và huyễn hóa
Cùng với tia chớp của cuộc đời đang nhảy múa:
Bạn có thể nói mình sẽ không chết vào ngày mai?
Hãy thực hành Giáo pháp.
Bây giờ là lúc để chinh phục
thành trì của Đại Lạc.

Có lần ngài đã nói: “Vào lúc đầu, bạn nên được dẫn dắt bởi nỗi sợ sinh tử như một con nai đực thoát khỏi cái bẫy. Vào lúc giữa, bạn nên chẳng có gì để hối tiếc cho dù bạn chết, như một chủ trại đã cẩn trọng canh tác những cánh đồng của mình. Vào lúc cuối, bạn nên cảm thấy được giải thoát và sung sướng, như một người đã hoàn tất một công việc ghê gớm.” Sau mười ba năm đó, Khyentse Rinpoche nói với vị Thầy thứ hai của ngài rằng ngài ước muốn trải phần đời còn lại của mình trong ẩn thất thiền định cô tịch và nghiêm nhặt. Nhưng vị Thầy nói: “Đã đến lúc con giảng dạy và trao truyền cho người khác tất cả vô số những giáo lý quý báu mà con đã thọ nhận.” Người Tây Tạng cho rằng những Đạo sư như Khyentse Rinpoche đã thực sự siêu vượt những giới hạn của sinh và tử. Hành giả vĩ đại Milarepa đã viết:

Khi sợ hãi cái chết, ta đã đi tới những rặng núi,
Liên tục thiền định về cái chết xảy ra mà không thể đoán trước,
Và canh giữ pháo đài của bản tánh bất biến vô sanh
Giờ đây ta hoàn toàn siêu vượt mọi nỗi sợ về cái chết!

Chính Khyentse Rinpoche đã nói: “Cuối cùng khi cái chết đến, bạn sẽ đón chào nó như một người bạn cũ, tỉnh giác về toàn bộ thế giới hiện tượng thì vô thường và giống như một giấc mộng biết bao.” Ngài đã luôn luôn tỉnh giác một cách sâu sắc về sự vô thường và cái chết, và mỗi khi có ai xin ngài đến thăm họ hay khẩn cầu ngài trở lại lần nữa, ngài nói: “Nếu còn sống, ta sẽ đến.” Thậm chí sau khi ngài đã qua tuổi tám mươi, dường như khả năng chịu đựng đặc trưng của Khyentse Rinpoche chỉ bị ảnh hưởng chút ít. Tuy nhiên, vào đầu năm 1991, ngài bắt đầu biểu lộ những dấu hiệu sức khỏe sa sút. Ngài sụt ký và càng lúc càng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngài đã trải qua nhiều thời gian trong sự cầu nguyện im lặng và thiền định, chỉ dành một ít giờ trong ngày để gặp gỡ những người cần gặp ngài nhất. Khi ngài rời Nepal đi Bhutan, nhiều đệ tử thân cận của ngài đã cảm thấy là có thể họ sẽ không gặp ngài lần nữa. Ngài trải qua ba tháng rưỡi trong ẩn thất trước mặt Hang Cọp, Paro Taktsang, ở Bhutan, một trong những thánh địa linh thiêng nhất được gia hộ bởi Đức Liên Hoa Sanh, vị Đạo sư mang Phật giáo sang Tây Tạng. Trong năm đó, ngài đã nói nhiều lần rằng chẳng bao lâu nữa ngài sẽ rời bỏ thế giới này. Đôi khi ngài đùa bỡn về điều đó, nói những điều như: “Ta có nên chết bây giờ không?”

