8ff10d1a6ad47a704e92903fd3e45b42

Quy y cách bí mật

Công Nương Tsogyal, Công chúa xứ Kharchen, hỏi vị Thầy: Về thọ quy y cách bí mật, người ta thọ quy y nơi đối tượng nào? Loại người nào thọ quy y? Người ta thọ quy y theo cách thức hay phương pháp nào? Người thọ quy y với thái độ đặc biệt nào? Quy y trong thời gian nào? Thọ quy y trong hoàn cảnh nào? Có mục đích và đức hạnh gì?

Vị Thầy trả lời: Về phần những đối tượng của quy y cách bí mật, con phải thọ quy y trong kiến (quan điểm), thiền (suy niệm), và hành (hành động).

Loại người thọ quy này phải là người có những khả năng cao nhất, mong muốn đạt được giác ngộ.

Về phương pháp hay cách thức, con phải thọ quy y nhờ kiến, thiền, hành và quả. Nghĩa là con phải quy y với kiến xác quyết, thiền định có kinh nghiệm, và hành vi có vị bình đẳng.

Về phần thái độ đặc biệt, kiến thoát khỏi tham dục, có nghĩa không mong muốn nào khác hơn là đạt Phật quả hay dứt bỏ luân hồi. Sự thiền định thoát khỏi trụ vào sự tập trung trên hình tướng cụ thể và không rơi vào thiên kiến, thì không thể mô tả bằng ngôn từ bình thường. Hành động thoát khỏi lấy, bỏ, tức là không rơi vào bất cứ phạm trù nào.

Về thời gian là kể từ lúc quy y cho đến khi đạt giác ngộ.
Về hoàn cảnh là thọ quy y mà không muốn tái sanh nào nữa.
Về mục tiêu hay đức hạnh là đạt được giác ngộ viên mãn ngay trong kiếp sống này.

Công Chúa Tsogyal hỏi: Về quy y cách bí mật, người ta cần tu hành những thực hành nào?

Đạo Sư Padma đáp: Có ba tu hành tiên khởi:

  1. Về cái thấy (kiến) sở hữu sự chứng ngộ: con phải tu hành trong xác quyết rằng không có Phật quả nào khác cần thành tựu, vì tất cả chúng sanh và chư Phật đều có cùng nền tảng (Phật tánh). Con phải tu hành trong xác quyết rằng hình tướng xuất hiện và tánh Không là bất khả phân, qua chứng ngộ rằng những hình tướng đó và tâm là không khác biệt.
  2. Về tu hành trong sự thiền định có kinh nghiệm: Không nên để tâm hướng ngoại, đừng tập trung vào trong, mà hãy tu hành để tâm được nghỉ ngơi tự nhiên, và thoát khỏi điểm quy chiếu.
  3. Về phần hành động: Hãy tu hành kinh nghiệm không gián đoạn. Dù vào tất cả mọi lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều không có gì để thiền định về, tu hành không xao lãng dù chỉ trong một khoảnh khắc.

Sau đây là bảy tu hành thông thường:

  1. Không từ bỏ vị Thầy cho dù chứng ngộ tâm con là Phật.
  2. Không gián đoạn những thiện căn cho dù con chứng ngộ những hình tướng là tâm.
  3. Tránh làm những hành động xấu dù là vi tế nhất, cho dù con không còn sợ cõi địa ngục.
  4. Không phỉ báng bất kỳ giáo lý nào, cho dù con không còn nuôi dưỡng bất cứ hy vọng đạt giác ngộ nào.
  5. Không nên kiêu mạn hay khoe khoang cho dù con chứng ngộ những đại định cao cấp.
  6. Luôn luôn cảm thấy có lòng bi với chúng sanh, cho dù con hiểu được chính mình và người khác là bất nhị.
  7. Hãy tu hành nơi chốn nhập thất (hoang vắng), cho dù con nhận ra luân hồi và niết bàn là không hai (bất nhị).

Công Chúa Tsogyal hỏi vị Đạo Sư Hóa Thân: Về thọ quy y cách bí mật, người ta được ban sự bảo vệ nào và đức hạnh gì?

Đạo Sư Padma đáp: Đã thọ quy y nơi kiến, con được bảo vệ khỏi cả hai thường kiến và đoạn kiến, tà kiến và chấp chặt được loại bỏ, sự tích lũy của pháp tánh quang minh được viên mãn, và những thành tựu bất tận của thân, khẩu, ý sẽ đạt được.

Đã thọ quy y nơi thiền định, cái thấy (kiến) cũng sẽ bảo vệ sự thiền định. Những che chướng của sự chấp chặt và tập khí sâu dày được tiêu trừ, sự tích lũy tính hợp nhất bất nhị được tích tụ và những thành tựu của xác quyết và giải thoát bổn nguyên sẽ đạt được.