Sau đó một vị Lạt ma thật già tiên đoán rằng Khyentse Rinpoche có nguy cơ thị tịch. Thật không may là điều này đã thực sự xảy ra. Khyentse Rinpoche bị đau chân và phải trải qua một cuộc giải phẫu nhẹ. Sau đó, ngài trở nên yếu và gầy hơn. Nhiều buổi lễ đã được cúng dường cho sự trường thọ của ngài. Một hôm, một cầu vồng sáng chói xuất hiện bên trên chiếc lều mà Khyentse Rinpoche thường dùng vào ban ngày. Những Lạt ma khác đã giải thích đây là thời điểm các dakini đến thỉnh mời Khyentse Rinpoche tới những cõi Phật khác. Một lần vào ban đêm, người ta nghe tiếng một phụ nữ kêu khóc lớn tiếng quanh ẩn thất của Khyentse Rinpoche, nhưng dường như không có ai ở đó. Tương tự như vậy, một cầu vồng chiếu sáng trong một lối đi dưới điện thờ của Guru Rinpoche trong tu viện của Khyentse Rinpoche ở Nepal, theo một phương cách không thể giải thích được. Tuy nhiên, sau kỳ nhập thất, sức khỏe của Rinpoche dường tốt hơn trước. Nhưng chẳng mấy chốc ngài lại cho thấy các dấu hiệu bệnh tật, và trong mười hai ngày, hầu như ngài hoàn toàn không thể ăn hay uống. Đã ba lần ngài cho biết là mình sẽ không sống lâu. Khi Rabjam Rinpoche, là cháu trai và vị kế thừa tâm linh của ngài, và Dzongsar Khyentse Rinpoche, hóa thân của một trong những vị Thầy chính yếu của ngài, khẩn cầu ngài sống trường thọ và cúng dường ngài một pho tượng, một quyển sách, và một bảo tháp như những biểu tượng của thân, ngữ, và tâm giác ngộ, Khyentse Rinpoche nhận chúng và cúng dường lại cho hai Lạt ma hóa thân. Trước khi thị tịch ba ngày, ngài viết trên một mảnh giấy: “Ta sẽ đi vào ngày mười chín.” Đệ tử thân cận nhất và bằng hữu tâm linh của ngài là Trulshik Rinpoche đã đến từ Nepal vào ngày 26 tháng Chín, 1991 và các ngài đã có một cuộc gặp gỡ vui vẻ. Ngày hôm sau, 27 tháng Chín—ngày mười chín theo tháng Tây Tạng—vào lúc sẩm tối, ngài yêu cầu các thị giả giúp ngài ngồi trong tư thế thẳng lưng và đi vào một giấc ngủ an bình.

Lúc tảng sáng, hơi thở của ngài dừng lại và tâm ngài tan hòa trong phạm vi tuyệt đối. Ngay sau khi một vị Thầy lớn thị tịch, thực hành chính yếu được thực hiện là “hợp nhất tâm ta với tâm của guru,” cũng được gọi là Guru Yoga. Thực hành này đặc biệt quan trọng và mạnh mẽ khi một vị Thầy vĩ đại thị tịch và tự tâm ngài hợp nhất với phạm vi tuyệt đối, Pháp giới (dharmadhatu). Vào lúc này, phương diện tuyệt đối của tâm ngài, mà người ta gọi là Pháp thân (dharmakaya), trở nên rộng khắp và hợp nhất với tâm trí tuệ của tất cả chư Phật, như nước hòa hợp với nước. Hợp nhất tâm ta với tâm của vị Thầy là chứng ngộ bản tánh tuyệt đối của tâm vị Thầy, bản tánh đó giống như bản tánh chân thật của tâm của riêng ta. Như Lạt ma Shabkar đã nói:

Vào lúc đầu tôi coi vị Thầy như vị Thầy.
Vào lúc giữa tôi coi Kinh điển như vị Thầy.
Cuối cùng tôi coi tự tâm mình là vị Thầy.