Đã thọ quy y nơi hành: Con được bảo vệ khỏi hạnh kiểm hư hỏng và tà kiến của chủ nghĩa hư vô. Những che chướng của đạo đức giả và sự ngu dại được tiêu trừ, sự tích lũy của không- bám chấp trong khi bận rộn được hoàn thiện, và sự thành tựu của việc chuyển bất kỳ những gì được kinh nghiệm thành sự chứng ngộ sẽ đạt được.

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư Padma: Cách thực hành thực tế của thọ quy y cách bí mật là gì?

Vị Thầy trả lời: Kiến, trong sự thoải mái tự nhiên, phải thoát khỏi tham dục và không thiên vị, cực đoan.

Sự thiền định phải thoát khỏi những tập trung vào những hình tướng cụ thể và những điểm quy chiếu. Điều này không thể diễn tả bằng bất cứ ngôn từ thông thường nào.

Có thể nói rằng, không nên đặt tâm con hướng ra ngoài, cũng không tập trung nó vào bên trong; hãy an nhiên tự tại không chỗ trụ.

Hãy an nghỉ không xao lãng trong trạng thái của kinh nghiệm bất tận vào lúc đi, đứng, nằm, hay ngồi.

Những cảm giác về sự trọn vẹn, hoan hỷ, trống không, phúc lạc, hay trong sáng, tất cả đều là những kinh nghiệm tạm thời. Không nên xem chúng là những điều kỳ diệu.

Khi những trạng thái của tâm xảy ra như xáo động, che ám, hay hôn trầm, hãy sử dụng những kinh nghiệm này như sự tu hành. Bất cứ những gì xảy ra như vậy, không nên xem chúng là những khuyết điểm.

Công Chúa Tsogyal hỏi: Phương pháp thọ nguyện quy y cách bí mật như thế nào?

Đạo Sư đáp: Đảnh lễ và nhiễu quanh vị Thầy, dâng cúng hoa cho Ngài. Người đệ tử phải áp dụng tư thế ngồi kiết già và với lòng bi thọ nguyện trau dồi bồ đề tâm vì lợi ích của chính mình và người khác.

Sau đó nhìn chăm chú lên bầu trời không chuyển động tròng mắt, hãy để cho tỉnh giác của con an nghỉ – một cách tỉnh thức, sinh động, trong sáng, và tỏa khắp – thoát khỏi sự bám trụ vào người thấy biết và cái được thấy biết. Chính điều này là cái thấy có xác quyết, thiền định có kinh nghiệm, và hành động có liên kết! Như vậy nó nên được chỉ ra. Hãy thiền định như đã nhắc đến ở trên đây.

Đây là giải nghĩa về thọ quy y cách bí mật.

Đạo Sư Hoá Thân Padma nói: Đây là hướng dẫn khẩu truyền của Ta, trong đó những giáo huấn nội, ngoại, và bí mật, những cái thấy cao và thấp, Mantra thừa và thừa Triết học[14] được cô đọng thành một gốc duy nhất trong cách thọ quy y ngoại, nội và bí mật.

Khi áp dụng nó một cách tương ứng, con sẽ hướng về thực hành Pháp, việc thực hành Pháp của con sẽ trở thành con đường, và con đường của con sẽ chín muồi thành quả. Công chúa xứ Kharchen, con hãy hiểu như vậy.

Điều này hoàn tất giáo huấn về thực hành thọ quy y như con đường của hành giả.

SAMAYA. ẤN NIÊM, ẤN NIÊM, ẤN NIÊM.

Trích: GIÁO HUẤN DAKINI – Do YESHE TSOGYAL ghi lại và chôn dấu
Phát lộ bởi: NYANG RAL NYIMA OSER và SANGYE LINGPA

THE SECRET WAY OF TAKING REFUGE

Lady Tsogyal, the Princess of Kharchen, asked the master: Concerning the secret way of taking refuge, in what object does one take refuge? What type of person takes refuge? Through which manner or method does one take refuge? With what particular attitude does one take refuge? For what duration of time does one take refuge? By which circumstance does one take refuge? What purpose or virtue is entailed?

The master replied: As to the objects of the secret way of taking refuge, you should take refuge in the view, meditation, and action.
The type of person who takes this refuge should be someone of the highest faculties who desires to attain enlightenment.

As to the manner or method, you should take refuge by means of the view, meditation, action, and fruition. That is to say, you take refuge with the view possessing confidence, the meditation possessing experience, and the action possessing equal taste.

As to the particular attitude, the view free from craving means not to desire either to attain buddhahood or to cast away samsara. The meditation free from fixation on concreteness and without falling into partiality cannot be described by any ordinary words. The conduct free from accepting and rejecting is devoid of falling into any category whatsoever.