Ba mươi sáu giờ sau khi vị Thầy trút hơi thở cuối cùng, Trulshik Rinpoche quyết định rằng thiền định cuối cùng của Khyentse Rinpoche đã hoàn tất, và xác thân ngài, hay kudung, được trân trọng cất giữ và được các tulku đưa tới điện thờ chính của Thimphu Dzong, nơi mọi người, từ nhà vua và hoàng gia cho đến những con người tầm thường nhất, đã đi tới và kính lễ. Trong nhiều giờ và ngày này qua ngày khác, nhiều Đạo sư từ mọi trường phái ở Bhutan cùng đổ về để tỏ lòng tôn kính. Thể theo khẩn cầu, để các đệ tử ở Tây Tạng và khắp nơi trên thế giới có thể đến và kính lễ lần cuối cùng với vị Thầy của mình, di hài của Khyentse Rinpoche đã được bảo quản trong một năm bằng cách sử dụng những phương pháp tẩm ướp truyền thống. Mỗi ngày thứ Sáu (ngày ngài thị tịch) trong bảy tuần lễ đầu tiên, một trăm ngàn đèn bơ đã được cúng dường tại bảo tháp Bodhnath gần Tu viện Shechen ở Nepal. Cuối cùng, di hài của ngài đã được hỏa thiêu gần Paro ở Bhutan, vào tháng Mười một năm 1992, trong buổi lễ kéo dài ba ngày được tham dự bởi trên một trăm Lạt ma quan trọng, hoàng gia và các Bộ trưởng của Bhutan, năm trăm đệ tử Tây phương và một đám đông khổng lồ khoảng sáu mươi ngàn người sùng mộ, một cuộc tụ hội chưa từng xảy ra trong lịch sử xứ Bhutan.

Giàn thiêu được quán tưởng như một mạn đà la và di hài của Đạo sư là Bổn Tôn chính yếu của mạn đà la. Vào lúc hỏa thiêu, bốn lễ “cúng dường lửa” trọng yếu, được hướng dẫn bởi các Lạt ma của bốn dòng truyền thừa chính yếu của Phật giáo Tây Tạng, được tiến hành đồng thời ở bốn hướng chính. Kinh điển Phật giáo nói rằng những lễ cúng dường được thực hiện trong tang lễ vị Thầy tâm linh của ta có những lợi lạc bao la: chúng thực hiện một sự đối trị những che chướng và nhanh chóng hoàn tất các công đức của ta; chúng tẩy sạch mọi khiếm khuyết được tạo nên qua việc bất kính với vị Thầy; bảo đảm rằng ta sẽ gặp Đạo sư tâm linh trong đời sau và nhanh chóng đạt được sự giải thoát khỏi sinh tử. Ta nên thực hiện những cúng dường này với tâm thức tràn đầy ước muốn đưa tất cả các sinh loài đến hạnh phúc tức thời và đạt được hỉ lạc tối hậu của Phật quả, và với thị kiến thanh tịnh có thể nhìn toàn thể thế giới hiện tượng như một cõi Phật thuần tịnh.

Xá lợi được thu thập sau khi hoàn tất tang lễ. Các hành giả Phật giáo Tây Tạng cho rằng xá lợi-thân guru của họ như những viên ngọc như ý, có thể đáp ứng những ước nguyện của chúng sinh. Những gì được nối kết với xá lợi-thân (chẳng hạn như xương, vải được dùng đắp lên thi hài, muối được dùng để bảo quản nó, tro từ lễ hỏa táng v.v..) được cho là có một năng lực gia hộ to lớn. Nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng tâm của vị Thầy còn quẩn quanh gần xá lợi vật lý của ngài. Tâm ngài không bị vướng kẹt trong không gian giới hạn của thân thể như thể một toàn thể riêng lẻ; tâm trí tuệ của ngài thì rộng khắp, siêu vượt ý niệm “một” và “nhiều,” “đây” và “đó.”

Cũng có nói rằng vào lúc từ bỏ xác thân và tan hòa tâm thức trong Pháp Thân, bản tánh tuyệt đối, một vị Thầy chứng ngộ cao cấp có thể giải thoát vô số chúng sinh, đưa họ đến một cõi Phật hay dẫn dắt họ tới một tái sinh đầy ý nghĩa, trong đó họ có thể tiếp tục phát triển hướng đến sự giác ngộ. Nhân dịp này Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Tất cả chúng ta, các đệ tử của ngài, nên đền đáp thiện tâm của ngài bằng sự thực hành, khiến chúng ta trở thành những đệ tử tốt lành của một Đạo sư tuyệt diệu.” Giống như những Đạo sư khác, cái chết của Dilgo Khyentse Rinpoche là giáo lý cuối cùng của ngài, giáo lý về lẽ vô thường. Khi ngài mất, về phần tôi, tôi cảm thấy như thể mặt trời đã biến mất khỏi thế giới này. Đồng thời, tôi biết rằng cái chết này là bản tánh của các sự việc, đó là lời dạy cuối cùng của ngài về sự vô thường, và trong phần còn lại của cuộc đời tôi, sự hiện diện của ngài sẽ chẳng bao giờ lìa bỏ trái tim tôi trong chốc lát. Mặc dù giờ đây, chẳng thể tìm thấy ngài ở nơi đâu trong thế giới này, ngài ở khắp nơi, trong mọi sự việc, trong tư tưởng của mỗi người chúng ta.

Như thế chúng ta có thể tiếp tục được lợi lạc từ gia hộ của ngài để tiến triển trên con đường tâm linh của ta. Quả thực, tôi cảm thấy buồn cho những người không bao giờ gặp bậc vĩ đại này và trong thực tế sẽ chẳng bao giờ gặp ngài. Về phần tôi, sau khi trải qua mười hai năm cả ngày lẫn đêm gần gũi vị Thầy của mình cùng các bằng hữu tâm linh, tôi đã nhận từ ngài nhiều giáo lý hơn bản thân mình từng ao ước. Vì thế giờ đây, việc nỗ lực thực hành những lời dạy này trong cuộc đời và hợp nhất chúng trong con người mình thì hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi người. Như ngài đã nói: “Đừng bao giờ quên là cuộc đời này trôi qua nhanh chóng biết bao, như một ánh chớp mùa hè hay một cái vẫy tay. Giờ đây bạn có cơ hội để thực hành Pháp, đừng lãng phí một chốc lát duy nhất về bất kỳ điều gì khác.”

Nguyên tác: “Dilgo Khyentse Rinpoche’s Last Teaching”

by Matthieu Ricard

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ


English Version

Dilgo Khyentse Rinpoche’s Last Teaching

Even if death were to fall upon you today like lightning, you must be ready to die without sadness and regret, without any residue of clinging for what is left behind. Remaining in the recognition of the absolute view, you should leave this life like an eagle soaring up into the blue sky.”
—Dilgo Khyentse Rinpoche

Dilgo Khyentse Rinpoche was born in 1910 in Eastern Tibet. Even as a little boy, Rinpoche manifested a strong desire to devote himself entirely to the religious life. Before his main teacher passed away, Khyentse Rinpoche promised him that he would unstintingly teach whoever asked him for dharma. He was then fifteen years old, and to prepare himself, he spent most of the next thirteen years in silent retreat. In remote hermitages and caves deep in the wilderness of wooded hills near his birthplace in the valley of Denkhok, he constantly meditated on love, compassion, and the wish to bring all sentient beings to freedom and enlightenment. The thought of death is considered by Buddhist practitioners to be a most effective encouragement to spiritual practice. While in retreat, Khyentse Rinpoche wrote:

In the midst of the clouds of
impermanence and illusion
Dances the lightning of life:
Can you say you won’t die tomorrow?
Practice the dharma.
Now is the time to conquer
the citadel of Great Bliss.

Once he said, “At first you should be driven by a fear of birth and death like a stag escaping from a trap. In the middle, you should have nothing to regret even if you die, like a farmer who has carefully worked his fields. In the end, you should feel relieved and happy, like a person who has just completed a formidable task.” After those thirteen years, Khyentse Rinpoche told his second teacher that he wished to spend the rest of his life in strict solitary meditation retreat. But his teacher said, “The time has come for you to teach and transmit to others all the countless precious teachings you have received.” Tibetans consider that such masters as Khyentse Rinpoche have truly gone beyond the limitations of birth and death. The great yogi Milarepa wrote:

Fearing death, I went to the mountains.
Over and over again I meditated on death’s unpredictable coming,
And took the stronghold of the deathless unchanging nature.
Now I am completely beyond all fear of dying!