The duration of time is to take refuge until attaining enlightenment.

The circumstance is to take refuge without desiring further rebirth.

The purpose or virtue is to attain complete enlightenment within this very lifetime.

Lady Tsogyal asked: Concerning the secret way of taking refuge, in which trainings does one need to practice?

Master Padma replied: First there are the three special trainings:

1. Concerning the view possessing realization: You should train in gaining the confidence that there is no buddhahood elsewhere to achieve, since all sentient beings and buddhas have the same basis. You should train in gaining the confidence that appearance and emptiness are inseparable, through realizing that appearances and mind are without difference.

2. Concerning training in the meditation possessing experience: Do not place your mind facing outward, do not concentrate it inward, but train in letting it rest naturally, freely, and free from reference point.

3. As to the action: Train in uninterrupted experience. Although at all times of walking, moving around, lying down, and sitting there is nothing to be meditated upon, train in not being distracted for even an instant.

The following are the seven general trainings.

1. Do not abandon your master even though you realize your mind to be the buddha.

2. Do not interrupt conditioned roots of virtue even though you realize appearances to be mind.

3. Shun even the most subtle evil deed, even though you have no fear for the hells.

4. Do not denigrate any of the teachings, even though you do not entertain any hope for enlightenment.

5. Do not be conceited or boastful even though you realize superior samadhis.

6. Do not cease feeling compassion for sentient beings, even though you understand self and other to be nondual.

7. Train by practicing in retreat places, even though you realize samsara and nirvana to be nondual.

Lady Tsogyal asked the nirmanakaya master: Concerning the secret way of taking refuge, in what manner does it protect and with what virtues is it endowed?

Master Padma replied: Having taken refuge in the view, you are protected from both eternalism and nihilism. The hindrances of wrong views and fixation are cleared away, the accumulation of the luminous dharmata is perfected, and the unceasing siddhis of body, speech, and mind will be attained.

Having taken refuge in the meditation, the view will also protect the meditation.

The obstacles of deep clinging and habitual tendencies are cleared away, the accumulation of nondual unity gathered, and the siddhis of confidence and primordial liberation will be attained.

Having taken refuge in the action, you are protected from perverted conduct and the view of nihilism. The obstacles of hypocrisy and foolishness are cleared away, the accumulation of nonattachment during bustle is perfected, and the siddhi of turning whatever is experienced into realization will be attained.

Lady Tsogyal asked Master Padma: What is the actual practice of the secret way of taking refuge?

The master replied: The view, in natural ease, should be free from craving and devoid of partiality and extremes.

The meditation should be free from fixating on concreteness and reference points. It cannot be expressed by any ordinary words whatsoever.

That is to say, do not place your mind facing outward, do not concentrate it inward, rest in naturalness free from reference point.
Rest undistractedly in the state of unceasing experience at the time of walking, moving around, lying, or sitting.

The feelings of fulfillment or exhilaration, feeling void, blissful, or clear, are all temporary experiences. They should never be regarded as marvelous.

When states of mind that are agitated, obscured, or drowsy occur, use these experiences as training. Whatever occurs, such as these, do not regard them as defects.

Lady Tsogyal asked: What is the method of taking the vow of the secret way of taking refuge?

The master replied: Prostrating to and circumambulating the master, present him with flowers. The disciple should assume the cross-legged posture and with compassion take the vow of cultivating bodhicitta for the benefit of self and others.

Then, placing the gaze firmly in the sky and without moving the eyeballs, rest your awareness—vivid, awake, bright, and all-pervasive—free from fixation on perceiver or the perceived. That itself is the view possessing confidence, the meditation possessing experience, and the action possessing companionship! Thus it should be pointed out. Meditate then as mentioned above.

This was the explanation of the secret way of taking refuge.

The nirmanakaya master Padma said: This was my oral instruction in which the outer, inner, and secret teachings, the higher and lower views, and the vehicles of mantra and philosophy4 are condensed into a single root within the outer, inner, and secret way of taking refuge.

When you apply it accordingly, you will turn toward Dharma practice, your Dharma practice will become the path, and your path will ripen into fruition.

Princess of Kharchen, you should understand this to be so.

This completes the teachings on practicing the taking of refuge as one’s path.

SAMAYA. SEAL, SEAL, SEAL.

Dakini Teachings: Padmasambhava’s Oral Instructions to Lady Tsogyal. From the revelations of Nyang Ral Nyima Özer, Sangye Lingpa and Dorje Lingpa.

Translated from the Tibetan according to the teachings of Kyabje Tulku Urgyen Rinpoche by Erik Perna Kunsang (Erik Hein Schmidt).

Edited by Marcia Binder Schmidt.