Khyentse Rinpoche himself said, “When death finally comes you will welcome it like an old friend, aware of how dreamlike and impermanent the whole phenomenal world really is.” He was always acutely aware of impermanence and death, and whenever people would ask ‘ him to come and visit them or request him to come again, he would say, “If I am still alive, I shall come.” Even after he had turned eighty, Khyentse Rinpoche’s characteristic stamina seemed little affected. However, in early 1991, he began to show signs of ill health. He was losing weight and needed more and more rest. He passed much of the time in silent prayer and meditation, setting aside only a few hours of the day to meet those who most needed to see him. When he left Nepal for Bhutan, many close disciples secretly felt that they might not see him again. He spent three and a half months in retreat opposite the Tiger’s Nest, Paro Taktsang, in Bhutan, one of the most sacred places blessed by Padmasambhava, the master who brought Buddhism to Tibet. During that year, he indicated many times that he was going to leave this world soon. He would sometimes joke about it, saying things such as, “Shall I die now?”

Then a very old lama predicted that Khyentse Rinpoche was in danger of falling. Unfortunately, this actually happened. Khyentse Rinpoche hurt his leg and had to undergo minor surgery. Following this, he became weaker and thinner. Many ceremonies were offered for his long life. One day, a bright rainbow appeared on the tent that Khyentse Rinpoche used in the daytime. This was interpreted by other lamas as the time when the dakinis came to invite Khyentse Rinpoche to other Buddhafields. Once, at night, a woman was heard crying loudly around Khyentse Rinpoche’s hermitage, but there seemed to be no one there. Similarly, a rainbow shone in a passage below Guru Padmasambhava’s temple in Khyentse Rinpoche’s monastery in Nepal, in an unexplainable way. However, after his retreat Rinpoche seemed to be in better health. Bu t soon he again showed signs of illness, and for twelve days was almost completely unable to eat or drink. Three times he indicated that he would not live long. When Rabjam Rinpoche, his grandson and spiritual heir, and Dzongsar Khyentse Rinpoche, the incarnation of one of his main teachers, requested him to live longer and offered him a statue, a book, and a stupa as symbols of enlightened body, speech, and mind, Khyentse Rinpoche took them and offered them back to the two incarnate lamas. Three days before passing away, he wrote on a piece of paper, “I shall go on the nineteenth.” His closest disciple and spiritual friend, Trulshik Rinpoche, arrived from Nepal, on September 26, 1991 and they had a happy meeting. On the next day, September 27—the nineteenth of the Tibetan month—at nightfall, he asked his attendants to help him sit in an upright position and went into a peaceful sleep.

In the early hours of the morning, his breathing ceased and his mind dissolved in the absolute expanse. Immediately after a great teacher passes away, the main practice to be done is “merging one’s mind with the guru’s mind,” also known as Guru Yoga. This practice is especially important and powerful when a great teacher dies and his mind is itself merging with the absolute expanse, the dharmadhatu. At this time, the absolute aspect of his mind, what one calls dharmakaya, becomes all-pervasive and merges with the wisdom mind of all the Buddhas, as water merging with water. To unite one’s mind with the teacher’s mind is to realize the absolute nature of the teacher’s mind, which is the same as the true nature of one’s own mind. As Lama Shabkar said:

In the beginning I took the teacher as teacher.
In the middle I took the scriptures as teacher.
In the end I took my own mind as teacher.

A Tibetan woman tends the lamp offerings during Khyentse Rinpoche’s funeral ceremonies in Bodhnath, Nepal. Photograph by Matthieu Ricard.

Shechen Rabjam Rinpoche, Khyentse Rinpoche’s grandson, and other lamas stand during funeral ceremonies for Khyentse Rinpoche held at Shechen Monastery in Nepal. Photograph by Matthieu Ricard.
Thirty-six hours after his teacher’s last breath, Trulshik Rinpoche decided that Khyentse Rinpoche’s last meditation was completed, and his body, or kudung, was enshrined and carried in procession by the tulkus to the main temple of Thimphu Dzong, where everyone, from the king and the royal family to the most humble people, came and paid homage. Within hours, and day after day, many masters from all schools converged in Bhutan to pay homage. At the request of disciples from Tibet and all over the world, so that they could come to pay a last homage to their teacher, Khyentse Rinpoche’s body was preserved for a year using traditional embalming methods. Every Friday (the day of his death) for the first seven weeks, one hundred thousand butter lamps were offered at the Bodhnath stupa near Shechen Monastery in Nepal. Finally, his remains were cremated near Paro inBhutan, in November 1992, at a three-day ceremony attended by over a hundred important lamas, the royal family and ministers of Bhutan, five hundred Western disciples and a huge crowd of some sixty thousand devotees, a gathering unprecedented in Bhutan’s history.

The pyre is visualized as a mandala and the guru’s body as the main deity of the mandala. At the time of the cremation, four main “fire offering” ceremonies, carried out by lamas of the four main lineages of Tibetan Buddhism, were conducted simultaneously in the four cardinal directions. Buddhist scriptures say that offerings made for the funeral of one’s spiritual teacher have immense benefits: they act as an antidote for one’s obscurations and swiftly perfect one’s merits; they cleanse all defects created through having had disrespect for one’s teacher; they ensure that one will meet one’s spiritual master in one’s next life and that one will soon gain freedom from samsara. One should make these offerings with one’s mind filled with the wish to bring all sentient beings to immediate happiness and to the ultimate bliss of Buddhahood, and with pure vision that sees the whole phenomenal world as a pure Buddhafield.

When the cremation was completed, the relics were gathered. Tibetan Buddhist practitioners consider that the relics of their guru’s body are like wish-fulfilling jewels, which can fulfill the aspirations of beings. Anything connected with the body-relic (such as the bones, the cloth that is used to wrap the body, the salt used to preserve it, the funeral ashes from the cremation, etc.) is said to have a great blessing power. But we should not feel that the teacher’s mind is lingering near his physical relic. His mind is not caught in the limited space of his body, as an individual entity would be; his wisdom mind is all­ pervading, beyond the concept of “one” and “many,” “here” and “there.”

It is also said that at the time of leaving his body and dissolving his mind in the Dharmakaya, the absolute nature, a highly realized teacher can liberate countless beings, bring them to a Buddhafield or lead them to a meaningful rebirth, in which they can continue to progress toward enlightenment. H. H. the Dalai Lama said on this occasion, “We all, his disciples, should repay his kindness with our practice, so that we become the good disciples of a good lama.” Like that of other masters, Dilgo Khyentse Rinpoche’s death was his last teaching, the teaching on impermanence. When he died, I felt personally as if the sun had disappeared from this world. At the same time, I knew that this was the nature of things, that his death was his last teaching on impermanence, and that his presence would never leave my heart one instant for the rest of my life. Although the teacher was now nowhere to be found in this world, he was everywhere, in all phenomena, in every one of our thoughts.

We can thus continue to benefit from his blessing to progress on our spiritual path. I indeed feel sad for those who have never met this great being and will never meet him in reality. As for myself, having spent twelve years day and night near my teacher together with my spiritual companions, I received from him more teachings than I could ever wish for. So it is now entirely up to us to do the necessary effort to implement these teachings in our lives and integrate them in our beings. As he said: “Never forget how swiftly this life will be over, like a flash of summer lightning or the wave of a hand. Now that you have the opportunity to practice dharma, do not waste a single moment on anything else.

Được viết lại bởi Matthieu Ricard

Nguyên tác: “Dilgo Khyentse Rinpoche’s Last Teaching”

https://tricycle.org/magazine/dilgo-khyentse-rinpoches-last-teaching/

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